gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




Jen @ Friend's Birthday's

huong
"Em sống dai lắm, thần chết mấy lần gõ cửa,
nhưng em kiên quyết không đi"


Giới Thiệu Sách Mới

Cô Tiên Của Bầy Trẻ
1 2

Tía Tính

Pythagore
Héraclite

Nội Cỏ Của Thiên Đường

Album: Quê Bắc Của Gấu

Bình Thuỷ 1969

"Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sỉ phu vô cữu, vô dự.
Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì mỉ thê vô bất lợi."
Cây dương khô ra hoa, bà cụ già có người bạn trẻ, không chê không khen.
Cây dương khô đâm rễ mới, cụ ông lấy được cô gái trẻ, không phải là không lợi.                                                                                   
Kinh Dịch, quẻ 28
Những anh chàng của tôi

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
Mở Miệng không được mở miệng
Lý do tại sao, xin đọc lời giải thích dưới đây, của Hannah Arendt. Thành thực chia buồn cùng Mở Miệng, và Thơ. Tin Văn
Thực sự, đây là một tin vui cho nhóm MM. Và cho Goethe. Với nhà thơ đại diện cho nước Đức tại thủ đô bốn ngàn năm văn hiến, nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước Việt Nam, suýt tí nữa, ông đã bị "bôi bẩn" (1) rồi!
(1): Chữ trong bài viết của BBC: "Nhưng cũng có nhiều ý kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn chương."
NQT

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.

Tại Sao Không Thơ?
Nếu trí nhớ không phản bội Gấu, nhà thơ Brodsky có lần ví von, hồi ức chính là cái đuôi mà con người đã mất đi, trong tiến trình tiến hoá của nó.
Ngày xưa, nó đã từng là một con vật có đuôi.
Nhưng cái đuôi mà Thế Giang nói tới, trong Thằng Người Có Đuôi, không giống cái đuôi mà nhà thơ Nga ví von. Nó là ám ảnh của một chế độ, ăn sâu vào tiềm thức một con người, và nhiều khi, cho dù đã thoát ra, hành động của họ, tưởng là hoàn toàn tự do, nhưng không phải vậy. Chính vẫn do cái đuôi quyết định.
Gấu đã từng gặp một trường hợp như vậy.
Trong một bài viết, ngắn, khi nghe tin Tố Hữu mất, khi được đăng, đọc lại, Gấu thấy mất "một" chữ.
Ngạc nhiên quá, hỏi lại, thì ra, người biên tập đã bỏ đi hồi nào, chính người đó cũng ngạc nhiên tự hỏi, tại sao một tình trạng "vô thức" như thế lại xẩy ra?

Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.
Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?
Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ?
Tố Hữu

Chữ "tệ" đã bị "cái đuôi" tự động bỏ đi.

Thành thử câu cuối trong bài viết kia, là do cái đuôi tự động thêm vô, như một tố cáo, ta đã ra đi từ chế độ đó, và như một đảm bảo, khi đối đế, phải trở về.

jen