*


Tại sao trong truyện ngắn của GNV, truyện nào cũng thấp thoáng một em, trừ… Gấu Cái?
Ui dào, toàn bản nháp không hà? Thứ bóng hồng tuyệt hảo, của ông ta, là tui, nhưng ông ta đâu có đủ tài năng, để mà ‘dziết da’ [viết ra]!
Tại sao mi không chọn 1 trong những thánh nữ của mi, mà lại chọn nỗi đau khổ của mi, là… ta?

*

RICARDO SOMOCURCIO is in love with a bad girl.
He loves her as a coy teenager known as "Lily" in Lima in 1950, when she flits into his life one summer and disappears again without explanation. He loves her still when she reappears as a revolutionary in 1960s Paris, then later as Mrs. Richardson, the wife of a wealthy Englishman, and again as the mistress of a sinister Japanese businessman in Tokyo. However poorly she treats him, he is doomed to worship her. Charting Ricardo's expatriate life through his romances with this shape-shifting woman, Vargas L10sa has created a beguiling epic romance about the life-altering power of obsession.

Gái hư làm nát tan trái tim của bạn, nhưng The Bad Girl, không phải chỉ là về gái hư, về ‘viết lại’ Madame Bovary, mà còn là về 1 thời, thập niên 1950, 1960 của tác giả và của nhân vật của mình:
VL viết ‘tửng tửng’ [wry humour],‘nhân hậu và cảm động' [affection], về cả hai, những nhân vật, và hai thập niên đã biến mất của ông 1950, và 60. Câu chuyện, the story, về nhựa đời và kẻ đào vàng, sau cùng biến thành một câu chuyện cổ tích, a tale, về tình yêu không đòi hỏi, vô điều kiện, unconditional love.
The Christian Science Monitor. 

Day of the fox [Ngày của con chồn]
Mario Vargas Llosa: an unclassifiable Nobel winner

Novelist William Boyd pays tribute to 'a great chroncicler of the highs and lows of our carnal and passionate adventures as human beings'.

Vargas Llosa is very hard to classify and pin down as a writer: he has written short novels and very long novels, comic novels and deeply serious novels, straightforward realistic novels and recognisably South American "magic-realist" novels. Perhaps this unclassifiability has been seen as a disadvantage. Indeed, when one compares Vargas Llosa to his great South American literary rival Gabriel García Márquez one is reminded of Archilochus's old fox and hedgehog adage: "The fox knows many things, the hedgehog knows one big thing." Márquez, a hedgehog novelist if there ever was one, received his Nobel in 1982 at the age of 55. Vargas Llosa received his at the age of 74. Almost 30 years later the day of the fox has arrived – it inevitably comes around, even if it takes a little longer.

Bài viết trên đây, về Vargas Llosa, cũng thật tuyệt. Nó làm Mít chúng ta nhớ tới Kim Dung, và nhân vật chưởng môn nhân phái Tiêu Dao, sư phụ của Tô Tinh Hà của ông, ngoài võ công ra, cầm kỳ thi họa, chi cũng rành, sau bị học trò Đinh Xuân Thu, chuyên học chỉ một môn võ công, hất ngôi.

Con chồn biết nhiều thứ, con nhím chỉ biết 1 thứ.
Nếu chỉ nói văn chương, VL 'thua' GM, nhưng GM làm sao so được với một VL, ‘nhà tạp ghi’?


Đọc & Viết

NMG vs Lưu Vong

Nhà văn Mỹ mới mất, Susan Sontag có một bài viết về Danilo Kis rất cảm động [Tên ông này, là từ tiếng Hung, bên trên con chữ s có một cái dấu giống dấu mũ của tiếng Việt, nhưng đặt ngược]. Ông mất ngày 15 tháng Mười, 1989, thọ 54 tuổi. Bài viết, 1994, có thể coi như là một bài tưởng niệm.
Chết khi 54 tuổi, Sontag coi đây là một cái chết làm yểu mệnh văn chương, chấm dứt  một trong những cuộc hành trình quan trọng nhất của văn học, được làm nên bởi bất cứ một nhà văn nào trong nửa sau thế kỷ 20.
Tại sao thế?
Theo tôi, bởi vì Kis là từ cái lò Đông Âu mà ra, và như Sontag viết, cũng trong bài về Kis:
Cái chuyện bạn kinh qua đủ thứ khổ đau trên đời, đếch làm cho bạn trở thành nhà văn lớn đâu. (1) Có thể cần, nhưng chưa đủ. Nhưng địa lý là định mệnh. Đối với Kis, không có chuyện rút dù, hay chối bỏ cảm xúc, dấy lên từ mảnh đất chôn rau cắt rốn, và đáp ứng, hay là trách nhiệm của nhà văn, đối với nó. Kis đến từ một xứ sở nhỏ bé, nơi nhà văn được coi là quan trọng, trong cái tốt nhất, cũng như trong cái tệ nhất của nó, và như thế, rất dễ trở thành tiếng nói đạo đức, và đôi khi, trở thành chính trị gia, nhà lập pháp, thay vì chỉ là một nhà văn thường thường bậc trung.
Nhận định của Sontag về Kis, làm Gấu tôi nhớ đến Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, những nhà văn của mảnh đất nhỏ bé, Bình Định, thí dụ vậy. Tác phẩm của họ, không chỉ nhắm văn chương, mà còn cao hơn thế nữa.
Cao trong cái nghĩa tốt nhất, hoặc tệ nhất, là còn tùy vào hoàn cảnh, thời đại, cơ may, và "cái tâm" của họ.

(1): Nguyên văn: Số lượng về lịch sử hay kinh hoàng mà một nhà văn phải gánh chịu không làm cho người đó trở thành một nhà văn lớn. [The amount of history or horror, a writer is obliged to endure does not make him or her a great writer. But geography is destiny].
Địa Lý Là Định Mệnh, câu này gợi nhớ câu Địa Linh Nhân Kiệt của phương Đông.

