Quê hương tưởng tượng

Một bức hình cũ, lồng trong một cái khung rẻ tiền treo trên tường trong phòng tôi làm việc. Bức hình, chụp năm 1946, một căn nhà khi đó tôi chưa ra đời. Căn nhà trông hơi kỳ kỳ - một căn nhà hai từng, mái ngói.
"Quá khứ là một xứ sở xa lạ,”, câu văn mở ra tác phẩm của L.H. Hartley, Thiên sứ, “ở đây người ta sống khác, làm những chuyện cũng khác”.

Nhưng bức hình bảo tôi, hãy lật ngược lại vấn đề.
Nó nhắc nhở tôi rằng, chính cái hiện tại của tôi mới là một xứ sở xa lạ, và cái quá khứ thì ở trong tôi, cho dù là một "trong tôi" đã mất, trong một thành phố đã mất, trong chập chùng sương khói của một thời gian đã mất.
[Mais la photo me dit de renverser cette idée; elle me rappelle que c’est mon présent qui est un pays étranger et que le passé est chez moi, même s’il s’agit d’un chez-moi perdu, dans une ville perdue dans les brumes du temps perdu].
Salman Rushdie


Rừng Tràm
Thảo Trường

Trân trọng giới thiệu
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải


Dọn

Đánh thức hy vọng
Lê Quỳnh chứng kiến nước Mỹ bị diễn văn của Obama chinh phục.
BBC
*
Cái tít có lẽ nên viết như vầy:
LQ, đặc phái viên BBC tại Washington D.C. chứng kiến cảnh tượng tân tổng thống chinh phục dân chúng Mỹ qua bài diễn văn nhậm chức của ông.
Tuy nhiên dùng động từ ‘chinh phục’ ở đây, quá “nguy hiểm”, vì nó rất dễ bị hiểu lầm.
Lại thêm cách dùng thì ở "bị động cách", lại càng thêm nguy hiểm.
*
Mít ta ít khi dùng “bị động cách”, passive voice.
Bị mới chẳng bị.
Được mới chẳng được. Được đóng thuế. Được vô chiến trường Miền Nam. Được Tổ Quốc Nhớ Ơn.
Toàn là "được" không hà!
Viết một cái tít không nên thân.
Bữa trước thì viết sai chính tả. "Giấu" viết sai là "dấu".
Bữa trước nữa, “Quần đảo Ngục Tù” thì “bị” dịch là "Bán Đảo Ngục Tù".
Chán quá! NQT
*
Khi Clinton đến thăm Việt Nam, báo chí Mẽo viết, tông tông Huê Kỳ 'chinh phục' nước ta, thí dụ, ấy là vì họ muốn nói, chỉ bằng thiện tâm của một ngưòi mà chiến thắng lòng thù hận của muôn người.
Hay khi tay gì gì đó, người Mẽo, giáo sư sử học Harvard, trên Tin Văn đã từng giới thiệu,(1), viết một cuốn sách, tố toàn thể dân Đức đều là đồ tể tự nguyện của Hitler, và khi ông này đi tua bán sách của mình tại Đức, đăng đàn diễn thuyết, dân Đức kéo đến chật rạp, thì báo chí Đức viết, me-xừ này đã 'chinh phục' nước Đức.
Còn me-xừ Obama, dân Mẽo, làm sao lại 'chinh phục' nước Mẽo?
Thấy người ta dùng chinh phục, cũng chinh phục!
Thảo nào, ăn cướp [chinh phục] thì nói là giải phóng!
(1)
