*


Gấu có nhớ nhà không?

Plus heureux que moi, vous vous êtes résignés à notre poussière natale.
Hạnh phúc hơn ta, tụi mi đành ôm mớ bụi quê hương.
Vous avez, en outre , la faculté de supporter tous les régimes, y compris les plus rigides.
Ngoài ra, tụi mi có tài, chế độ nào cũng bợ đít được hết, ngay cả thứ khốn kiếp nhất.
Ciroran: Sur deux types de société [Về hai thứ xã hội]
trong Histoire et Utopie [Lịch sử và Không tưởng]
*
"Cái phần đẹp nhất của tôi, thì đã ở đó rồi: Thơ Của Tôi."
Joseph Brodsky
[Cái phần đẹp nhất của Gấu, thì đã ở đó rồi: Những Ngày Ở Sài Gòn].
*
"A real 'wasteland' is much more terrible than any imaginary one".
Czeslaw Milosz: A Treatise on Poetry
Một "hoang địa" thật, thì khủng khiếp hơn bất cứ một hoang địa tưởng tượng nào.
*
L’individu ne vit pas une tragédie en perdant sa culture d’origine à condition qu’il en acquière une autre; c’est d’avoir une langue qui est constitutuif de notre humanité, non d’avoir une telle langue.
[Tạm dịch: Cá nhân không sống bi kịch, khi mất văn hóa gốc, nếu có được một văn hóa khác. Có được một tiếng nói khác, để tiếp tục làm người]
Todorov: Kẻ Bán Xới [L’homme dépaysé]
*
Tzvetan Todorov gốc Bulgarie. Ông kể chuyện những ngày đầu bỏ chạy quê hương, qua Pháp: Tôi tìm đủ mọi cách để hội nhập tối đa. Chỉ nói tiếng Tây, tránh hết mọi bạn quí cũ, đồng hương, đồng bào, tôi có thể nhắm mắt, mà vẫn nhận ra đủ thứ mùi rượu vang, đủ thứ phó mát khác nhau, của Tây, tôi mê toàn Đầm… cuối cùng, có một thằng Bulgarie mất đi, và thêm một thằng Pháp, nhân loại thì vẫn vậy: il y aurait eu à là fin de l’opération, un Bulgare de moins et un Francais de plus. La solde aurait été nul, sans perte ni gain pour l’humanité….



"Si je t'oublie, Jerusalem"

Sài Gòn, Lần Đầu
Anh cu Gấu Bắc Kỳ di cư chẳng hề nhìn thấy cảnh tượng con người ta yêu nhau như thế nào, cho đến khi được một em bướm dậy cho.
Cái lần đầu tiên, nhìn ông bếp già, làm cho ông Tây Trẻ, “đi” một em bên ngoài hành lang, nơi căn nhà villa ở đường Nguyễn Du, trời tối đen, Gấu chẳng nhìn thấy gì, mà còn bị bà cô tát mấy cái nổ đom đóm mắt.
Gấu đã kể chuyện này, trong Hà Nội Của Gấu.
*
Mới đây, đọc blog của một em bướm người Anh, mở ra bằng cái câu, tôi mở hai cánh đùi ra, và rồi khép nó lại, nghề của tôi giản dị chỉ có thế, Gấu bồi hồi nhớ lại lần đầu được em bướm mắng bảo, sao ngu thế, phải làm như thế này này, và cùng lúc nhớ lại, hai nghi lễ thiêng liêng, một của dân da đỏ Mỹ Châu, và một của Khổng Học.
Nghi lễ thứ nhất, khi một đứa con trai da đỏ tới tuổi, bộ lạc đem nó đến giao cho một em bướm, dậy cách làm người lớn.
Với Khổng Học, là nghi lễ đội mũ.
Gấu này thiển nghĩ, hai nghi lễ đó đều quan trọng như nhau, và bổ túc cho nhau.
*
Đoạn mở ra Ba Người Khác, nói về bệnh tim la của thằng địa, cộng kỷ niệm những ngày ở Hà Nội, khiến Gấu viết ra được những dòng liên tưởng này: Cái thằng địa, anh bần cố, và có thể, cả nhà văn Tô Hoài, đều chẳng hề được chỉ cho biết, hai nghi lễ thiêng liêng trên.
Riêng về nhà văn Tô Hoài, chính cái câu đóng lại đoạn trên, khiến Gấu nhận ra sự thực.
"Thế nào mà anh ấy bị lây cái máu dê của thằng địa đến tận giờ. Cơm hội nghị có thịt bò thịt lợn, lại chắm chép, đâm rửng mỡ, lúc nào cũng cuồng lên, đâm hủ hoá lung tung. Ngồi trước mặt cô nào cũng hau háu mắt nhìn cái đũng quần. Anh ấy phải kiểm điểm mấy trận tơi bời đau đớn. Rồi bị thải hồi trả về cơ quan huyện. Cả mấy chị cũng phải đuổi về xã. Tôi không quan tâm đến họ, mà chỉ nghĩ: thì ra cái máu chó của thằng chó kia truyền sang cho anh ấy, gớm cái giống chó má chết tiệt"
Như thể, Tô Hoài đã tiên tri ra được cái sự biến thành bọ, sau khi rửng mỡ, vì hàng họ Miền Nam, nhưng ông đổ tội cho tên địa làm lây bệnh !
Đúng là cái giống chó má khốn kiếp, chết tiệt.
*

