|
Back to Sorento
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
Đỗ Kh.
Được, được!
[Thuổng Mai Thảo]
Note: V/v Mai Thảo. Sự thực, Gấu không mặn với MT, cả văn lẫn người. Có
lần, ngồi với ông anh tại Quán Chùa, chỉ có hai anh em, Gấu nói ra điều
này, ông anh, không hiểu sao, lại đưa ra nhận xét, MT, tuy sống độc
thân, nhưng không chướng như những người khác. Về cái chướng của dân
độc thân, thì nhiều lắm. Bạn vô nhà chơi, kéo cái ghế ngồi ra khỏi cái
vị trí thường lệ của nó, thì cũng không được. Lập tức, chủ nhà đẩy cái
ghế về vị trí cũ. Đại khái thế. Cái sự không ưa nhau, có lẽ là do cái
đọc khác nhau. Mỗi lần gặp,
ông như giao hẹn, cấm nói chuyện văn chương. Thế đấy. Thành thử, sau
này, Gấu nghe mấy ông, mấy bà đã từng được MT khen, Gấu vẫn buồn cười,
tự hỏi, tại sao chẳng bao giờ MT khen đàn em Gấu nhỉ?
Có một lần, cũng ngay những ngày mới gặp MT, khi còn tờ Nghệ Thuật, nơi
đăng truyện dài Viên Đạn Đồng Chữ Nổi, và khi xb thành sách, ông ký
tặng Sơ Dạ Hương, khi Gấu ghé tòa soạn, và hỏi, lấy ở đâu ra cái biệt
hiệu quái chiêu này. Gấu vờ, vì chẳng lẽ khoe với ông, BHD của Gấu?
Sơ Dạ Hương. Hương là Lan Hương, tên ngoài đời của BHD.
*
Sơ Dạ Hương, tại sao?
Một cái tên mượn từ Lâu Đài Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch.
Trong đó
chỉ có một từ, là thực.
NQT (1)
Note:
Nhân nói chuyện LKP, coi hình ảnh đám đệ tử đến chúc Tết ông Trùm, "Đại
gia Gatsby", Gấu
lại nhớ đến phim Bố Già. Và cảnh đám cưới con gái Bố Già Corleone
nickname LKP.
Ui chao, chỉ còn thiếu xen hôn tay Bố
Già, và xen Bố Giá bị làm thịt hụt ở Chợ Đồng Xuân khi đi mua sắm Noel!

Hòn Đá Kiên Nhẫn
syngué
sabour [s..ge sabur]
n.f. (du perse syngue « pierre
», et sabour « patiente»). Pierre
de patience. Dans la mythologie perse, il s'agit d'une pierre magique
que l'on
pose devant soi pour déverser sur elle ses malheurs, ses souffrances,
ses
douleurs, ses misères ... On lui confie tout ce que l'on n'ose pas
révéler aux
autres ... Et la pierre écoute, absorbe comme une éponge tous les mots,
tous
les secrets jusqu'à ce qu'un beau jour elle éclate ... Et ce jour-là on
est
délivré.
Hòn đá kiên nhẫn, hòn đá thần, mỗi lần đau
quá, nhân loại bèn chạy đến để “vãi lệ”, như định nghĩa trên đây, Gấu
có tới... hai cục, một BHD, một Cô Bạn, he he!
*
Đọc Cục đá kiên nhẫn, TLS chỉ
ra, nó từ kịch. Đúng như thế. [Tác giả của nó, còn nổi tiếng như là một
nhà điện ảnh]. Và được viết bằng một thứ văn Tây thật giản dị.
