|
A
Surprise From
Long Ago
and Far Away
by Dirck Halstead
Dirck
Halstead là sếp UPI đầu tiên của
Hai Lúa, khi HL làm UPI Radiophoto
Operator. Anh là nhiếp ảnh viên, và là trưởng phòng hình ảnh văn phòng
UPI, khi cuộc chiến vừa leo thang. Anh tới Sài gòn, đúng vào lúc
sân bay Biên Hòa bị pháo kích nặng nề, cùng thời gian danh hề Bope Hope
tới trình diễn giúp vui cho GI, nếu HL nhớ không lầm. Hai Lúa vẫn còn
nhớ, câu đầu tiên, danh hề bước ra khỏi phi cơ, nhìn sân bay với những
lỗ
pháo kích, là: Chỗ này mà làm sân chơi golf thì thật tuyệt.
Cùng với đà mê Mẽo hiện nay, và với sự trở về xây dựng lại quê mẹ
của Phó Tông Tông, có thể sân bay Biên Hòa ngày nào đã biến thành sân
golf, cũng nên!
Còn Dirck, anh khen Hai Lúa, khi nhìn những bức hình chụp sân bay ăn
pháo VC trên mặt báo thế giới: Đẹp hơn cả nguyên bản!
Khi nghe tin Hai
Lúa cưới vợ, anh và Sawada Kyoichi hùn tiền mua quà cho Hai Lúa.
Lần đó, Sawada đưa HL lên terrace khách sạn Majestic làm bữa ăn sáng.
HL nhớ hoài, vì đó là lần thứ nhì ghé khách sạn này. Lần trước ghé, là
để đập phá nát bấy, truy lùng tướng VC Văn Tiến Dũng.
Tên Của
Cuộc Chiến
Mới
nhận mail
của Dirck, liền tức thì:
From:
Date: Thursday, July 21, 2005
11:36:18 PM
To: Nguyen_Quoc_Tru
Subject: Re:
It's wonderful
to hear
from you Tru. How are you?
We missed you
at the reunion in Saigon in May.
Cuộc hội ngộ
vào tháng Năm,
the reunion in Saigon in May, là vào năm 1985, khi VC kỷ niệm
Mười Năm
Đại Thắng Mùa Xuân. Mời mấy anh ký giả Mẽo tới, trong có Dirck.
Hai Lúa lúc đó
ở trong Trại Bà Bèo, sau chuyến đi Vàm Láng thất bại,
như đã kể sơ sơ trong một bài viết.
Khi về được
Sài Gòn thì lễ lạc đã qua. Tình cờ gặp Tám, nhân viên phòng
tối. Anh nói, thằng Dirck hỏi thăm mày, nhưng tao với nó phải đứng xa
nhau cả mười mấy thước, ở ngay trước Tòa Đô Chính, chỗ bùng binh phun
nước.
Sợ mấy ảnh,
đầy
đường lúc đó.
Tám nói, cũng
là tình cờ tao nhìn thấy thằng Dirck từ đằng xa. Chính nó
kêu tao.
Tám, nhân viên
phòng tối, trốn lính, suốt ngày đêm đóng đô tại văn
phòng
UPI. Bữa đó, cuồng cẳng quá, mò ra ngoài, lang thang mấy snack bar kế
bên văn phòng tại đường Ngô Đức Kế, phía đi ra Nguyễn Huệ, bị tóm liền.
Bữa sau,
Hai Lúa xuống văn phòng, gặp Tư Râu, người chuyên đưa hình lên Đài cho
HL chuyển đi. Anh nói, mở mấy ngăn kéo riêng của thằng Tám, thấy toàn
xú chiêng, quần lót của bướm!
Dirck cũng
từng đề nghị với Hai Lúa, mày có muốn đi làm tại văn phòng
UPI Tokyo, tao lo cho. Đó là lúc cuộc chiến "hứa hẹn những điều khủng
khiếp".
