*

Nguyễn Quốc Trụ
Sinh 16 tháng Tám, 1937
tại Kinh Môn, Hải Dương.
Quê Sơn Tây (Bắc Việt).
Vào Nam 1954.
Học Nguyễn Trãi (Hà-nội),
Chu Văn An, Văn Khoa
(Sài-gòn).
Trước 1975 công chức
Bưu Điện (Sài-gòn).
Tái định cư năm 1994 tại Canada.


Tác phẩm đã xuất bản:
Những ngày ở Sài-gòn
Tập Truyện
[1970, Đêm Trắng,
 Huỳnh Phan Anh chủ trương]
Lần cuối, Sài-gòn
Thơ, Truyện, Tạp luận
[Văn Mới, Cali. 1998]
Nơi Người Chết Mỉm Cười
Tạp Ghi
[Văn Mới, 1999]

Nơi dòng sông
chảy về phiá Nam
[Sài Gòn Nhỏ, 2004]
Viết chung
với Thảo Trần
Chân Dung Văn Học
[Văn Mới, 2005]

Bản quyền thuộc
Tin Văn và tác giả.
Trích đăng, vô vụ lợi,
liên lạc
email
Cần ghi rõ xuất xứ
[nguồn] khi sử dụng.


Links
Văn
Art2all
Ý Kiến
Quán Gió
Việt Báo
Talawas
VN Express
Guardian

Hồ Biểu Chánh

Chess

Trang & Bài đặc biệt

  Hiện tượng Trâm Thạc
&
Bài vở liên hệ

Thư Tín

*
Lô cốt trên đê làng
Thanh Trì, Sơn Tây

*
Golden Bridge
August, 2004

Alexa Ranking
81,253









 


Harold Pinter – Nobel Lecture
Art, Truth & Politics
In his video-taped Nobel acceptance speech, Harold Pinter excoriated a 'brutal, scornful and ruthless' United States. (1)
Thursday December 8, 2005. Guardian
*
Diễn văn Nobel
Nghệ thuật, sự thực và chính trị.
Trong diễn văn Nobel năm nay, qua băng hình video, [do đau thanh quản, và đang nằm viện], Harold Pinter làm một nghi lễ trừ tà cho nhân loại. Tà ở đây, là một nước Mẽo 'dã man, tàn bạo, khốn kiếp'.
Tin Văn sẽ chuyển dịch toàn bộ bài diễn văn.
(1) Nguyên văn: Harold Pinter tố cáo một nước Mỹ "dã man, man rợ, ghê tởm, tàn nhẫn, không còn một chút lương tâm".
Có hơi hướng Beckett, nhất là của Tàn Cuộc, Endgame, kịch của nhà văn nhà soạn kịch, Nobel văn chương, người Ái Nhĩ Lan.
Passionate Pinter's devastating assault on US foreign policy
Shades of Beckett as ailing playwright delivers powerful Nobel lecture
Nobel lecture


Diễn văn Nobel văn chương 2005
Nghệ thuật, Sự thực & Chính trị

Vào năm 1958, tôi có viết như vầy:
“Chẳng thể phân biệt rạch ròi giữa thực và không thực, đúng và sai. Sự vật không bắt buộc phải, hoặc đúng hoặc sai; nó có thể cả hai, nghĩa là vừa đúng vừa sai”. 
Tôi tin rằng lập luận trên vẫn còn nghĩa, và vẫn có thể áp dụng trong thám hiểm, khai phá thực tại qua nghệ thuật. Như thế, là một nhà văn, tôi vẫn khư khư giữ chúng, nhưng, là một công dân, tôi không thể. Là một công dân, tôi phải hỏi: Đồ nào đồ thực, đồ nào đồ giả?


Đi tìm một tác phẩm sẽ có
Bạn đọc thấy ngay từ những năm 60, Merleau-Ponty đã nhìn thấy rõ kết cục bi thảm của tương lai Cộng sản Việt Nam hiện nay: Hành động dã man, tư tưởng tín điều.
Lý do là, theo Merleau-Ponty, "nối kết mác-xít giữa triết học và chính trị đã đứt rời". Và người ta cứ coi như nó vẫn như thế, theo nguyên tắc, trong thế giới tương lai, nghĩa là thế giới ảo tưởng, điều Marx đã nói: "Triết học, cùng lúc, được thực hiện và tiêu huỷ bởi lịch sử, cái phủ định thì cứu vớt, cái tiêu huỷ thì hoàn tất." (La philosophie à la fois réalisée et détruite par l'histoire, la négation qui sauve, la destruction qui accomplit. Signes, p.13). Và ngay từ năm 1960, Merleau-Ponty đã tỏ ra sáng suốt, khi kết luận: "Cuộc vận hành siêu hình đó đã không xảy ra." Thời đại đã chứng rõ ràng là, trong khi qui luật mác-xít đòi hỏi, đừng tiêu huỷ triết học nếu không thực hiện nó, thực tế Stalinienne tiêu huỷ triết học, giản dị có vậy.
Hôm nay nhân loại nói chung một tiếng nói