Không khí kịch của nó làm độc giả Mít, Miền Nam
trước 1975, nhớ tới kịch Ba Chị
Em của TTT. Trong Ba Chị Em,
mỗi nhân vật bước ra sân khấu, là lảm nhảm mình nói
mình nghe, về mình, và tình cảm của mình, với bà mẹ vắng mặt, đã mất,
mà, như Gấu
còn nhớ được, cũng không được đàng hoàng cho lắm, hết me Tầu, Me Tây
lại Me Mẽo,
chắc thế. Ở trong Hòn Đá Kiên Nhẫn,
nhân vật câm nín, ngược lại, là một người đàn
ông, người chồng, và người vợ trút hết hết lên thân xác bất động đó,
nỗi đau thương
của mình. Ở trong Ba Chị Em, hình ảnh kết thúc, là cả ba chị em cùng
hiện diện,
trong lúc căn nhà bốc cháy, và một trong ba cô con gái la lên, tôi
không muốn
chết theo mẹ, tôi muốn sống hạnh phúc, khác mẹ, sống đau khổ. Chị Em Hải
của NDT, được viết ra từ ‘tôi muốn sống hạnh phúc’ đó, theo Gấu.
Có vẻ
như hầu hết những tác phẩm
nổi cộm của NDT, là từ TTT mà ra. Áo
Mơ Phai, là Bếp Lửa
viết khác đi,
hay đúng
ra, viết ở dạng thấp hơn, chỉ như là một hồi nhớ Hà Nội, Chị Em Hải, từ
Ba Chị Em.
Có một nối kết giữa ba nhà văn di cư, là TTT, DNM, và NDT, như Gấu đã
viết, trong
bài viết về DNM:
...
Nguyễn Đình Toàn, lại một Thanh Tâm Tuyền khác nữa, một bên là mặt
trời, một
bên là bóng đêm, chúng bổ túc cho nhau. Dẫn chứng quá nhiều: Chị Em Hải
(Nguyễn
Đình Toàn) là một dị bản của kịch Ba
Chị Em (Thanh Tâm Tuyền). Đêm
Lãng Quên,
truyện ngắn được Võ Phiến tuyển chọn ở hải ngoại, khi viết về những tác
giả
Miền Nam, thoát thai từ một truyện ngắn của Thanh Tâm Tuyền, tôi không
còn nhớ
tên, viết về ông già gác dan, (gác ga-ra?) (1) cho cặp nhân tình tạm
trú, cuối cùng
bị gã con trai nện cho sặc máu mũi, gục xuống một đống... Trước khi bỏ
đi, gã
thét cô bồ: lột cái xú-chiêng ra, ném lên mặt khứa lão! Mùi vị đàn bà,
cuộc
tình hối hả... làm ông lão tỉnh dậy, thấy mình đang ở Thiên Đàng, hay
phía bên
kia Địa Ngục (Chiến Tranh)... Hãy so sánh với Đêm Lãng Quên, về một già muốn
làm con ong hút nhị từ cô gái.... Chất hung bạo trong thơ Thanh Tâm
Tuyền tràn
lan ra văn. Ở Nguyễn Đình Toàn, lại là sự tắt nghẹn, hết hơi, của những
bóng
dáng đàn bà, không còn đủ hơi sức, để kéo lê, thân xác của chính họ:
Cái Chết,
Cái Sống đều thoi thóp như nhau. Bóng dáng của Thần Chết, của Chiến
Tranh lảng
vảng ở trước, hoặc sau đời sống: nó vắng mặt, như một từ chối quyết
liệt, bởi
những con người đứng bên lề...
Dương Nghiễm Mậu..
(1) Tên truyện ngắn là Người Gác Cổng, in trong tập truyện Dọc Đường,
theo như chú thích của talawas:
Truyện
ngắn “Người gác cổng” tạm thời chưa được đưa vào tập, vì cuốn sách mà
chúng tôi sử dụng để thực hiện bản điện tử bị thiếu nhiều trang, rơi
vào truyện ngắn này. Rất mong được sự giúp đỡ, bổ sung của bạn đọc.
