Breakfast
@ Mc, 11
May, 2005
Ẩn dụ Lò Cải Tạo, cái sườn của tất cả
những gì được viết ra ở đây.
[Mô phòng: Ẩn dụ Quần Đảo,
cái sườn tác
phẩm, trở đi trở lại, và là tít của nhiều
chương: Những Con Tầu của Quần Đảo, Những Bến Tầu của Quần Đảo,Từ Đảo
tới Đảo, Quần Đảo Mọc Lên Từ Biển. D.M Thomas: Solzhenitsyn, thế kỷ ở
trong ta].
Hãy cẩn thận, về điều này:
Anh chiến đấu vì cái gì - và có thể nhờ vậy,
anh sẽ có được nó.
Châm ngôn Nga.
D.M Thomas, sđd
JLB - Je crois que si l'on
écrit un livre assez long, ce
livre devient autobiographique. Sinon, il n'a aucune vie. Un livre a la
vie que
l'écrivain lui donne. Dans le cas de Flaubert, on pourrait parler d'un
autre
roman : "Don Quichotte". Au commencement, Don Quichotte n'est rien.
Ses histoires sont assez puériles, mais à la fin, pendant la deuxième
partie,
Don Quichotte est déjà Cervantès. Ou Cervantès se confond avec lui. Et
quand il
meurt, c'est atroce pour Cervantès, c'est comme si lui-même mourait.
C'est un
autre grand livre.
Jorge Luis Borges : Le goût de l'épopée
Propos recueillis par Robert Louit
Magazine Littéraire n°125 - Juin 1977
Borges: Nếu bạn viết một cuốn sách khá dài, nó sẽ trở thành
một cuốn tự thuật. Nếu không, nó sẽ chẳng có một đời sống nào hết. Cuốn
sách có
một cuộc đời, và đó là cuộc đời mà nhà văn đem lại cho nó. Trong trường
hợp
Flaubert, có thể viện thêm một cuốn tiểu thuyết khác:
Don Quixote. Vào
lúc
thoạt đầu,
Don Quixote là cái
đếch gì? Những câu chuyện ở trong đó mới
nhăng nhít
làm sao, nhưng ở đoạn chót, tức phần hai, Don Quixote đã là Cervantes.
Hay nói
một cách khác, Cervantes, Don Quixote nhập vào nhau. Và khi anh chàng
chết, thật ghê rợn cho Cervantes. Cứ như thể đích thị ông ta, chết. Lại
một cuốn
tiểu thuyết lớn lao khác [so với cuốn
Bouvard
et Pécuchet của Flaubert].
Hỏi thăm từng góc phố
Nắng xế có ngậm ngùi?
Bóng nhỏ đứng trông vời
Bên trời đây cũng vậy
Mùa
lộc biếc
Và có lẽ lòng ta là nắng
Nên thất thanh phơi
hết sắc trời
Chết một nửa trời kia
mướp đắng
Xanh buốt hồn thơ dại
đang trôi…
Tượng
Nhớ Ông Quốc Âm
Nguyễn Trãi
Tình thư một bức mở
xem
Lá chuối non mùi
con gái
Quốc
Âm
Nói tóm lại, một gã vui nhộn, quá vui nhộn đối với chủ nghĩa Cộng Sản.
Đối với bất cứ một ấn bản nào của Stalin, về chủ nghĩa Cộng Sản.
Sau thành công của vở kịch "Elizabeth Bam", một hài kịch về một người
đàn bà chờ… "được bắt và được giết", báo chí nhà nước kết án nhóm kịch
của ông là… "trò múa may phản động, thơ ca vô nghĩa… chống lại nền
chuyên chính vô sản". Ông bị bắt ở ngay trên đường phố, vào năm 1941.
Khi vợ ông đi thăm nuôi, vào năm 1942, bà được thông báo, ông chết hai
ngày trước đó. Mười bốn năm sau khi mất, tên tuổi ông được phục
hồi. Những nhà chuyên viết tiểu sử xếp ông vào danh sách: viết chuyện
cho nhi đồng.
Tháng
Tư
Mộ Khúc
Bài ca nhịp phách đưa người chết
Lời
Cuối Cho Nam
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em
Chúng nó làm phát xít
Chúng nó làm cộng sản
Chúng ta làm tù nhân
Thanh Tâm Tuyền
Trái Tim Của
Bóng Đen Ở Đâu?