Note: B
ài vỉết của Susan Sontag, được dùng làm Intro cho cuốn Homo Poeticus. Tin Văn sẽ đi bài này


The Nobel Prize in Literature 2010

Trang Tin Văn giới thiệu hơi kỹ về Vargas Llosa, nhưng, thú thực, ông này thua xa Steiner, nếu nói về viết tiểu luận.


Note: Bài viết này, Tin Văn scan, post, tính dịch, mới đây, thấy Thầy Phúc dịch, đăng trên Da Màu.

Cách nhìn của Vargas Llosa, về lưu vong, chưa tới, và nguyên nhân, chính là do ông không cảm nhận được
kinh nghiệm Lò Thiêu, như là 1 kinh nghiệm về viết văn, đúng như thế.
Lò Thiêu là 1 hiện tượng của thế kỷ 20. Bạn sống thế kỷ
đó, là bạn sẽ viết thứ văn chuơng đó. Và cái bản chất của văn chương thế kỷ 20 là lưu vong.

Những câu phán của Solz, nhà văn là nhà nước trong 1 nhà nước, hay của Linda Lê, tôi mang đứa bé chết Mít ở trong tôi, không mang tính chính trị, mà là nói lên bản chất của văn chương.


NMG vs Lưu vong

Có lẽ chẳng bao giờ NMG ngộ ra một điều rằng, lưu vong chính là điều kiện cốt tử của văn chương. Bạn Thế Quân trong một bài trên Da Mầu,  tưởng niệm nhà thơ Mahmoud Darwish, chẳng đã viết ra điều đó sao:

“Lưu vong phải được hiểu xa hơn khái niệm địa lý. Bạn vẫn có thể là một kẻ lưu vong ngay chính trên quê hương bạn, ngay chính trong nhà bạn, chính trong phòng bạn. Đó không đơn giản chỉ là vấn đề Palestine. Tôi nghiện lưu vong chăng? Có thể lắm!” Tình trạng lưu vong, theo ông, vừa ác vừa hiền, vừa kéo ông ra khỏi nhà lại vừa nuôi dưỡng nghệ thuật của ông. “Lưu vong chẳng phải là một trong những nguồn suối của sáng tạo văn chương trong lịch sử đó sao? Kẻ nào sống hài hòa với xã hội của mình quá, với văn hóa của mình quá, với chính mình quá, không thể là một người sáng tạo. Và điều đó sẽ vẫn đúng ngay cho dù quê hương của chúng ta là vườn Địa Đàng chăng nữa!”.

V/v Lưu vong
Nhớ, có lần lèm bèm về lưu vong, được 1 độc giả gửi cái mail, khen, bây giờ tôi mới hiểu lưu vong nghĩa là gì.
Tks. NQT

Cách nhìn lưu vong, của Bolano, cũng bảnh hơn Vargas Llosa:

Lưu vong không có nghĩa là biến mất, mà là co rúm lại, thu mình mãi lại, từ từ hay mau lẹ, sao cho nhỏ mãi đi, cho tới khi “đạt thân”, nghĩa là, có cái chiều cao thực của mình, cái chiều cao thực của cái ngã, cái tôi, cái tao, cái mày. Swift, sư phụ của lưu vong, hiểu rõ điều này. Với ông, lưu vong là từ bí ẩn dành cho cái từ thông thường là “đi”.

Mọi văn chương, bất cứ thứ chó nào, nếu đúng là văn chương, đều cưu mang trong nó, cái gọi là lưu vong, cho dù nhà văn khăn gói lên đường bỏ chạy quê hương vào lúc hai mươi, tóc còn xanh mướt, hay là cả đời chưa rời nhà.

Danilo Kis

Kis had a complicated literary genealogy, which he was undoubtedly simplifying when he declared himself, as he often did, a child of Borges and of Bruno Schulz.
Susan Sontag

Kis có 1 cái hệ phả văn học rắc rối, và ông giản dị nó, bằng cách coi mình là hậu duệ của Borges và Bruno Schulz.

*

Trung thành với Rabelais và đám Siêu thực: Những kẻ lục lọi những giấc mộng.

Tôi ngồi lật lật cuốn của Danilo Kis, cuốn sách cũ về suy tưởng, và có cảm tưởng đang ngồi với ông, trong một quán rượu gần Trocadéro, và ông đang nói với tôi bằng một giọng oang oang, gầm gừ, như muốn vặc vào mặt kẻ đối diện.
Trong tất cả những nhà văn lớn lao cùng thế hệ, Tây hay ngoại quốc, vào những năm 1980 sống ở Paris, ông là kẻ vô hình nhất. Vị nữ thần có tên là "Thời Sự" chẳng có lý do gì để mà giọi đèn vào mặt ông.
"Tôi không phải là một tên ly khai", ông nói.
Ông cũng chẳng phải một tên di dân. Ông đi lại thoải mái giữa Belgrade và Paris. Ông chỉ là một “nhà văn-đứa con tư sinh, écrivain bâtard, đến từ một thế giới chìm khuất, englouti, của Đông Âu”.
Cho dù chìm khuất, thế giới này, trong suốt cuộc đời của Danilo (ông mất năm 1989), là một cái hố đen chứa trọn thảm kịch Âu Châu. Nam Tư: cuộc chiến dai dẳng, đẫm máu (và chiến thắng) chống Nazi; Lò Thiêu, sát hại, nhất là, surtout, những người Do Thái Đông Âu (trong số họ, có bố ông); cuộc cách mạng Cộng Sản, tiếp theo liền, là cuộc đổ vỡ, cắt bào đoạn nghĩa, thật bi thảm (và cũng lại chiến thắng) với Staline và chủ nghĩa Stalinisme.
Với một dấu ấn giống như một vết chàm lên cơ thể như thế, bởi cái thảm kịch lịch sử như vậy, trọn đời ông, ông không hề hy sinh những cuốn tiểu thuyết của mình cho chính trị.
Từ đó, là số phận nghiệt ngã của ông, của những kẻ bị quên lãng ngay từ khi sinh ra: những thảm kịch riêng tư về thanh quản. Ông có thể đồng ý với Orwell, nhưng làm sao ông có thể yêu nổi 1984, cuốn tiểu thuyết của một phát ngôn viên chống lại chủ nghĩa toàn trị, pourfendeur du totalitarisme, nhưng lại giản lược cuộc sống con người chỉ còn có một chiều chính trị, y hệt như những tên "Mao ít" trên tthế giới.
Để chống lại sự hạ nhục con người, làm cho cuộc sống của nó trở thành hèn hạ, ông cầu cứu Rabelais, với những trò khôi hài, tiếu lâm, tức cười, nhóm siêu thực, những kẻ “lục lọi tiềm thức, những giấc mộng”.
Tôi lật những trang sách cũ của ông, và nghe giọng nói mạnh mẽ, chối tai của ông: “Thảm thay, cái giọng trưởng thượng, le ton majeur, của văn học Pháp, bắt đầu với Villon, đã biến mất”.
Khi ngộ ra điều trên, ông càng thêm trung thành với Rabelais, với siêu thực, những kẻ “lục lọi những giấc mộng”, và với xứ Nam Tư của ông, mắt cũng bị bịt kín, lầm lũi tiến vào cõi mất.
Kundera: Gặp Gỡ

