*

Tribute


1
2
3

























Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.

Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.

Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

DTL.com

GNV cũng không tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!

Bởi vì ngay Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do văn hóa, cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của Michael Scammell, cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn thêm!

Làm gì có chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ viết.
Sự thực, là, tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!

Tuy nhiên, đọc những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông nhà văn này cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài Gòn, trên chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông nghe, về mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa… tiền, làm…  chiến tranh, không phải làm báo như MT!  ( 1)

Koestler 1
Koestler 2

Arthur Koestler, Người của Bóng tối

Không nhà văn nào của thế kỷ 20 có được những tao ngộ ly kỳ như Arthur Koestler: chơi toàn quái chiêu, gặp toàn những đấng hách xì xằng, có mặt - ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng lúc - thảm họa xẩy ra!
27 tuổi Đảng, ông trải qua trận đói mùa đông 1932-33, ở Kharkov, giữa hàng triệu người dân Ukrainians ngắc ngoải và chết đói. Chạy kịp về phía nam nước Pháp, khi những binh đoàn Nazi xâm lăng nước Tây, ngay sau gót chân, vào năm 1940; chộp được Walter Benjamin, cưa đôi với ông mẻ “ken”, và chỉ vài tuần sau, triết gia người Đức này chơi quá “liều” [liều lượng], tự mình cho phép mình đi luôn. Tay guru ghiền, dân Harvard, Timothy Leary đã từng chia cho Koestler những mẻ thuốc psilocybin, vào giữa thập niên 1960, “Phu nhân sắt” Margaret Thatcher, đã nghe theo những lời cố vấn của ông, trong cuộc tranh cử của bà vào năm 1979.

Simone de Beauvoir đã có lần được 'hầu hạ' Koestler, nhưng sau đó lại tỏ ra thù ghét ông và hư cấu thành một nhân vật cực kỳ thông minh, có tài làm đàn bà vãi linh hồn, đầm đìa hai chân!

V/v tài chăn gối, "trường túc bất chi lao", của nữ hoàng hiện sinh de Beauvoir, thì khỏi chê. Như đoạn sau đây, trên tờ TLS, trong bài điểm cuốn hồi ký của Lanzmann chứng tỏ:
The young Claude was, for several happy years, Le Castor’s live-in lover, if not her only one: before they first went to bed, she warned him that six other people were already in the frame.
Claude Lanzmann's liberated memories

Nhà tù thay đổi Koestler. Nó không khiến tinh thần ông nở rộ như trong trường hợp của Solzhenitsyn, hay của Mandela, nhưng nó chiếu sáng cho ông về cái tính người mà Âu Châu cần và thiếu. “Ý thức bị kiềm chế tác động như một loại độc dược chậm, ngấm ngầm biến đổi toàn bộ tính tình con người,” [“The consciousness of being confined acts like a slow poison, transforming the entire character,”] (1) ông viết. “Và, bây giờ, nó dần dần hé ra cho tôi thấy, trạng thái tâm lý nô lệ thực sự nghĩa là gì". [“Now it is beginning gradually to dawn on me what the slave mentality really is.”] Vào lúc đó, những vụ án trình diễn ở Moscow đang diễn ra, với uỷ viên bộ chính trị trung ương Đảng là Nikolai Bukharin thú tội trước nhân dân về những tội ác mà ông không làm, không phạm, và xin được nhà nước khoan hồng bằng cách làm thịt ông! [LCD dám phải trình diễn màn này, để đổi lấy, nhà nước VC sẽ khoan hồng cho vợ con ông, thí dụ như vậy!] Ông anh/em rể của Koestler, một bác sĩ, bị buộc tội chích cho bệnh nhân vi trùng tim la.
Koestler bắt đầu nhìn ra tình anh em ruột thịt giữa chủ nghĩa CS và chủ nghĩa Phát Xít. Ông bye bye Đảng.
*
(1)

*

Ways of escape

Liệu giấc mơ về một cuộc cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như lòng chúng ta thèm khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực lượng thứ ba’, vốn là một giấc mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng ], khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.
"Cách đây chưa đầy một năm, [Geeene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam. Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.

Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.

Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry Allen, đã từng được Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm trước đó. Greene gặp anh ta năm 1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi, một tay nâng bi anh ta về bài viết, [Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục, đáng Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó hả? Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt, tại sao tôi không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ bẩn. Cho ly nữa đi. Rồi tụi mình đi kiếm gái."