"Mười năm” là cuốn tiểu thuyết dầy 400 trang viết về làng Hạ gần Hà Nội vào thời kỳ (1936-1945. Cái làng nghề dệt lụa này đang vào thời kỳ suy sụp, khung cửi xếp xó, xóm làng xác xơ  gây nên thảm trạng “con đánh bố”, “trai gái sắp chết đói vẫn đòi ngủ với nhau”…Có áp bức là có đấu tranh, thế là đám thanh niên trong làng như  Lê, Lạp, Trung quên cả đói “chơi trò” trốn thuế, diễn kịch, lập hội Ái hữu, rải truyền đơn…và sau “Mười năm” trui rèn trong lửa cách mạng, Lạp và Trung đã trở thành “đảng viên cộng sản lãnh đạo quần chúng cướp chính quyền ở xã và phủ”, còn chị Hai Tâm, goá chồng, dâm đãng, bị một thằng đểu nó lừa…sau này cũng trở thành đảng viên cộng sản, có chân trong Đội Danh dự làm “công tác đặc biệt”. Vậy là mọi ngả đường  của phần lớn các nhân vật đều đi tới …vào Đảng cộng sản cả. Ca ngợi đến mức đó mà “Mười  năm” vừa mới ra lò đã bị Như Phong “choang cho một búa “ :” Phong trào cách mạng của ta trong thời kỳ ấy, nếu ai muốn tìm hiểu nó trong cuốn “Mười năm” thì sẽ luôn luôn gặp những hình ảnh rất lạ lùng, lờ mờ, nguệch ngoạc và có khi méo mó đến làm ta sửng sốt được…”.
“ cưỡi con dế mèn bay đi khắp thế gian…"

Tuyệt cú mèo! Như vậy là có thể Gấu này đọc chưa ra Tô Hoài!




Cái vụ NVT đụng độ học trò VC của ông, trên tờ Văn Học, của NMG cách đây 13 năm, và bây giờ trò khui ra, gọi là một vụ sỉ nhục, như vậy chắc cũng cùng thời gian Thầy chê học trò hụt của Thầy, là thằng cha Gấu này, chẳng hiểu hiện sinh là cái cóc khô gì hết. Chắc cùng loạt bài viết?

Quả có thế thật, nếu ‘hiểu’ là hiểu theo kiểu của NVT, khi viết về hiện sinh.
NVT là thầy, là giáo sư, khi ông đọc hiện sinh, là cũng theo nghĩa đó. Đọc, hiểu, và truyền bá điều ông hiểu tới những đệ tử của ông. Ông cố tóm gọn nó, rồi trình bầy nó, cho sinh viên. Đọc những bài trong Nhận Định của ông là thấy rõ. Có thể sự hiểu biết của ông sâu thẳm hơn, cứ giả dụ như vậy, nhưng sinh viên của ông chỉ cần như vậy. Quá nữa, họ không hiểu được.

