Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng
Tám, 1937
tại Kinh Môn,
Hải Dương.
Quê Sơn Tây
(Bắc Việt).
Vào Nam
1954.
Học Nguyễn
Trãi
(Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975
công
chức
Bưu Điện
(Sài-gòn).
Tái định cư
năm
1994 tại Canada.
Tác phẩm đã
xuất bản:
Những
ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm
Trắng,
Huỳnh
Phan Anh chủ trương]
Lần
cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện,
Tạp luận
[Văn Mới,
Cali.
1998]
Nơi
Người Chết Mỉm
Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]
Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô
vụ lợi,
liên
lạc
email
Cần ghi rõ
xuất
xứ
[nguồn] khi sử dụng.
|
Album from
Hell:
Nhận đồ thăm
nuôi tại trại tù Solovetsky, khoảng 1927-1928.
Ivan Zaitsev,
một cựu tù,
cho biết: "Tù nhân không có thăm nuôi, là chỉ có chết, do đói dài dài,
suy dinh dưỡng". Ở đây chúng ta mới nhận ra sự hy sinh của các bà vợ sĩ
quan VNCH. Chồng con còn sống là nhờ họ trường kỳ thăm nuôi, nhất quyết
không chịu thua Vi Xi.
Gấu biết có trường hợp, một sĩ quan, nhận được thư của bố mẹ, than vãn
về cái chuyện con dâu chơi thân với cán bộ. Ông con viết thư trả lời bố
mẹ: Chừng nào vợ con không còn thăm nuôi con, bỏ bê mấy đứa nhỏ, đi
theo luôn tên Vi Xi, bố mẹ hãy cho con biết, để con từ nó. Một khi
chuyện đó chưa xẩy ra, thì nó vẫn là vợ con.
Nhân Ngày Phụ Nữ, xin vinh danh các bà một phát ở đây!
(1) Album From Hell là tên bài viết của Anne Applebaum, điểm cuốn của
Tomasz Kizny, "Gulag: Sống và Chết trong Trại Tập trung Xô viết", trên
tờ Điểm Sách Nữu Ước , NYRB, số đề ngày 24 tháng Ba, 2005
Đi trong gió,
Nỗi nhớ Sài Gòn buốt trên
đầu ngón tay.
Trân trọng giới
thiệu nhạc TCS, tiếng hát KL, những ngày Quán Văn 1966-1967
Gấu đã download một số bài, vào một cái MP3, cùng với tất cả
những tiếng lao xao của Sài Gòn, của Quán Văn, của những ngày đó, rồi
lang thang dưới bầu trời âm 20 độ của Canada, vừa nghe nhạc, vừa
nhớ ra câu thơ của chính Gấu, làm những ngày vừa mới tới xứ lạnh.
Ghi chú: Cám ơn bạn P, về những trang nhạc
trên. NQT
Nguyễn
Du như một thi sĩ
Lời bàn của
Gấu: Đây có lẽ
là bài viết hay nhất của họ Vương.
Tuổi Bụi
Anh sẽ hân hoan dâng đời anh cho Lênin.
[I would gladly give my life for Lenin].
[Thư từ tuyến đầu gửi về cho vợ của Solzhenitsyn].
Đâu có thua gì "Đường ra trận mùa này đẹp lắm!"?
Đó là lý do, không phải Solzhenitsyn, nhưng bắt buộc phải là Brodsky
mới làm được việc, đánh dấu chấm
hết to tổ bố, cho văn học Xô Viết.
Tương
tự, không phải Bảo Ninh, hay Dương Thu Hương, người khai tử văn
học hiện thực xã hội miền bắc phải là Nguyễn Huy Thiệp.
Bây giờ, thằng con của ông khai tử ông bố, tức cái gọi là Gia Đình Trị,
chính nó đẻ ra cái gọi là Đảng Trị!