V/v Bruno Sshulz & Kafka & Lò Thiêu & Viết

David Grossman kể, sau khi ông cho in tác phẩm đầu tay của ông, The Smile of the  Lamb, Nụ cười của con Cừu, thì có 1 độc giả cho biết, chắc chắn là ông bị ảnh hưởng [thuổng, thì nói đại như vậy] Bruno Schulz. Lúc đó Grossman chưa đọc Schulz.

Bèn đọc, và ngộ ra, đúng là Thầy của ông!
Có thể nói, Gấu cũng gặp y chang tao ngộ trên, khi đọc Faulkner, cuốn "Absalon, Absalon!".
Cứ như thể Faulkner viết cuốn sách để cho Gấu đọc, và cuốn sách chờ hoài, chờ hoài, để…  đọc Gấu!
Hà, hà!

(1) Edmund White so sánh “Nụ Cười Cừu” với “Âm Thanh và Cuồng Nộ” của Faulkner [lại F!], The Tin Drum, Cái Trống Thiếc của Grass, và Trăm Năm Cô Đơn của Garcia Marquez;  George Steiner gọi 1 cách giản dị, "một trong những lễ hội lớn của giả tưởng hiện đại". Cuốn sách bắt đầu với Momik, một đứa trẻ Israeli lớn lên dưới cái bóng của Lò Thiêu, chấm dứt với một bộ kỳ quái, gồm những “entries” [đầu vô] kể những cuộc phiêu lưu của những nhân vật trong sách của những đứa trẻ lớn tuổi nuôi 1 đứa trẻ ở trong vườn thú Warsaw, và xen vô, là những cuộc giải thoát, rescues, nhà văn Ba Lan Bruno Schulz, khỏi cái chết, bằng cách biến ông thành 1 con cá hồi, a salmon.

The Paris Review 4

*

Paris Review 4

David Grossman

Nghệ thuật giả tưởng

Năm 1987, để đánh dấu 20 năm Israel chiếm đóng West Bank và Gaza Trip, mấy tay chủ bút, chủ biên của tờ tuần báo Do Thái Koteret Rashit phái tiểu thuyết gia trẻ David Grossman tới West Bank, 7 tuần, “đi thực tế”.
Grossman, thông thạo tiếng Ả Rập, bèn làm những chuyến tham quan dân Palestine ở trại tị nạn, thành phố, vườn trẻ, đại học, cũng như đám định cư Do Thái ở trong những pháo đài chung quanh có giây kẽm gai [chắc cũng giống những khu định cư, kinh tế mới của đám Bắc Kít, sau 30 Tháng Tư 1975, Nam Tiến, tới những vùng đất cao nguyên Trung Phần, nơi chúng phá rừng trồng cà phê, hay trồng bất cứ cái khỉ gió gì miễn ra tiền và vô phúc cho một người bản địa nghèo đói nào lén vô là chúng thả chó ra, không chỉ cắn chết, mà còn xé xác ăn thịt!], và đám sĩ quan, binh lính Do Thái tuần tra những khu vực dành cho người Palestine. Thu hoạch của chuyến đi thực tế chiếm trọn một số báo, và gây chấn động trong đám Bắc Kít, ấy chết xin lỗi, Do Thái.
Grossman rất rành mạch, rõ ràng, trong những bài viết, về điều này:
"Dân Palestine hết còn chịu nổi rồi, hết còn ngoan ngoãn như lũ cừu rồi" [nguyên văn: "Người Palestine, ngày ngày đau đớn khổ sở vì những sự tàn ác dã man của đám chiếm đóng hàng thế hệ, sẽ không còn hiền lành, dễ bảo nữa, would be docile no more".]
“Đúng là một cú sốc”, Tom Segev, một trong những tay biên tập nói. “Cho đến lúc đó chúng tôi không hề biết họ thù ghét chúng tôi tới mức như vậy”