(talawas)
*
Trong Văn Học Tổng Quan, Võ
Phiến coi Dương Nghiễm Mậu có lẽ là người thành công nhất và sớm sủa
nhất, sử
dụng các kỹ thuật mới vào văn chương Việt Nam. "Trong cuốn truyện dài
Con Sâu chẳng hạn, 'tôí không phải là một nhân vật nào, khi là nhân vật
này,
khi lại là nhân vật nọ; sự chuyển vị xẩy ra thoăn thoắt làm nổi bật sự
thay đổi
đột ngột những quan điểm nhìn sự vật khác nhau". Trong một bài viết của
Mai Thảo, trong "Chân dung nhà văn", ông lại coi người tài hoa nhất
của nhóm tiểu thuyết mới tại Việt Nam là Nguyễn Đình Toàn. Cả hai nhận
định
trên đều đúng, nếu chỉ nói về khía cạnh tài năng, nỗ lực cá nhân khi cố
gắng
làm mới văn chương Việt Nam.
Nhưng bảo hai nhà văn nổi tiếng nói trên là thuộc nhóm tiểu thuyết mới,
tôi
muốn nói, như những người sáng tác theo quan điểm tiểu thuyết mới tại
Pháp,
điều này sợ chưa đủ sức thuyết phục.
Lucien Goldmann,
trong bài viết "Tiểu
thuyết mới và Thực tại", in trong cuốn "Xã hội học về tiểu
thuyết", cho thấy, trong khi nhiều nhà phê bình, và đa số công chúng
thưởng ngoạn, nhìn tiểu thuyết mới, như là những kinh nghiệm hoàn toàn
có tính
hình thức, hay một toan tính chạy trốn thực tại xã hội, hai tác giả đại
diện
chính của trào lưu này là Nathalie Sarraute và Alain Robbe- Grillet,
ngược lại,
đã muốn nói với chúng ta rằng, tác phẩm của họ được sản sinh từ một cố
gắng -
càng chân xác, càng cơ bản chừng nào hay chừng đó - nắm bắt thực tại
thời đại
của chúng ta. Họ là mhững tác giả hiện thực cơ bản nhất, triệt để nhất
trong số
những nhà văn hiện thực Pháp, nếu chúng ta quan niệm chủ nghĩa hiện
thực trong
văn chương là sáng tạo bằng tưởng tượng ra một thế giới mà cơ cấu của
nó tương
ứng với cơ cấu thiết yếu của thực tại xã hội - một xã hội mà tiểu
thuyết đã
được viết ra từ trong lòng của nó. Một xã hội đã cưu mang, thai nghén
ra tiểu
thuyết. Và đây là giả thuyết của Goldmann: Trong các dạng văn học, tiểu
thuyết
là dạng liên can, tức thời nhất, và trực tiếp nhất, tới cơ cấu kinh tế,
theo
một nghĩa hẹp nhất của từ này. Tới những cơ cấu trao đổi và sản phẩm
thị
trường. Thực tại thời đại chúng ta cho thấy, nếu trước đây, con người
là trung
tâm vũ trụ, bây giờ đồ vật trở thành "thần vật". Liên hệ người-vật
ngày càng nghiêng về phía đồ vật. Thế nhất quán mang tính cơ cấu "nhân
vật-đồ vật" ngày càng biến đổi cùng với sự biến mất của nhân vật nhường
chỗ cho đồ vật làm chủ. Từ đó, tiểu thuyết mới mang đủ thứ tên,
phản-tiểu
thuyết, phản-con người, phản-văn chương...
Nhìn từ quan điểm
đó, chúng ta không thể nào
coi Nguyễn Đình Toàn và Dương Nghiễm Mậu là những nhà văn tiểu thuyết
mới. Nhân
vật của Dương Nghiễm Mậu là những con người có một ý thức sáng suốt đến
chua
xót về sự cô đơn, bất lực của mình trong một xã hội đang manh nha tan
rã, cuối
cùng lao vào những hành động "phá phách, nổi loạn", cố tìm một thái
độ đạo đức bằng những hành xử vượt ra ngoài quan niệm đạo đức thông
thường. Thế
giới, khung cảnh truyện của ông "khô, đầy bụi", đầy "tóc
rối", trong khi ở Nguyễn Đình Toàn, là một khí hậu ẩm, ướt, với những
nhân
vật hầu hết là nữ. Truyện của hai tác giả giống như hai mùa mưa nắng ở
Miền Nam,
trong khi
chờ đợi cơn bão tố chiến tranh xóa sạch tất cả.