Nhưng có thể ngược hẳn lại. Theo nghĩa, mọi ông bố đều đã không còn
nữa, vì đều đã hy sinh, cho Đảng đời đời xuất hiện. Chú nhỏ Khuê khóc ở
đây, là khóc một ông bố mà một miền đất đã từng có, và đã biến mất từ
lâu.
Bố ở đây, là một biểu tượng, và có thể gọi bằng một cái tên chung, là
Thượng Đế, là
ông Trời, hay Bụt, hay Phật.
Điều này giải thích sự quay về với thần thánh, với sùng bái, với những
trò mê tín dị đoan, đồng bóng... của miền bắc hiện nay.
Cioran giải thích: Một khi thần thánh hóa Lịch Sử, bất tín
nhiệm Thượng Đế, chủ nghĩa Marx chỉ thành công, là làm cho Thượng Đế
trở nên xa lạ, và
trở thành một ám ảnh khôn nguôi.
[En divinisant l'Histoire pour discréditer Dieu, le marxisme n'a réussi
qu'à rendre Dieu plus étrange et obsédant. Cioran: Nga xô và con vi-rút
tự do, La Russie et le virus de la
liberté, trong Lịch sử và Không tưởng, Histoire et Utopie].
"The final rout of
the Soviet
imperium in 1989-1990 began with the publication of Darkness at Noon
[1940]"
David Cesarani: Arthur Koestler: The
homeless mind, Một
cái đầu không nhà.
1940 mà đã
nhìn ra "the final rout in 1989-1990", thì đúng là đòn
"cách sơn đả ngưu" của Kim Dung tiên sinh!
Đọc Bóng Đêm
Giữa Ban Ngày: Trầm luân vì niềm tin
Proverbs about truth
are well-loved in Russian. They give
steady and sometimes striking expression to the not inconsiderable
harsh
national experience:
ONE WORD OF TRUTH SHALL OUTWEIGH THE WHOLE WORLD.
Solzhenitsyn: Diễn văn Nobel.
Một lời sự thực nặng hơn cả thế giới.
Thư
Nhà
Cái
phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó, rồi: Thơ Của Tôi.
Tôi hết
còn tin vào nơi chốn đó
Ai điếu
Nadya
Giả như phép
lạ xẩy ra, tớ
lại về Nga sống, và chỉ còn trần có một thứ
tiếng để mà lảm nhảm, thì cũng chán lắm đấy!
[Were a miracle to occur and I were to return to Russia permanently, I
would be extremely nervous at not having the option of using more than
one language.]
Tolstaya, trong bài tưởng niệm Brodsky, viết, Nga là
một xứ sở đáo để, càng rẫy ra, nó càng bám chặt.
Riêng về trường hợp Brodsky, bởi vì ông không thể đến với nước Nga,
nước Nga đành đến với ông.
Tương tự, bởi vì Vi Xi không cho nước Việt đến với các bạn ta, cho nên
các bạn ta
đành đến với... Vi Xi vậy!
Giống như một câu
chuyện thần tiên. Nhà thơ bị nhà nước bỏ tù, bị nhà nước kết
án, bị nhà nước tống đi lưu vong, và khi nhà thơ chết, chủ tịch nhà
nước quì bên quan tài nhà thơ.
Cả hai, nhà
thơ và bạn ở
Petersburg của ông, đều xử sự theo đường hướng mà nhà thơ Aleksander
Wat đã mong ước cho văn học Nga: rằng nó sẽ "đếch thèm chơi với kẻ
thù", "break with the enemy". Họ đếch muốn là những tên Xô Viết, mà
cũng đếch muốn là những kẻ chống Xô Viết; họ muốn không-Xô Viết,
a-Soviet.