Lạ một điều,
Hai Lúa chưa từng có ý định rời bỏ Sài Gòn, chờ cho cuộc
chiến qua đi, rồi lại mò về. Đi tu nghiệp hai
năm thì được. Nhưng do làm UPI, HL từ bỏ một hai cơ hội tu nghiệp Huê
Kỳ. Nhớ lại, lúc đó, chỉ mong được đi Tây.
Cho Gấu tí
Paris
Để Gấu làm thi
sĩ!
Đại khái vậy!
Chuyến
đi "liên can" tới lễ kỷ niệm 10 năm đại thắng Mùa Xuân, của những
người CS. Người bạn đi cùng ông già mang theo những danh sách, những
bản tin,
những tài liệu về miền Nam sau mười năm, phóng sự về những sĩ quan đi
học tập,
tình cảnh vợ con ở nhà, và ... MIA.
Viết là
Khiếp
Bài
Surprise là do một
độc giả Tin Văn [ĐLK, cộng tác viên thường trực
của Tin Văn, đúng hơn], chuyển cho. Nhờ vậy, liên lạc
được với Dirck. Tks. Hai Lúa.
For a
lousy battery
Hai Lúa có
lần kể, trong bài Sách
Quí, về chuyện xin chọn Canada làm quê hương thứ nhì của gia đình
Gấu Đực, Cái, và Con, thay vì năn nỉ mấy anh Mẽo xin được làm bồi Mẽo
trở lại, sau hơn mười năm làm việc cho UPI.
Bởi vì không đi Mẽo, nên không thể tham dự những cuộc thi Viết Về Nước
Mẽo được.
Đành dịch bài viết của nhà văn Nhật Bản, Nobel văn chương, viết về cú
đụng độ giữa hai nền văn minh ở nơi ông, qua bài viết For
a lousy battery,
An American Encounter by Kenzaburo Oe, đăng trên Người Nữu Ước số đề ngày 15
Tháng Mười 2001, về lần ông đoạt giải nhất trong một cuộc thi viết về
nước Mẽo, khi ông là một học sinh mười bốn tuổi.
After the war, our teachers had persisted in asking us why
we thought Japan
had been defeated. There was only one correct answer to this question:
because
we were not scientific enough.
"How is science useful to us?" I rebelled.
"Science will enable us to win the next war".
Sau chiến tranh, mấy ông thầy của chúng tôi cứ ra đề hoài,
tại sao Nhật Bản thua trận? Tại vì chúng ta chưa đủ khoa học. "Khoa học
ích lợi gì cho chúng ta"? Tôi cáu quá, bèn phạng liền: Khoa học sẽ giúp
chúng ta thắng cuộc chiến tới!
Oe
Hai Lúa mô phỏng đoạn trên, và tưởng tượng ra mình, là một
cháu ngoan Bác Hồ:
Tại sao Miền Bắc thắng trận, đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào? Tại vì chúng em
chỉ được dậy có một việc, là cắm cờ. Khoa học ích lợi gì cho chúng ta?
Nếu thực sự hữu ích, thì xin khoa học dậy cho chúng em cách
thua trận!
Bởi vì thắng trận nhục nhã lắm! (1)
(1) Câu này, Hai Lúa thuổng của nhà văn Ý, Malaparte, trong cuốn La
Peau mà Hai Lúa đã từng dịch, qua bản tiếng Tây, trước 1975, với cái
tên thật là cải lương "Thượng Đế Đã Chết Trong Thành Phố" [tít này của
ông Nhàn, chủ nhà xb Vàng Son], viết về nỗi tủi nhục của nước Ý khi
được Chú Sam "giải phóng".
Sông Lô, sóng ngàn hùng vĩ, bãi dài ô lau, núi rừng âm u.
Đâu phải sóng.
Chỉ là nước mắt bố mẹ, dành cho những đứa con sinh Bắc tử Nam.
[Mô phỏng thơ Akhmatova:
What are the waves of the glorious quiet Don filled with?