Tiểu thuyết mới ở Việt Nam
Đặng Tiến khi viết về TTT, đã cho rằng ông không có truyền nhân. Đúng,
nếu nói về thơ, và lý do tại sao, Gấu đã nhận ra, khi so sánh thơ của
TTT với của Milosz. Đó là thứ thơ trí tuệ. Nhưng, TTT có một ảnh
hưởng rất lớn, ở những nhà văn cùng thời, với ông, như DNM, NDT, và sau
này, sau 1975, phải kể cả Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp. Theo nghĩa, họ
bắt đầu viết, khi TTT đã ngưng viết, hoặc ở những vùng đất, mà TTT
không có tham dự, như chính ông tự nhận về mình, chưa từng bắn một phát
súng, nếu phải so với Bảo Ninh, hoặc không có một quãng cách với nó,
như
NHT, thời gian ông này dậy học tại những bản làng miền núi phía Bắc,
như NHT từng nhận định về ông, suốt ngày "úp mặt và núi", để đọc sách.
Uống rượu một mình
Thơ Hoàng Lộc
Quê hương
tưởng tượng
Trên TLS, số mới nhất, 13.2.2009, Philip
Swanson điểm Garcia
Marquez: A Life, của Gerald Martin, có
nhắc tới đoạn, ở ngay đầu cuốn Trăm Năm Cô Đơn. Vị cha già thành lập
nên thành
phố giả tưởng bụi bặm Macondo, còn là tâm điểm của thế giới văn học
Colombia, dậy
những đứa con của ông đọc, và viết, bằng cách dẫn giải cho chúng,
“những điều dị
thường của thế giới, theo một đường hướng, không chỉ đụng tới những
giới hạn của
tri thức của ông ta và những đứa con, nhưng hơn thế nữa, đẩy chúng tới
những giới
hạn cực điểm của sự tưởng tượng của ông, và những đứa trẻ”: Điều này có
thể coi
như một khuôn mẫu cho việc viết như thế nào, làm sao viết, nhưng mà còn
là, làm
sao đọc một bản văn hiện thực huyền ảo mà độc giả, vào lúc sửa soạn đọc
nó.
Tất cả bí quyết, nghị lực, và
sự hàm hồ của cách viết của Garcia Marquez nằm ở trong câu văn trên,
theo người
điểm cuốn tiểu sử của ông. Tuy nhiên, mở đầu đã ghê, mà kết thúc cũng
khủng khiếp:
Người điểm sách muốn nhắc tới tác phẩm sau cùng của tác giả, Hồi ức những bướm
buồn của tôi: Hình ảnh
thê luơng, của một anh già, hết xí oát, ngồi chiêm ngưỡng
một trinh nữ tuổi teen đang nằm ngủ dưới ảnh hưởng của thuốc mê, vẫn
toát ra một
cái gì liên quan tới nghị lực và uớc muốn. Nó làm độc giả nhớ tới cuốn Tình yêu
thời thổ tả của tác giả, câu chuyện một anh chàng chờ cả một đời
để tái cầu hôn
mối tình thời thanh niên của anh, chàng lúc này 76 tuổi, tỏ tình với
người xưa,
anh sẽ yêu em “suốt cả quãng đời còn lại của hai chúng ta”. Quãng đời
còn lại đó,
là mấy nả, thật khó mà nói, nhưng vấn đề quan trọng ở đây, theo người
điểm sách,
là phẩm giá, dignity. Và cái gọi là phẩm giá ở đây, là tầm nhìn chính
trị của
Garcia Marquez. Người viết tiểu sử của ông đã làm bật ra: What is the
core of much of Garcia Marquez work is the sense of the unswerving
endurance
and resilience of the ordinary Latin American people as their social
hopes
repeatedly fall out of grim reality, tạm dịch: Ở cốt lõi của những tác
phẩm của Garcia Marquez, là một cảm quan về sự kiên định, bền bỉ, sức
bật của những con người Mỹ châu La tinh, sau bao thất vọng về thực tại
xám xịt của xã hội ở đây.