Cách đọc của Gấu khác hẳn, và có lẽ cũng nên trình ra đây, chắc cũng có ích cho người trẻ tuổi, khi nhìn vào rừng sách, làm sao tìm ra cái cây mình cần.
Cứ đọc tưới, là thể nào cũng kiếm ra thầy của mình. Tuy nhiên, giá có người "mét" nước, đọc cuốn này, nếu mày muốn viết văn, đọc cuốn kia, nếu muốn làm thầy dậy văn, thì cũng được đấy chứ!
Cách đọc của Gấu, là để kiếm Thầy cho mình, của mình.
Bởi vì bạn không thể viết văn nếu không có Thầy.
Đây là một chân lý tối hậu của văn chương!
*
Cái sự đọc và hiểu, một cuốn sách, nó cũng liên quan tới mắt xanh mắt trắng nữa.
Có câu văn, chỉ một câu, chờ tri âm của nó, chứ chưa cần cả cuốn sách.

Cái tình cảnh xui khiến Gấu "dám" cầm cây viết, và ti toe viết, y chang anh chàng Roquentin, ở ngay đầu cuốn La Nausée, [đoạn khép lại những trang không ghi ngày tháng, và sau đó, Nhật Ký bắt đầu]. Lúc đó là 10.30  tối. Anh chàng đang trong cơn "khủng hoảng hiện sinh", và, thế rồi, ông ta đây rồi, anh chàng nghe tiếng chân ông Rouen bước lên cầu thang, cảm thấy an tâm, và tự hỏi, cớ làm sao mà lại sợ hãi một thế giới đều đặn như thế? Anh chàng cảm thấy khỏi bịnh, và bắt đầu viết La Nausée.

[Le voilà. Eh bien, quand je l'ai entendu monter l'escalier, ca m'a donné un petit coup au coeur, tant c'était rassurant: qu'y-a-t-il à craindre d'un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.]
*
Đây là một, trong một vài câu, mở ra "cõi văn chương" của Gấu.
Qu' y a- t- il à craindre d' un monde si régulier? Je crois que je suis guéri.
[Có gì mà sợ một thế giới bình thường như vậy? Tôi nghĩ là tôi đã khỏi bệnh].
Câu này nằm ngay ở một trong những trang đầu, "những trang không ngày tháng", mở ra nhật ký Roquentin, hay cuốn Buồn Nôn, của Sartre.
Nói đúng hơn, nó mở ra truyện ngắn đầu tay của Gấu: Những Con Dã Tràng.
Nhật ký Tin Văn
*
Bãi biển vắng. Trước mặt tôi, mấy đứa con trai đang chuyền banh. Bất chợt trái banh rớt gần chân tôi. Tôi đá trở lại, và cười gượng gạo cùng lũ trẻ. Tôi nín cười và bỏ đi. Nhiều tiếng cười đuổi theo sau lưng. Một người ăn mày ngồi trên bãi cát, chìa tay chờ đợi. Tôi cho tay vào túi quần. Những đồng tiền lẻ kêu nhè nhẹ trong túi. Tôi để yên tay trong túi quần, và bỏ đi. Một người Tây già nằm trên chiếc ghế vải. Tôi định tới gần châm điếu thuốc, nhưng ngần ngại. Điếu thuốc trên tay người Tây già chậm chạp vẽ những đường cong đều đặn, tay còn lại bỏ thõng xuống cát, buổi chiều sắp tàn, tất cả những cái đó gọi là sự ngần ngại của tôi. Những con dã tràng lăng quăng bò trên cát. Tôi đi theo một con. Khi con vật chui xuống một lỗ nhỏ, tôi dừng lại chờ. Tôi không hiểu tôi chờ gì. Tôi chờ con vật chui ra khỏi lỗ cát, hay chờ một gì đó sẽ xẩy ra. Tôi bỏ đi, chẳng còn gì nữa, buổi chiều hết rồi.
Về tới cổng, tôi gặp bà chủ nhà cùng cô con gái lớn. Bà mẹ tỏ vẻ hy vọng, tôi sẽ thích nơi này. Bà kể chuyện, có một đứa con trai trai chết vì bịnh lao phổi cách đây ít lâu (nó khoảng tuổi cậu, rất ham học, thật tội nghiệp). Người con gái lớn đứng im lặng, nhìn ra biển. Tôi bỗng nói, tôi không thể làm sống lại người đã chết, tóc xõa che lấp cả khuôn mặt, và hơn nữa, tôi không muốn ngồi vào chỗ của người khác, cúi xuống nhặt một viên sỏi, ném ra xa, cử chỉ lạnh lùng, người đàn bà (bà mẹ) ngạc nhiên nhìn tôi. Tôi nói thêm, tôi không thể xin lỗi bà ta, và thất thểu trở về phòng.
Những con dã tràng
Đúng cái giọng khật khừ của Roquentin trong thành phố Cảng, Le Havre! (1)
Còn Gấu, trong thành phố Nha Trang.
Chính vì thế, sau này đọc lại Gấu ngộ ra điều này, và viết: 