The
Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên
Thươn [g] Chúng Ta
Trong một bài viết về Greene, nhân dịp
tưởng niệm ông, mới đây,
Gấu tui có đưa ra nhận xét, rằng thì là những nhà văn VC “của chúng ta”
thường kiêm
thêm một nghề tay trái: công an, cớm, điểm chỉ, tình báo, an ninh…
Nhưng tại làm
sao mà không có nổi một nhà văn như Greene?
Đây không phải
vấn đề tài năng. Không liên can mắc mới gì tới tài năng. Nó liên can
tới cái phần tâm linh của cả một miền đất. Nó giải thích, cơn hung hiểm
của một miền đất, đã từng sống sót qua bao nhiêu tai ương, huỷ diệt,
gặp kẻ thù nào
cũng đánh thắng, và hiện đang đụng kẻ thù khủng khiếp nhất: chính nó!
Cái chết của những nhà văn VC chính là ở
niềm
tin lẫm liệt của họ vào chân lý không bao giờ thay đổi, là
chủ nghĩa Cộng Sản. Đúng như Nguyễn Khải đã từng nhận xét. Khi nhận ra
sai lầm, là vô phương cứu chữa. Thành thử, không thể nào có
một ông điệp viên kiêm nhà văn như Greene ở trong số họ, là vậy.
Tay
Hồng Mao này đã từng đưa ra một nhận xét tuyệt vời về nhà văn: Ngay khi
cái nón [sắt, tai bèo...] vừa rớt xuống, là, lập tức, anh phải
chạy về phía những kẻ yếu thế, những kẻ bị xua đuổi, những kẻ "bất
hạnh"!
Người Việt nói y chang: Phù suy chứ đừng có phù thịnh.
Những ông đã từng dâng Miiền Nam cho Miền Bắc, có ông nào nói được một
lời an ủi cho "một nửa trái tim" của họ? Hay "cả trái tim", như ông Hồ
đã từng nói: Trái tim của tôi ở Miền Nam?
Vào năm 1991, nẳm chờ chết vì bịnh hoại huyết ở Thụy Sĩ, Greene mong
ước, "tớ chỉ mong người đời sẽ nhớ tớ, như là nhớ Flaubert" [be
remembered, perhaps, in the way that one recalls Flaubert"]. Mọi người
chới với. Tại sao lại Flaubert ở đây?
"Nhưng mong ước và cũng là 'tôi tôi bác bác với Flaubert' có gì 'soi
sáng' chúng ta. Bởi vì một cách nào
đó, Greene cũng thực tập một kiểu chủ nghĩa hiện
thực đặc biệt của ông: không phải thứ hiện thực thường
ngày ở huyện nhưng mà là một viễn ảnh của những mắc míu tâm lý, chính
trị, và tâm linh mà mỗi con người phải đối diện, ở những thời điểm cực
điểm."
Ruth Franklin:
Thượng Đế trong những
chi tiết: Chủ nghĩa hiện thực tôn
giáo của Greene. God in the details; đọc "Cuộc Đời Greene", của
Norman Sherry, trên
Người Nữu Ước,
số
4 Tháng Mười, 2004.
Đâu có dễ gì, vào thời điểm cực điểm 30 Tháng Tư, trong khi cả
nuớc, cả thế giới, cả nhân loại hồ hởi với chiến thắng vĩ đại, bước
ngoặt lịch sử, đỉnh cao thời đại, vậy mà có người than, hỏng rồi, ta đã
bị phản bội, lường gạt, lừa đảo. Ẩn than, địa ngục kẹt cứng những kẻ
lường đảo, một tay 'trùm' như ông biết đi đâu bi giờ, là vậy!
Và bạn chỉ cần thay cụm từ 'tôn giáo" bằng "xã hội chủ nghĩa", là bật
ra sự
thất bại của những nhà văn điệp viên VC, như một Nguyễn Khải chẳng hạn,
qua cuốn
Thời Gian Của Người,
viết giùm cho ông bạn PXA, với tên Quân, trong cuốn sách của NK.
Faulkner: Tại
sao tui?
Dream
Textures
A brief note on Nabokov
W.G. Sebald