Từ hình ảnh Phúc
phương phì,
"răng cỏ chẳng còn, cỏ non cũng chê", đành chiêm nguỡng một nhan sắc tuổi teen, mà
suy ra ước muốn của cả một miền đất tàn tạ vì tham nhũng thối nát, thì
quái thật!
Đâu có thua gì ước muốn "Thành Phật không cần đọc Kinh Phật", của Gấu ?
Kỷ niệm đẹp nhất trong đời viết văn
Hello Gấu,
Gặp lại bác sau
hai muơi mấy năm rất vui. Đúng là ‘gấu’, vẫn rất ‘gấu’ một cách bình
thản, và ‘hách’
như hồi nào! Dám cả gan đòi đắc đạo mà không cần phải nghiên cứu kinh
điển Phật
Giáo thì quả là ‘gấu’ thật!
Cho hỏi thăm bà
chị. Chẳng hiểu lần sau (sang tháng 7) có dịp gặp nhau chăng?
*
Tiến Dế, bạn của
thằng em trai đã tử trận, sau khi đi tù cải tạo về, rất giỏi về Phật
học, quái
thế, không lẽ trại tù cải tạo VC cũng có thư viện Thiền, bởi vì nếu
không, làm sao TTT
viết được
những dòng ẩn mật như trong Thơ ở
đâu xa?
Tuy nhiên, v/v "thành Phật không cần đọc kinh Phật",Tiến Dế đếch hiểu
Gấu. Chẳng có
gì kiêu ngạo, nghị hách nghị hiếc gì gì hết ở đây.
Điều mà Gấu "băn khoăn", là như thế
này:
Một khi
bạn sống đời bạn thật đàng
hoàng, không hề biết gì tới kinh Phật, hay tới bất cứ một thứ kinh gì,
kể cả
kinh VC [ui chao có cả kinh VC nữa ư ?], thì khi nằm xuống, có thành
Phật, hay
nói khiêm tốn có được vô nước Phật không?
Cái vụ này, lần đi thăm Paris, qua Thầy Thanh Tuệ, được tá túc tại ngôi
chùa Khánh Anh nổi tiếng, nhân một bữa nghe Đại Hoà Thượng trụ trì
giảng Kinh, Gấu đánh bạo hỏi, Ngài trả lời, thành Phật chứ, nhưng mà là
một ông Phật Kiêu Ngạo.
Khổ thế đấy.

Kỳ cục
làm sao, đúng vào lúc
viết những dòng trên, "thành Phật không cần đọc kinh Phật", cũng là
lúc Gấu tình cờ lướt qua vài dòng cuốn The Reader, Người đọc sách, và
"ngộ" ra rằng thì là, cái cô quản giáo trại tù Nazi, mù chữ này,
chính là hình ảnh nhập thân của cái tư tưởng trên, thành Phật, là do mù
chữ
không làm sao đọc được không chỉ Kinh Phật, mà do không đọc được Kinh
Phật, nên
làm quản giáo Trại Tù Nazi, hơi bị được mời tham dự vào Cái Đại Ác của
thế kỷ.
[Chúng
ta tự hỏi, mấy anh chị
quản giáo VC, có bao nhiêu người đọc được chữ Mít?]