Địa ngục đã làm việc ra sao. Trong cuốn "Những Đao Phủ Tự Nguyện của Hitler: Những con người Đức bình thường và Lò Thiêu Người" (nhà xb Knopf, 622 trang, 1996), Daniel Jonah Goldhagen đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ về bản chất chủ nghĩa bài Do thái. Ông nghiên cứu cách phát triển của thế kỷ 19, theo đó, đã cung ứng một xã hội đấy ứ hận thù Do thái, sẵn sàng, tự nguyện để được động viên vào bất cứ biện pháp, hành động nào chống lại Do thái, và hỗ trợ trò giết người hàng loạt sau đó. Ông tin tưởng, trái với quan niệm thông thường, vẫn được chấp nhận, theo đó, đại bộ phận những người Đức bình thường đã "bất bình" với chủ trương bài Do thái của Nazi, nếu họ phải tham gia là vì quá sợ hãi, do sức ép của xã hội, một sự vâng lời thái quá...
Không phải như vậy. Đa số đã chia sẻ trò giết người với Hitler, tự nguyện tham gia làm đao phủ. Việc cần thiết phải huỷ diệt Do thái là rõ ràng, đối với tất cả, tiếp theo quan niệm Do thái là kẻ xâm lăng, ngoại lai, đối với cơ cấu xã hội Đức.
Khi cuốn sách được xuất bản tại Hoa Kỳ, nó đã gây một phản ứng thù nghịch rất dữ dội tại Đức, trong cả hai giới truyền thông và sử học. Trớ trêu là, khi những bản dịch Đức ngữ đầu tiên xuất hiện, tháng Tám 1996, tất cả được bán sạch, vài tuần sau, 130 ngàn ấn bản được tung ra. Tháng Chín, 1996, khi tác giả xuất hiện tại Đức, chuyến đi "chào hàng" của ông đã là một "succès fou": Goldhagen đã chinh phục Đức quốc! Trong vòng 10 ngày, giở bất cứ một tờ báo, mở bất cứ một chương trình TV là đều thấy bộ mặt bảnh trai của nhà khoa học chính trị trẻ tuổi của Harvard ("Ông ta trông giống như Tom Hanks"). Buổi thảo luận về cuốn sách, lần đầu được tổ chức tại Hamburg, con số tham dự là 600 người. Lần chót tại Munich, 2500 vé, 10 Đức mã một, bán sạch. Công chúng Đức đến để nghe chính điều tác giả nói, trong 600 trang nguyên bản, 700 trang dịch bản, tóm tắt là: Lò Thiêu Người chỉ xẩy ra tại Đức, nhập thân vào chế độ Đệ Tam Reich, bởi vì đó là cách các người đã là (you were the way you were). Các người làm điều đó, chỉ các người thôi, bởi vì các người là một trong những quốc gia bị vò xé bởi lòng thù hận, phải huỷ diệt Do thái, và đều là đồng lõa, một khi thời gian chin mùi.
Đây là một người
*
Tởm nhất là thứ ngôn ngữ đổi trắng thay đen nhằm đánh bóng chế độ. Thầy giáo đè con nít ra hãm ngay ở lớp học, vậy mà trắng trợn viết là Thầy giáo 'yêu' học sinh ngay tại trường. Hay Lĩnh án vì 'âu yếm' với trẻ 12 tuổi.
Viết như thế, chẳng khác xúi những thằng mặt người dạ thú khác bắt chước.