Trong Tẩu Vi Thượng Sách., Greene có kể về mối tình của ông đối với Miền Nam Việt Nam, và từ đó, đưa đến chuyện ông viết Người Mỹ Trầm Lặng…
Tin Văn post lại ở đây, như là một dữ kiện, cho thấy, Mẽo thực sự không có ý ‘giầy xéo’ Miền Nam.

Và cái cú đầu độc tù Phú Lợi, hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng.
Cái chuyện MB phải thống nhất đất nước, là đúng theo qui luật lịch sử xứ Mít, nhưng, do dùng phương pháp bá đạo mà hậu quả khủng khiếp 'nhãn tiền’ như ngày nay!

Ui chao, lại nhớ cái đoạn trong Tam Quốc, khi Lưu Bị thỉnh thị quân sư Khổng Minh, làm cách nào lấy được xứ... Nam Kỳ, Khổng Minh bèn phán, có ba cách, vương đạo, trung đạo, và bá đạo [Gấu nhớ đại khái].

Sau khi nghe trình bày, Lê Duẩn than, vương đạo khó quá, bụng mình đầy cứt, làm sao nói chuyện vương đạo, thôi, bá đạo đi!
Cú Phú Lợi đúng là như thế! Và cái giá của mấy anh tù VC Phú Lợi, giả như có, là cả cuộc chiến khốn kiếp!

DTL vs GNV

Và cái cú đầu độc tù Phú Lợi, hẳn là ‘diệu kế’ của đám VC nằm vùng: Không, đây là phút "độc sáng" của Cái Ác Bắc Kít, suốt chiều dài lịch sử Mít: Chỉ có cách đẩy Miền Nam vào cái thế thù nghịch, thì mới phát động cuộc chiến thần thánh được! Cái này là diệu kế của BBP, nhưng do lũ VC nằm vùng thực hiện.

Ghi chú trong ngày

Sự thực, như đã trình bày ở trên, sự có mặt của tạp chí Sáng Tạo, một dấu mốc quan trọng của 20 năm văn học miền Nam, chỉ là một tình cờ. Như bất cứ một tình cờ nào khác trong dòng sống.
Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.
Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.
Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

Nguồn DTL.com

Ông bạn thi sỡi Du Tử Lê này, thú thực, đúng thứ ngây thơ cụ. Cái chuyện Xịa tài trợ làm tờ Sáng Tạo, thì rõ như ban ngày, nhưng những ông như Duy Thanh, Thanh Tâm Tuyền, và có thể cả Mai Thảo, khi ngửa tay nhận tiền, cũng không hề biết đó là tiền của Xịa.
Đây là trường hợp đã xẩy ra cho rất nhiều tờ báo rất uy tín, với không biết bao nhiêu là nhà văn nhà thơ Tây Phương, toàn những thứ hách xì xằng, cộng tác, không ai biết, tờ báo do Xịa chi tiền!
Người phịa ra mặt trận chống tư bản, chống phát xít trước, hướng về cái nôi Cách Mạng là Điện Cẩm Linh, là Ilya Ehrenburg.  Trên TV có giới thiệu.
Koestler, nhân đó, mới đề nghị Mẽo mở ra Mặt Trận Bảo Vệ Văn Hóa Tự Do, nhưng sau ông cũng bị Mẽo đá đít. Vụ này lý thú lắm, để thủng thẳng, Gấu trình bày tài liệu, dẫn chứng..  sau!

Tờ HL cũng có đóng góp của Xịa đấy, và của cả VC nữa, đấy. Còn KT đó, thử hỏi anh ta thì biết! Hỏi NT, hay NMG, cũng được. Vụ này, GNV nghe qua NMG, hình như cũng đã lèm bèm trên TV rồi. NTV hỏi lại KT, xừ luỷ xác nhận có. Tờ TC cũng được đưa đề nghị, nhưng một tay trong tòa soạn, [không phải NTV mà là TDT], từ chối, không nhận. Tiền VC tài trợ HL, là danh sách độc giả dài hạn, do đám bỏ chạy bợ đít VC đóng góp.

Người "sáng tạo" ra cái ý nghĩ dùng tiền Xịa nuôi báo văn nghệ, không hề đòi hỏi, mi phải chống Cộng, chỉ cần viết thứ văn chương ra văn chương [thế là chống Cộng rồi] là me xừ Koestler.
Đây nè, ông ta đang nói chuyện bữa khánh thành cái cơ quan, mà sau này, chi tiền luôn cho cả VP làm bộ VHMN, lẽ dĩ nhiên là dưới 1 cái ô dù khác, nhưng vẫn là đô la Mẽo!

Ngay cả quỹ WJC gì gì đó, chi tiền cho VC viết văn hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng bộ mặt lưu vong Mít, theo 1 nghĩa nào đó, là cũng tiền Xịa, nếu chúng ta hiểu đúng đắn ý tưởng của Koestler, khi đề nghị Mẽo mở ra cái gọi là Hội Nghị vì Tự Do Văn Hoá.
Czeslaw Milosz, thi sĩ, Nobel văn chương, cũng rất rành vụ này. Ông đã từng bốc phét, dư sức viết cả 1 cuốn sách về đề tài này, nhưng đếch thèm viết. Trên TV cũng có nhắc tới, để thủng thẳng, tìm coi nó ở đâu!

*

Cái vụ ra đời của HL cũng ly kỳ và ‘cần thiết’ y chang cái vụ Koestler đẻ ra Hội nghị Văn hóa Tự Do [1950]. Số là, lúc đó, Đảng ta quá cần 1 tờ báo của phe ta, ở hải ngoại, mà phải 1 tên Ngụy, thứ thiệt, làm chủ thì mới ăn khách. Vớ được ngay ông KT, còn gì bằng, lính Ngụy thứ thiệt, ba gai ba ghiếc chẳng sợ thằng nào hết. Thế là Đảng ra lệnh cho Vịt Kìu iêu nước giúp nó 1 tay, tao ra mặt không tiện! Nhưng, Xịa cũng có ý nghĩ đó, mạt cưa mướp đắng gặp nhau là vậy. Thế là cũng vẫy vẫy KT, đến đây tao chi cho tí tiền.

Khổ 1 nỗi, Đảng không khứng chuyện bắt cá hai tay như vậy. Và anh Xịa thì cũng không tin KT làm nên trò trống gì [dân lính tráng i tờ rít biết gì về văn chương, mấy anh Xịa chắc nghĩ thế], thế là bèn cho 1 tên agent qua VN thăm thú tình hình, coi tờ HL có về được trong nước hay không. Bị ngay VC tóm, chụp hình hồ sơ tài liệu, rồi thả. Đến khi NT về gặp ông em lo xb Đất Tầu Đất Ta, bị anh cớm VC tóm, đưa cho coi hồ sơ nhận tiền Xịa, và ra lệnh, đừng có về nữa, không, tao bắt luôn, chứ không đá đít ra khỏi cửa khẩu như Thầy Cuốc.
NT đâu có dám về nữa!
Hà, hà!

Hội nghị vì Tự do Văn hóa

Đọc đầu vào [input] Congrès, pour la Liberté de la Culture, trong cuốn Milosz's ABC's làm Hai Lúa nhớ tới vụ MT nhận tiền của Mẽo làm tờ Sáng Tạo.

Về cái vụ Hội nghị này, tôi [Milosz] có thể viết cả một cuốn sách, nhưng viết làm đếch gì. Nói cho cùng, có hàng đống sách viết về cái gọi là "diễn biến hòa bình" [cập nhật hóa cụm từ "liberal conspiracy": "âm mưu tự do"], như nó được gọi. Một giai đoạn quan trọng trong Chiến Tranh Lạnh.

Vấn đề là như thế này, Nữu Ước thì quá ưa, và quá ư, Mác xịt, trước khi cuộc chiến xẩy ra, và ở trong cái thành phố đó, hai băng đảng Trốt kít và Xì ta lin nít, gặp nhau là ăn tươi nuốt sống lẫn nhau [Milosz: eating each other].

[Hai Lúa không hiểu, tình trạng có giống như Sài Gòn hồi trước Cách Mạng không].

Khi cuộc chiến bùng nổ, tình báo Mẽo, OSS [The Office of Strategic Services], bèn muớn một đám tả phái ở Nữu Ước, của cái gọi là NCL, hay Tả nhưng đếch phải CS [Non-Communist Left]. Họ hiểu rất rõ sự quan trọng của ý thức hệ, đặc biệt là ở Âu Châu, nơi bất cứ một cái đầu nào kha khá một chút, là dính bả Cộng Sản. 

[Hai Lúa lại nhớ tới miền nam Việt Nam, những ngày 1954, ngoài cái đám di cư ra, còn thì đều là mê... miền bắc. Hai Lúa cũng đã có lần kể chuyện, vô nam, còn là thằng con nít, tới trình diện ông chú, Ông Th. Ông 'chưởi': Nước nhà độc lập rồi dzô đây làm gì?, trong Gòa không Goà không, và Tên Của Cuộc Chiến

Sau đó OSS đổi thành CIA, và lập tức tiến hành cuộc chiến "phản-ý thức hệ", tức Chống Cộng. Nhưng người đẻ ra cái ý nghĩ, thành lập một hội nghị Chống Cộng ở Tây Bá Linh vào năm 1950, là Arthur Koestler. Ông đã từng là một viên chức Cộng Sản, trong cái chuồng nổi tiếng Willi Munzenberg, vào thập niên 1930. Koestler làm việc cho trung tâm này. Bây giờ, ở Paris, sau khi cắt bào đoạn nghĩa với Đảng, ông mơ màng tưởng tượng làm sao thành lập được một cái đảng cũng giông giống như Đảng Cộng Sản, nhưng là vì lý tưởng tự do. Một trung tâm ý thức hệ tự do, đại khái dzậy. Mấy tay như Melvin Lasky và những tay ở New York khác đã hỗ trợ ông. Sau hội nghị Berlin, có quyết định là sẽ lấy Paris là nơi đặt đại bản doanh. Và một cái tên Tây nữa chứ, cho phải phép. Thế là ra lò cái tên Hội nghị vì Tự do Văn hóa.

Như thế, cái gọi là Đại hội này, là một tác phẩm đã kinh qua những giai đoạn ý thức hệ Mác xít, Xét lại, và Trốt kít. Chỉ những đầu óc đã kinh qua cả mấy cái lò đó, thì mới hiểu ra được sự nguy hiểm của một hệ thống Xì Ta Lìn Nịt, bởi vì chỉ có họ, những con người độc nhất ở phương Tây, mong ước cái chuyện vá trời, là Chống Cộng, vào thời kỳ đó, ở Tây Phương.

Nói ngắn gọn, chủ yếu là giới trí thức Do Thái  ở Nữu Ước đã thành lập ra cái gọi là Hội nghị.  Jozef Czapski và Jerzy Giedroyc thì đã tham dự ngay từ hội nghị Berlin. Đó là lý do tại sao tôi quen thuộc ngay từ hồi đầu với cả đám.

Vào lúc đó, chẳng ai biết tiền ở đâu ra. Người ta nói, có một số cơ sở thương mại lớn hỗ trợ, và thực sự là vậy. Rồi tới năm 1966, bí mật bật mí, tiền Xịa, và những cơ sở thương mại kia chỉ là bình phong. Vả chăng, cái kiểu đặt đại bản doanh ở Paris, đủ thấy, tiền từ đâu đâu rót xuống. Nhưng khi biết được, Xịa, dân Tây, vốn ghét Mẽo, bèn tẩy chay hoàn toàn.

Ngày nay, nhìn lại, tôi nhận ra một sự thực, cái gọi là âm mưu, xúi  bẩy người ta nếm mùi tự do, the liberal conspiracy, như thế, là rất đáng làm, nên làm, và rất chính đáng.
[Đó cũng là nhận định của một số người Việt về cái chuyện MT lấy tiền Mẽo làm tờ Sáng Tạo. Có trách ông, là ông làm báo thì ít, mà đi vũ trường, bao gái, thì nhiều!]

Hội nghị trên đúng là một đối lực, chống lại chiến dịch tuyên truyền qua đó, những người Xô Viết mở rộng ảnh hưởng tới mọi xó xỉnh. Hội nghị đã cho xb nhiều tờ báo có giá trị rất cao, bằng những ngôn ngữ chính của Âu Châu: Preuves ở Paris, Encounter ở London, Quadrant ở Úc, Tempo Presente, với một trong chủ biên là Ignazio Silone ở Rome, Der Monat, Đức, Quardernos, Tây Ban Nha. Họ muốn kéo cả Kultura vào cùng một rọ, nhưng Giedroyc, từ chối, mặc dù ông ta quá cần tiền cho tờ báo.

Tôi thì cũng rứa. Tiền thì cũng muốn hít, nhưng đau thì vẫn thấy đau, cứ như gái ngoan ngồi phải cọc!

Lẽ dĩ nhiên, còn nghi ngờ nữa chứ. Tiền có mùi gì kỳ quá hé!

Nói cho cùng, thì cũng tội quá nghèo. Mà mấy ông chủ Mẽo ở Paris hồi đó thì quá giầu. Ngày nay, nghĩ lại, tôi cũng thấy mủi lòng, ấy là nói về thái độ của mình đối với Michael Josselon. Ông chủ chi địa, mọi chuyện đều trông vào ông. 

Tôi thật sự không ưa, cái vẻ tự mãn của ông ta, và nhất là điếu xì gà. Cả đám những ông chủ Mẽo này đều mắc một cái tội là hay quên, nhất là những lỗi lầm của họ. [Thì cái vụ Việt Nam chưa hết đau, nỗi đau hội chứng, hậu hội chứng, thì đã chui đầu vào bẫy Iraq!]. Một trong những lỗi lầm của đám họ, ở Paris hồi đó, là chơi một cái văn phòng hách xì xằng, ở trong một khu đắt tiền nhất Paris, trên Đại lộ Montaigne.

Để chứng tỏ, tuy quen biết, nhưng tôi chẳng có thớ gì, ở trong Hội nghị, là, tôi đã bị từ chối visa nhập cảnh Mẽo. Lỗi đâu phải ở Hội nghị, tuy nhiên....

Một trong những nỗi đau của ông chủ chi địa Josselon, là qua tiền của ông, rất nhiều nhà văn nhà thơ lên hương, thoát ra khỏi lục địa Âu Châu cằn cỗi, nghèo khổ, nhập thiên đàng Mẽo, nhưng ông chủ không làm sao vỗ ngực nói, này, nhờ tao cho mày tiền đó!
*

Người khui ra vụ MT nhận tiền Xịa làm tờ ST, là NS, do thù TTT. Có thể tới lúc đó, TTT mới biết, và do tính của ông, rất ghét chuyện bửn, thế là ông rãn ra, và, cũng hết mẹ nó tiền, do bao gái nhảy nhiều hơn là do làm báo. GNV tin rằng, VP, vì lý do này, khi lấy tiền Mẽo làm bộ VHMN, đã đổi cái tên Mẽo thành cái tên Việt!



Đêm giữa ban ngày.

Cái tít nguyên thuỷ của nó là Vòng tròn xấu xa, “The Vicious Circle”, và Daphne đổi lại, như trên, khi K bị nhà cầm quyền Anh giam giữ tại nhà tù Pentonville. K. tỏ ra thích cái tít này, mà ông nghĩ, từ Milton: Oh, dark, dark, dark, amid the balze at noon, nhưng nguồn của nó, qua Daphne, từ Book of Job.

Chỉ 1 cuốn sách, với bạn quí của nó, là cuốn Trại Loài Vật, mà Âu Châu không bị nhuộm đỏ, và Tây Phương thắng cuộc chiến tranh lạnh!

Khi nó vừa mới ra lò, ở Pháp, Sartre ra lệnh cho đệ tử đi từng tiệm sách thu gom, và đốt sạch!

Khủng khiếp thật.
Với riêng GNV, không đọc nó những ngày 1954, chắc là lên rừng, phò HPNT, đúng như lời cầu chúc của 1 đệ tử Thầy Cuốc rồi!
Cái từ khủng khiếp Tẩy Não,
brainwashing, 1 cách nào đó, là do Koestler phịa ra!

*

One result was that Daphne now found it harder to deliver the news that his novel about Rubashov had gone through page proofs and was about to be printed. Actually, she also shrank from telling him because she had changed the title without Koestler's knowledge and felt sure he'd explode. Cape didn't like "The Vicious Circle" as a title, she said, and had chosen "a much worse one" of its own, "Darkness at Noonday." This was a white lie: the title was Daphne's. She had written to him in Lisbon about it, but the letter had never reached him, and now she had to tell him in person. When she stammered out the new title, now metamorphosed into Darkness at Noon, he surprised her by giving his approval. Koestler thought the title was a quotation from Milton's Samson Agonistes-"Oh dark, dark, dark, amid the blaze of noon," an attribution that has persisted to this day-but Daphne's inspiration had been the Book of Job: "They meet with darkness in the daytime, and grope in the noonday as in the night."
Darkness at Noon, a bleak book about a prisoner in solitary confinement, was published in December 1940, while Koestler was in solitary confinement in Pentonville. The irony wasn't lost on its author. Having written much of it in a detention camp, he had come to feel that prison was the perfect metaphor for Europe in 1940, and also, for too many, a brutal reality. The claustrophobic jail smell that clings to every page of Darkness at Noon and contributes so richly to its overpowering atmosphere of doom was the fruit not just of Koestler's imagination but of his bitter experiences in French and Spanish jails. 

ON THE LITERAL LEVEL, Darkness at Noon is about the personality, experiences, and thoughts of a veteran revolutionary leader, Nikolai Rubashov, languishing in jail and being harshly interrogated on charges of treason. After lengthy confrontations with two different interrogators and a period of self-examination in his cell, he decides to make a full confession of guilt, knowing all the while that his alleged crimes are the invention of his investigators and that he is innocent. He knows that his sentence will be death, but finally agrees to it because it is a logical conclusion of his lifelong belief in revolutionary ideals, and the last service he can perform to demonstrate his loyalty to the party.
    On a metaphorical level, Darkness at Noon is an image of life in the Soviet Union (though the name of the country where the action unfolds is never mentioned) and of the life that was promised Europe if either the Communists or the fascists came to power. Koestler's inspiration was the Soviet show trials, of course, and one of the questions he set out to answer was, how did the party do it? How could such prominent party leaders as Kamenev, Zinoviev, Radek, and Bukharin be brought to the point where they confessed to the most fantastic crimes in open court and in the full glare of publicity? His answer, controversial to this day, was that it was a matter not simply of physical coercion (though Koestler was aware of that dimension too) but of intense psychological pressure, backed by the threat of coercion. This more subtle pressure drew on the prisoners' deepest beliefs in the revolutionary cause and in its flag bearer, the party, to undermine their personalities and break their will. It was an early form of brainwashing (the term had not been invented yet), and Koestler was one of the first to recognize its importance in Soviet political practice.
    In the course of the novel, the interrogator Ivanov (Rubashov's former friend) seizes on Rubashov's disillusionment with party policy to show that Rubashov is "objectively" an enemy. "You openly admit that for years you have had the conviction that we were ruining the Revolution; and in the same breath you deny that you belonged to the opposition and that you plotted against us. Do you really expect me to believe that you sat watching us with your hands in your lap-while, according to your conviction, we led country and Party to destruction?" Rubashov is trapped by his own words and by his former actions as a party leader. Ivanov reminds Rubashov that Rubashov is responsible for the deaths of two activists, Comrade Richard and Little Loewy, and indirectly responsible for the arrest and death of his former secretary and lover, Arlova. What is one more death-his own-in the service of historical inevitability? Good cop Ivanov is replaced by bad cop Gletkin (modeled on the GPU officer Koestler had seen in Baku), who brutally insists that Rubashov confess in excruciating detail to instigating a plot to assassinate "No.1." The whole thing is a fiction, and Rubashov is appalled by the naked cynicism of the demand, but through sleep deprivation and confrontations with an alleged assassin he is brought to admit that "objectively" he is guilty too, for (in a Dostoyevskian flourish) the putative assassin is Rubashov's "logic made flesh." Rubashov meekly signs the elaborate connfession drawn up for him by Gletkin, is tried publicly, and is sentenced to death.
    Though ostensibly a composite of Bukharin, Radek, and Trotsky, Rubaashov also incarnates the Koestler of 1938-39. He is the party zealot who suddenly awakens to the fact that his iron faith has been based on a lie, that the ideals to which he has clung have been betrayed, and that the utopia he sought can never be realized by the movement to which he belongs. Koestler's imagination transposes his floundering in Baku, his doubts in Kharkov, and his vacillations in Spain into a powerful intellectual thriller about loyalty and betrayal, and symbolically accepts the logic of Franco's supposed death sentence on him as morally justified by his own revolutionary sins. By reenacting these events in the novel, he pronounces a death sentence on his own ideological past and ideals.
Koestler drew not only on his experiences in Seville but also on Eva's account of her prison experiences in Moscow. One aspect of Eva's story that Koestler used to powerful effect was her account of tapping clandestine messages on cell walls (in the novel it is on the water pipes). In one particularly harrowing scene (drawn in part from Koestler's memories of Seville) the prisoners listen in horror as a tortured comrade is dragged, whimpering, on his way to execution, and they communicate this emotion first by taped messages and then by a sustained drumming on cell doors; and this tapping starts up again in the final moments before Rubashov himself is led off to exxecution.
    Throughout the novel, Koestler's personal anguish, his profound desire to recant and repent his sins, infuses the narrative with a confessional force that is totally appropriate to its subject matter, while Rubashov's descent into hell has a terrifying logic that is irresistible. He is like the hero of a Greek tragedy, condemned by his own character flaws to die. There is no way out. Yet, in a work where there is virtually no uncertainty about the outcome, the suspense is astonishing. It is the suspense of not knowing how Rubashov will arrive at his end, accompanied by the hope that he will somehow, miraculously, evade the bullet. Koestler's inspiration here was the Dostoyevsky of Crime and Punishment and The Brothers Karamazov, and he even imported some of Dostoyevsky’s Christian imagery into his narrative.
    On publication, the novel struck Koestler's more astute left-wing readers with stunning force. "Who will ever forget the first moment he read Darkness at Noon?" wrote Michael Foot later. "For socialists especially, the experience was indelible. I can recall reading it right through one night, horror-struck, overpowered, enthralled. If this was a true revelation, a terrifying shaft of darkness was cast over the future no less than the past." Wickham Steed regarded it as "the most devastating exposure of Stalinist methods ever written," and Kingsley Martin, in the New Statesman, pronounced it "one of the few books written in this epoch which will survive it." A pro-Communist critic, John Strachey, finding the book's message "a bitter pill to swallow," said he was overwhelmed by its terrifying logic. R. D. Charques (anonymously) in the Times Literary Supplement was one of the few at the time who perceived the underlying theme of the "growing likeness between the Soviet regime and the Nazi regime."
    Orwell thought the book "brilliant as a novel and a piece of prison literature," but was more interested in it as an explanation of the Moscow show trials and as an excuse to attack western leftists for accepting the trials as genuine than as a work of literature (it was to be another four years before Orwell concluded it was "a masterpiece"). Other reviewers were puzzled by the novel's unusual form. "The book is long drawn out, full of repetitions and marred throughout by its obscenity and irreligion" was one's verdict. The book had few characters, most of them with no first names, and, apart from Rubashov, none was described in any detail. It wasn't exactly a psychological novel, nor an allegory, nor a satire, and the plot was hard to follow. It was that unfamiliar thing in Britain and America at the time, a novel of ideas and a moral fable, with an unfamiliar dialectical method of argument-and very little love interest of any kind.

Michael Scammell: DARKNESS UNVEILED
Koestler: The Literary and Political Odyssey of a Twentieth-Century Skeptic

ng Niệm Koestler

Why western authors are in love with Mother Russia

Novelists from Le Carré to Amis have an obsession with Russia.
Small wonder: it's fertile territory for fiction
Tại sao nhà văn mũi lõ mê Mẹ Nga?
Ui dào, tưởng chuyện gì: mảnh đất mầu mỡ cho giả tưởng.

 


Đêm giữa ban ngày

Sự thực, chẳng có một ông Mai Thảo / Nguyễn Đăng Quý nào được CIA tuyển dụng. chọn trước. “Cài, cấy.” Sự thực, cũng chẳng có một ông Duy Thanh nào vì tế nhị phải “chối từ” thân thế.

Sự thực, đôi khi đơn giản tới mức độ gây “buồn lòng” cho những người thích thêu dệt, với óc trinh thám, tiểu thuyết.

Sự thực chỉ là: Nếu không có người mẫu Trúc Liên, không có “Thiếu nữ từ tranh bước ra” thì, chưa chắc đã có Graham Tuckers. Mà, không Graham Tuckers, phải hiểu, đồng nghĩa với việc không có Sáng Tạo!

DTL.com

GNV cũng không tin là, Mai Thảo, khi nhận tiền của me -xừ Tuckers, biết, tiền của Xịa!

Bởi vì ngay Koestler, khi nhận tiền của Mẽo dựng lên cái gọi là Hội nghị vì Tự do văn hóa, cũng không biết, đó là tiền của Xịa, như trong cuốn tiểu sử K, của Michael Scammell, cho biết.
K nghĩ tiền của Bộ Ngoại Giao hay [Chương Trình] Marshall Fund. Và theo ông, không đủ chi xài, vì vậy, ông kêu gọi những nhà văn góp vốn thêm!

Làm gì có chuyện MT là nhân viên của Xịa, chuyện "cài cấy", và, sự thực cũng đâu có đơn giản như DTL ngây thơ viết.
Sự thực, là, tiền của Mẽo, và Mẽo ở đây, là Xịa!

Tuy nhiên, đọc những 'phát giác' của DTL, thì chúng ta lại nhớ tới Graham Greene: Ông nhà văn này cũng gặp một tay “Tuckers” tương tự, trên chuyến đi từ Bến Tre về Sài Gòn, trên chiếc du thuyền của Hùm Xám Bến Tre, Le Roy, và tay này kể cho ông nghe, về mission của hắn ta, tìm 1 tay Mít, thuộc lực lượng thứ ba, để đưa… tiền, làm…  chiến tranh, không phải làm báo như MT!

DTL vs GNV

Hội Nghị Tự Do Văn Hoá, The Congress for Cultural Freedom, do Koestler thành lập, được tờ L’Observateur của Tây gọi là KKK: Koestler’s Kultur Kongress. Và ông cũng được CIA tuyển mộ, và ăn lương hàng tháng, on the payroll of the CIA, như… MT, đối với đám VC quốc tế!

Thanh Xuân

*

Gấu có lần ngồi ăn phở với đấng bạn quí NXH tại Tiểu Sài Gòn.
Khi đó bạn quí dọn lên San Jose rồi, nghe tin Gấu qua, bèn xuống thăm, hoặc, nhân xuống thăm Tiểu Sài Gòn, nghe Gấu qua, bèn gặp.
Cùng lèm bèm về thơ DTL.
Gấu có phán: Bạn DTL có rất nhiều đòn.
Nếu ra đòn, ‘anh yêu em’ không ăn, thì đánh vào "người chị, người mẹ, cô em gái, hay bậc nữ thánh, nữ bồ tát chuyên cứu vớt kể lầm lạc", ở nơi người phụ nữ, là thế nào cũng gục!
Bạn quí phì cười, gật gù: Đúng, đúng quá!
*
Hồi mới ra trường Bưu Điện, 1960 hay 61, Gấu làm việc tại Ty Trung Ương Cơ Xưởng Vô Tuyến Điện, số 11 Phan Đình Phùng. Từ phía cổng cơ xuởng trông ra là con đường Phạm Đăng Hưng. Bên phải, building số 5, của đám Tây ở. Bưu Điện mướn tầng trên cùng, đặt mấy đài VTĐ. Quá nữa, là số 3, Đài phát thanh Sài Gòn. Ra trường Bưu Điện, Gấu làm việc tại Cơ Xuởng số 11. Hai năm sau, qua số 5 làm việc tại Đài Liên Lạc VTĐ thoại quốc tế. Đó là nơi viết Những ngày ở Sài Gòn, sau khi ăn hai trái claymore của VC tại nhà hàng Mỹ Cảnh. [Biết rồi khổ lắm nói mãi].

Khi đó, chưa có trường Bưu Điện. Bọn Gấu phải học nhờ nơi trường Quốc Gia Thương Mại, ngay đầu đường Phạm Đăng Hưng. Nhà thờ Phan Xi Cô cũng ngay đầu đường.

Phiá bên trái cổng cơ xuởng, là khu nhà của các ông lớn Bưu Điện, đa số là sếp, và thầy của Gấu. Phía bên kia đường, là con đường Phan Kế Bính, chạy song song với Phạm Đăng Hưng, cả hai đều đụng với đường Phan Đình Phùng, làm thành hai ngã ba. Cả hai đều là hai con dốc ngắn đổ xuống đường Phan Thanh Giản. Thư viện Văn Hoá Bình Dân nằm trên đường Phan Kế Bính, quán Làng Văn nằm trong khuôn viên thư viện.

Đó là nơi cô bạn tổ chức tiệc cuới, vào một đêm Gấu trực tại Đài, cũng gần đó, đang trực, kêu đệ tử coi Đài, xách xe Honda, đi dự, nửa chừng bỏ ra về, rồi xách xe Honda cứ thế chạy miết xuống tới tận cầu Sài Gòn, tính lao luôn xuống!

Từ số 11, đi tới 1 chút, tới ngã tư Phan Đình Phùng/Đinh Tiên Hoàng, quẹo phải tới quán Con Ve Sầu, La Cigale, chủ Tây, vừa là nhà hàng ăn, vừa có sàn nhẩy, lâu lâu, Gấu có ghé, đôi khi, những lần trực đêm.
Khu này là giang sơn của Gấu, Gấu Đa Kao, thì cứ gọi vậy cho tiện.

Ui chao, chỉ đến khi ra được hải ngoại, một bữa tình cờ đọc hai câu thơ của DTL:

Em đi áo lụa mềm lưng phố,
Có động lòng thương kẻ cuối đường

Toàn cảnh trên đột nhiên sống lại, rõ mồn một.
Khủng khiếp đến nỗi, Gấu có cảm tưởng, hai câu thơ, là từ con dốc ngắn bò ra!

Bà hoàng hậu trong Alice lạc xứ thần tiên, có tài nhớ hai chiều, nhớ quá khứ, và nhớ cả tương lai.
Đúng là trường hợp hai câu thơ của DTL, đối với Gấu, theo nghĩa, thời gian có thể đảo ngược, reversible.
Cái bữa Gấu ‘sống cuộc biệt ly, đau nỗi đau' cô bạn đi lấy chồng đó, chỉ hoàn tất, ‘viên mãn’, chung cuộc…  khi hai câu thơ của DTL xuất hiện.

DTL chơi với bạn là số 1, chưa từng thù ghét, nói xấu bất cứ 1 tên bạn nào.

Và là 1 trong  2 người bạn, thực sự mừng, khi GNV sống lại. Anh nói, mày đúng là tái sinh, lần gặp lại ở Tiểu Sài Gòn, 1998, khi vợ chồng Gấu qua lần đầu, nhân dịp xb Lần Cuối Sài Gòn.
Người kia là thi sĩ Viên Linh.