Năm tiếp theo năm đó, khi báo cáo của Grossman được xb bằng tiếng Anh, với cái tít trận Hoàng Phong, the Yelllow Wind, thì cuộc nổi dậy, intifada, của người Palestine đang tưng bừng hoa lá. Những gì Grossman viết trở thành tiên tri, “sấm Trạng Trình”, biến ông trở thành một tác giả tầm vóc thế giới.
*
Phỏng vấn viên:
Trong Nụ Cười của Cừu Non, The Smile of the Lamb, Uri [nhân vật chính] nói, “Nhà ở đâu, nói cho cùng?”, và Abner trả lời, nhà là khoảng trống rỗng giữa đầu cây viết và tờ giấy, home is the empty space between the tip of his pen and the paper. Đó là điều ông cảm nhận ư?
Grossman:
Nhà là nơi mà những người tôi yêu thương ở đó, home is where the people I love are. Càng về già, thế giới đó càng lạ lẫm, alien, và hơn thế nữa, tỏ ra thù nghịch đối với tôi. Câu chuyện mà tôi đang viết là một cái nhà khác, cho dù phải mất từ hai cho đến ba năm nó mới trở thành nhà. Tôi chẳng bao giờ cảm thấy cô đơn, trơ cu lơ một mình, khi tôi có câu chuyện của tôi, khi tôi biết giọng điệu, the tonus, của mọi nhân vật và ngôn ngữ.
Giọng điệu?
Giọng điệu, sức căng của bắp thịt, the tension of the muscles. Liền lập tức tôi cảm thấy mình được nối kết, connected, với những xao động, the emotional vibrations, của những con người ở Israel, điều mà tôi không thể cảm thấy khi ra nước ngoài.
Tuy nhiên, có vẻ như ông rất bị ảnh hưởng bởi những nhà văn của thế hệ Do Thái Lưu Vong [Jewish Diaspora]?
-Khi bạn sắp sửa ló dạng ra, như là một nhà văn, mọi người sẽ nói cho bạn biết, văn của bạn giống, hay, thôi thì nói đại, chôm của ai. Khi còn trẻ, tôi ngoan ngoãn lắm, và đồng ý với bất cứ điều gì mà người ta bảo tôi. Một tay làm việc cho đài truyền hình Do Thái, một người mới tới, a newcomer, từ Ba Lan, một bữa gọi điện thoại cho tôi, và cho biết, cuốn The Smile of the Lamb của tôi hiển nhiên là chịu ảnh hưởng của Bruno Schulz. Tôi nói, có thể. Tôi chưa từng đọc Bruno Schulz, và chẳng lẽ nói với tay đó, là mình dốt ư?
Ngay từ phút đầu tiên đọc Schulz, tôi cảm thấy như bị điện giật! Mỗi đoạn văn là một sự bùng nổ của những thực tại khác nhau - mộng, mị, ác mộng, tưởng tượng, quái tưởng, fantasy. Đọc ông ta khiến tôi muốn sống hơn, sống nữa, reading him made me want to live more. Rồi tôi đọc những câu chuyện về cái chết của ông. Ông ta được một sĩ quan Đức bảo bọc. Ông này đã từng giết một nha sĩ Do Thái của một viên sĩ quan Đức khác. Viên sĩ quan này bèn đi kiếm Schulz và bắn ông ta chết ngay trên đường phố. Bạn giết tên Do Thái của tớ thì tớ giết tên Do Thái của bạn.
 [Trên TV có một ấn bản khác nữa, nhưng cả hai đều xác nhận chuyện Schulz bị một viên sĩ quan Đức khác giết, và khi anh này nói với tay sĩ quan bảo trợ Schulz, hắn ta xua tay, nhằm nhò chi, để kiếm thằng Do Thái khác thay thế].
Khi đọc điều này, tôi cảm thấy quá đỗi thê lương. Tôi chẳng còn muốn sống trong một thế giới, nơi một chuyện như thế có thể xẩy ra, khi con người có thể thay thế, có sẵn đó, tùy nghi sử dụng, replaceable, disposable. Tôi cảm thấy tôi phải làm cái gì đó để cứu chuộc cái chết không cần thiết, và tàn nhẫn của ông ta [I must redeem his needless, brutal death]. Thế là tôi viết See Under: Love.
Tôi có thể nói cho bạn biết, trong hầu hết ngôn ngữ cuốn sách của tôi được dịch – chừng 14 thứ tiếng- trong vòng chừng 1 năm hay cỡ đó, là có một lần tái bản câu chuyện về Schulz.
Ui chao thật là ngọt ngào, thật là dễ thương đối với tôi, khi biết rằng cuốn sách của mình đã làm được một điều gì đó cho ông ta, sau khi ông ta làm điều cho tôi.
Ai, ngoài Sshulz ra, ảnh hưởng tới ông?
Kafka, tuy nhiên, thật khó mà kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người này không viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn học mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay trên bờ cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể ông nhìn ra phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm ra điều này, ở bất cứ nhà văn nào khác.

Trong Chết như là Cách Sống, Death as a Way of Life, ông phán: “Tôi không thuộc về số người coi Lò Thiêu là một sự kiện đặc thù Do Thái”.

Grossman: Tôi không nghĩ, người ta có thể tách "tính Do Thái", the Jewishness, ra khỏi Lò Thiêu, the Shoah, nhưng đây là một sự kiện mắc mớ đến toàn nhân loại. Mọi người, bất cứ một người, ai cũng nên đặt ra cho chính mình, một vài câu hỏi liên quan tới Lò Thiêu. 

Source

The Nobel Prize in Literature 2010
Mario Vargas Llosa

*

The Nobel Prize in Literature 2010 was awarded to Mario Vargas Llosa "for his cartography of structures of power and his trenchant images of the individual's resistance, revolt, and defeat".

Bản tiếng Tây:
“pour sa cartographie des structures du pouvoir et ses images aiguisées de la résistance de l’individu, de sa révolte et de son échec” [“vì cái bản đồ cơ cấu quyền lực của ông, và những hình ảnh sắc bén của ông, về cuộc kháng cự của cá nhân, sự nổi loạn, và thất bại của hắn ta”

Bản tiếng Mít của Bi Bi Xèo:
Ủy ban nói ông đã “khắc họa các cơ cấu quyền lực cũng như những hình ảnh sâu sắc về sự kháng cự, sự nổi loạn và bất lực của con người”.
Dịch cũng không đến nỗi... sai, nhưng giá thêm cụm từ 'cá nhân', trước 'con người', thì rõ hơn!
Theo nghĩa đó, mấy ông Tây viết:
Les jurés du Nobel ont récompensé un écrivain engagé dans son époque:
Uỷ ban Nobel đã tưởng thưởng một nhà văn dấn thân của thời của ông ta.

