*
*
by Jen

Đầu năm đọc lại Tin Văn
Nhật Ký_5/38
Anh sẽ hân hoan dâng đời anh cho Lênin.
[I would gladly give my life for Lenin].
[Thư từ tuyến đầu gửi về cho vợ của Solzhenitsyn].
Đâu có thua gì "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!"?
Đó là lý do, không phải Solzhenitsyn, nhưng bắt buộc phải là Brodsky mới làm được việc, đánh dấu chấm hết to tổ bố, cho văn học Xô Viết.
Tương tự, không phải Bảo Ninh, hay Dương Thu Hương khai tử văn học hiện thực xã hội miền bắc mà phải là Nguyễn Huy Thiệp.

"The final rout of the Soviet imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon [1940]"
David Cesarani: Arthur Koestler: The homeless mind,
Một cái đầu không nhà.
Hiệp chót, đế quốc Xô Viết nhào,1989-1990, bắt đầu với sự xb Bóng Đêm Giữa Ban Ngày, 1940.
1940 mà đã nhìn ra hiệp chót, vào năm 89-90, thì đúng là đòn "cách sơn đả ngưu" của Kim Dung tiên sinh.

TRẦN HỮU HOÀNG
GIAO THỪA NGẪU CẢM
Tháng năm khuất lấp môi cười
Xoa tay ấm lại rằm tươi Xuân nào?
Xuân Xứ Tuyết

Chào Mừng Năm Con Chó
Chó Bên Đường
*


Le Premier Cercle"
de Soljenitsyne adapté à la télévision russe. AFP
[ jeudi 26  janvier  2006 - 10h44 ]
Tầng Đầu Địa Ngục lên TV Nga!
Thoạt tiên Thùy quyết đoạn tuyệt. Sự phản bội của Kiệt công khai trắng trợn đến độ nghe nói nàng không tin. Kiệt ngang nhiên sống với nhân tình, trong nửa tháng Thùy đi xa, ở khách sạn P. giữa thành phố. Hai đứa du ngoạn, diễu trước mắt thiên hạ như đôi vợ chồng hưởng tuần trăng mật. Kiệt bỏ nhiệm sở, sắp sửa bị báo cáo đào ngũ, bị giam một tuần lễ. Điều Thùy không thể tưởng tượng là Kiệt không chối. Thái độ của Kiệt nhơn nhơn sỉ nhục nàng.

Đà Lạt

Thi Thành Hoàng
Các thần đưa nhau xem, khen mãi không thôi, gọi ông lên bảo rằng:
-Ở Hà Nam khuyết một chức Thành Hoàng, ông đáng giữ chức ấy.


