gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây



jen

Những người đã chết đều có thật
Ghi chú ngoài lề: Cái tên bài viết, tuy có thật, nhưng không phải của tác giả bài viết, mà là tên một tác phẩm của Thanh Tâm Tuyền.
Cái gì của César thì tốt hơn hết nên trả cho César. NQT

Giới Thiệu Cuốn "Khi Đồng Minh Tháo Chạy" 1   2
Viết để vinh danh đồng bào Việt Nam hải ngoại, 30 năm sau tháng 4/1975.
Tác giả: Luật sư Tạ Văn Tài, Tiến sĩ chính trị học, Đại học Virginia; Thạc sĩ luật học, Đại học Harvard; nguyên Giáo sư các trường Đại học Luật khoa Sài Gòn, Huế, Cần Thơ, Quốc gia Hành chánh, Vạn Hạnh, Chiến tranh Chính trị và Cao đẳng Quốc phòng, Việt Nam; nguyên Giảng sư và Phụ khảo nghiên cứu, Đại học luật khoa Harvard.


Hoàng Cầm

Quang Dũng

Hữu Loan

Chín bài lục bát hai câu rưỡi
Đau đau đáu đáu đù đù
Mai dù ngáp gió trăng lu cũng dòm
Hõm hòm hom…

Một đời đi tìm bóng
Một đời đi tìm nhau
Sóng vỗ về trông ngóng
Bạc đầu mà nhớ nhau
Tìm Bóng

Volkov: Ôi chao, thơ Tsvetaeva mới đằm thắm, mới giông bão, mới ướt át làm sao!
Brodsky: Chỉ riêng cái phần ưót át, erotic, không ai ăn nổi bà.
"Tôi học yêu bằng cơn đau xé cơ thể"
[I learn love through the pain all down my body].
Volkov: Cả một trăm năm... đàn bà chỉ mon men tới mép chiếu thơ Nga. Bất thình lình cùng lúc xuất hiện Tsvetavea và Akhmatova, hai vị khổng lồ của thi ca thế giới.
Brodsky: Chuyện này có thể không mắc mớ chi đến thời gian. Nhưng biết đâu đấy. Vấn đề theo tôi là, mấy bà rất mẫn cảm, ngửi ra đạo đức bị xâm phạm trước khi nó thực sự xẩy ra. Và cái thô bỉ, vô đạo đức thì ê hề trong thế kỷ 20 của chúng ta.... Một ông chồng đưa tay sếp về nhà. Họ dùng bữa tối xong, tay kia từ giã. Bà vợ nói, "Tại sao anh đưa thằng khốn kiếp đó vô nhà tôi". Bà nói, "nhà tôi". Thế đấy. Cho dù cái nhà đó là từ đồng tiền thằng khốn kiếp đưa cho chồng.

Empedocle
Periandre
Democrite

Giới Thiệu Sách Mới

Nội Cỏ Của Thiên Đường

Bình Thuỷ 1969

Chỉ được nhìn qua gương thôi nghe!
Một lần, trên tạp chí Văn Học của Tây, Garcia Marquez cho biết, ông rất ớn mấy nhà văn Nhật, vì cái thói hơi tí là mổ bụng tự tử, nhưng ông thèm viết được một truyện giống như của Kawabata, Les Belles Endormies, Những Người Đẹp Ngủ.
Mơ ước này, cuối đời ông đã thực hiện được, với cuốn Hồi ức những em điếm buồn của tôi, [bản tiếng Tây: Mémoire de mes putains tristes], với đề từ của Kawabata:
"Xin các ngài làm ơn đừng chọc ghẹo mấy em bằng mấy trò thiếu thẩm mỹ. Đừng thò tay vào mũi cô bé con đang ngủ đó. Như vậy không phong nhã." Mụ già chủ lầu hồng căn dặn.
Thú vị thay, kinh nghiệm "hãy chiêm ngưỡng, nhưng chớ bao giờ sàm sỡ này", đã đẻ ra vô số tác phẩm, trong đời thực cũng như trong văn chương.
Trong đời thực, là kỷ niệm của Cẩn, một trong Thất Hiền, tức bẩy ông bạn thân của Gấu.