Tờ The New York Times viết:
The Peruvian writer Mario Vargas Llosa, whose deeply political work vividly examines the perils of power and corruption in Latin America, won the 2010 Nobel Prize in Literature on Thursday.
Nhà văn Peru Llosa, mà những tác phẩm nặng chất chính trị quan sát sống động những hiểm họa của quyền lực, và sự tham nhũng, băng hoại ở vùng đất Mỹ Châu La Tinh, đã thắng giải Nobel văn chương 2010
.

Bản tin AP:
"I am very surprised, I did not expect this," Vargas Llosa told Spanish National Radio, adding he thought it was a joke when he received the call.
"It had been years since my name was even mentioned," he added. "It has certainly been a total surprise, a very pleasant surprise, but a surprise nonetheless."
The Swedish Academy said it honored him for mapping the "structures of power and (for) his trenchant images of the individual's resistance, revolt and defeat." Its permanent secretary, Peter Englund, called him "a divinely gifted storyteller" whose writing touched the reader.
"His books are often very complex in composition, having different perspectives, different voices and different time places," Englund said. "He is also doing it in a new way, he has helped evolve the art of the narration."
Tôi quá ngạc nhiên. Tôi không hoài vọng điều này. Llosa phán. Thoạt đầu, tôi nghĩ, họ chọc quê tôi, khi nghe điện thoại. Đã nhiều năm rồi tên tôi được nhắc tới. Hoàn toàn ngỡ ngàng, ngỡ ngàng thú vị, nhưng quả là ngỡ ngàng!
Hàn Lâm Viện Thụy Điển vinh danh ông vì đã vẽ ra cái bản đồ của những cơ cấu quyền lực, và vì những hình ảnh sắc bén của ông về sự kháng cự của cá nhân con người, sự nổi dậy, và sự thất bại, của nó.
Viên thư ký thường trực gọi ông là một 'tay kể chuyện thiên bẩm', mà cách viết của ông đã làm độc giả cảm động.

*
Llosa, tác giả 'ruột' của Tin Văn được Nobel văn chương 2010
Tuyệt cú mèo!

Cũng đệ tử Faulkner! (1)
Bài viết mới nhất của ông, trên TV là bài viết về Camus, nhân kỷ niệm 50 năm ông mất
Xin trân trọng trình lại ở đây, thay một lời xưng tụng.

Albert Camus và đạo đức học của những giới hạn

Note: Ông này đã từng bợp tai, hay thoi vô mặt Garcia Marquez, vì xàm xỡ bà xã của Llosa!
[Par une nuit orageuse de 1976 à Mexico, Mario avait envoyé son poing dans la figure de son grand ami Gabriel.]

William Faulkner: The Sanctuary of Evil
Llosa

Faulkner suốt đời giữ cái nhìn tiêu cực của ông, với Sanctuary, câu chuyện một cô gái bị một tên liệt dương phá huỷ trinh tiết bằng một cái bắp ngô, bởi vì, cả nửa thế kỷ, sau những dòng tự kiểm hồi sách mới ra lò, trong lần nói chuyện tại Đại học Virginia, [Vintage Books, New York, 1965], ông vẫn còn chê đứa con hư hỏng của mình, coi đây là một câu chuyện "yếu" và được viết bởi những tà ý [base intentions].

Nhưng đây là một đại tác phẩm của ông. Hai Lúa cứ liên tưởng tới Giáo Đuờng Của Cái Ác, ở một xứ sở khác, ở đó, có những tên già, liệt dương hay không liệt dương, lôi con nít vào khách sạn hãm hiếp, xong xuôi, đuổi ra, quẳng cho cô bé hình như là một trăm đô thì phải, thí dụ như một tay LQD nào đó.

Bởi vì, chỉ có thiên tài mới có thể kể một câu chuyện như thế, với những sự kiện như thế, với những nhân vật như thế, bằng một cách kể mà người đọc, không chỉ chấp nhận, gật gù, kể được, được đấy, mà còn như bị quỉ sứ hớp hồn! 

Như chính Faulkner đã từng kể, ông viết Giáo Đường, bản viết đầu, trong ba tuần lễ, năm 1929, liền sau Âm thanh và Cuồng nộ. Ý tưởng về cuốn sách, như ông giải thích, trong lần in thứ nhì [1932], thứ tiểu thuyết ba xu, và ông viết, chỉ vì một mục đích duy nhất, là tiền, [trước nó, thì chỉ vì vui, for "pleasure"]. Phương pháp của ông, là, "bịa ra một câu chuyện ghê rợn nhất mà tôi có thể tưởng tượng ra được", một điều gì một con người miệt vườn, vùng Mississipi, có thể coi như là một chủ đề. Quá sốc, khi đọc, tay biên tập bảo ông, hắn sẽ chẳng bao giờ xuất bản một cuốn sách như thế, bởi vì, nếu xb, là cả hai thằng đều đi tù.

Bản viết thứ nhì cũng chẳng kém phần ghê rợn...

Được coi như, hiện đại hóa bi kịch Hy Lạp, viết lại tiểu thuyết gothic, ám dụ thánh kinh, ẩn dụ chống lại công cuộc hiện đại hoá mang tính kỹ nghệ nền văn hóa Miền Nam nước Mẽo vân vân và vân vân. Khi Faulkner mang đứa con hư của mình trình làng văn Tây, André Malraux phán, đây đúng là, "đưa tiểu thuyết trinh thám vô trong bi kịch Hy Lạp", và khi Borges nói dỡn chơi, rằng những tiểu thuyết gia Bắc Mỹ đã biến "sự tàn bạo thành đức hạnh", chắc chắn, ông ta có trong đầu lúc đó, cuốn Giáo Đường của Faulkner.