Nước Mắm Lá Chuối
4 5
Muốn dịch cho ra hồn, thì phải có... hồn, mà hồn ở đây, là hồn Việt, nghĩa là phải rành tiếng Việt.
Đã có lần Hai Lúa nói ra cái ý đó, bị một ông phạng, mày đâu có hồn Việt, bởi vì mày không rành văn hóa Việt, chứng cớ là mày chưa từng đọc.. Kinh Dịch!
Ý trên, theo HL, là một điều kiện tối cần thiết, cho bất cứ một người nào làm dịch thuật. Không phải Hai Lúa khẳng định, tao là thằng rành tiếng Việt, văn hóa "nước mình".
Tại sao ông ta lại hiểu "sái" đi một chút? Ấy là vì ông ta đã có sẵn một ý nghĩ nào đó, chắc hẳn là cũng chẳng hay ho gì, về Hai Lúa.
Không phải chỉ ông ta, mà còn rất nhiều "bạn văn" khác nữa.
Lần ra lò cuốn sách "đầu tay" ở hải ngoại, ân cần gửi tặng bạn bè, mấy ông chủ báo, bị ngay một ông phạng. Lúc đầu, HL còn mừng, mình ra sách, thiên hạ đọc, cho vài ý kiến, tốt quá rồi còn muốn gì nữa! Nhưng sau, đọc bài viết, đọc ra cái "tiểu tâm" của ông.
Ông này cay, không phải mới đây, từ thập niên 1960 lận. Y chang ông Mít học trường Tây, nghĩa là cay, không chỉ HL, mà luôn cả đám thuờng được gọi là "nhóm tiểu thuyết mới ở Việt Nam". Trong mục giới thiệu sách báo ở cuối tạp chí ông là "giáo chủ", ông phạng cả đám, về lối viết lảm nhảm, láp nháp, bạ đâu viết đấy, chẳng hiểu thế nào là tiểu luận. Rồi nhân gặp, ông lên lớp Hai Lúa: anh không được đi học một trường dậy viết tiểu luận của Mẽo, như tôi đây. Viết tiểu luận nó phải như thế này này.
Hai Lúa cứ ngớ người ra. Mình đã cẩn thận ghi ở bìa sách là 'tạp luận", vậy mà ông ta cứ bắt phải ghi là... "tiểu luận"!
Cuốn "đầu tay" đó, có tên là Lần Cuối Sài Gòn. Như thế, đây là một tập truyện ngắn. Do mỏng quá, đành phải nhét thêm mấy "tạp ghi văn học" cho nó dầy dầy một chút. Ông không thèm đọc truyện ngắn, lo đọc ba đồ làm xàm, bá láp. Đọc, xong, rồi chửi! Mối thù mấy chục niên, từ hồi còn trẻ, bây giờ tao làm chủ báo, làm giáo chủ một trường thơ, tao mới có dịp phạng cả lũ chúng mày!
Bởi vậy, một khi đã có chút tiểu tâm, là... vứt đi!
Nhìn rộng ra, có thể nói, các nhà văn của chúng ta, hình như người nào cũng có một chút "tiểu tâm", nào đó, khi viết, khi chọn đề tài, khi.... đặt tên cho một nhân vật....
Là nhà văn, là có một cái bệnh, "nào đó", theo Hai Lúa, nói theo kiểu Freud, con người là một sinh vật có bịnh.
Và viết, là một cố gắng làm lành bịnh.
Thay vì viết ra để cho hết tiểu tâm, hết bịnh, mấy ông nhà văn Mít của chúng ta làm cho bịnh nặng thêm lên!
Bởi vậy, Hai Lúa rất nể cái ông bạn văn VC, ở trong nước [lẽ tất nhiên!], bị Hai Lúa "đánh, đau ra trò", mà không giận, năm hết Tết đến, còn viết mail chúc mừng "đại ca"!
Bảnh thật! (1)
VC mà như thế, thà là VC cho...  rồi!
(1)
From:
Date: Friday, January 27, 2006 4:35:03 PM
To:
Subject:
Chao Dai ca Nguyen Quoc Tru,
Nam moi chuc anh vui, khoe va nhieu cam hung sang tao.
... co doc may bai anh viet. "Danh".... dau ra tro!
Happy new year.

Phúc đáp,
Cám ơn "tiểu đệ", "hiền đệ", "tiểu muội", "xí muội"..., và bằng hữu.
Giá mà không sợ "Không được nhập cảnh vào Việt Nam!", bị đuổi về xứ lạnh, hoặc tệ hại hơn thế, Tết này Hai Lúa đã "xin" về Hà Nội, làm một vài ly,...  thăm "em" đôi câu, mi em một [?] cái, rồi "anh"... đi, [nhại bài hát Hoa Soan Bên Thềm Cũ của Tuấn Khanh].
Được vậy thì còn gì sướng bằng.
Nếu có phải... hồi chánh, cũng đành!
Thân, NQT


Date: Tue, 31 Jan 2006 05:02:27 -0800 (PST)
From:
Subject: Cam on Ong
To:
Nhân dịp năm mới kính chúc ông và gia đình thật an khang thịnh vượng.
….

Ở vào cái tuổi “xế chiều” ông đã một lần gặp/nói chuyện lại với “ông số một” chưa?
[Câu hỏi riêng tư, xin ông đừng chấp].
Kính, một bạn đọc.

Phúc đáp,
Cám ơn lời chúc của bạn. Xin chúc bạn và gia đình mợi điều bình an nhân dịp Xuân về.
Về TTT, "ông số một”, từ ngày ra hải ngoại, tôi chưa được gặp, nhưng có nói chuyện điện thoại, email, cũng vài lần. “Ông số một” không muốn ai làm phiền ông, ngay cả thằng em này, thành thử cũng ngại.
Riêng ông em ruột của ông, tôi vẫn thường liên lạc.

V/v TTT “biến mất” ["biến đi cùng với cái tên Sài Gòn"] - như bạn viết, ông có giải thích với thằng em, đại khái: Ông Trời cho sao thì hưởng vậy.
Ý ông muốn nhắc tới Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác: Kiệt là cạn kiệt rồi? 
Ý ông muốn nói, viết vậy đủ rồi?
Xin tuỳ bạn hiểu.
Riêng tôi, tôi nghĩ, chắc là ông ngưng viết.
Nhưng cũng không thể biết được. Bản thân tôi, khi ra ngoài này, cũng đã dặn mình, không viết nữa. Vậy mà đâu có làm được?
Cám ơn bạn rất nhiều.
Thân kính,
NQT