gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Gate Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây





A Surprise From Long Ago and Far Away

by Dirck Halstead

Dirck Halstead là sếp UPI đầu tiên của Hai Lúa, khi HL làm UPI Radiophoto Operator. Anh là nhiếp ảnh viên, và là trưởng phòng hình ảnh văn phòng UPI, khi cuộc chiến vừa leo thang. Anh tới  Sài gòn, đúng vào lúc sân bay Biên Hòa bị pháo kích nặng nề, cùng thời gian danh hề Bope Hope tới trình diễn giúp vui cho GI, nếu HL nhớ không lầm.
Khi nghe tin Hai Lúa cưới vợ, anh và Sawada Kyoichi hùn tiền mua quà cho Hai Lúa.
Lần đó, Sawada đưa HL lên terrace khách sạn Majestic làm bữa ăn sáng.
HL nhớ hoài, vì đó là lần thứ nhì ghé khách sạn này. Lần trước ghé, là để phá khách sạn, truy lùng tướng VC Văn Tiến Dũng.
Hai Lúa có viết lại sơ sơ, trong
Tên Của Cuộc Chiến
HL vừa nhận được bài viết của anh, thật cảm động, về VN. Sẽ gửi tới độc giả Tin Văn bản dịch, cùng là hồi ức của HL, thời gian làm việc dưới quyền anh.

 *

Hình chụp trên đường phố Sài Gòn.
Người chụp hình là bạn của D.Halstead.

*
Đứa bé nằm trong hộp giấy ngày nào gặp người chụp hình,
mới đây, tại Bạch Cung
*
Dirck Halstead, tác giả bài viết,
sếp, và bạn Hai Lúa ngày nào.

nam
Gấu và Châu Văn Nam, UPI's photographer.
Hình chụp tại Vientiane Lào, cc 1997.
Nam là cứu tinh của Gấu. 
Hồn Thiêng Thành Phố
Cả hai là nhân viên của Dirck Halstead.


"L'Émile" (1762), hay là mặc khải về một con người hoàn toàn.
Giấc đại mộng của Marx, là một con người hoàn toàn, l'homme total, khi tri và hành triệt tiêu lẫn nhau. Nhưng Rousseau đã nhìn ra con người hoàn toàn này, l'homme parfait: Bị Chế Độ Cũ khinh bỉ, đứa trẻ, với Rousseau, trở thành một tuyệt đối mà xã hội sẽ làm hư hỏng. [Être méprisé sous l'Ancien Régime, l'enfant devient, avec Rousseau, un absolu que la société va pervertir. Báo Pháp, Thế Giới, phụ trang Hồ Sơ & Tài Liệu văn học, đặc biệt về Đứa trẻ và Nhà văn, Tháng Chín, 2002].

 *
Một nhà văn
Khi lương tâm vùng vẫy [mong] thoát khỏi kiếp xiềng, nó lay động hết một cõi người của chúng ta. Sau một cú khủng khiếp như thế, chẳng có thể nói được, ai là người trong số chúng ta sẽ thoát ra khỏi cơn bão tố, mà còn giữ được tâm hồn phẳng lặng.
Solzhenitsyn

Subtle dissent of a Balkan bard
Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.
Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare

Ngày Xưa, Xóm Gà
TTT ít viết phê bình, đọc sách, tiểu luận. Nhưng phạng cú nào là ra cú đó.
Thí dụ, bài viết về cuốn tiểu thuyết Siu Cô Nương, của Mặc Đỗ. Mới đây thôi, trên tờ KH, MĐ, khi trả lời phỏng vấn, vẫn còn đầy hậm hực khi nhắc đến cú đánh đúng tử huyệt của chàng ngày xưa, và ông già bây giờ: Trí thức làm dáng, [Mặc Đỗ trả lời phỏng vấn: Văn Học Miền Nam và nhóm Quan Điểm, Khởi Hành, số Tháng Chạp 2004].
Hay là loạt bài viết về "vị thần linh" của miền nam, là Hồ Hữu Tường, và cuốn sách viết trong khi những giờ phút tưởng là cuối cùng của đời ông, Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình.
Lạ. Phải nói là khủng khiếp. Trong loạt bài điểm cuốn sách trên, trên tuần báo Nghệ Thuật tại Sài Gòn ngày nào, TTT liên tưởng giấc mơ Đức Phật trở lại thế gian của HHT, với hình ảnh hiện thực xã hội chủ nghĩa của Miền Bắc, qua đồng bằng sông Hồng bị xé lẻ, nát bấy, bờ nhiều hơn ruộng, đang chờ phép lạ "tập thể hóa". Ông như "tiên đoán ra được", giấc mơ, hay hiện tượng "Chúa Sẩy Thai", tức hiện tượng Hoá Thân: Thay vì Đức Phật trở lại, thì đúng vào ngày cánh đồng kia liền một mối, đất nước liền một giải, là con bọ VC ra đời!
Khủng khiếp chưa!
Hay, lập lại kinh nghiệm của V.S. Pritchett, một nhà văn nhà phê bình người Anh, khi đọc song song hai cuốn, một của Gogol, Những Linh Hồn Chết, và một của Cervantes, Don Quixote, có thể nói, bất cứ một ông VC chân chính [tôi lập lại chân chính] nào cũng là một ông Gogol bị giấc mơ "Thiên Sứ" cắn trúng, nhưng thay vì biến thành khùng, thì là một con bọ,

Con Bọ của Kafka và chiến tranh Việt Nam
Chúng ta đều biết hình dáng con bọ khủng khiếp, hoá thân của một ông VC thực tình tin vào Đảng, ngay sau ngày 30 Tháng Tư. Nhưng ngay cả Kafka cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi con bọ của ông. Ông không bao giờ muốn hình dạng của nó được phô bầy ra trước độc giả.

Sau này, Ngân không biết nên ơn hay nên oán Trịnh Công Sơn. Liệu không có Trịnh Công Sơn xót xa và giản dị đến ma quái, liệu không có giọng hát rền rền mê mệt một nỗi ai hoài trống trải của Khánh Ly, không rõ Ngân có chú tâm hơn không khi nghe Việt nói lời yêu dấu ấy.
'...Ngày ra đi với gió... Ta nghe tình đổi mùa... Rừng đông rơi chiếc lá... Ta cười với âm u... Trên quê hương còn lại ta đi qua nửa đời không thấy một ngày vui... Đường trần rồi khăn gói... mai đây chào cuộc đời... nghìn trùng cơn gió bay...'
*
Thảo Trần & ĐQN & LMH @ Đức, 1999

Ẩn hả, nhớ chứ
14
Đừng nghĩ là tay Bass này, không biết viết "đểu". Ông ta viết, gốc gác của Ẩn, là thuộc vùng đông đúc dân cư, thuộc châu thổ sông Hồng
[Originally from Hai Duong, the heart of North Vietnam, in the densely populated Red River Delta... ].

**
Chân dung mẹ bạn Chất, Ngọc Dũng vẽ, 1962.
Xóm Gà Ngày Xưa

Trụ này, mày viết văn hả?
Hai Lúa ngớ người.  Cụ nói tiếp:
Thằng T. nó nói với tao, là, mày viết văn, mà viết được lắm, còn đi xa hơn cả DNM.

Ngưng một chút, như để cho thằng nhỏ nhấm nháp cho đã cái sướng, cụ nói tiếp:
-Mà nó còn hỏi tao, mày con cái nhà ai. Tao nói, làm sao tao biết. Bạn thằng Chất, nó đưa về nhà, vậy là được rồi.
*

Hai Lúa chụp cụ Chất, năm 2000, tại Xóm Gà, hẻm Đỗ Thành Nhân, Gia Định, lần thứ nhất trở lại Sài Gòn, sau khi bỏ chạy quê hương, vào năm 1989.

Cái cửa sổ, là nơi Hai Lúa thường đứng bên ngoài, nhìn vô trong nhà. Đèn thường là vẫn sáng, khi cả nhà đi vắng.

"Vào buổi chiều cuối tháng tám, hắn còn đứng trước một căn nhà trong hẻm ngoại ô, nhìn qua cửa sổ, đèn trong nhà thắp sáng nhưng mọi người đi vắng, cất tiếng gọi."
Thanh Tâm Tuyền: Tựa Bếp Lửa lần in thứ nhì