Buồn Nôn, La Nausée

Hữu Thể và Hư Vô
Tout existant nait sans raison, se prolonge par faiblesse et meurt par rencontre. Sartre: La Nausée
Mọi hiện hữu đều vô lý, kéo dài do yếu đuối, chết do tình cờ.
Hay: Cái sống nào mà chẳng cứ thế lòi ra chẳng cần lý do, cứ thế lòng thòng do chết nhát, và chết đứ đừ, do ngẫu nhiên
Sartre: Buồn Nôn.
*
Tout existant nait sans raison, se prolonge par faiblesse et meurt par rencontre.
Đó là câu văn 'định nghĩa' Buồn Nôn, có thể nói như vậy.
Simone de Beauvoir kể, trong La Force de l'âge, sau khi cuốn La légende de la vérité của Sartre bị nhà xb vứt vô thùng rác, ông bèn tính viết, vào Mùa Thu năm 1931, một tác phẩm mới mà ông đặt tên tạm cho nó là "factum sur la contingence'.
factum, gốc gác của của nó, từ 'pamphlet' [bài văn đả kích], của thế kỷ thứ 18, và là quá khứ phân từ của động từ tiếng La Tinh, facere (faire: làm), được Nizan và Sartre, và Rabelais, trước đó, sử dụng để gọi một bản văn mà thể loại của nó chưa được xác định, và nội dung còn phải bàn cãi. Trong bản thảo đầu tiên, nó rất giống cuốn bị nhà xb chê: Lèm bèm, une longue et abstraite méditation, về ngẫu nhiên, tình cờ. Và bà bèn đề nghị Sartre hãy thêm vô tí mùi mẫn, tí nghẹt thở, suspense, thì mới ăn khách, và Sartre bèn gật đầu  [J’insistai pour que Sartre donnât à la découverte de Roquantin (sic) une dimension romanesque… FA p.124]. Đây là “chiến dịch thứ nhất”.
Bản thảo đầu hì hục mất hai năm.
Nhưng sau đó, Sartre khám phá ra Husserl, và chính sự khám phá ra hiện tượng học đã để một dấu ấn nặng nề lên Buồn Nôn, lên cái gọi là ‘ngẫu nhiên’. Đây là ‘chiến dịch thứ nhì’.
Thời gian 1933-1934, Sartre từ giã trường trung học ở Havre, qua Học viện Pháp ở Berlin, và tại đây, ông đọc Ideen, một tác phẩm quan trọng của Husserl, xb tại Fribourg, năm 1913, và chỉ được dịch ra tiếng Tây vào năm 1950. Thế là buổi sáng đọc Husserl, ghi chú, viết, sau đó lòi ra cuốn La Transcendance de l’ego; buổi chiều dành cho “factum’.
Chiến dịch thứ ba, vào năm 1935, kéo dài 1 năm, và đưa đến hoàn thành bản thảo. Cái tít thay đổi, ‘Factum sur la contingence’ sửa thành “Nỗi buồn”, “Melancholia”. Trong chiến dịch thứ ba, có Olga, nữ đệ tử của de Beauvoir, và là người Sartre chết mê chết mệt, tham dự.
Và thời gian thứ tư [chiến dịch thứ tư] của sự phát triển một cuốn sách thường là của sự bi quan, chối từ, phủ định, le quatrième temps de l’élaboration du livre est négatif: c’est celui de l‘autocensure, theo như nhận định của Michel Contat và Michel Rybalka. Thời gian này, kéo dài hai năm, từ 1936 tới 1938. Sau đó, Nizan trịnh trọng mang bản thảo tới trình Gallimard. Bị từ chối. Sartre đau quá, sụm luôn!
*
Phong thần bảng

Anh Môn
Hà Nội là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền

Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao, có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông. Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
"Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].
Fowles viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.
Đúng là ao ước về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ!
Tuy nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn“Anh Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986.
*
Le Dur Désir De Durer: Ao ước cương cứng được trường tồn.
Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.
Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].
Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm.
Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.
Chị cho biết, thời gian trước khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo nhau ra quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà Nội lần nào, chị nói chưa.
Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến…
Chuyện như thế này:
Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi luôn cùng với anh.
Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh…
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.
Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội.
*
Frédéric Beigbeder viết: Có thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu Stendhal; Alain-Fournier sáng tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de foudre unilatéral). Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu thì đẹp, nhưng trường kỳ được yêu, là không thể chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy, một người đau khổ, và một người buồn bực. Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ, nghĩa là kẻ đi tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều thật là ác nghiệt, rằng, những kẻ đẻ ra chúng tôi, phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng Nhỏ của Xanh-Tếch, Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi… Alain-Fournier, trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng Chín năm 1914.
Fowles đọc Anh Môn hồi còn trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình, theo ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc bùa chú của một cuốn sách mà bạn đọc vào lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho dù bạn cay đắng khắc nghiệt hơn, trong cách đọc của mình, nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu tuyệt vời đó. Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa chú, bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say mê, bạn ngạc nhiên về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ sao…
Con gái thấy chó đái cũng cười: Vấn đề trên thực sự không liên quan tới văn chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người [còn] ngạc nhiên vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà văn đếch cần văn chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao ước có nghĩa là ao ước một vì sao đã mất, điều mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát giác cay đắng nhất của tuổi trẻ. Cái cô con gái nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm sông, cảm thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng hồng chảy từ trong mình xuống hai bên đùi, biết rằng mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều, về sự mất mát do thời gian trôi qua đi và không hề trở lại, rằng không thể tắm hai lần trong một dòng sông… Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng ta chẳng thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng nước mắt là bản chất của mọi chuyện ở trên đời, “buồn hay vui đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn Những Dòng Sông [Thảo Trần]…. Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng ta nhận ra rằng cái nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm ở ngay trái tim của phận người: thoả mãn ao ước là cái chết của nó [… that the satisfaction of the desire is also the death of the desire].
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!