Giả như cuốn nhật ký của cô Trâm "đuợc" ông Mẽo đốt bỏ?
Như được biết, đúng ra cuốn nhật ký đã bị đốt bỏ. Nhưng một ông thông dịch viên Ngụy can, đừng, đừng, có lửa sẵn ở trong đó rồi!
Sự tình sẽ khác hẳn, nếu không có ông thông dịch viên Ngụy.
Cynthia Ozick tự hỏi, sự tình sẽ ra sao, nếu bà thần hộ mệnh của Anne Frank đó, vứt tập nhật ký của cô vào thùng rác, hay lò lửa?
Khi ông thông ngôn Ngụy kia nói, có sẵn lửa ở trong đó, ông muốn nói, hãy để cho cuốn sách tự nó đốt nó?

Album Chùm ảnh Bạn Văn & Bà Con VC của HL

BVVC
Lần về Hà Nội đầu, đầu thiên niên kỷ, sau hơn nửa thế kỷ xa cách, gặp những bạn bè chẳng hề quen, trong có NTS, liền tập tức anh làm Hai Lúa nhớ đến một người bạn thân, cùng học Nguyễn Trãi, mà Hai Lúa bỏ lại khi nhẩy vội lên con tầu xuống Hải Phòng, chạy một mạch vô Sàigòn.
Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy, Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã có lần nham nhở hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
Cũng là cảm giác ấy, có thể nói như vậy, nhưng bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, hạnh phúc sung sướng hơn nhiều, khi Hai Luá gặp một nhà văn ra đi từ Hà Nội, cùng với gia đình của bà, lần ghé thăm cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954 cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi! Phải về rồi!
Hà-nội chết theo mối tình đầu. Tình yêu khi đó giống như căn bệnh lúc trưởng thành, là tiếng khóc chào đời. Nhưng cũng có thể đó chỉ là phản ứng của cơ thể trước sự thay đổi của thời tiết. Đứa nhỏ tuy đã quen với nắng ấm Miền Nam nhưng không làm sao quên được những đợt gió bấc lạnh buốt.
Lần Cuối Sàigòn

Chừng hai mươi phút sau Kiệt gặp lại Oanh. Trong quãng thời gian ngắn ngủi, vừa đủ cho Kiệt vào nhà, thay quần áo, chạy xe vòng quanh hồ, lòng nô nức như đứa con trai mười bẩy tuổi được buổi hẹn hò đầu tiên trong đời. Vậy mà trông thấy Oanh, Kiệt có cảm tưởng như tình cờ run rủi gặp lại cô bé sau bao ngày mong mỏi tìm kiếm.
Chạy quanh hồ lớn, Kiệt đánh nhịp chân, hát nghêu ngao, nhìn ngó lên những ngọn đồi, hy vọng thấy mầu áo vàng bay lượn. Bữa ấy chẳng ai mặc áo vàng trên đồi.
Ngược dốc chợ, Kiệt vẫn đang hát. Trên đầu dốc, Oanh vừa leo hết những bực thang từ phố dưới lên. Nàng đi cùng với một cô bạn gái. Đám đông tấp nập. Một tốp bạn quen đang nhả dạo trên hè đã trông thấy Kiệt. Mặc. Kiệt hãm gấp xe gọi:
-Oanh.
Thiếu nữ bẽn lẽn, định làm ngơ. Người bạn gái giật giật tay khiến nàng ngượng thêm, trong khi Kiệt kêu tiếp: Oanh. Nàng đành tiến lên, bỏ bạn đứng tại chỗ đợi. Mặt Oanh đỏ vẻ giận dỗi. Kiệt nghĩ cô bé có thể mếu.
-Mai đến anh hả? Kiệt dịu giọng.
-Dạ.
Kiệt không tìm thấy câu kế tiếp. Người qua lại như rối sau lưng Oanh. Nàng ngước mắt thúc giục.
-Em đi với ai?
-Bạn. Không có học anh đâu.
Câu sau Oanh nói lẹ. Rồi nhoẻn miệng cười.
Một Chủ Nhật Khác

1  3  6

Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên tôi được đọc, tại trại tị nạn Thái Lan, sau khi chạy trốn [và thoát được] quê hương, là một cuốn thuộc loại dành cho học sinh nước ngoài học tiếng Anh.
Nhan đề của nó, lấy ra từ một dòng thơ "promises to keep", trong bài
Dừng ngựa bên rừng chiều tuyết rụng, của Robert Frost.
Trong cuốn sách, có một số truyện thuộc loại ngụ ngôn, một làm tôi nhớ đến những "ẩn dụ" như cá rô cây, nước mắm lá chuối.