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
9
Gấu đã từng ngồi trong Quán Chùa nhâm nhi ly cà phê, cái bánh Sừng Trâu [croissant] và ngắm một anh Yankee đứng ở ngã tư bên ngoài, bên kia đường là một công viên nho nhỏ, con đường Gia Long với những tàng lá me ở trên cao, và lá me trải dài trên những lối đi dẫn tới toà biệt thự ở trên lưng đồi được sử dụng làm Bộ Quốc Gia Giáo Dục, và anh Mẽo thì ngơ ngác, phải nói là say mê, ngắm nhìn con phố Tự Do, với những cô gái và gánh hàng rong, một hai cái xích lô uể oải đi lại, và một buổi sáng "bình thường rất đỗi lạ thường" của nó.
Gấu quen Cao Bồi, là vào những ngày anh còn ngồi Quán Chùa, không phải Ông Tướng Givral sau này.
*
Có một điều rất ư lạ lùng, không hiểu nổi, là, trong số những người tỏ ra thù hận Miền Nam, nhất là chế độ VNCH, phần lớn là được chế độ đó đãi ngộ, hoặc được học bổng du học, hoặc công chức, thí dụ tham sự ngoại giao, tuỳ viên sứ quán, nhờ vậy mà thoát cuộc chiến.
Những danh từ miệt thị, thí dụ, cờ ba que, thây ma VNCH, thường là từ những người này.

Ngoài ra, cái vụ việc vinh danh cờ vàng, ở các cộng đồng hải ngoại, không phải là một trong những toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH. Bởi vì làm sao làm sống lại một thây ma, cho dù là thây ma của ông Hồ?

Cũng chỉ là một những tưởng nhớ người thân đã gục xuống vì lá cờ đó. Tưởng nhớ những ngày còn tương đối bình yên trước khi chiến tranh trở nên khốc liệt. Gấu Già cũng đã từng viết thư cho Gấu con, về lá cờ vàng, trong mong ước, như là một trong thằng già cuối cùng còn nhớ lá cờ đó.
*
Xì Lô thân thương,
Xì Lô, cô Út sinh ngày 13 tháng 4 năm 1975. Sau này những lúc gia đình quá khổ sở, bố mẹ cô vẫn thường than thở, phải chi không có cô chắc là gia đình đã đi Mỹ từ những ngày tháng Tư năm đó rồi. Bữa nay sinh nhật thứ 21, bố mẹ chỉ có cô ở bên. Mấy anh chị của cô ở quá xa, biết ngày nào gặp lại. Bố mẹ chỉ còn biết cầu nguyện tất cả đều khỏe mạnh, an lành. Bố mẹ chỉ mong Xì Lô được hạnh phúc.
....
Hôm nay là sinh nhật của con, đúng ra chẳng nên nhắc chuyện đau buồn nhưng tháng Tư vẫn luôn luôn làm những ngưòi như bố mẹ cảm thấy bứt rứt. Có lẽ đã đến lúc bố mẹ đem cất kỹ lá cờ phủ trên quan tài chú Sĩ vào một nơi thật yên ổn, thật thiêng liêng là trái tim của mình...
Tự Truyện
Ngay cả cuộc biểu tình rầm rộ gây chấn động thế giới, vụ Trần Trường, với một cá nhân tham dự là Gấu, ý nghĩa của nó cũng "khác" với những người khác, kể cả những người coi đây là một toan tính làm sống lại cái thây ma VNCH.

"Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
 Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
 Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
 Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”?
Sự Câm Lặng


Tại Sao Không Thơ?
Tại Sao Thi Sĩ, Trong Một Thời Khốn Kiếp Như Thế Này?
Holderlin


Hồi Ức Bướm Đêm Buồn Của Tôi