gau
Gấu @ Đỉnh Cồn
Thời gian viết
Những Ngày Ở Sài Gòn


golden_bridge
Golden Bridge, August, 2004
locot
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây




Mở Miệng không được mở miệng
Lý do tại sao, xin đọc lời giải thích dưới đây, của Hannah Arendt. Thành thực chia buồn cùng Mở Miệng, và Thơ. Tin Văn
Thực sự, đây là một tin vui cho nhóm MM. Và cho Goethe. Với nhà thơ đại diện cho nước Đức tại thủ đô bốn ngàn năm văn hiến, nếu không có sự can thiệp kịp thời của nhà nước Việt Nam, suýt tí nữa, ông đã bị "bôi bẩn" (1) rồi!
(1): Chữ trong bài viết của BBC: "Nhưng cũng có nhiều ý kiến xem đây là một sự phản thơ, thậm chí bôi bẩn văn chương."
NQT

Để chống lại chủ nghĩa toàn trị, bạn chỉ cần nhớ, có mỗi một điều này: Chủ nghĩa toàn trị nhất quyết không thí cho bạn một tí tự do nào.
Hannah Arendt: Về bản chất của chủ nghĩa toàn trị
Nguyên bản tiếng Anh: In order to fight totalitarianism, one need understand only one thing: Totalitarianism is the most radical denial of freedom.

Điều quan trọng đối với tôi là hiểu biết. Với tôi, viết là một cách để tìm kiếm sự hiểu biết này, là một phần trong tiến trình hiểu biết.
Arendt: "Điều còn lại? Ngôn ngữ còn lại" ["What remains? The language remains"]

Cô Tiên Của Bầy Trẻ

co_tien

Nội Cỏ Của Thiên Đường
 Nội Cỏ Của Thiên Đường, truyện ngắn Steinbeck, viết về tuổi thơ, Gấu đọc bản dịch [hình như của Truơng Bảo Sơn], hồi còn đi học, và nhớ hoài đến già.
TBS còn dịch một truyện dài, có tên tiếng Việt là Con Nai Tơ thì phải, cũng thật tuyệt vời.
Nội Cỏ Của Thiên Đường là câu chuyện của hai bố con, ông bố làm thư ký thành phố, hình như mất việc, về quê sống, và lạc vào Xứ Thần Tiên. Ông bố chỉ tỉnh giấc, khi, tới mùa tựu trường, bà con lối xóm thương thằng bé, bèn kéo nhau tới thăm, với một bọc quần áo.
Thế là sáng hôm sau, hai bố con đành từ giã nội cỏ của thiên đường, trở lại thành phố.
Con Nai Tơ là câu chuyện một chú bé với con nai nhỏ xíu của cậu. Nhưng làm sao người và vật cứ nhỏ xíu được mãi. Con nai lớn, gây đủ thứ phiền hà, khiến ông bố đành phải giết con vật. Cậu bé bỏ đi, và thế giới bên ngoài làm cho cậu hiểu, đời sống bắt buộc phải khốn nạn như vậy. Cậu trở về, xin lỗi bố và hứa, sẽ thay ông, làm nốt công chuyện của một người đàn ông trong gia đình.
Làm sao cứ nhỏ xíu được mãi. Đây chính là câu mà Bông Hồng Đen mắng mỏ Gấu, khi từ giã Nội Cỏ Của Thiên Đường.
"Mi đâu có thương ta? Mi thương con bé mười một tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!"

Salvation or Ruin?
Trong một xã hội tan rã, một khi thế hệ trẻ mù lòa đi theo chân lý muôn đời, hết cắm cờ, thì lại ngồi lên đầu nhân dân, tai ương thảm họa là điều không thể tránh khỏi, và được báo trước. Nhưng chính cứu rỗi, chứ không phải điêu tàn mới là điều "tới mà chẳng ai biết trước, chẳng ai trông chờ, chẳng làm sao tiên đoán...", bởi vì cứu rỗi, chính nó, chứ không phải điêu tàn, tuỳ thuộc vào tự do và ý chí của con người.
[Mô phỏng Hannah Arendt, trong Franz Kafka: A Revaluation, trong Essays in Understanding 1930-1954, nhà xb Schocken Books, New York: In a dissolving society which blindly follows the natural course of ruin, catastrophe can be foreseen. Only salvation not ruin, comes unexpectedly, for salvation and not ruin depends upon the liberty and the will of men].
Chỉ một khi thế hệ trẻ, tốt nghiệp Harvard, trở về nước, bằng tự do và ý chí của chính họ, từ chối không chịu ngồi lên đầu nhân dân, thì mới mong có cứu chuộc được.