The Reader [lần đầu Gấu đọc
qua bản tiếng Tây, cũng “tình cờ”, vì thường đọc tiểu thuyết trinh thám
của tay
Bernhard Schlink này], đã được giới thiệu trên Tin Văn, câu chuyện một
anh
chàng học sinh, một bữa đi xe buýt, bị trúng gió độc, và được cô gái
già tài xế
đưa về nhà săn sóc. Sau đó, cậu học sinh này mang một bó hoa tới nhà cô
gái già
để tạ ơn. Thế rồi chàng và nàng yêu nhau, và chàng vừa làm tình vừa đọc
truyện
cho nàng nghe, vì nàng mù chữ. Sau này, chàng thành luật sư, và gặp lại
nàng,
tại tòa án. Nàng từ chối không chịu biện hộ cho chính mình, về tội ác
đã phạm,
và trong khi nhìn nàng, chàng bắt đầu nhận ra, có thể nàng giấu diếm
một bí ẩn,
còn tủi hổ hơn cả tội sát nhân, that Hanna may be guarding a secret she
considers more shameful than murder.
*
Gấu gặp lại Tiến Dế, hình như
vào khoảng 1996 ở Montreal, khi TD từ Úc qua thăm ông via bà via,
định cư tại đây, còn Gấu thì từ Toronto lên. Có chụp cái hình, cả hai
đứng dưới
tuyết, khi hẹn gặp nhau tại một hàng quán, hình như vậy. Gấu cũng không
ghé nhà.
Không hiểu sao. Sau đó, trong một chuyến
tới, TD hình như còn đưa cả gia đình đi Mẽo, gặp đám Chiêu, Quyết. Có
mấy đứa nữa,
xưa cũng thân lắm, nhưng sau này, hết thân, cũng chẳng hiểu tại sao.
Cuộc Tình
Bỏ Đi
Phỏng
vấn PHT
Đỉnh
cao chói lọi
“The politics of a
country can
only be an extension of its idea about human relationships”
Naipaul. Pankaj Mishra trích dẫn trong The Writer and the World.
Introduction.
Nền chính trị của một xứ sở
chỉ có thể là sự mở rộng ra, ý nghĩ của xứ sở đó, về những liên hệ,
giao tiếp
giữa con người với con người.
Muốn hay không, thì Hồ Chí
Minh cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ
chuỗi
ngày dài nô lệ. Còn những người
bảo vệ Hồ Chí
Minh thì cũng không phải vì Hồ Chí Minh mà vì họ bảo vệ quyền lợi của
họ. Bởi
vì dù sao ông Hồ trong lịch sử vẫn còn để lại một hình ảnh tốt đẹp
trong dân
chúng.
Dương Thu Hương BBC
*
“The politics of a country
can only be an extension of its idea about human relationships”.
Câu này, của Naipaul, thật
tuyệt, và sử dụng nó, vào xứ Mít, thì lại càng tuyệt.
Xứ Mít - ở vào cái thời chỉ có
giống dân Yankee mũi tẹt – cái gọi là chính trị của nó, chỉ là cách đối
xử, ý nghĩ của nó, đối với cõi
bên ngoài
luỹ tre làng, tức cõi mà Tô Hoài gọi là Quê Người.
Quê Người? Gần gụi nhất, là Làng Kế Bên, và xa
hơn, Nam Kỳ, tức Đàng Trong, về phía Nam, và Trung Quốc, ở phía Bắc.
Đối xử
với làng
kế bên thì sao? Thì đánh cho nó bỏ mẹ, nếu
chàng màng đến gái làng ta.
Đàng Trong? Phải cướp cho bằng được.
Trung Quốc ? Xứ này đúng
là cái họa muôn đời của Yankee mũi tẹt. Chính vì đánh không được nó,
nên phải lấn
về phía Nam.
Cái politics của xứ Mít thật rõ như ban ngày, ngay cả cái vụ đánh Tây,
thì cũng
phải được nhìn qua tổng thể trên. Thành thử khó mà nói như DTH nói
được: Muốn
hay không, thì Hồ Chí Minh
cũng là người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng 8 và đã xoá bỏ chuỗi
ngày dài
nô lệ.
