gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây



BOOKS  | July 11, 2005
Vietnamese Writer Won't Be Silenced
Nhà văn Việt Nam sẽ không chịu câm miệng
By ALAN RIDING
Duong Thu Huong has been arrested and has seen her books banned. Despite all this, her priority is to denounce the Hanoi government as irremediably corrupt and abusive.
Nhà văn Dương Thu Hương đã bị bắt. Sách của bà bị cấm. Mặc dù vậy, bà vẫn tự giành cho mình cái quyền ưu tiên là lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội tham nhũng và lạm dụng tới mức độ hết thuốc chữa.
 *
Richard Harbus for The New York Times
For 11 years, Duong Thu Huong was not allowed to travel abroad
Mười một năm nay, bà DTH không được phép đi nước ngoài.


Chữ viết thay đổi được điều chi?
"Khi chúng ta tương tư một cuốn sách, nó để cái cốt tuỷ của nó ở trong ta, giống như hạt phóng sạ nằm lại trên cánh đồng, và chẳng làm sao biết được, mùa tới, cây trái sẽ ra sao, nhưng chắc chắn không thể nào vũ như cẩn...."
L'écriture change-t-elle quelque chose?, một bài viết chưa từng được đăng báo, của tác giả Quỉ Thi, Salman Rushdie, lần đầu tiên xuất hiện trên báo Lire, Đọc, số Tháng Sáu, 2005


Site của anh là một trong những site mà người viết thư này hay vào. Tuy không quen, không biết anh, người viết cũng đánh bạo mà xin anh cho vài câu trả lời giùm : Làm cách nào mà anh đọc nhiều, viết thật nhiều, maintain cái site của anh, giữ mối liên lạc bằng hữu và người thân, mà không thức trắng đêm, ngày này sang ngày khác vậy?
Hỏi Thăm
Thơ Văn Độc Giả Tin Văn


Không ngờ bức thư đó là K. viết. Lần đầu khi đọc thư đó, nghĩ ai mà viết giống ta thế! Ai ngờ, là bạn ta!
Ta rất ngại khi viết thư cho các tác giả, và chính nhờ bức thư đó của K. mà ta có can đảm làm quen với tay Hai Lúa này. Cách viết, cách nói của Hai Lúa có một cái gì thân mật, chân tình nên cũng đáng nói chuyện! (1)
Thấy mệt khi đọc bài trả lời của Hai Lúa, cho K. Mấy thằng cha nhiều chữ phải trả lời sao để tỏ ra nhiều chữ, đọc mệt lắm K. ơi!
Nhà Chật

(1 Câu này phải để thay cho cái logo "tinh thần thế giới" của eVăn ngày nào!
Tks. Hai Lúa

*
Nữ chủ nhân và cây rìu phá băng - vật dụng của vận động viên leo núi - đã từng bổ đôi đầu Trotsky.
Ana Alicia Salas, con gái viên cảnh sát đã từng điều tra vụ điệp viên Stalin làm thịt ông trùm Đệ Tứ đang tính bán cây rìu, và tự hỏi, không biết được nhiêu. Trên rìu có vết máu, và người cháu trai của Trotsky có mẫu DNA. Ông này chỉ cung cấp, nếu rìu sau đó được trao cho Bảo tàng viện Trotsky, là căn nhà nơi xẩy ra vụ sát hại, tại Mexico City.
Ông cháu tuyên bố, khi được hỏi, về trị giá cây rìu, "Tôi không biết, liệu có ai thích cái của giết người ghê tởm đó [infamous weapon]", và gật gù cái đầu, "chủ nghĩa Mác vẫn còn sống, vào lúc này, tuy chúng ta sống trong kinh tế thị trường".
[theo Toronto Star]
*

Trotsky bị điệp viên của Stalin làm thịt ngày 20 tháng 8 năm 1940. Trong một bài viết tuyệt vời về ông, "Trotsky và cơn tưởng bi thương" (Trotsky and the tragic imagination, in trong Lời và Câm, Language and Silence), George Steiner mô tả cảnh tượng hùm thiêng khi đã sa cơ vẫn... bảnh như thường.
"Sọ vỡ, mặt bạnh, hùm nhẩy lên, ném bất cứ thứ gì vớ được vào tên giết người, sách, lọ mực, luôn máy ghi âm, và sau cùng ném luôn thân hình hùm vào hắn. Chỉ chừng ba hoặc bốn phút... Cuộc chiến đấu cuối cùng của Trotsky. Ông chiến đấu như một con hùm. Ông vật lộn với tên sát nhân, cắn tay hắn, cố giật lấy hung khí, là cái rìu phá băng."
Thù Ngụy, một. Thù Đệ Tứ, mười


Nguyễn Huy Thiệp lọt vô chung kết Man Booker!
Subtle dissent of a Balkan bard
Đọc giữa hai dòng chữ: Tính ly khai tinh tế của một nhà thơ vùng Balkan.
Cuộc đời và tác phẩm của Ismail Kadare
Tướng Âm Binh vs Tướng Về Hưu
Robert Elsie, TLS số đề ngày 24 Tháng Sáu, 2005.


Tản Văn Không Cần Thứ Sáu
Bồn Chồn


Ngày Xưa, Xóm Gà.
Hai Lúa còn nhớ đại khái, đây là câu chuyện, một bữa chủ nhật Hai Lúa, khi đó là một thằng con trai mới lớn, đang học thi tú tài phần hai, ghé nhà một cô bạn gái. Cô gái đang ngồi nhặt rau, HL ngồi kế bên, và thế là thấy mình biến thành một cọng rau, rồi một cọng rau nữa, cứ thế "luân hồi đời đời kiếp kiếp", nằm ngoan ngoãn ở trong tay cô.
Khi cô gái hết còn nhặt rau, Hai Lúa lại trở lại là thằng bé mê gái, và, ra về. Ra ngoài đường, lúc đó trời mưa, thằng bé lẩn thẩn hỏi mặt đường, hỏi xe cộ, hỏi người qua kẻ lại: Tại sao trời mưa?
Cả truyện ngắn, HL quên hết, chỉ nhớ độc câu chót: Tại sao [sáng bữa đó] trời mưa?
Chẳng lẽ ông trời biết thằng bé đang hạnh phúc, sung sướng và muốn... san sẻ?

Sau này, đọc Nhất Linh, tả cảnh anh chàng Dũng "sáng bữa đó", nhìn qua nhà hàng xóm, tức nhà Loan, thấy cái áo cánh ngắn nằm trên giây phơi, phất phơ bay trong gió, và ngộ ra rằng thì là Loan đi học ở tỉnh, nghỉ hè, về quê.
Dũng cũng hỏi y chang như HL: Tại sao cái áo cánh trắng bay phất phơ trong gió lại tuyệt vời đến như thế kia, hả giời?