The other voice: Một tiếng nói khác
Bài viết mà có thể gọi là ‘essay’ đầu tiên của Gấu, là về Sartre, về hiện sinh, “Thế nào là văn chương dấn thân?”, đăng trên tờ Nghệ Thuật. Mới đây, qua Cali, gặp anh Trần Văn Nam, anh nhắc tới bài viết, còn nhắc tới trang báo Nghệ Thuật đăng bài viết nó ra làm sao!
Một độc giả khác nữa, là Thạch Chương, tức Cung Tiến. Ngay lần gặp đầu tiên, từ hồi còn Quán Chùa, anh đưa ra nhận xét, "cách viết, cách sử dụng tiếng Việt của anh khác của tôi. Cách viết của tôi có tính mô phạm, trường lớp, còn của anh là thứ tiếng Việt thật bình dị, không có vẻ lên lớp". Ý của anh là như vậy, nhưng lâu quá, không nhớ đúng y chang câu của anh.

Nhưng về 'không có vẻ lên lớp’, thì một độc giả khác nhận xét về Gấu thú hơn nhiều:
V. bảo chú Trụ dịch và viết thật lạ lùng, tràn đầy tình, ngay cả trong một thể loại đầy tính cãi cọ. Có lẽ văn chương phải thế, phải giống như một lời đi tìm tri kỷ, phải dạy người ta một diều gì đó nhưng không dạy đời.
*
Tiếng Việt, do văn phạm ‘lỏng lẻo’, do một từ có thể dùng thay nhiều cách, khi thì là động từ, danh từ, trạng từ… vẫn chỉ một chữ đó, trong khi tiếng Pháp, tiếng Anh, thí dụ, nhìn một cái, là đã biết nó là tiếng gì rồi. Mỗi từ là có cả một lô họ hàng của chúng.
Tình cờ đọc bài viết của Paz, có nhắc tới Satre, và văn chương dấn thân, post ra đây, trình độc giả Tin Văn


Phi lý của Camus ở đâu mà ra?
Ngoài phát giác về phi lý ở nơi Camus, cha tôi còn sững sờ vì một Camus huyền thoại văn học, và càng sững sờ hơn khi nghe tin ông chết vì tai nạn xe hơi, và đành coi đây là ‘phi lý’.
Như mọi người, cha tôi nhìn ra hào quang của tuổi trẻ ở nơi văn xuôi của Camus. Tôi cũng cảm thấy điều này, mặc dù bây giờ câu văn phản ảnh nhiều về thời đại, và cái nhìn ra thế giới bên ngoài của tác giả, so với trước đó. Khi tôi đọc tác phẩm của ông, có vẻ như đối với tôi, Âu Châu ở trong những cuốn sách của Camus vẫn là một nơi chốn trẻ, và mọi chuyện vẫn có thể xẩy ra. Như thể những nền văn hóa của nó chưa rạn nứt, như thể nhìn ngắm thế giới vật chất bạn vẫn có thể lọc ra yếu tính của nó. Có thể điều này phản ảnh không khí lạc quan thời hậu chiến, khi nước Pháp chiến thắng tái khẳng định vai trò trung tâm của nó trong văn hóa thế giới và đặc biệt là trong văn chương. Đối với giới trí thức từ các phần khác trên thế giới, nước Pháp hậu chiến là một lý tưởng bất khả, an impossible ideal, không hẳn chỉ vì văn chương, mà còn do lịch sử của nó. Bây giờ, chúng ta nhìn ra thật rõ ràng, chính là tính ưu việt về văn hóa của nước Pháp đã đem đến cho chủ nghĩa hiện sinh và triết học của sự phi lý một thế giá bảnh bao như vậy ở trong nền văn hóa văn học, the literary culture, của thập niên 1950, không chỉ ở Âu Châu mà còn ở Mỹ, và những xứ sở không phải Tây phương.
Chính là từ một thứ lạc quan thời trẻ tuổi [của bất cứ ai trong chúng ta], đã khiến Camus tạo ra cú làm thịt anh chàng Ả Rập, và coi vụ “giết người không suy tư” này, the thoughtless murder, là một vấn đề mang tính triết học hơn là thực dân thuộc địa.

