|
Tuyển tập
Thảo Trường
Wednesday, July 30, 2008 3:26
PM
From
To:
Ong Gau,
Toi vua gui qua buu dien tang
OB mot quyen Tuyen tap "Nhung Mieng Vun Cua Tieu Thuyet", day 550
trang , nang 1kg, do Nguoi Viet xuat ban va phat hanh. Toi tim mai moi
ra cai
dia chi….
Dung không?
Nhan duoc ong mail cho biet.
Cai bia do Nguyen Dong lam.
*
Chúc mừng bạn ta.
Báo tin mừng liền tù tì, và
trân trọng giới thiệu bạn đọc Tin Văn
Tibet
dưới gót giầy Trung Cộng
Người Quan Sát Mới 24&30 Tháng Bẩy, 2008
Chào mừng Tổng Thống Pháp tới Bắc Kinh
Khủng Bố Ở Tibet
A la veille du voyage de Sarkozy à Pékin: Terreur au Tibet
Lèo
nhèo NQL
Gấu
có nhớ nhà không?
Cái gọi là văn
chương Miền
Nam, trước 1975, ngày càng lộ ra như một toàn thể, không một nhà văn
nào có thể
bị chia cắt ra khỏi một nhà văn nào, trừ những anh VC nằm cùng, tất
nhiên.
Gấu đọc D.M. Thomas,
viết về
tiểu sử Solzhenitsyn, và ngộ ra điều trên.
Alexander Solzhenitsyn: Thế kỷ
ở trong ta.
Trong bài tựa, D.M. Thomas viết,
Solz đã giúp trong cái chuyện hạ gục nền độc tài vĩ đại nhất thế giới,
kể từ trước
tới nay, ngoài ra còn dậy cho Tây phương biết, Cái Ác đầy đủ của nó
khủng
khiếp ghê rợn là dường nào, its full horror. Không nhà văn nào của thế
kỷ 20 có
một tầm ảnh hưởng như ông trong lịch sử.
Nhưng câu chuyện của
ông không
phải của chỉ đơn độc một thế kỷ. Khi Alexander Tvardovsky, chủ biên tờ Novy
Mir
cho người vời nhà văn vô danh tới, để thảo luận về bản thảo Một
ngày trong đời
Ivan Denisovich, trên đường tới
gặp, Solz bèn ghé Quảng trường Strastnaya, đứng
bên dưới tượng Pushkin, chơi một pô hình, một phần, mong thi sĩ phù hộ
[support: hỗ
trợ], một phần, hứa hẹn: Đàn em biết con đường phải đi theo. Và sẽ đếch
thèm xin thuận buồm xuôi gió! [I knew the path I must follow and would
not stray from it].
Một
thứ cầu nguyện, theo
Thomas.
Không phải theo kiểu thường nhân ghé đứng chụp hình kế bên Shakespeare,
vừa tưởng niệm vừa hưởng tí vinh dự: Solz nhìn ở Pushkin như người đồng
thời của
mình.
Nhưng cái cử chỉ, hành động ghé tượng Pushkin đã khiến Thomas có một vision về cuốn sách mình sẽ viết.
Nó làm ông nhớ đến bài thơ hách xì xằng của Pushkin, Kỵ Sĩ Đồng, 1833.
Ui chao, lạ làm sao, nó làm Gấu nhớ tượng Đức Thánh Trần và ngón tay
của Người chỉ ra cửa biển Vũng Tầu!
*
Chắc
chắn chẳng có ai sáng sớm
nào cũng ghé thăm cầu nguyện Đức Thánh Trần cần mẫn, thường trực, chẳng
bỏ ngày
nào, ròng rã mười năm trời như Gấu!
Bởi
vì mỗi sáng, Gấu từ nhà ở
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm chạy ra tới Hai Bà Trưng, cứ thế thẳng hướng bờ
sông, tới
tượng Đức Thánh Trần, rồi men theo quảng trường ghé Ngô Đức Kế, tới văn
phòng
UPI coi có hình cần chuyển cas 8 giờ sáng, tức 0 GMT, tới văn phòng UPI
Tokyo,
từ đó sẽ chuyển đi khắp thế giới.
She had big breasts,
slim
legs, and blue eyes. That's how I like to remember her. I don't know
why I fell
madly in love with her, but I did, and at the start, I mean for the
first days,
the first hours, it all went fine; then Clara returned to the city
where she
lived, in the south of Spain (she'd been on vacation in Barcelona), and
everything began to fall apart
Xôi
(1) nàng to, cẳng nàng thon,
mắt nàng xanh, mỗi lần tôi nhớ nàng...