Trở lại nơi một thời vang bóng
Cho tôi một đời khác,
Thì tôi sẽ hát ở Rendez-vous.
Hay, khiêm tốn hơn,
Chỉ ngồi ở đó.
Cho tôi một đời khác, và tôi vẫn hát
ở Caflè Rafaella. Hay giản dị ngồi
ở đó. Hay đứng ở đó, như cái bàn cái ghế ở góc phòng,
trong trường hợp cuộc đời sau không rộng lượng bằng cuộc đời trước.
Gửi Con Gái Tôi

Album: Quê Hương Bắc Kỳ Của Gấu

"Khô dương sinh hoa, lão phụ đắc kì sỉ phu vô cữu, vô dự.
Khô dương sinh đề, lão phu đắc kì mỉ thê vô bất lợi."
Cây dương khô ra hoa, bà cụ già có người bạn trẻ, không chê không khen.
Cây dương khô đâm rễ mới, cụ ông lấy được cô gái trẻ, không phải là không lợi.                                                                                   
Kinh Dịch, quẻ 28
Những anh chàng của tôi

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta
Nhận ra triển vọng cớm ở nơi đệ tử trẻ trung PXA, Lansdale và đồng nghiệp bắt đầu dậy Cao Bồi những bài học vỡ lòng, chàng trả lễ ông thầy bằng cách hành nghề cớm VC nằm vùng, liền tù tì trong hai chục năm tiếp theo.
 "Tôi là học trò của Sherman Kent", Ẩn nói, nhắc tới một tổ sư Xịa, giáo sư Yale, người thành lập cơ quan tình báo CIA. Ông này viết cẩm nang Xịa có tên là "Tình Báo Chiến Thuật Về Chính Sách Toàn Cầu Mẽo" (1949), coi đây là một công việc báo cáo, a reportorial job, dựa trên nghiên cứu "những nhân cách" của những nhà lãnh đạo trên thế giới. "Phải biết rành tính tình, tham vọng, quan điểm, nhược điểm, sở trường, sở đoản. Phải biết bạn bè, bà con thân nhân, môi trường họ sống, về đủ các mặt chính trị, kinh tế, xã hội."

Chính Mai Chí Thọ, và Muời Hương, cán bộ trực tiếp của Ẩn, đã quyết định đưa Ẩn đi Mẽo học nghề ký giả. Muời Hương, trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo Thanh Niên, đã cho biết, ông chôm ý nghĩ đó, từ ông Hồ. Bản thân ông Hồ cũng làm nghề ký giả. Đúng là một cái vỏ bọc tuyệt hảo cho một điệp viên.
*
Phạm Xuân Ẩn sinh Năm Con Mèo, Giờ Con Trâu, ngày 12 Tháng Chín, 1927 tại nhà thương điên Biên Hòa cách Sài Gòn hai chục dặm về phiá đông bắc. Vào thời kỳ đó, đây là nhà thương độc nhất nhận người Việt, tại Miền Nam Việt Nam. Con trai đầu tiên của một chức sắc cao cấp, cadre supérieur  [chữ của Bass], một nhân viên có học thức của nhà nước thuộc địa, Ẩn là một trong số hiếm hoi có được tờ khai sanh Tây thuộc địa.
Bass

Faulkner: Tại sao tui?
“Tài” của mi đâu phải để làm trang... nhà! Tài của mi, là để viết “tỉu thết”, thứ để đời, nhờ đó mà ta được thơm lây!"

Dream Textures
A brief note on Nabokov
W.G. Sebal