Còn lại gì?
Cái còn lại, với
"Cô Tú", hay Cô Rơm ngày nào, có lẽ những giọt mắt của 1969, nhưng phải
đợi đến 1998, mới có dịp đổ xuống: Nước mắt của bao nhiêu năm
tụ lại
một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây
giờ nứt
ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ.
Gấu Em mất
1967, trước Mậu
Thân một năm. Khi đó, chiến tranh chưa đến nỗi khốc liệt. Nó lại thuộc
tiểu đoàn bảo vệ phi trường Sóc Trăng, nên việc đưa xác về Sài Gòn
cũng dễ dàng hơn so với trường hợp Cô Tú.
Nhưng những giọt nước mắt của
Gấu thì đổ xuống tại một trại tị nạn Thái Lan, khi biết chắc rằng,
cuộc đời của gia đình Gấu đã sang một trang khác, chắc là tốt đẹp hơn,
và không một thằng VC nào nhìn thấy Gấu khóc hết.
Bây giờ thì tha hồ mà khóc, hình như lúc đó Gấu đã nghĩ như vậy.
"Ba mươi năm ở Mỹ làm
được dăm
bài thơ, viết được vài truyện ngắn. Lập gia đình vốn liếng được ba đứa
con (2 trai, 1 gái: các cháu 22, 20, 19), một căn nhà để ở.... lúc nào
tôi cũng nghĩ tôi là người giầu có lắm.... trong túi luôn có một bài
thơ đang làm dở. Thấy Trời rộng lượng với mình quá. Mấy chục năm trước
Trời có lấy đi nhà cửa người thân. Bây giờ Trời lại đền bù. Còn quê
hương thì lúc nào cũng thấy ở trong tim, chắc khó mà mất được...".
Cô Rơm
Gấu, đúng lý ra, là đã quen Cô Tú, từ những ngày cô
làm cho hãng
AP.
Hồi đó, có một dạo, ngay sau khi Huỳnh Thành Mỹ mất, Gấu có thói quen,
sau
khi gửi vô tuyến viễn ảnh, sau khi chờ Tokyo thông báo kết quả, là theo
ông Hưng,
AP man, ghé hãng AP, ở phía trên lầu Passage Eden, uống một ly “cà phê
tức thời”,
vừa uống vừa ngắm bức hình Huỳnh Thành Mỹ to tổ bố treo trên tường, sau
đó, cả
hai xuống lầu, ghé cái ngõ hẹp giữa hai bức tường, nơi cho mướn những
cuốn tiểu thuyết
đen série noire, lục lọi một hai cuốn chưa đọc (với ông Hưng là Carter
Brown, còn
Gấu, Chase, hoặc Simenon), rồi chia tay ông bạn già.
Thư Bạn
Em tôi nằm
xuống với một viên đạn ở trong đầu. Mấy người lính kể lại, chuẩn uý
không kịp đau đớn. Lời trối trăng nghe như gió thoảng lại: "Chắc tao
chết mất..." Trung đội vi hành tuần tra vòng đai phi trường Sóc Trăng.
Khi nghe tiếng súng, theo phản xạ, em tôi chúi đầu về phía trước. Chiếc
nón sắt quên không buộc rớt xuống và một viên đạn trong tràng AK từ bên
sông bắn hú họa xuống mặt sông, dội lên, xớt qua vai rồi hết đà nằm
luôn trong ót. Viên bác sĩ quân y nói với tôi, ông đã không lấy viên
đạn ra vì sợ làm nát khuôn mặt. "Chuẩn ý Sĩ không kịp ghi địa chỉ cấp
báo. Chúng tôi phải nhờ Bưu Điện liên lạc với Sài-gòn. Ngoài mấy bức
hình chụp lúc tẩm niệm, chuẩn uý không để lại gì cả. Quần áo, đồ dùng
cá nhân, poncho... đều đi theo với chuẩn uý."
Lần Cuối Sài Gòn
Cái còn lại
đối với gia đình, là viên đạn nằm trong đầu Gấu Em. Trước khi chạy trốn
quê hương, việc sau cùng phải làm là lên nghĩa trang quân đội, đào cái
xác lên, lấy cái còn lại rồi hỏa thiêu xác, tro than đưa vô
chùa. Nếu không, khi mấy ông VC phá huỷ nghĩa trang, sẽ chẳng còn lại
gì.
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn [g] Chúng Ta
9
Việc vinh danh cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại,
không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.
Cái vụ "ăn mày dĩ vãng, làm tình với thây ma", hóa ra lại là của VC,
như bà Dương Thu Hương chỉ ra:
"Một nhà văn cho ra đời cuốn tiểu thuyết mang tên: 'Ăn mày dĩ vãng'. Vô
tình hay hữu ý thì cái nhan đề này khá chính xác với tính cách của
chính phủ hiện hành. Nói một cách khác, chính quyền Việt Nam là chính
quyền mắc chứng dâm thi. Nó chỉ có thể làm tình với thây ma vì điều
đó
đem lại sự thoả mãn và cho nó lý do tồn tại. Bản thân nó vô giá trị. Vì
thế, không có cách nào khác nó phải dựng thây ma của quá vãng lên, tô
son vẽ phấn cho vị thần hộ mệnh.
DTH:
Cuộc chiến tranh chống Mỹ, với tôi, là
cuộc chiến tranh ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc.