*


























Tưởng niệm Simone Weil

SIMONE WElL WATCHES THE RHÔNE VALLEY

I found her in front of the house, sitting on a stump,
sunk in contemplation of the Rhone Valley ... -Gustave Thibon 

Suddenly she doesn't comprehend,
but only watches:
the Valley of the Rhône opens in the earth,
old villages appear above it,
broad scrawls of vineyards, thirsty wells.
The plane trees slowly reawaken,
roosters resume their stubborn march,
hawks mount the sky again,
and now she almost sees the light breath of larks,
mounds shouldered up by black moles,
farm roofs, walnut trees,
church towers curled like tobacco,
dark fields of ripe grain, scythes glittering,
baskets of grapes.
In the shade of the juniper death hovers,
war is near.
The broad Rhône's mercury oozes down the valley
with its barges and boats;
a moment of forgiveness,
an instant's bliss,
the olive tree of nothingness.
Adam Zagajewski
Without End 

Simone Weil
Full name Simone Weil
Born 3 February 1909
Paris, France
Died 24 August 1943 (aged 34)
Ashford, Kent, England.


Czeslaw Milosz có một bài viết thật tuyệt về Simone Weil, in trong "To Begin Where I Am": Sự quan trọng của Simone Weil. Tin Văn sẽ post và cố gắng dịch bài này gửi tới độc giả.
Gấu biết đến Milosz, là qua tờ Partisan Review. Có thể nói, tất cả những tác giả từng ăn bả CS, Gấu biết, là nhờ tờ báo khuynh tả này. Cũng tiếc, đám Yankee mũi tẹt, chẳng hề biết gì về họ. Chúng, cho đến giờ này, vẫn còn tấm tắc, nắc nỏm, tâm đắc…  với những vần thơ của Mai a cốp ki, của Ê ren bua, trong khi , Mai a, có thể do xấu hổ nhục nhã, và ân hận, vì những vần thơ của mình, đã tự tử bằng súng lục, còn Ê ren bua thì than, ta đã sống đời ta như là một con chó!
Cái sự vờ những nhà văn có một thời say mê CS, và sau này tỉnh giấc "hôn thuỵ", theo Gấu, là một trong những lỗi lầm nặng nhất của Yankee mũi tẹt. Vờ, và tiếp tục bơm thổi những nhà văn, nhà thơ vệ quốc, như Maia, Êrenbua, Ép vô chen khô... Đám này, anh nào chị nào lương tâm cũng có cứt.
Ngay ông Trùm văn học xã hội chủ nghĩa là Gorki, người cũng đầy cứt, và đã từng phán, cái đám dân quê ngu ngốc, cho chết mẹ hết đi, để một giống dân mới nẩy sinh từ đó (1)
(1) The humane Maxim Gorky, in 1922, had expressed the hope that "the uncivilized, stupid, turgid people in the Russian villages will die out, all those almost terrifying people ... and a new race of literate, rational, energetic people will take their place." Now Stalin was intent on granting his wish.
Sói với Người
Đám già vờ, đám trẻ cũng vờ, vì chúng đâu cần. Cái quá khứ chống Mỹ cứu nước không có chúng, cái vụ làm thịt Miền Nam tuy chúng có phần kít, nhưng đâu phải chúng trực tiếp nhận [hàng, đầu hàng] Miền Nam [ruột thịt]?
Chúng tự hào chúng sạch, và để chứng tỏ, chúng đọc những tác giả khác, hợp thời, hợp gu với chúng. Chúng còn viết văn bằng tiếng của tụi mũi lõ, hoặc lấy chồng mũi lõ, tếch thẳng.
Trai ngay thờ Chúa, Gái thuận, gái ngoan này thờ Chồng!

*

Thời gian của người  
Đây là lúc để thừa nhận - để rú lên, hay để gào khóc -
Ta đã sống đời ta như một con chó...

Ilya Ehrenburg  

Đó là những dòng thơ Ehrenburg viết một năm trước khi chết. Nhà thơ, nhà văn, và trên tất cả, nhà báo nổi tiếng nhất trong số những người cùng thời tại Liên Bang Xô Xiết. Chẳng bao giờ được chế độ tin cậy, ngay cả những khi lên đến tột đỉnh của vinh quang. Bị khinh khi bởi những người chống Stalin. Nạn nhân của những mâu thuẫn nội tâm vô phương hòa giải. Cuộc đời của I. Ehrenburg đày những đau thương, ray rứt. Bản chất dễ xúc cảm trước những đau khổ của con người, nhưng chút nhân tính đó chẳng là gì so với sự yếu đuối vì còn phải lo cho an nguy bản thân, phải làm sao đừng thiếu thốn một chút tiện nghi, cuối cùng ông đành xả thân phụng sự hết mình cho chế độ phi nhân, cho dù luôn luôn bị xâu xé bởi tình yêu nước Nga và lòng trung thành với gốc Do thái của mình. Ông chết năm 1967, "nát bấy người", kể cả tinh thần lẫn thể xác, trong niềm hoài nghi về những "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành", trong niềm ăn năn về những thỏa hiệp liên quan đến vấn đề đạo đức, nhân phẩm.
Cuộc đời ông có thể chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn đầu kéo dài tới năm 1932, khi cư ngụ ở Paris, ông trở thành phóng viên cho nhật báo Izvestiya. Từ đó tới năm Stalin chết, 1953, ông là "tuyên truyền viên" nổi tiếng cho Stalin, đầu tiên là để chống Phát-xít, sau tới Hoa Kỳ. Sau khi Stalin chết, ông đóng vai nhập nhằng giữa một kẻ bảo vệ đường lối mới chống-Stalin, trong khi cố gắng cùng lúc, làm sao "ổn thỏa" với quá khứ.

Sinh tại Kiev, trong một gia đình Do thái khá giả, đã được đồng hóa, hội nhập, Ehrenburg luôn cảm nhận gốc rễ Do thái của ông. Năm 1905, 15 tuổi, do ảnh hưởng của bạn là Nicholas Bukharin, ông gia nhập Bolshevik. Tuy nhiên, không được bao lâu, ông bỏ đảng. Năm 1908, ông rời đi Paris. Nơi đây trở thành nhà của ông, mãi tới năm 1940, khi Đức chiếm đóng. Ở đó ông sống một cuộc đời lãng du, quen biết đám trí thức nổi tiếng Pháp, đây là một "tài sản quí giá" của ông đối với nhà cầm quyền Xô Viết. Khi cuộc cách mạng tháng Hai xẩy ra, ông trở về Nga. Ông không chấp nhận cuộc nổi dậy của Bolshevik, kết án những kẻ cầm quyền mới là đã ngăn cấm tự do ngôn luận. Để trốn chạy ông rời đi Kiev, ở đó, ông viết báo chống Bolshevik, tố cáo những người theo Lênin là những tên hiếp dâm, những kẻ tiếm quyền, thề nguyền không một thứ quyền lực nào bắt buộc ông phải sống bằng "sắc luật này tới sắc luật khác". Sau khi Hồng Quân chiến thắng Bạch Vệ, chiếm đóng Ukraine, ông xin xuất cảnh. Với sự giúp đỡ của Bukharin, đầu năm 1921 ông trở lại Paris, tiếp tục cuộc sống trước 1917, viết ào ạt. Trong vòng 10 năm, 19 cuốn sách, chưa kể bài viết linh tinh, có vài cuốn được in tại Nga. Cuốn quan trọng nhất, Julio Jurenito, 1921, Berlin, tố cáo sự toa rập giữa chế độ Stalin và Nazi. Cuốn sách làm ông nổi tiếng tại quê nhà và đây là tác phẩm văn học lớn lao nhất, và cũng là độc nhất của ông.
Cùng với việc ngôi sao quyền lực của ông Trùm Đỏ ngày càng sáng tỏ, và đời sống kinh tế, tiền bạc ngày càng khó khăn, khó kiếm, Ehrenburg từ bỏ văn chương, ngả sang chính trị. Trong những bài viết, bài nói, ông lên tiếng chỉ trích Balan, Pháp, Hoa-kỳ, bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Stalin tỏ ra có thiện cảm vô bờ với gã émigré, một ứng viên rất hợp khẩu vị của ông: trí thức Do thái với một quá khứ chống-Bolsevik, giao du với những "tinh hoa, trí thức" tại thủ đô văn hóa Paris. Mối thiện cảm cho thấy cuộc đời Ehrenburg được cứu rỗi, về vật chất, nhưng thảm kịch tinh thần của ông cũng bắt đầu.
Vào đầu thập niên 1930, Ehrenburg viết một cuốn tiểu thuyết, theo tinh thần "hiện thực xã hội chủ nghĩa", đặt tên là "Hết thời hỗn mang", ca tụng hết lời chủ trương kỹ nghệ hóa của Stalin. Ông tự mình in lấy vài trăm cuốn, gởi một mớ tới mấy cơ quan lo việc xuất bản ở Moscow, và một mớ, tới Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng. Mớ trước bị vứt vào sọt rác, nhưng trước sự ngơ ngác của tất cả mọi người, Stalin tỏ ra rất thích thú, và ra lệnh cho Radek viết bài ngợi ca. Khỏi nói, sách được in ra cấp thời. Ở Paris, Ehrenburg trở thành nhà văn Xô viết đầy đủ lông cánh. Đừng ai đụng tới ông ta, con cưng của Stalin. Ông trùm đỏ vốn ban ân sủng theo lối tùy hứng, nhưng trong trường hợp Ehrenburg, Stalin có tính toán trước. Nhà độc tài cần, và Ehrenburg sẵn sàng chấp nhận, vai trò vị đại sứ của Stalin tại khu vực Tả phái Âu châu. Trước hết là chống Phát-xít. Năm 1934, Ehrenburg viết thư cho Stalin, đề nghị thành lập liên hiệp quốc tế chống Phát xít: "Tình hình ở Tây Phương rất thuận lợi. Đa số những nhà văn tài năng nhất, vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất thành thực muốn gia nhập với chúng ta trong việc chống Phát xít." Để thí dụ, ông kể tên Romain Roland, Thomas Mann, Henrich Mann. Lá thư này đã khiến cho chính sách của Xô Viết thay đổi, trước đó vốn không chấp nhận bất cứ một sự cộng tác nào của đám trí thức nước ngoài, những người không "tam cùng" với chủ nghĩa CS. Stalin "chịu" đề nghị của Ehrenburg và ra lệnh cho Lazar Kaganovich và Andrei Zhdanov cùng làm việc với ông. Cuộc xâm nhập văn hóa này tỏ ra rất thành công, kể cả trước và sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nó tạo một dư luận thuận lợi cho Liên Bang Xô Viết, vô địch cho tự do và hoà bình của mọi thời, trong khi sự thực đây là thời gian ở trong nước, Liên Xô đang huỷ diệt mọi tự do, và đang trên đường hung hăng điên cuồng sửa soạn chiến tranh. Đám nhà văn, khoa học gia, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, mù tịt về thực tế Xô Viết, ngây thơ tin tưởng, chỉ còn Russia là có thể cứu vớt loài người khỏi chủ nghĩa tư bản bịnh và Nazi quỷ. Qua tài phù thuỷ của Ehrenburg, các Phong Trào, Mặt Trận... mọc lên như nấm. Hết chống Phát-xít tới đế quốc Mỹ. Hết Hội nghị Nhà văn tới Hội nghị Hòa bình... Chính ông đã "dụ khị" André Malraux và André Gide viếng thăm Liên-xô.
Trong đời, Ehrenburg đã từng trích dẫn lời khuyên của Tolstoy:
(1) Đừng bao giờ viết bất cứ một điều gì mà anh không quan tâm. (2) Đừng bao giờ viết vì tiền. (3) Nếu anh không thể viết điều anh muốn, đừng viết gì hết. Ông đã "vi phạm" cả ba, lúc điều này, khi điều nọ, tùy theo nhu cầu, giai đoạn. Với tư cách phóng viên của nhật báo Izvestiya, ông du lịch, viết bài về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Là cái loa tuyên truyền cho Xô-viết, ông cố tình lờ đi việc thủ tiêu dã man bởi đám đồ tể của Stalin, tại Tây Ban Nha, đối với những phần tử vô chính phủ (anarchists), và những người xã hội theo Trotsky.
Tiếp theo đó là "thời khổ ải" đối với ông. Thời kỳ 1936-37, ông đành phải nhắm mắt ngậm bồ hòn, trước những "vụ án" đối với đám cựu trào Xô-viết bị buộc tội do thám và âm mưu lật đổ. Ông có mặt tại Moscow khi xử án Bukharin, bạn thời niên thiếu và cũng là người che chở Ehrenburg. Ông Trùm Đỏ, vốn là một tay sa-đích bậc thầy, đã ra lệnh cho Ehrenburg phải có mặt tại phiên tòa. Ông "mần thinh" trước công lý bị chà đạp, và bạn ông bị xử tử sau đó. Trong thời gian Liên-xô "đi đêm" với Quốc Xã, Moscow cảm thấy cái loa chống-Nazi của ông bất thuận lợi, cho nên Izvestiya vẫn tiếp tục trả lương cho ông nhưng không đăng bài. Rồi hiệp ước bất tương xâm Stalin-Hitler nổ bùng ra. Hiệp ước phản bội tất cả những gì mà Ehrenburg coi là thiêng liêng cao cả. Trong vòng 8 tháng trời, ông không nuốt nổi đồ ăn, sống nhờ rau cỏ, sút 40 pounds. Trong thời gian chiến tranh, mhững bài viết của Ehrenburg trên tờ báo Hồng Quân được đích thân Stalin kiểm duyệt mỗi ngày. Lòng hận thù, sự ghê tởm đối với quân đội Đức do những bài viết tạo nên, đôi khi khủng khiếp đến độ, lính Nga tàn sát hàng loạt binh sĩ Đức, cho dù họ đang sửa soạn để đầu hàng.
Hận thù, một phần do lòng ái quốc, do gốc rễ Do thái, nhưng chủ yếu là ông không ưa người Đức, bởi ý thức hệ của họ, cũng như những sắc thái đặc biệt của dân tộc này. Ngay từ khi còn là một đứa nhỏ, trong một lần viếng thăm Đức quốc, Ehrenburg khám phá ra một điều, xe lửa của Đức chạy rất đúng giờ. Đối với cậu bé Ehrenburg, chỉ có quỉ sứ mới làm nổi chuyện đó!
Note: Theo bài điểm sách của Richard Pipes: "Tangled Royalties": The life and times of Ilya Ehrenburg, tác giả Joshua Rubenstein, nhà xb Tauris, 464 trang,1996, đăng trên tờ The Times Literary Supplement, Oct 4, 1996.
R. Pipes là nhà sử học Harvard, cuốn sách sắp xb của ông là The Unknown Lenin.
NQT
*
Có lần, Gấu nhắc tới một ẩn dụ, về một cái trứng chim, rớt xuống đất, may sao không vỡ, và được một con vịt ấp. Trứng nở ra chim, được vịt nuôi, thành ra cứ nghĩ mình là vịt, không biết bay. Vịt, do không phải là chim, nên không biết, cái cú, đạp con chim non ra khỏi tổ, để cho nó tập bay.
Cái số phận của con chim được vịt nuôi này, là số phận Yankee mũi tẹt, suốt đời tin vào Đảng, còn Đảng, do ngu quá, không biết đạp nó ra khỏi tổ, cho nó tập bay!
Cái đám Yankee mũi tẹt, chỉ đọc được văn học vệ quốc Liên Xô, chẳng phải giống con chim được vịt nuôi ư?
Ui chao, tình cờ, do dọn nhà, vớ được cuốn tập của cô học trò trong Bụi ngày nào, trước khi đi tái định cư, tặng thầy, cùng bức hình, làm chút kỷ niệm.

Cô nói, bức hình, em tặng cô, không phải tặng thầy!
*

The bird and the egg.
Once upon a time, there was a bird which did not have the power of flight. Like a chicken he walked about on the ground, although he knew that some birds did fly.
It so happened that, through a combination of circumstances, the egg of a flying bird was incubated by this flightless one. In due time, the chick came forth, still with the potentiality for flight which he had always had, even from the time when he was in the egg.
It spoke to its foster-parent, saying: “When will I fly?” And the land-bound bird said: “Persist in your attempt to fly just like the others”. For he did not know how to take the fledgeling for its lesson in flying, even how to topple it from the net so that it might learn.
And it is curious, in a way that the young bird did not see this. His recognition of the situation was confused bay the fact that he felt gratitude to the bird which hatched him. “Without this service”, he said to himself, "surely I would be still in the egg”.
And again, sometimes he said to himself: “Anyone who can hatch me, surely he can teach me to fly. It must be a matter of time, or of my own unaided efforts, or of some great wisdom, yes, that it is! Suddenly one day, I will be carried to the next state by him who has brought me thus far”!
Nếu không có Đảng ấp ủ, chắc là tôi vẫn còn ở bên trong cái vỏ chim!
Kẻ nào ấp ủ tôi, thì cũng sẽ dậy tôi biết bay. Đây là vấn đề thời gian, hay do sự cố gắng của riêng tôi mà không cần đến sự giúp đỡ, hay nhờ một sự khôn ngoan nào đó, chắc hẳn vậy!

THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL
Sự quan trọng của Simone Weil

Nước Pháp dâng tặng một món quà hiếm cho thế giới đương đại, ở nơi con người, là Simone Weil. Sự hiển hiện ra một nhà văn như thế, ở trong thế kỷ 20 đúng là ngược với tất cả những qui luật của xác xuất, tuy nhiên những điều không chắc, chưa chắc, vẫn xẩy ra

Czeslaw Milosz có một bài viết thật tuyệt về Simone Weil, in trong "To Begin Where I Am": Sự quan trọng của Simone Weil. Tin Văn sẽ post và cố gắng dịch bài này gửi tới độc giả.
Gấu biết đến Milosz, là qua tờ Partisan Review. Có thể nói, tất cả những tác giả từng ăn bả CS, Gấu biết, là nhờ tờ báo khuynh tả này. Cũng tiếc, đám Yankee mũi tẹt, chẳng hề biết gì về họ. Chúng, cho đến giờ này, vẫn còn tấm tắc, nắc nỏm, tâm đắc…  với những vần thơ của Mai a cốp ki, của Ê ren bua, trong khi , Mai a, có thể do xấu hổ nhục nhã, và ân hận, vì những vần thơ của mình, đã tự tử bằng súng lục, còn Ê ren bua thì than, ta đã sống đời ta như là một con chó!

THE IMPORTANCE OF SIMONE WElL
Sự quan trọng của Simone Weil

Nước Pháp dâng tặng một món quà hiếm cho thế giới đương đại, ở nơi con người, là Simone Weil. Sự hiển hiện ra một nhà văn như thế, ở trong thế kỷ 20 đúng là ngược với tất cả những qui luật của xác xuất, tuy nhiên những điều không chắc, chưa chắc, vẫn xẩy ra.
*

The great mistake of the Marxists and of the whole of the nineteenth century was to think that by walking straight ahead one would rise into the air."
Simone Weil
"Lầm lẫn lớn nhất của những người Mác xít và trọn thế kỷ 20 là đã nghĩ rằng, cứ bước thẳng tới, là có thể bay lên trời!"
Mấy anh VC chẳng đã từng bốc phét, với sức người sỏi đá cũng thành cơm!
*
In 1938 Simone Weil, to use her words, was "captured by Christ." Nobody has the right to present her biography as a pious story of conversion. We know the pattern: the more violence the turn, the more complete the negation, the better for educational purposes. In her case, one should not use the term "conversion”. She says she had never believed before that such a personal contact with God, was possible. But she says through all her conscious life her attitude had been Christian " I quote: "One can be obedient to God only if one receives orders. How did it happen that I received orders in my early youth when I professed atheism?" I quote again: "Religion, in so far at, source of consolation, is a hindrance to true faith: in this sense atheism is a purification. I have to be atheistic with the part of myself which is not for God. Among those men in whom the supernatural part has not been awakened, the atheists are right and the believers wrong."
The unique place of Simone Weil in the modern world is due to the perfect continuity of her thought. Unlike those who have to reject their past when they become Christians, she developed her ideas from before 1938 even further, introducing more order into them, thanks to the new light. Those ideas concerned history, Marxism, science.

Violent in her judgments and uncompromising, Simone Weil was, at least by temperament, an Albigensian, a Cathar; this is the key to her thought. She drew extreme conclusions from the Platonic current in Christianity. Here we touch perhaps upon hidden ties between her and Albert Camus. The first work by Camus was his university dissertation on Saint Augustine. Camus, in my opinion, was also a Cathar, a pure one, and if he rejected God it was out of love for God because he was not able to justify Him. The last novel written by Camus, The Fall, is nothing else but a treatise on Grace - absent grace -though it is also a satire: the talkative hero, Jean-Baptiste Clamence, who reverses the words of Jesus and instead of "Judge not and ye shall not be judged" gives the advice "Judge, and ye shall not be judged," could be, I have reasons to suspect, Jean-Paul Sartre.

A few years ago I spent many afternoons in her family's apartment overlooking the Luxembourg Gardens-at her table covered with ink stains from her pen-talking to her mother, a wonderful woman in her eighties. Albert Camus took refuge in that apartment the day he received the Nobel Prize and was hunted by photographers and journalists.
Milosz

Trong Tản Mạn về Phim và Những ngày ở Sài Gòn, nhân thiên hạ đang bàn về cuốn phim Mê Thảo, từ Chùa Đàn của Nguyễn Tuân mà ra, tôi có “liều lĩnh” coi Chùa Đàn, gồm ba phần, mang trong nó thai đố mà con nhân sư đã đặt ra cho Oedipe: con vật nào buổi sáng đi bốn chân, buổi trưa hai, buổi chiều ba. Thật thú vị, mới đây thôi, đọc Adam Zagajewski trong bài tưởng niệm nhà thơ Milosz vừa mới mất trên tờ Điểm Sách Nữu Ước, số đề ngày 23 tháng Chín 2004, Trí Tuệ và Bông Hồng, ông cũng coi cuộc đời của Milosz gồm ba giai đoạn, có thể coi như câu trả lời cho thai đố mà con nhân sư đặt ra cho thế kỷ 20.
*
Trong Native Realm chúng ta thấy có những chương về lịch sử, và luôn cả, kinh tế, như thể Milosz muốn nói, tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy, là, thơ có thể được làm từ không-thơ [nonpoetry], là, tứ thơ mạnh là nhờ được nuôi dưỡng tẩm bổ bởi những thức ăn của trần gian, chứ không phải do chúi mãi vào vùng nội tại, cõi riêng tư. Không bay bổng, cũng không “bỏ chạy” như là Đảng buộc tội, nhưng thẩm thấu, đó là phương pháp của Milosz. Không thẩm thấu khô khan nghèo nàn [sterile], giống như người ta tiêm nước biển ở bệnh viện, không khách quan, không bắt chước – ngươi ta làm thì mình cũng làm như vậy. Nhưng đây là một phương pháp thẩm thấu cá nhân, và theo một nghĩa nào đó, nó mang tính đạo hạnh, tới mức có thể coi đây là một phương pháp tu thân, tu đạo, bởi vì thơ là nhắm tới hiểu cái không thể hiểu, một phương pháp tri hành mà tôi muốn gọi là “nhân văn, nhân bản” [humanistic], nhưng từ này đã bị người đời quá lạm dụng ở trong những sảnh đường đại học, nên nó đã bị tổn thương, hư hại.
*
Ông là nhà thơ của thông minh lớn và tuyệt cảm lớn [a poet of ‘great intelligence and great ecstasy’]; thơ của ông sẽ không thể sống sót nếu thiếu hai món này. Thiếu thông minh, là sẽ rớt vào trò cãi tay đôi với một trong những đối thủ này nọ, rồi cứ thế mà tủn mủn, tàn tạ đi [bởi vì, những con quỉ của thế kỷ 20 này, chúng đâu có thiếu khả năng biện chứng, chẳng những thế, chúng còn tự hào về những “biện chứng pháp” duy này duy nọ…]. Thiếu tuyệt cảm, làm sao vươn tới được những  ngọn đỉnh trời? Thiếu nó, là sẽ chỉ suốt đời làm một anh ký giả tuyệt vời! Ông tự gọi mình là một tay bi quan tuyệt cảm [ecstatic pessimist], nhưng chúng ta cũng sẽ vấp vào những hòn đảo nho nhỏ của sự tuyệt cảm mà  Bergson coi đây là dấu hiệu khi chạm tới được một sự thực nội tại.
Vào thời đại của Beckett, một nhà văn lớn lao, dí dỏm, và cũng rất ư là sầu muộn, Milosz bảo vệ chiều hướng tông giáo của kinh nghiệm của chúng ta, bảo vệ quyền được vuơn tới cõi vô cùng của chúng ta. Bức điện tín của Nietzsche, thông báo cho những con người ở Âu Châu, rằng Thượng Đế đã chết, bức điện đã tới tay Milosz, nhưng ông không từ chối ký nhận, và cứ thế gửi trả cho người gửi.
Tôi không tin tưởng, rằng Milosz – như ông thường gọi mình như vậy – là một tay Manichaean. Về tất cả những chuyện này, tuy nhiên, tôi nhìn thấy ở trong thơ ông, một sự gần gụi rất đặc thù, mà cũng rất hứng khởi, giữa tư tưởng và hình ảnh, giữa tranh luận và nhiệt tình, giữa thiên nhiên vùng California và ý thức hệ của thế kỷ 20, giữa quan sát và giao giảng sự thực. Milosz cũng còn là một nhà thơ chính trị lớn: những gì ông viết ra về sự huỷ diệt những người Do Thái, sẽ còn hoài, và không chỉ còn hoài ở trong những tài liệu, những tuyển tập dành cho sinh viên. Trong những năm thê thảm nhất của chủ nghĩa Stalin những sinh viên đọc Luận về Đạo Đức, Cách Ở Đời của ông [Treatise on Morals, 1948], giống như một triết gia La Mã, Boethius, của những ngày này. Ông không im tiếng, khi xẩy ra phong trào bài Do Thái vào năm 1968, đây đúng là một nỗi nhục cho báo chí Ba Lan, và một số người thuộc tầng lớp trí thức. Sự hiện hữu của những từ ngữ trong sạch của Milosz, đã và sẽ luôn luôn vẫn là một ân huệ, một lợi ích, cho độc giả Ba Lan, kiệt quệ vì sự tàn bạo của chủ nghĩa Stalin, tả tơi sau thời gian dài sống dưới sự thử thách của chủ nghĩa Cộng Sản, sự lỗ mãng thô bỉ của [cái gọi là] nền dân chủ của Nhân Dân. Nhưng có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất của thái độ chính trị của Milosz thì nằm ở một nơi nào đó; theo gót những bước chân của Simone Weil vĩ đại, ông mở ra cho mình một kiểu suy nghĩ, nối liền đam mê siêu hình với sự nhủ lòng, trước số phận của một con người bình thường. Và còn điều này, trong một thế kỷ mà những nhà tư tưởng tông giáo và những nhà văn thường được coi thuộc cánh hữu [thí dụ như Eliot], trong khi những nhà hoạt động xã hội bị thường bị coi là vô thần, một khuôn mẫu như là Milosz có một ý nghĩa thật là lớn lao, và sẽ tiếp tục phục vụ chúng ta rất nhiều trong tương lai.



Le Marxisme
1934

Sollicitée par un camarade syndicaliste de donner son avis sur le livre d'Henri de Man, Au-delà du marxisme (1927), Simone Weil, qui le juge un peu faible, recommmande la lecture de Marx: «Avant d'aller "au-delà du marxisme", il serait bon de bien connaître Marx lui-même, si déformé par presque tous les résumés et commentaires» (Lettre à Alexandre Burnouf, 1933).
Cette remarque - à laquelle tous les historiens ou philosophes sont prêts aujourrd'hui à souscrire unanimement - dénonce l'état de misère théorique de la pensée marxiste dans la France des années 30. La culture marxiste était vraiment rudimentaire chez les militants qui se contentaient souvent de ressasser des lieux commmuns, rapidement figés en slogans.
Simone Weil, pour son compte, surtout après son rapprochement avec le Cercle de Boris Souvarine, a entamé une analyse critique de la doctrine marxiste. Le texte qui suit fait probablement partie de ce corpus d'ébauches et fragments produits au moment et en vue de l'élaboration des Réflexions, et s'applique à mettre en évidence les contradictions présentes dans la pensée marxiste, ainsi qu'une tendance chez l'auteur du Capital à introduire des concepts prétendument scientiifiques qui ne sont en réalité que des hypostases sécularisées de l'ancienne vision religieuse du monde.

*

Le marxisme est la plus haute expression spirituelle de la société bourgeoise. Par lui elle est arrivée à prendre conscience d'elle-même, en lui elle s'est niée elle-même. Mais cette négation à son tour ne pouvait être exprimée que sous une forme déterminée par l'ordre existant, sous une forme de pensée bourgeoise. C'est ainsi que chaque formule de la doctrine marxiste dévoile les caractéristiques de la société bourgoise mais en même temps les légitime. À force de développer la critique économie capitaliste, le marxisme a fini par donner de larges fondements aux lois de cette même économie; l'opposition contre la politique bourgeoise a abouti à revendiquer la possibilité d'accomplir le vieil idéal de la bourgeoisie, cet idéal qu'elle n'a réalisé que d'une manière ambiguë, formelle, purement juridique, mais de l'accomplir en luttant contre elle, d'une manière plus conséquente qu'elle et vraiment concrète; la doctrine qui devait à l'origine servir à anéantir toutes les idéologies en démasquant les intérets qu'elles recouvrent s'est transformée elle-même en une idéologie, dont on devait par la suite abuser pour diviniser les intérêts d'une certaine classe de la société bourgeoise….
[suite]

*

Simone Weil khác Simone Veil, một chính trị gia Pháp, sống sót Lò Thiêu.
Paris Match 13 & 19 Janvier 2005

*

NY Review Book 2005

Xuống phố, vô tiệm sách, vớ được cuốn trên. Đọc sơ sơ mấy dòng, thì vỡ ra tới hai điều rất ư là quan trọng, với riêng GNV:
Tại làm sao mà Gấu bị cái rìu phá băng Simone Weil bổ trúng đầu, đúng dịp Trần Trường Cờ Máu Hình Bác, tại ngay trung tâm Tiểu Sài Gòn, Cali?
Bản văn ‘Iliad hay là Bài thơ của Sức mạnh’ của Weil có một chị/em song sinh.
Khủng hơn nữa, cả hai tác giả, đều là nữ, và đều tự tử.

Bởi vì ngay cái tít của bài Intro cho cuốn sách trên, đã giải thích: Đây là câu chuyện của hai Iliads
Introduction: A tale of two Iliads

INTRODUCTION
A TALE OF TWO ILIADS 

The critic Kenneth Burke once suggested that literary works could serve as "equipment for living," by revealing familiar narrative patterns that would make sense of new and chaotic situations. If so, it should not surprise us that European readers in times of war should look to their first poem for guidance. As early as the fall of 1935, Jean Giraudoux's popular play La guerre de Troie n'aura pas lieu encouraged his French audience to think of their country as vulnerable Troy while an armed and menacing Hitler was the "Tiger at the Gates" (the play's English title). Truth was the first casualty of war, Giraudoux warned. "Everyone, when there's war in the air," his Andromache says, "learns to live in a new element: falsehood."