Những con thú ăn thịt sống

Nhà văn Bắc Mỹ Paul Theroux, tác giả The Mosquito Coast, một cuốn tiểu thuyết thú vị, và nhiều cuốn sách du lịch rất ăn khách, một bữa khám phá ra là, một tiệm sách ở Anh rao bán một số tác phẩm của ông, cuốn nào cũng có chữ ký, và thủ bút của tác giả, là những dòng đề tặng Ngài Sir Vidia S. Naipaul. Tức điên lên, ông bèn viết thư cho nhà văn Nobel, và ông này, thay vì phúc đáp, thì để cho vợ ra đầu ngõ, vén váy, đi vài đường bồm bộp [nguyên văn, thay vì đích thân trả lời, Naipaul trao trách nhiệm này cho bà vợ mới, một ký giả Pakistani, “đần độn như là nhan sắc đẹp đẽ” của bà, nhưng cho dù đần độn, mớ chữ ít ỏi của bà cũng đủ để đi vài dòng chế nhạo].
Sự trả thù của ông Theroux mới khủng khiếp làm sao: Chẳng thua gì giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh!
Llosa, tác giả bài viết The Predators mà Gấu đang đi một đường giới thiệu độc giả Tin Văn, khuyên độc giả chớ có mua cuốn sách vừa tai tiếng vừa rất ư cụp lạc, Sir Vidia’s Shadow: A Friendship  across Five Continents [Cái bóng của Naipaul: Một tình bạn xuyên qua năm lục địa]. Bởi vì vừa đọc vài dòng, là bạn không thể nào rứt ra nổi!
Theroux, đệ tử, nhỏ hơn Naipaul chừng 10 tuổi, gặp sư phụ ba chục năm trước đây tại Keynia, Đại Học Makerere, nơi cả hai cùng làm việc. Đệ tử bị sư phụ hớp hồn, cả về tài năng lẫn nhân cách, vào lúc đó, Naipaul đã nổi như cồn với những tác phẩm như A Bend in the River, hay A House for Mr. Biswas. Theroux trở thành đệ tử, tài xế, và tà lọt, và để tưởng thưởng, Naipaul thỉnh thoảng cũng đưa ra vài ngón nghề, của một thiên tài văn chương, và, lâu lâu, giống như quẳng cho một người ăn xin vài đồng lẻ, Naipaul cũng lèm bèm cùng đệ tử, về quan niệm của ông về thế giới, về con người, về Phi Châu, về lịch sử.
Những bài học này thật bảnh, thật sáng chói, chắc hẳn, bởi vì đệ tử ghim vào ruột, chẳng bỏ qua một chi tiết nào, để rồi bao nhiêu năm sau, gậy ông đập lưng ông, đem ra xài, và [vẽ rắn] thêm chân cho chúng.
Đương nhiên là, những quan điểm của Naipaul, trong những lúc phởn phơ như thế, không thể nào in ra được. Lúc đó chưa có net, và, như trường hợp hồi ký NDM, không có một thằng phải gió nào, không hiểu sao vớ được, và hê ầm lên. Gấu này nghi, chính me-xừ NDM cố tình làm ra như vậy! Bởi vì một khi viết ra được một câu sướng đến phát điên lên, thí dụ, tả cảnh NDT run như cầy sấy trước TH, như con ếch nhìn thấy con cua, mà lại không công bố cho mọi người cùng thưởng thức sao?
Cũng thế, với Naipaul. Khi những nhà thơ trẻ Phi Châu tới đọc thơ cho ông nghe và xin ý kiến, ông phán, vứt ngay vô thùng rác cho ta! [Có thể Sến cô nương đã từng nghe chuyện này, và… mô phỏng chăng, khi phán về NDT?] Có khi ông nức nở khen, chữ ai viết mà đẹp thế!  Khi được hỏi về giải thưởng thơ của Hội Nhà Văn Mít, ông nhỏ nhẹ khuyên, chỉ nên phát giải ba, giải nhất giải nhì kể như không có! Được hỏi về văn chương Phi châu, ông thuổng ngay câu của nhà văn nhớn ra đi từ Miền Bắc, Vũ Thư Hiên, khi ông này được hỏi về văn học hải ngoại: “Này có thứ đó thiệt hả”? [But does it exist?]
Naipaul chẳng hề hổ thẹn, khi phán về văn chương Phi châu, một khi đám trắng bỏ đi, nó sẽ trở về thời dã man. Và để chọc quê người bản xứ, ông gọi xứ sở của họ bằng những cái tên thời còn thực dân.
Llosa thú nhận, ông thừa sức viết vài cuốn sách như thế, về những văn hữu của ông, những người mà ông quen biết, bởi vì lúc này, lúc nọ, ông nghe được cả lố những điều khủng khiếp từ miệng của họ thốt ra, thường là vào đêm khuya, khi rượu vào lời ra, khi mầy tao chi tớ với nhau, và văng ra đủ thứ. Và gặp một tay có tài như Theroux [số một, trong số những nhà văn hạng nhì], bạn vô tình đọc phải, là không thể nào rứt ra được, chuyện đương nhiên: nhân vật Vidia S. Naipaul mà ông ta sáng tạo ra, ở trong cuốn sách của ông, thì cũng độc địa chẳng kém chi người kể chuyện, tức chính ngài Theroux, đích thị Ngài.
Bất cứ một cá nhân con người nào, thì cũng có lúc, hoặc thậm xưng, hoặc cường điệu, hoặc bốc phét, hoặc lỡ lời, đưa ra một nhận định cay nghiệt, dã man, hoặc một câu khôi hài đen, về một ai đó. Ông bạn của tôi [Llosa], Carlos Barral, một thiện nhân quân tử, một tay phong nhã có hạng, vậy mà chỉ chơi thêm một ly gin thứ nhì, là như ma quỉ được xổ lồng, xổ ra những lời quỉ ma nhất mà tôi chưa từng được nghe. Mặc dù độc giả đã được cảnh giác ngay từ đầu, đây là một cuộc "Thanh Toán tại OK Corral" giữa sư phụ và đệ tử, nhất là khi đệ tử bị chính ông thầy, là người mà mình tôn thờ, chơi mình, gặp thứ đệ tử số 1 trong những nhà văn hạng nhì, cỡ như tay NTV với thầy NVT chẳng hạn, làm sao mà trò tha thầy cho được cơ chứ! Có thể, trong khi mê mải kể xấu Thầy, trò đã rớt trúng cái bẫy do mình đặt ra, bị ma thuật, là cái trò kể chuyện đó hớp mất hồn vía, theo kiểu, chúng nhân thường mê hóng chuyện, buôn chuyện? Cũng có thể, nhưng nguyên uỷ ở đây, theo tôi, là, cuốn sách, dù muốn dù không, rớt vào loại ‘testament’, di chúc, giữa thầy và trò, đúng như NTV đã từng bật mí, bởi vì chỉ có ông mới biết, thầy của ông đã từng năn nỉ nhà nước mới như thế nào. Cũng vậy, ở đây trò Theroux tự cho mình có bổn phận phải bật mí tất cả những gì xấu xa đê tiện nhất của sư phụ Naipaul.
Khủng khiếp nhất, là, cuốn sách cho chúng ta thấy, không chỉ một Theroux, mà bất cứ ai trong chúng ta, nói chung, cả nhân loại đều có một lúc nào đó, không tránh khỏi bị sa đọa như vậy!
Đọc cuốn sách, Llosa bỗng nhớ đến một tiểu luận của Ortega, thật tuyệt vời, được viết như là một lời bạt cho một cuốn sách về săn bắn của bá tước Yebes. Thoạt đọc, thì tưởng như một thứ tạp ghi, một thứ áo thụng vái nhau, dành cho bạn, là một nhà quí tộc, nhưng đây đúng là một trầm tư trầm trọng về một cái hang động thời tiền sử nằm ở trong tim trong hồn con người hiện đại. Và ở trong cái hang động đó vẫn còn nguyên cái bản năng nguyên thuỷ, và cái ước muốn, đòi hỏi, cái nhu cầu không có không được: xé xác, ăn tươi nuốt sống con mồi.