Bởi vì bạn không thể nào tách
nó ra khỏi tổng thể được. Cuộc đánh Tây, phải được nhìn như là một
“tổng diễn tập”
cho cuộc đánh Mỹ cướp Miền Nam
sau này. Cuộc đánh Tây xẩy ra, khi ông Hồ đã được Đảng Mác Xít Liên Xô
rửa tội,
bởi thế mà khi điệp viên OSS nhẩy dù xuống Miền Bắc gặp ông Hồ, nhìn rõ
"chân lý" [chữ của DTH] về Người, đã rút
dù bỏ chạy. Điều này được kể ra trong Tạp Chí CS của Đảng, như là một
bằng
chứng
cho thấy, VC không hề muốn theo Liên Xô, mà thực tâm muốn theo Mẽo,
nhằm xóa tội
gây cuộc chiến lần thứ nhì, và nhằm xoa dịu Mẽo, mời Mẽo trở lại VN.
Có lần Gấu phán ẩu, nếu không có thằng Tây, thì Đàng Trong bị Đàng
Ngoài nuốt chửng từ lâu rồi, là cũng theo "tầm nhìn" này. Thằng Tây,
không phải tự nhiên mà
cho Nam Kỳ tự trị. Không phải đây là chính sách chia để trị của tụi Tây
mũi lõ. Thằng Tây cố bảo vệ Miền Nam, đối với Miền Bắc, bởi vì theo
thằng Tây, cái gọi là liên hệ người với người của miền đất này, dù sao
cũng gần gụi với của Tây mũi lõ hơn, hẳn thế?
Nhìn theo "tổng thể" như thế, thì còn giải thích được cái gọi là
politics của VC trong vụ Bô Xịt [Bullshit] hiện đang xẩy ra tại Tây
Nguyên.
Nhưng khi Tô Hoài sử dụng cái tít Quê Người, viết về một cái làng
quê Bắc Kít, làng Nghĩa Đô, trong thâm tâm ông, là để
chỉ điều Conrad gọi là Trái Tim Của Bóng Đen, tức chính cái xứ Đàng
Ngoài khốn nạn.
Chính Làng Ta là Quê Người!
Thảm thế!
*
Trong
số những nhà văn thế giới
“đau đáu nỗi đau” Quê Nhà vs Quê Người, có lẽ Naipaul số 1, khó có
ai hơn được
ông, nếu coi văn chương “thứ thiệt”, là, ở trong cái dạng “đụng chạm”
nhất của
nó, [sự va chạm của các nền văn minh], và, ở trong những “ký”, ra đi
không màng
đâu là quê nhà quê mình. Chúng ta chỉ là những 'displaced persons".
Pankaj
Mishra
Introduction [to The Writer and the World]
BETWEEN
1929 and 1935, the
English novelist Evelyn Waugh published no less than four books about
his
journeys to Africa, South America and the Mediterranean.
"I was simply a young man, typical of my age," Waugh later explained.
The travel to such far-off exotic places as British Guyana and Belgian
Congo
was an "initiation to manhood," as much for Waugh as for his friends,
Graham Greene, who went to Liberia,
and Robert Byron, who travelled to Persia
and Afghanistan.
When in 1945, Waugh made a
selection from his four travel books, his mood was elegiac. The Second
World
War had just ended; the long day of the Empire, when the going was, in
Waugh's
own words, good, seemed about to wane. As Waugh saw it, "All that
seeming-solid, patiently built, gorgeously ornamented structure of
Western
life" had melted, leaving "only a puddle of mud." The world that
he had once felt to be "wide open before us" was now full of
"displaced persons"; there was little room in it for travel books, or
tourists...
Hay là qua những lời giới thiệu,
ở bìa sau cuốn sách.
Essays
"It is altogether tonic to have a writer such as V. S. Naipaul in our
midst .... This volume is as good a place as any to discover why he is a
figure of such consequence."
-DAPHNE MERKIN, THE NEW YORK TIMES BOOK REVIEW
Spanning four decades and
four continents, this magisterial volume, thoughtfully edited and with
an
introduction by Pankaj Mishra, brings together the essential shorter
works of
reflection and reportage by our most sensitive, literate, and
un-deceivable
observer of the postcolonial world. In its pages V. S. Naipaul trains
his
relentless moral intelligence on societies from India
to the United States
and sees how each deals with the challenges of modernity and the
seductions of
both the real and mythical past.
Whether he is writing about a
string of racial murders in Trinidad; the mad, corrupt reign of Mobutu
in Zaire; Argentina
under the generals; or Dallas
during the 1984 Republican Convention, Naipaul combines intellectual
playfulness with sorrow, indignation, and analysis so far-reaching that
it
approaches prophecy. The Writer and
the World reminds us that he is in a class
by himself.
"Five hundred pages of
strong and original writing .... Naipaul brings to the [nonfiction]
genre an
extraordinary capacity for making art out of lucid thought .... [His
is] a way
of thinking about the world that will compel our attention throughout
his
working life and well beyond .... I can no longer imagine the world
without
Naipaul's writing."
-VIVIAN GORNICK, LOS ANGELES
TIMES BOOK REVIEW
Cái
vụ DHT bỏ chạy qua Tây “bỗng”
làm Gấu nhớ đến thân phận ‘displaced persons’, và, “bỗng” nhớ đến bài
diễn văn
của Naipaul, Văn minh phổ cập của chúng ta, Our
Universal Civilisation, đọc trước Học Viện Manhattan, Nữu Ước, được
in
trong Nhà văn và Thế giới, như là lời
Bạt. Tin Văn sẽ giới thiệu, lời dẫn, và lời bạt của cuốn sách này.
*
"The
most splendid
writer of English alive today ....
He looks into the mad eye of history and does not blink."
-THE BOSTON
GLOBE
"Nhà
văn rạng ngời nhất của dòng văn chương tiếng Anh hiện đang còn sống vào
lúc này...
Ông ta nhìn vào con mắt khùng của lịch sử, mà đếch thèm nhấp nháy con
mắt".
Đúng rồi, chúng ta cũng cần một ông nhà văn nhìn vào con mắt khùng của
lịch sử hậu 30 Tháng Tư 1975 của chúng ta, mà đếch có nhấp nháy
con mắt.
Chúng ta đếch cần Hậu Hiện Đại, mà cần mở thật to hai con mắt, nhìn vào
con mắt khùng Hậu Chiến Thắng!
Dọn
Nói
chung, cái tít là khó nhá
nhất, chứng cớ nhãn tiền Đại gia
Thăng Long [TL].
Vũ Bằng, tuy nằm vùng, nhưng cũng đã từng chọc quê
nhà nước ta, về cái tít cuốn sách của ông, được Đảng o bế, kể câu
chuyện đám
cai thầu bóc lột công nhân, và đã từng được đưa vô finalist giải thưởng
Hội Nhà
Văn, khiến ông hoảng quá, bỏ chạy vô Nam, vì cuốn Cai của ông, chỉ có nghĩa
là cai thuốc phiện!
*
Tiên sư bọn phản động Ba
Chấm, Trang hỉ?
Nguồn
Đọc bài này, Gấu lại nhớ câu
chuyện tiếu lâm, kể chuyện tại lớp học mẫu giáo. Một cháu kể là, buổi
sáng, bố đi
làm, hôn mẹ ở má phải, buổi chiều về nhà, hôn má trái, buổi tối đi ngủ,
hôn ở môi…
rồi cho thu vô dĩa 33 tours. Cô giáo mẫu giáo nghe ‘hôn ở môi’, nhạy
cảm quá, bèn
xóa bỏ, đến khi phát ra, thì nó như thế này… buổi tối bố cháu “cạch
cạch, cạch
cạch…. má cháu…”!
Hoan hô bọn phản động “cạch cạch,
cạch cạch..”, Trang hỉ?
Văn chương và siêu hình: Về
cuốn Linh Sơn
Tôi
nhận thấy, thứ ngôn ngữ
Trung Quốc Âu Châu hóa, không thể chịu nổi.
|