(1)
Oản nhỏ, xôi lớn.
Trên Người Nữu Ước,
số August
8, 2008, có cái truyện ngắn của tay Roberto Bolano.
Clara.
Đọc chỉ mấy câu mở
ra thôi,
là đã nóng bỏng hết cả người lên rồi.
Tin
Văn đã từng giới thiệu
tay này. Nhân tiện, sẽ dịch truyện ngắn trên, để thử coi viết có bảnh
thực
không, như đã từng phán: Phẩm chất của cái việc viết là đâm đầu vào
bóng đen,
là lao vào chỗ trống không, là hiểu ra rằng, văn chương là một tiếng
gọi nguy
hiểm.
Tin
Văn
Phim
Nỗi buồn chiến tranh: Sẽ
nhẹ nhàng hơn tiểu thuyết!
Nhà văn Bảo Ninh viết dữ dội
hơn, tập trung vào mặt trái của chiến tranh. Còn Nicolas Simon tập
trung vào
tình yêu của hai nhân vật chính. Thực ra Nicolas thích cái tên Thân
phận tình
yêu hơn.
*
Như vậy là tay làm
phim nhận
xét về cuốn truyện giống Gấu.
Nhưng
chắc khó hơn Gấu, khi vạch
mặt chỉ tên cái anh chàng nhân vật chính “có thể tha thứ cho cuộc
chiến, nhưng
không thể tha thứ cho cuộc tình”.
Nói
rõ hơn, sau cái vụ em được Bộ Đội Cụ Hồ bề
hội đồng ở ga Thanh Hoá, là em phải tự tử, để tạ tội, thì mới đúng là
gái
Bắc Kỳ!
*
Về
kỹ thuật viết, Nỗi Buồn là
một hồi ức lộn xộn, một cách hết sức tự nhiên, như tình trạng “da beo”,
của
cuộc chiến. Người đọc có thể nhẩy vô bất cứ đoạn nào và lập tức toàn bộ
cuốn
sách phơi mở, mời gọi. Chất thơ của hồi tưởng, kỷ niệm, ở, ngay cả
những đoạn
tàn nhẫn nhất, khi viết về pháo bầy, bom trải thảm.
Tác
giả nhận diện đứa con
tinh thần của ông: “Đây chỉ là một sáng tác dựa trên cảm hứng, [được]
chỉ đạo
[bởi] của sự rối bời”.
Sartre,
đọc Âm Thanh và Cuồng
Nộ, của Faulkner, nói, đây là kỹ thuật của sự hỗn độn, và ông khẳng
định: Kỹ
thuật tiểu thuyết luôn qui chiếu về một siêu hình học của tiểu thuyết
gia. Với
Faulkner, một siêu hình học về thời gian.
Đọc
Nỗi Buồn, độc giả có thể
mường tượng ra trục thời gian của nó, của chuyện tình đẹp, nghẹn ngào,
đó là
chuyến tầu định mệnh, khi Kiên đi vào Nam chiến đấu, và Phương chạy
theo, rồi
“tai nạn” xẩy ra.
Và,
đây mới là ý nghĩa đích
thực, mang tính “uyên nguyên, bi đát” của cuốn truyện, của nỗi buồn:
“Kiên có
thể tha thứ cho cuộc chiến, nhưng không thể tha thứ cho cuộc tình”. Như
chúng
ta đã biết, truyện lúc đầu có tên “Thân phận tình yêu”. Cái tít này mới
đúng
với nó.
Và
còn đúng cho cả một miền
đất.
Toàn
truyện, mọi hồi tưởng,
về chiến tranh, lập tức kèm theo, một hồi tưởng về cuộc tình, về tai
nạn, về
nỗi đớn đau một lần để lỡ. “Chẳng còn đem nào như đêm nay đâu. Anh muốn
hiến
đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời
mình, sẽ
huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
Gấu
đọc Nỗi Buồn
Ui chao, đọc lại văn
của Gấu, không phải văn, mà là điểm sách, mới thấm lời độc giả của Gấu:
A. bảo chú Trụ dịch
và viết
thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi
cọ. Có
lẽ văn chương phải thế,
phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một điều gì đó
nhưng
không dạy đời.
Toi phuc anh kinh khung, ve
su doc, suc viet, su nhay ben va long tho mong.
*
Vậy mà có một độc giả 'ruột'
phán, Tin Văn đen thui, trừ những trang viết về BHD.
Cũng độc giả này, than, đọc
một câu thôi, có khi bần thần mấy ngày trời!
*
Trừ những trang về
BHD.
Ui chao, tuyệt!
Tuyệt!
Tks. NQT
Gấu
đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của BVVC
Nhà văn Miền Nam được Time
tiếp xúc, đề nghị, và đã nhận lời, trên nguyên tắc, theo Cao Bồi, là
nhà thơ
Thanh Tâm Tuyền.
Sau đó Gấu có hỏi
ông, và ông
gật đầu xác nhận chuyện này. NQT
*
Tôi không coi 'Nỗi
buồn chiến
tranh' là một sự đột khởi, đột biến của văn học Việt Nam
viết về chiến tranh, viết từ
thế nhìn của người chiến thắng. Bởi trước đó đã có 'Đất trắng'. Nhưng
đúng là
phải chờ Bảo Ninh thì văn học viết về cuộc chiến vừa qua ở Việt Nam
mới vượt
lên trên tầm 'thường'.
Khi
đến với bạn đọc lần đầu,
tác phẩm của Bảo Ninh phải ẩn thân dưới một cái danh khác: 'Thân phận
của tình
yêu.' Rõ là sến, vô nghĩa, rậm lời. Gọi tác phẩm bằng cái tên nguyên
thủy của
nó, mới có thể tiếp cận được với trường cảm xúc của tác giả. Ấy là tình
yêu,
tình bạn, tình đồng đội, tình người.
So
với các tác phẩm
có chung
một đề tài (chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh giải phóng, nội chiến vì
phân
biệt ý thức hệ), 'Nỗi buồn chiến tranh' rất mới về bút pháp. Sự chuyển
đổi thời
gian được mô tả thật nhuyễn, sự trôi chảy của ý thức đã được Bảo Ninh
theo dõi
không ngừng. Tuy nhiên, cái mới đó vẫn chưa thật là mới khi xét nó
trong phạm
vi tiến trình phát triển của văn học thế giới. Cái mới của một tác
phẩm, xét
đến cùng là ở cách 'nghiền ngẫm' hiện thực (chữ dùng của Lê Ngọc Trà).
Trong
nghĩa đó, đi vào đề tài chiến tranh, Bảo Ninh là nhà văn đầu tiên ở
Việt Nam
biết nghiền ngẫm, nói được những điều chưa từng ai nói.
LMH
*
Nếu
đã từng đọc 'Một thời để
yêu, một thời để chết' của Remarque, hẳn bạn sẽ bị ám ảnh rất lâu, có
thể là
mãi mãi bởi hình ảnh cuối cùng tác phẩm: Người du kích Liên xô ngay sau
lúc
được giải thoát đã nâng súng bắn hạ người lính Đức vừa giải thoát mình.
Một
cách có ý thức? Hay vô thức? Không biết! Chỉ biết là viên đạn đã ra
khỏi nòng
súng và thêm một con người gục xuống vào phút hấp hối của chiến tranh.
Còn lại
vĩnh viễn hy vọng không bao giờ thành thực của nhân vật chính. Còn lại
vĩnh
viễn một nỗi buồn: Nỗi buồn chiến tranh.
LMH
Cái cú bắn này, rõ ràng như
ban ngày: Anh du kích Liên Xô lúc nào cũng nghĩ xấu về tên lính Đức,
anh ta
không tin thằng khốn nạn thực sự tha mình. Nó chờ mình chạy, rồi bắn,
coi như
bia sống. Nhân thằng chả mải mê đọc thư nhà, là đòm một phát.
Cái cú này đúng là cú giải
phóng Miền Nam.
Anh Ngụy tưởng là chiến tranh xong rồi, Mỹ cút rồi, Ngụy nhào rồi, thế
là đòm
một phát, đi hết cả Miền Nam.
Gấu nghe nói, sau
khi hòa đàm Paris ký kết,
mấy anh VNCH chạy đến hôn mấy anh VC, khóc ròng [xin nhắc lại, mấy anh
VNCH, hình như có Vũ Văn Mẫu thì phải, khóc ròng], nước nhà độc lập
thống
nhất
rồi. Gấu bất giác nhớ ông cụ Gấu, nghe Cụ Hồ đọc diễn văn Ba Đình, chạy
về la
lớn: Nước nhà độc lập rồi, sau đó bị thằng học trò cho đi mò tôm.