Milosz: Ghi chú viết về Brodsky
Để
tưởng nhớ mùi hương
Tưởng
niệm Greene
1 2
Tháng
Ba, 1946, năm năm trước khi Greene tới Việt
Nam, Ho [HCM] ký hòa
ước với Tây, thừa nhận, sự ra đi của họ để lại một khoảng trống. Viễn
ảnh một Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp,
do Tây nhử, làm Ho khoái. Ông chửi đám bộ hạ phò Tầu:
Mấy bồ có hiểu
nghĩa là gì, chuyện đám Tầu ở lại? Lần chót tụi nó ở một
ngàn năm! Tây dù sao cũng mũi lõ, họ có thể ở một thời
gian, và rồi sẽ cút, vì tụi da trắng hết thời ở Á Châu rồi. Ta thà ngửi
cứt Tây năm năm còn hơn ngửi cứt Tầu cả đời!
Norman Sherry:
Tiểu sử Greene, chương 24: Bonjour Vietnam [Sherry trích
câu này từ Hồ Sơ Ngũ
Giác Đài, The
Pentagon Papers,
Senator Gravel
Edition, vol 1, Beacon Press, 1979, trang 49-50]
Thé [tướng
Trịnh Minh Thế] đúng là một thứ kẻ thù khó chơi, a difficult
enemy. Hắn làm nhức nhối, ngay cả de Lattre. Greene thực sự quan tâm
tới Thé, bởi hắn thù Tây cũng chẳng thua gì thù Vi Xi (1). Phải một tay
như thế mới tạo nổi chất xúc tác, a catalysing agent. Không có hắn, là
không có bi kịch.
Norman Sherry.
(1) Lúc đó
chưa xài từ Vi Xi, mà là những tên Cộng Sản.
Rợp bóng Greene?
Mê Thảo
Ông anh
HC
Lên tới Vĩnh Chân, Gấu được gửi lại nhà một người
quen, như là trọ học.
Bà cụ đem bà chị và mấy hai đứa em trở về xuôi, tìm cách về Tề. Mãi
không thấy cụ lên, khổ chủ bèn đem Gấu trả cho ông bà ngoại, lúc đó ở
làng Yẻn, cách Vĩnh Chân đâu vài dặm đường. Bà Ba, vợ kế thứ ba của ông
ngoại lắc đầu không nhận. Nhờ cậu Toàn năn nỉ, Gấu được ở lại, ngày
ngày còn được đi học, ở một cái trường gọi là Đình Đất, cho đến bây giờ
Gấu vẫn còn nhớ tên, vì đã đi vào tác phẩm đầu tay của Gấu, một bài
thơ, tả cảnh hàng ngày đi học, "Một đoàn quân đi ra Đình Đất, có một
anh đầu húi móng lừa...", liệu đây có phải là tác phẩm đầu tay của Gấu?
Trong cuốn
Nhật Ký của cậu Toàn, ngày Gấu trở lại Hà Nội, vào năm 2001,
ông mở cho
xem một bài thơ, cứ coi là tác phẩm thứ nhì, của thằng cháu, tặng ông
cậu. Trong bài thơ, ông cậu bị trí tưỏng tượng biến thành ông
anh, đi theo kháng chiến, và hai
anh em gặp lại nhau ngày giải phóng thủ đô.!
Cùng bài thơ,
là bức hình kỷ niệm
|
Jen's sister
Vientiane, 2004
Độc giả Tin Văn đón đọc
Phát hành
tháng 11, 2004
Chân
Dung
NQT
giới thiệu
Đỗ Long Vân
và
Joseph Huỳnh
Văn
Nhà xuất bản
Văn Mới.
Lô cốt trên đê
làng
Thanh Trì, Sơn
Tây
Phòng Tranh
Nguyễn Trọng Khôi
Phòng Ảnh
Adamdigitalstudio.com
Cát
Bụi Tuyệt Vời
Adam Studio hy
vọng tụ họp một nhóm bạn Việt cùng đi dự, và săn ảnh tại lễ hội Mardi
Gras vào tháng Hai, 2005 sắp tới tại New Orlean. Xin liên lạc: Duonganhliem@yahoo.com
Cần tổ chức
sớm để
"book" vé máy
bay, và khách sạn, với giá rẻ.
Trang Mardi Gras
Sao Mai
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Vietnam_net
E_Van
Guardian
Chess
Alexa Ranking
92,832
|