Phu Nhân ở Somerset

Chúng tớ trao Nobel 2010 năm nay cho cậu, vì cái "bản đồ cơ cấu quyền lực, và những hình ảnh sắc bén của cậu, về cuộc đề kháng, nổi loạn, và thất bại của cá nhân con người.”

Ui chao, cứ như thể mấy ông này trao Noebl Văn cho Llosa, để 'sửa chữa', sự 'chia sẻ những lỗi lầm', [chữ của Nabokov] khi [không phải đám này] trao Nobel Toán cho NBC, một cá nhân chẳng hề biết gì tới đề kháng, nổi loạn, và thất bại của cá nhân, [đúng ra của cả nước, ít ra, của đám Ngụy], trước cái ác tập thể!
Hà hà!
(1)

Trong số những đệ tử của Faulkner, tệ nhất, [không có, để lận lưng, trên chuyến tầu suốt, một cuốn tiểu thuyết ], hẳn là Gấu, và, trong số những đệ tử làm dạng danh Thầy, hẳn có tay Llosa.

Gấu đã từng kể, trong những ngày Mậu Thân, mỗi khi bí, mỗi khi bị những trái hoả tiễn VC làm "vãi linh hồn", là lôi thầy ra, để chôm, một câu văn, một ý tưởng, làm mồi nhử những con chữ, từ xó xỉnh đâu đâu, mò về…

Llosa cũng có những kỷ niệm y chang những ngày đầu đọc Faulkner. Như dưới đây cho thấy.

- Nadine Sautel. La Fête au Bouc fait penser à la fois à une fugue à trois voix, à un film de Costa Gavras mâtiné de David Lynch, et aux romans de Faulkner, dont Mallraux disait qu'il abordait le thème de la condition humaine comme « l'intrusion de la tragédie grecque dans le roman policier " ...

- Mario Vargas Llosa. J'aime beaucoup votre idée de roman faulknérien. Faulkner est le premier écrivain que j'ai lu avec un crayon et un bout de papier à la main, essayant de déchiffrer ses structures temporelles, la façon dont il organisait les points de vue. Tragédie grecque? Roman policier? Certainement ! Les faits dépassaient en horreur l'imaginable, et il fallait les débusquer. Ça peut choquer qu'on fasse de la douleur ou de l'atrocité une matière pour la création. Mais c'est la condition de l'écrivain, de convertir ce qu'il lit, ce qu'il vit, en œuvre d'art. Et la dictature, Mallraux l'a bien montré, est un thème particulièrement riche, parce que c'est une expérience-limite qui oblige à affronter la peur. C'est l'épreuve dans laquelle on peut observer ce qu'il y a de meilleur et ce qu'il y a de pire dans l'être humain. Et la dictature de Trujillo, quand j'étais jeune, était considérée comme la forme emblématique de la dictature en Amérique latine. Elle en avait poussé à l'extême les caractéristiques: la cruauté, la corrruption, mais aussi la théâtralité. Trujillo était insurpassable dans le grotesque: nommer colonel son fils Ramfis à neuf ans, puis général à douze ans, dans une cérémonie publique à laquelle assistaient tous les ambassadeurs ... Il dessinait luimême ses uniformes extraodinaires, et la forme de sa moustache hitlérienne, aidé par un top model newyorkais qu'il avait adopté. C'était à la fois son chef de protocole et son ministre des plaisirs. Je l'appelle Manuel Alfonso. J'ai gardé ces images. A l'époque j'étais étudiant en lettres à l'université San Marrcos, à Lima.

Llosa trả lời tờ Le Magazine Littéraire

Note: Bài phỏng vấn này thật tuyệt, và thật có ích cho đám nhà văn VC, Yankee mũi tẹt!
Tin Văn sẽ cố gắng dịch để gửi cho những bạn văn VC, vốn chỉ khoái viết, đọc và dịch thứ văn chương vô ích, vô hại, hay quá đát!