Pamuk: Albert Camus

Kẻ Xa Lạ

Tông tông Pháp hết lời nâng bi Camus


Những con thú ăn mồi sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả The Mosquito Coast, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một bữa khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này, thay vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới, một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo].
Sự trả thù của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
Llosa, tác giả bài viết The Predators mà Gấu đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, Sir Vidia’s Shadow: A Friendship  across Five Continents [Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa]. Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!
Theroux, đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.
Những bài học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào, để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.
Đương nhiên là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó chưa có net, và, như trường hợp hồi ký NDM, không có một thằng phải gió nào, không hiểu sao vớ được, và hê ầm lên. Gấu này nghi, chính me-xừ NDM cố tình làm ra như vậy! Bởi vì một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên, thí dụ, tả cảnh NDT run như cầy sấy trước TH, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?
Cũng thế, với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô phỏng chăng, khi phán về NDT?] Có khi ông nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế!  Khi được hỏi về giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên, chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên, khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]
Naipaul chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái tên thời còn thực dân.
Llosa thú nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết, bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì], bạn vô tình đọc phải, là không thể nào rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện, tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.


yet from those flames
No light but rather darkness visible."
[Tuy nhiên từ những ngọn lửa đó, không phải ánh sáng, mà là bóng đen, hiển hiện]

Milton, Paradis perdu (I, 62)
Catherine Pappo-Musard dịch, ghi chú và viết tựa Trái Tim Của Bóng Đen, bản song ngữ.
L'expérience congolaise a fait de lui un homme pour qui désormais les ténèbres sont toujours visibles: les ténèbres, c'est-à-dire le passé dans le présent, le primitif dans le civilisé, le mensonge dans la vérité, la corruption dans l'idéal, et la mort dans la vie.
Kinh nghiệm Congo biến ông thành một người bóng đen luôn hiển hiện: Bóng đen, đó là quá khứ trong hiện tại, sơ khai man rợ trong văn minh có học, dối trá trong sự thực, hư ruỗng trong lý tưởng, cái chết trong sự sống.
Giữa lòng đen

Xa Miền Bắc hơn nửa thế kỷ, khi trở về, Gấu canh cánh trong lòng một điều, giả như Gấu này không bỏ chạy vào Nam năm 1954, thì cái thằng Gấu ở lại, nó sẽ như thế nào.
Du danger de la prophétie
Thế giới mang họa vì lời tiên tri của tay này.

Mít mang họa vì lời tiên tri của Bác: Thắng trận này, sẽ xây nhà Mít bảnh bằng 10, bằng 100 trước đó!


Có mấy Trần Đăng Khoa? (1)
Chân dung Trần Đăng Khoa
TTD
TDK by NQT
Lê Lựu đại náo Huê Kỳ
Tố Hữu: Phịa như thiệt

"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó" (3). Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Note: Gấu phán về trận đánh DBP bảnh hơn VC nhiều!

Văn chương sám hối?
Cái độc, cái ác trong văn chương.

Chân Dung Nhà Văn & Lời Bàn: Gấu, Nhà Văn
Thư Nhà
Nơi người chết mỉm cười


Hiếp dâm tiếng Việt

Ngay cả những tiếng nói thật bình thường, những danh từ xưng hô như Bác, Cháu, Anh Hai, Anh Ba.... nhiều khi người được gọi nghe thấy gai trên mấy đầu ngón tay...


Salman Rushdie

Những đứa con giờ Tý


St-Ex: Yêu không phải là nhìn nhau, mà là cùng nhìn về một hướng.


Phi Châu Truyền Kỳ
Du lịch với Herodotus [TLS Review] 

Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn