|
Do trục
trặc in ấn [ba
trang sách quá
mờ, phải in lại]
Chân Dung Văn Học
sẽ ra mắt bạn đọc
trung tuần,
thay vì đầu Tháng Bẩy, 2005.
Xin hỏi các
tiệm sách.
Trên lưới, xin
ghé Tự Lực
Trân trọng
kính mời.
Tin Văn
Hai mươi
năm
nhớ khi quên hết
Những khói hoàng hôn bếp lửa hồng
Đôi Mắt
Tháng
Tám
Đàn
bà thích tự làm
ra mùa.
Phan
Huyền Thư
Akhmatova: Tớ
dòng dõi Thành
Cát Tư Hãn. Còn cậu?
PHT: Mình dân Kẻ Nủa.
[ Akhmatova
và...]
"Tôi không
hiểu sao lại phải
phá bỏ bia. Họ đã chịu
nhiều đau khổ, lời ghi trên bia chỉ ghi lại những gì đã xẩy ra. Các
thuyền nhân
đã chết trên biển, gia đình, thân nhân của họ, cả trẻ em nữa, đã chết
trên
đường đi tìm tự do. Tấm bia chẳng có gì xúc phạm, chẳng có gì tấn công
hay hạ
thấp chính quyền Việt Nam
hiện nay cả."
Lời dân địa phương
[BBC]
Theo tôi, tay VC nào làm thầy dùi, đưa ra yêu
cầu mấy
nước Đông Nam Á xưa kia có trại tị nạn đập bia tưởng niệm thuyền nhân
mới đích
thị là một tay phản động hạng gộc, theo đúng nghĩa của chữ phản động
của
"nhà nước ta". Tay VC này phải được coi là tổ sư của đám "chống
Cộng điên cuồng" ở hải ngoại!
Nhưng Hannah Arendt nghĩ khác. Theo bà, một trong những nguyên lý cốt
tuỷ của chủ nghĩa toàn trị, là tiêu huỷ hồi nhớ, tẩy sạch dĩ vãng, qua
đó nhà nước VC đã áp dụng trong việc đập bia tuởng niệm: Phải làm sao
cho lũ Việt Kiều yêu nước kia chẳng còn nhớ một mảy may những ngày bỏ
chạy quê hương, mà chỉ còn nhớ cảnh xênh xang áo gấm về làng.
[Lẽ dĩ nhiên, nhớ mang về nhiều đô la nhé, bi giờ được mang tới bẩy
ngàn đô không cần khai báo!]
Chế độ phong kiến cũng rất rành nguyên lý này. Nhà tù ngày xưa được gọi
là những nơi chốn của lãng quên. Thân nhân, bà con bị cấm ngặt không
được nhắc tới tên kẻ phạm tội. Có khi cả một dòng họ phải bị đổi.
Top
25 July 1, 2005
Top 25 một ngày đầu tháng, cho thấy, thơ vẫn được đọc nhiều
Thế mới ly kỳ, mới thật là thú vị!
Ai bảo độc giả bi giờ không thèm đọc thơ?
Trân trọng gửi lời chúc mừng tới thơ, và thi sĩ, đặc biệt đầu tháng
này, PHT, THH.
Tin Văn
Thơ
Trần Mộng Tú
Phỏng
vấn Viên Linh
thị trấn miền đông
của Viên Linh
Sơ Dạ Hương đọc
Văn Học [của Phan Kim Thịnh, Sài Gòn] số 68, 1/11/1966.
Đây có lẽ đây là một trong những bài đọc sách đầu tiên của Sơ Dạ Hương,
sau bài đọc
cuốn Sau Cơn Mưa, của
Lý Hoàng Phong, trên trang VHNT của báo nhật báo Dân
Chủ, của Vũ Ngọc Các (?).
Sơ Dạ Hương sau lấy tên thật là Nguyễn Quốc Trụ.
Sách Thị trấn miền Đông, tân truyện của Viên Linh, Tập San Văn xb, loại
sách bỏ túi, giá 25 đồng.
Khung cảnh nơi câu chuyện xẩy ra là một thị trấn nhỏ mang tên Tây phố
nằm ven quốc lộ số một, câu chuyện bắt đầu cùng với sự lục tục trở về
của mấy người con khi nghe tin người mẹ chết. Gia đình họ là một gia
đình danh giá và khá giả nhất nhì trong vùng.
Bản copy bài điểm sách, VL đưa cho tôi, là từ một máy fax tại tòa soạn
Khời Hành ở Tiểu Sài Gòn. Anh nói, lai lịch bản gốc cũng thú vị, và ly
kỳ lắm. Mày có nhớ cô nào tên là H. không? H. này không phải của mày,
quen tao, không phải bồ tao, mà là bồ của anh của Bông Hồng Đen của
mày.
Nhớ chưa?
A, nhớ rồi! Nhớ cả một đoạn đời rồi.