The waves of the quiet Don are filled with fathers' and mothers' tears.]
Nỗi tủi nhục được Chú Sam giải phóng, lại được nhà văn nổi tiếng số một
hiện nay của Ý, Umberto Eco, đưa lên bàn mổ, qua cuốn tiểu thuyết mới
nhất của ông, Ngọn Lửa Huyền bí
của Hoàng hậu Loana. Ngưòi điểm cuốn của Eco, Paul Duguid, trên
TLS, June 6, 2005, viết: Người Anh sẽ chẳng bao giờ quên Đệ Nhị Chiến.
Những người nước khác, không hứng khởi cho lắm so với người Anh. Người
Ý mới thê thảm, và tiếu lâm. Họ chọn lầm bên, đã khổ rồi, lại còn bị cả
hai ông Nazi và Đồng Minh xâm lăng.
Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị
Cả Bống xuất hiện đầu tiên
trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị
tịch thu.
Ông phó tổng biên tập cho in bài "nổi loạn" này bị mất chức. Tác giả
đang bị công an hù dọa liên tục. Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được
phô tô
truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức
là 2000
tờ. Những số báo đã lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lý
nhanh
tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng
một tờ).
Tại Sài Gòn nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba
mươi
lần.
[Trích mạng Ý Kiến]
Thức
Trắng
Viết
trong tù
Subtle
dissent
of a Balkan bard
Đọc
giữa
hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng
Balkan.
Cuộc đời
và tác phẩm của Ismail
Kadare
Albania cắt
đứt quan hệ
ngoại giao với Liên Bang Xô Viết và các xứ Đông Âu vào năm 1961, và lập
một liên minh mới với Trung Hoa Đỏ. Vững tâm vì những trợ giúp kinh tế
từ những đồng minh mới mẻ, chế độ Cộng Sản tại đây đã có được một thời
kỳ ổn định về chính trị, và về kinh tế, vào những năm đầu thập niên
1960. Năm 1962, Mặt Trận Dân Chủ được 99.99% số phiếu tại hạ viện,
trong 99.99% người đi bầu. Đúng là một kỷ lục thế giới. Đâu có chọn lựa
nào khác, vả chăng , làm gì có dân chủ thực sự, Đảng Cộng Sản thực
tình yên tâm, tất cả những sự chống đối ra mặt đối với chế độ,
đều bị thắt họng, vì vậy, đã cho phép cởi trói tí ti, trong một thời kỳ
ngắn ngủi, về những vấn đề văn hóa, trước khi Cuộc Cách Mạng Văn Hoá,
từ Trung Hoa ào vô, quét qua trọn xứ sở, vào năm 1960. Kadare lợi dụng
tối đa hoàn cảnh ổn định chính trị này. Những cuốn tiểu thuyết liên
tiếp nhau, thí dụ như Dasma,
Đám Cưới, 1968, và với một chừng mực nào
đó, những cuốn như Lâu Đài, 1974,
là những phản ảnh, tuy tưởng về những
chao đảo, bất an, trong dân chúng Albania, nói chung, và nói riêng, ở
chính ngay nơi tác giả.
Ngày
Xưa, Xóm Gà
Con Bọ của
Kafka và chiến tranh Việt Nam
Chúng ta đều
biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình
tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không
thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình
dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.
Vào năm 1947,
Ẩn bỏ chức
tiểu đội trưởng [platoon leader], nhẩy vô lực lượng tuyên
truyền, trở lại Sài Gòn, để săn sóc ông già, bị lao, phải cắt đi
một bên phổi, và nằm nhà thương hai năm trời, sau đó. Ẩn tổ chức
sinh viên biểu tình, tại Sài Gòn, lúc đầu, chống Tây, và sau,
chống người Mỹ. Anh làm thư ký hãng dầu Caltex cho tới năm 1950, anh
qua được kỳ thi kiểm tra, và trở thành một nhân viên nhà đoan của Tây.