"Villa trông ra biển. Tường phía trước thấp...", truyện ngắn "Những con dã tràng", truyện đầu tay của tôi được viết ra từ cát, biển Nha Trang, nhưng thực ra là từ cái không khí "chết người" của Kẻ Xa Lạ, của Buồn Nôn: Tôi tự hỏi cớ sao lại sợ hãi một thế giới bình thường như vậy.." (Sartre. La Nausée).
Một Người Anh

(1) Bạn đọc chương chót Bếp Lửa, khi Tâm ra Cảng Hải Phòng, thăm bạn, thì bạn đã đi rồi, cũng y chang Roquentin, trong Buồn Nôn.
TTT, Thạch Chương, trong Sáng Tạo, đều chê thái độ “à uôm”, chữ của Thạch Chương, “đứng ở lưng chừng trời” [TTT], lo làm Kẻ Trung Thực, Le Juste, của Camus.
Cả hai, lúc đó, thời kỳ Sáng Tạo, còn tin vào chính nghĩa Chống Cộng của Miền Nam?

Sự chọn lựa, hoặc Camus hoặc Sartre, ảnh hưởng tới rất nhiều nhà văn thời kỳ này, trên toàn thế giới. Llosa chọn Sartre, Grass chọn Camus, thí dụ.
Gấu thích Camus hơn Sartre, vào lúc hai ông TTT, và TC chê!
Và luôn cả bây giờ!
NQT

Note: V/v những bài viết của TTT, TC xin đọc talawas.
*
NVT làm sao đọc La Nausée, giống như cách Gấu đọc nó?
Ông đọc để đi dậy học. Gấu, để mong khỏi bịnh. Khác nhau.


Tưởng niệm Xuân Sách

Dinner Party Test
Thử nghiệm tại bàn ăn
*

Đúng ra, có lẽ phải gọi là cuộc Hoa Sơn luận kiếm giữa Đông và Tây.
Một thứ "Hội Nuận", Summit, ở thượng đỉnh!

Zinovy Zinik là một nhà văn Nga. Ông là tác giả một tập chuyện hài, comic stories và những phác họa về cuộc sống ở bên ngoài nước Nga, At Home Abroad, xuất đầu năm nay, 2008, bởi Tri Kvadrata, Moscow.
Bài viết, nhan đề như trên, đăng trên TLS, số đề ngày 30 Tháng Năm 2008, chủ yếu là về cuộc họp thượng đỉnh, cách đây hai chục năm, do cơ quan Wheatland Foundation tổ chức, tại Lisbon. Và đó là lần đầu tiên những nhà văn Xô Viết chính thức được Nhà nước cho phép gặp những nhà văn Tây Phương.