Đó là kỷ niệm độc nhất của
Gấu về ông bố của mình, những ngày đầu Cách Mạng.
*
Chỉ biết là viên đạn đã ra
khỏi nòng
súng và thêm một con người gục xuống vào phút hấp hối của chiến tranh.
Ui chao, câu này, phải dành cho me-xừ Nhàn, giám đốc nhà xb Vàng Son,
số 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Gấu đã từng viết về ông. Ngay sau 30 Tháng Tư, hưởng ứng lời kêu gọi
của Tân Nhà Nước, tức Nhà Nước Cách Mạng, Nhà Nước Ăn Cướp, kéo cả gia
đình đi Kinh Tế Mới. Buổi sáng hôm đó, chàng tà tà vác cuốc đi làm rẫy,
mơ mộng đổi đời, không nghe tiếng anh du kích hô, đứng lại, thế là đòm
một phát.
Chàng. Đúng là chàng.
Đúng ra phải gọi là Romeo, như nickname mà đám nhân viên, tức Gấu,
Nguyễn Trọng Khôi, Nguyễn Mai đặt cho ông.
Juliette, cô bồ của ông, trước 30 Tháng Tư rông, kéo ông theo, ông lắc
đầu. Tôi chọn vợ tôi. [Nhại Camus: Tôi chọn Mẹ tôi]
Đài gương soi đến dấu bèo
Bài đọc thêm: Cái Lỗ
Hổng
Lèm
bèm về
dòng văn
học "Lạc Đường"
Không
phải "niềm vui lớn"
Nỗi
buồn Istanbul
Điêu
tàn ư, đâu chỉ Điêu tàn:
Tanpinar và Yahya Kemal trong những Xóm Nghèo Istanbul
Tanpinar và Yahya Kemal thường
sóng đôi, trong những chuyến tản bộ dài, ở những khu vực trơ trọi, xa
xôi, và nghèo
khổ của Istanbul.
Một lần, một mình trở lại những nơi chốn xưa, trong “bốn khu vực rộng
lớn và khốn
cùng giữa Kocamustafa và những bờ tường của thành phố”, trong thời kỳ
Đệ nhị
chiến, Tanpinar bồi hồi nhớ lại, những cuộc đi dạo sớm sủa đó đã hữu
ích cho ông
biết là chừng nào. Cũng là từ những khu vực nghèo khổ này mà Gautier
nhìn ra vẻ
sầu muộn, nỗi buồn tỏa xuống khắp thành phố vào thời gian 1853;
Tanpinar và
Yahya Kemal bắt đầu những chuyến dã ngoạn của họ vào “những năm tủi
nhục đình
chiến”.
Khi
hai ông nhà văn lớn lao của
Thổ bắt đầu những chuyến tản bộ đầu tiên của họ, bẩy mươi năm đã qua đi
kể từ
những cuộc viếng thăm của hai nhà văn Pháp là Nerval và Gautier, tác
phẩm của họ
cả hai ông nhà văn bản xứ đều ngưỡng mộ; vào thời gian đó, Đế quốc
Ottoman đang
từ từ mất dần những đất đai của nó ở vùng biển Balkan và Trung Đông,
ngày một
nhỏ đi, nhỏ đi, và sau cùng biến mất, những nguồn thâu nhập nuôi sống
Istanbul khô
kiệt dần; mặc dù làn sóng thường trực di dân Hồi giáo chạy trốn họa
diệt chủng
tại những nước tân cộng hòa Balkan, con số người chết do cuộc Đệ Nhất
Thế Chiến
lên tới hàng trăm ngàn người, thành thử, dân số cũng như của cái của
Istanbul cứ co
cụm lại. Cùng thời gian này, Ấu Châu và Tây phương giầu có thêm lên,
nhờ những
tiến bộ về kỹ thuật lớn lao. Khi Istanbul trở nên nghèo khổ hơn bao
giờ hết, nó
mất sự quan trọng trên thế giới, và chỉ còn là một nơi chốn xa xôi, oằn
xuống vì gánh nặng thất nghiệp. Khi còn là một đứa trẻ, tôi không hề có
được cảm
giác sống trong một thủ đô của thế giới, mà chỉ là tỉnh thành vùng nhà
quê, nghèo
đói.
|