Vào dịp Tết Âm Lịch năm 1952, Ẩn được gọi vô rừng, phía bắc Sài
Gòn, gặp đám chóp bu CS, đám này lập nên cái
gọi là COSVN, Văn Phòng Trung Ương cho Miền Nam, The Central
Office for South Vietnam, lo việc chống Mẽo cứu nước.
Người Mẽo, ngay cả trước khi Cuộc Chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất kết
thúc,
vào năm 1954, đã thay thế người Pháp, và trở thành kẻ thù số một của
Cộng Sản.
Ẩn rất háo hức về chuyến vô rừng, vô chiến khu. Anh hy vọng
gặp lại người chị, ba năm trước đã vô bưng và trở thành "Tiếng Nói
Nam Bộ", tức đài phát thanh Cộng Sản. Ẩn đôi lần đi thăm chị,
mang theo đồ ăn, thuốc men, và qua đêm dưới địa đạo. Ở dưới hầm như
thế, việc nấu nướng là phải rất cẩn thận, sao cho khói bếp không lọt ra
ngoài, tránh phi cơ Pháp dò ra. Vào năm 1955, bà chị Ẩn chuyển ra Bắc,
làm việc tại một vùng mỏ than của nhà nước.
Ẩn bực bội vì không gặp được chị, ở chiến khu. Thay vì gặp chị, anh
được lệnh, làm gián điệp, cho lực lực lượng quân báo mới được thành
lập.
"Tôi là người thứ nhất, được tuyển chọn,", anh nói.
Ẩn nhận thấy, nghề đó khốn nạn, ghê tởm.
Bass: The Spy
Chúng tôi đã bỏ mất tất cả những vị thế thuộc địa của chúng tôi. Nơi
này, tí đồn điền cao su, nơi kia, tí mỏ than. Nhưng mất mát đó thấm
tháp chi, so với máu của những chàng trai của chúng tôi đổ xuống, so
với ba trăm năm chục triệu phật lăng chúng tôi chi phí mỗi ngày cho
Đông Dương?
Công việc mà chúng tôi đang làm ở đây, là cứu rỗi, là kéo ra khỏi trầm
luân, cả một dân tộc Việt Nam. Và cái trò tuyên truyền của người Mẽo
các anh, rằng thì là, người Pháp muốn níu kéo chính sách thực dân thuộc
địa của họ tại VN, làm tổn hại rất nhiều, cho tất cả chúng ta: Người
Việt, chính các bạn, và chúng tôi.
de Lattre nói với ký giả Mẽo.
Nói với tuổi trẻ quốc gia Việt Nam:
Cuộc chiến này, dù bạn thích hay không thích, là cuộc chiến của Việt
Nam cho Việt Nam. Và nước Pháp chỉ đeo đuổi nó, vì các bạn, một khi mà
các bạn đeo đuổi nó. Có người cho rằng, Việt Nam không thể nào độc lập,
bởi vì nó là một phần của Liên Hiệp Pháp. Không đúng. Trong vũ trụ, đặc
biệt là thế giới của chúng ta hiện nay, chẳng có quốc gia nào tuyệt đối
độc lập. Chỉ có những tương trợ lẫn nhau mang tới ích lợi cho cả hai,
và những tuỳ thuộc gây tổn hại.... Những bạn trẻ Việt Nam, những người
mà tôi cảm thấy thật thân cận, thật gần gũi, giờ này là giờ mà các bạn
hãy đứng lên bảo vệ xứ sở của các bạn.
Nói với tuổi trẻ mê Hồ Chí Minh:
Nếu bất cứ người nào trong số các bạn muốn chiến đấu cho xứ sở của các
bạn,
mà lại nghĩ rằng, nó không phải là quốc gia, xứ sở này, nếu thế thì đi
đi, đi vô
rừng, vô chiến khu mà chiến đấu cho Ho Chi Minh.
[Trích Cuộc đời Graham Greene, Tập II, của Norman Sherry.]
|