Zinik viết về cuộc đụng độ giữa ông và Salman Rushdie, nhân một bài viết của ông, bùng ra tại bàn hội nuận.
Cuộc hội nuận gồm đủ các danh tài, nào Rushdie, Brodsky, Tolstaya, Derek Walcott [thi sĩ Nobel văn chương]...
Ui chao, vậy mà giờ Gấu mới biết đến…  Hội Nuận này!
*
Cái gì làm đám trí thức Tây phương mết Liên Xô đến như thế, ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của nó?
Có một thời kỳ tôi (Zinik) tính viết về đề tài này, và coi đám mết Nga [và mết VC, tất nhiên], như là những thằng khờ được việc, “useful idiots”, trước khi ngộ ra là: Đây là ước mong quyền lực.

Tại nước Nga của Stalin, bạn có thể bị đầy đi Siberia, hay bị hành quyết, khi có một lập trường sai, nhưng, vấn đề, thế giá của nhà thơ, như là một cao nhân [superior being], kẻ tán chuyện tào lao với Nga Hoàng, [và như thế, cũng có quyền lực chính trị thực sự], thì chưa được đặt ra.
Quyền lực của Xô Viết, như là một hiện tượng ý thức hệ, sẽ không thể nào suy nghĩ được, tư duy được, nếu thiếu những nhà văn nhà thơ, là những người giải thích nó cho đám đông. Đám trí thức Tây Phương, khi mết Liên Xô, là do cái sự thèm thuồng con nít này, một cách ý thức, hay vô thức. Sự thèm muốn này thường bị lẫn lộn với sự say mê xứ sở rộng lớn, tâm linh sâu thẳm.
Cái tính đồ con nít, và cùng lúc, cái tính xì níc, khốn kiếp, mết quyền lực nhà nước, cái chủ nghĩa man rợ làm tà lọt cho nhà nước, tuy nhiên, không có nghĩa, nhà văn phải chạy trốn quyền lực. Zinik viết tiếp.
"Văn chương không phản ảnh đời sống, và đời sống không theo những câu phán của thằng cha Gấu - của văn chương, Gấu xin lỗi, viết lộn - [life does not follow the dictates of literature]. Văn chương là một phần của đời sống, nó một đời quá, đời dư, đời ngoại, an extra life, trong đó, tác giả trị vì như một vị hoàng đế có đầy đủ quyền uy, [chữ của TTT, ngay đầu tập thơ Tôi không còn cô độc], the author rules as an autocrat.
Với tiểu thuyết gia, những tư tưởng của những nhân vật của ông thì cũng thực như là cây, là tiền bạc, hay nhà cầm quyền. Nhưng, không như những thứ này, ở điều này: những từ ngữ của tiểu thuyết gia, là liên quan tới ước muốn riêng, chủ đích riêng của người đó: Chúng hiện hữu, chúng có một phần đời riêng, tách ra khỏi tác giả, chỉ khi nào chúng được nghe, được đọc, bị tố cáo, phản ứng. Càng nhiều người nghe, chúng càng trở nên sống động. Nhà văn chiến đấu để giành cái đó - giành giật công chúng - không phải để có được một sự kính nể riêng cho mình, có tính vị kỷ, (seft-interest), nhưng mà cho nghĩa cả, cho cái tốt hơn, lớn lao hơn, for the greater good, của những từ ngữ của người đó.
*

Tôi về với bến sông xưa,
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò.
Nhìn theo ngọn khói vu vơ,
Nhớ thương thì có, đợi chờ thì không.

Mà chưa gọi đò?

Liệu, tiếng gọi đò chưa gọi này có liên can đến “giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò”, của một thi sĩ khác [Ai nhỉ? Trần Tế Xương? NQT] (1)
Và liệu, đây là thứ thanh âm, sound, mà Brodsky nhắc tới, khi vinh danh Akhmatova:
Akhmatova was a very concrete poet, but the more concrete the image the more temporary it would become because of the accompanying meter. No poem is ever written for its story-line sake only, like no life is lived for the sake of an obituary. What is called the music of a poem is essentially restructured in such a way that it brings this poem's content into a linguistically inevitable, memorable focus.
Sound, in other words, is the seat of Time in the poem, a background against which its content acquires a stereoscopic quality.
*
No poem is ever written for its story-line sake only, like no life is lived for the sake of an obituary.
Tuyệt!

(1) Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai
Ðêm nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò..”
Trần Tế Xương
Nguồn

Với Xuân Sách