Thơ khắc trên vạt nắng
Trắng hết mộng chiều
phai
Chiều phai mà nghe nặng
Ngồi khắc một thành hai
Thơ
khắc trên vạt nắng
Tự
Kiểm
Đường
ta ta cứ đi,
ruộng ta ta cứ cầy.
Nhạc PD.
Nhạc sĩ lập
lại lời nhạc của ông, trong bài trả
lời một độc giả v/v
ông qui
cố hương. Xin xem trên talawas.
Có thể cũng
vậy, đại thi sĩ cho rằng, thôi kệ mẹ nó, chó
sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi!
Nhưng đó là
chuyện quá khứ, chuyện lịch sử trước khi có
Lò Thiêu, Lò Cải Tạo.
Bi giờ, theo
Milosz, tiếng chó sủa quan trọng, và tối cần thiết. Ông
viết cả một cuốn sách về tiếng chó sủa ở bên đường nhằm cảnh cáo đoàn
người, trong có thể có những người như đại thi sĩ, đại nhạc sĩ, một
trong đoàn người đi, và một, về.
Ông đại nhạc
sĩ, trong bài đã dẫn, tự hỏi, tại sao cái chuyện qui cố
hương của riêng tôi chẳng mắc mớ gì đến ai, mà lại có người buồn?
Theo tôi, ông
phải biết lý do tại sao. Không lẽ ông nghĩ, những người
đó đều thù ghét ông?
Tôi không
tin Đa số họ đều thương yêu ông, quí mến ông, và là do
quí tài ông, quí nhạc ông. Và cảm thấy, chuyện ông trở về đau đớn quá,
tủi nhục quá, không phải cho ông không thôi, mà còn cả cho họ, và trên
hết, tủi nhục cho âm nhạc, quá nữa cho tất cả những cái gọi là nghệ
thuật, và lại quá chút nữa, cho cái gọi là phẩm giá của con người.
Tôi là một
trong số người buồn về chuyện nhà đại nhạc
sĩ trở về.
Khi ông trở
về, để than tiếc cho cả hai, tôi có gửi ông một đoạn văn mà
Kundera viết về đại nhạc sĩ người Nga. Tôi không biết ông có đọc không,
nhưng nay xin post lại ở đây, cùng với một vài ý kiến khác nữa, về
chuyện trở về.
NQT
Chó
Bên Đường
Tôi làm một
chuyến đi, để tự mình làm quen với xứ sở của tôi,
trên một chiếc xe hai ngựa, với rất nhiều cỏ khô, và một xô nước uống
cho ngựa,
ở phiá sau xe. Tôi đi qua một vùng đồi, hai bên đường là những nhóm cây
thông,
con đường dẫn tới một vùng rừng, với những mái rạ lấp ló, ẩn hiện sau
lùm cây,
và từ mái rạ, những tụm khói bốc lên khiến có cảm tưởng đó là những căn
nhà đang
cháy. Tôi đi qua những vùng đồng, vùng ao hồ. Thật là thú vị khi cứ đi
như thế,
mặc tình cho ngựa rong ruổi, và chờ đợi, khi, vượt thung lũng tới, và
lại
nhìn một làng quê từ từ xuất hiện, hay một công viên, với một điểm
trắng của một
trang viện ở trong nó. Và đi tới đâu, bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng
nghe tiếng
chó sủa. Con vật tỏ ra hết sức trung thành, hết sức mẫn cán, với nhiệm
vụ của nó.
Đó là khởi đầu của thế kỷ. Đó là chấm dứt của thế kỷ.
Tôi không chỉ
nghĩ đến những
con người sống ở đó, bao nhiêu thế hệ con người, mà còn nghĩ tới bao
nhiêu
thế hệ chó,
đời đời kiếp kiếp chó, cùng rong ruổi với con người, trong cái cuộc đời
một ngày như mọi
ngày. Và thế là một cái tên bật ra, vào lúc tảng sáng, trước khi lại
ngủ trở lại,
tự nó gói ghém hết ý nghĩa của nó: Chó Bên Đường.
Czeslaw
Milosz: Chó Bên
Đường
[Road-side Dog, bản
dịch tiếng
Anh của tác giả và Robert Hass, nhà xb Farrar, Strauss and Giroux, New
York]
Đọc, tôi cứ
tưởng tượng ra, không chỉ một, mà tới hai con chó bên
đường,
ở khu miền ngược. Một, là Nguyễn Chí Thiện, và những tiếng chó sủa có
tên là Hoa Địa Ngục.
Và một, Nguyễn
Huy Thiệp và những tiếng chó sủa mà Những Ngọn Gió từ
đỉnh Hua Tát, mang đi xa mãi xuống miền xuôi.
Ở đây, trên
trang Tin Văn, này, cũng chỉ là lập lại những tiếng chó
sủa, ở vào lúc tận cùng thế kỷ, và ở đầu thiên niên kỷ...
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn [g] Chúng Ta
9
Việc vinh danh
cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại,
không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.
|