Giraudoux's suggestion that the Trojan War was an absurd contest over empty abstractions such as honor, courage, and heroism had a sinister real-life sequel when Giraudoux was named minister of wartime propaganda in 1939. In the wake of Munich, Minister Giraudoux announced that the most pressing danger to French security was not the Nazis but “one hundred thousand Ashkenasis, escaped from the ghettos of Poland or Rumania.”

After September 1939, the analogy between the crisis in Europe and the Iliad - which opens with broken truces and failed attempts to appease Achilles' wrath-seemed altogether too apt. During the early months of the war, two young French writers of Jewish background, Simone Weil and Rachel Bespaloff, apparently unaware of the coincidence, wrote arresting responses to the Iliad that are still fresh today. During the winter of 1940, Weil published in the Marseilles-based journal Cahiers du Sud her famous essay "L'Iliade, ou le poème de la force." Three years later - after both Weil and Bespaloff had fled France for New York - Jacques Schiffrin, a childhood friend of Bespaloff's who had become a distinguished publisher, published "De l'Iliade" in New York under the Brentano's imprint.

The idea of bringing these two complementary essays together was first pursued by Schiffrin and Bollingen editor John Barrett. After Mary McCarthy translated both essays into English plans were made to publish them in a single volume.' When rights to Weil's essay proved unavailable, Bespaloff's "On the Iliad" appeared separately in 1947, as the ninth volume in the Bollingen series, with a long introduction - nearly half as long as Bespaloff's own essay-by the Austrian novelist Hermann Broch, author of The Death of Virgil. In their respective essays, Weil and Bespaloff adopt some of the same themes while diverging sharply in their approach and interpretation. In her essay Weil condemns force outright while Bespaloff argues for resistance in defense of life's "perishable joys."

[suite]


NEW YORK REVIEW BOOKS CLASSICS
WAR AND THE ILIAD 

SIMONE WElL (1909-1943) was one of the first female graduates of the Ecole Normale Superieure and taught philosophy in provincial schools from 1931 to 1938. A socialist, she worked for a time on the Renault assembly line and volunteered to fight against the Fascists in the Spanish Civil War. In 1938, a mystical vision led Weil to convert to Roman Catholicism, though she refused the sacrament of baptism. Weil fled France for the United States in 1942, where, in solidarity with the people of Occupied France, she drastically limited her intake of food, so hastening her early death from tuberculosis. 

RACHEL BESPALOFF (1895-1949) was born to a Ukrainian Jewish family-her father was the Zionist theoretician Daniel Pasmanik-and raised in Geneva. Bespaloff intended to pursue a musical career, but after an encounter with the thinker Leo Shestov, she devoted herself to the study of philosophy. One of the first French readers of Heidegger, Bespaloff published essays in the 1930s about Kierkegaard, Gabriel Marcel, Andre Malraux, and Julien Green, among other philosophers and writers. In 1942, she left France for the United States, where she worked as a scriptwriter for the French Section of the Office of War Information before teaching French literature at Mount Holyoke. In 1949, Rachel Bespaloff committed suicide, leaving a note that said she she was "too fatigued to carry on."


Tôi đọc Weil, và bỗng nhớ những đêm Cali không ngủ vì vụ Trần Trường. Tuy không phải là người Cali, nhưng đúng vào dịp đó, Jennifer tôi có mặt, và đã thường trực tham dự những đêm không ngủ. Ở đó, tôi đã gặp một anh bạn học từ những năm trung học. Cả hai đã từng sát cánh bên nhau, trong vụ biểu tình đầu tiên sau 1954, tại Sài Gòn, để phản đối phái đoàn CS trú ngụ tại khách sạn Majestic và khách sạn Ga-li-ê-ni những ngày sau di cư. Anh cho biết, kể từ ngày đó, bây giờ anh mới lại đi… biểu tình! Và còn gặp nhiều đồng nghiệp trước 1975, chưa từng bao giờ đi biểu tình. Có anh bạn cả đời chỉ cặm cụi làm việc, khi còn ở Việt Nam cũng như khi đã chạy qua Cali sau khi ra trại tù, vậy mà đêm nào cũng ra ngồi… thiền giữa trời!
 Tôi nhận ra một điều, đa số những người đi biểu tình xử sự như anh: họ ngồi im lặng, không nói, không cười. Như đang cầu nguyện, trong câm lặng.
 Và tôi hiểu ra một điều: đây là một cuộc lễ cầu siêu vĩ đại nhất, trong câm lặng, vào cuối thiên niên kỷ, cho tất cả những người đã ngã xuống vì cuộc chiến, và sau đó…
 Và tôi tự hỏi, phải chăng những tiếng hò hét chung quanh sự câm lặng chính là “cú ném áo đầu tiên’, của một con mụ phù thuỷ có tên là “lịch sử của quá khứ”?

Sự Câm Lặng