Bạn biết đấy, với tôi, viết là một “lý do đủ”, để sống. Nó cứu tôi khỏi tình trạng tuyệt vọng tuyệt đối, và sự tuyệt vọng tuyệt đối gây bại liệt. Nhà văn không được xấu hổ về cái chuyện “đâm xầm vào chính trị” [“từ” của một đấng bạn quí của Gấu]. Nhà văn phải có trách nhiệm, do quyền năng của những chữ của người đó, lên những độc giả của mình. Tôi luôn trung thành với Sartre, cho tới khi ông ta phán một câu thật khó nghe với tờ Le Monde, vào năm 1964 [“Đứng trước một đứa trẻ đang chết, cuốn Buồn Nôn chẳng là cái đéo gì!]. Vào cái lúc mà người ta thay thế lý trí bằng những hành động của niềm tin, [đây là quan điểm của tôi về ý thức hệ], nhà văn là kẻ chứng tỏ cái thực, một cách thuần lý. Điều này thật quan trọng, là vì, một khi mà con người xử sự một cách phi lý, thì đó là lúc bạo lực xuất hiện. Điều quan trọng với nhà văn là phải một lòng một dạ, chân thực, với chính mình, và sống với tất cả sự toàn vẹn khả hữu, điều mà anh ta viết
NKTV
*

The Peruvian writer Maria Vargas Llosa today won the 2010 Nobel prize for literature, crowning a career in which he helped spark the global boom in South American literature, launched a failed presidential bid and maintained a 30-year feud with the man he now joins as a Nobel laureate, Gabriel García Márquez.

Cited by the Swedish Academy for "his cartography of structures of power and his trenchant images of the individual's resistance, revolt and defeat", the 10m SEK (£1m) award is the culmination of a literary life that began in 1963 with the publication of his novel The Time of the Hero, and includes further books such as Conversation in the Cathedral (1969), Aunt Julia and the Scriptwriter (1977) and The Feast of the Goat (2000).

According to the Uruguayan publisher and journalist, Andreas Campomar, the award is "not before time".

"It's something he should have won ages ago," said Campomar, who described himself as "so chuffed for" the author. "I feared that his time might have passed." Campomar acknowleged that a political journey which saw the writer move from supporting the regime of Fidel Castro to running for president on a right-wing platform of reform had made him a "polarising figure", but suggested that the award would be celebrated by many in South America as a way of "putting Latin American literature back on the map".

"First and foremost, he's a great man of letters," he continued. "He has a formidable style, but as with most Latin American writers, at the bottom of all his work, as well as power, and the abuse of power, is the question of cultural identity - what it means to be a European in this Amerindian continent."
Guardian

Nhà văn Peru hôm nay ẵm Nobel văn chương, vòng hoa phủ lên toàn bộ văn nghiệp của ông, trong có sự châm ngòi làm nở rộ dòng văn chương Nam Mỹ, có cuộc chạy đua ghế tổng thống, nhưng hụt, và cuộc thù nghịch kéo dài 30 năm với bạn quí cũng Nobel văn chương, là Garcia Marquez.
Cho hơi bị trễ, thời của xừ luỷ qua rồi. Ngày nay ai còn đọc Faulkner, nói gì đệ tử của Thầy!

Trừ GNV!


The Nobel Prize in Literature 2010 was awarded to Mario Vargas Llosa "for his cartography of structures of power and his trenchant images of the individual's resistance, revolt, and defeat".

Nobel văn chương 2010 được trao cho Llosa, "vì đã vẽ nên cái bản đồ cơ cấu quyền lực, và vì những hình ảnh sắc bén của ông, về cuộc kháng cự của cá nhân, sự nổi loạn, và thất bại của hắn ta”

Vòng hoa đầu Nobel, tức cái mẩu trên, không dễ viết, vì nó giống như một hình ảnh ‘trói voi bỏ rọ’, nghĩa là gói trọn toàn bộ văn nghiệp, vào chỉ một vài chữ, thành thử rất ư là khó dịch, với một ai chưa từng đọc tác phẩm của người được trao giải.
Câu trên có hai vế. Cho Nobel, cho Llosa, vì cái bản đồ cơ cấu quyền lực mà ông vẽ ra, và vì, những hình ảnh thật sắc bén của ông, về cuộc kháng cự của 1 cá nhân con người trước quyền lực, sự nổi loạn, sau đó, và sau cùng, là sự thất bại của 1 cá nhân con người này.

Thành thử Nobel văn chương không hề bao giờ được trao cho thứ văn chương không có cái đỉnh cao chính trị, là chính nó, là chính cái mà nó mong đạt được!

Cho Cao Hành Kiện, vì lịch sử của 1 cá nhân chống lại lịch sử của cả lũ, nhớ đại khái.

Albert Camus và đạo đức học của những giới hạn
Llosa

Ở trong những tác phẩm sau này của Camus, phong cảnh – và trên tất cả, phong cảnh quê ta, miền đất thiên đàng Địa Trung Hải của ông - vưỡn hiện diện, thường như là, một ham muốn tàn khốc, an atrocious desire, hay một hoài nhớ khủng khiếp, đến trở thành khốn khổ, khốn nạn, rất ư là hơi bị thảm hại [y chang Gấu, những ngày sắp lìa đời!], a terrible nostalgia: Marthe và bà mẹ của cô, những tên trộm cướp và những tên sát nhân trong Ngộ Nhận, làm thịt du khách trong quán trọ, để có một ngày, có đủ vốn liếng, tậu được một căn nhà bên bờ biển. 
[Ui chao, chẳng lẽ đây là giấc đại mộng của những anh nhà quê Bắc Kít, những anh Cu Sài, xẻ dọc Trường Sơn, hy vọng vô được nước Xề Gòn, kiếm tí chiến lợi phẩm, về làng cũ, xây cái nhà gạch nho nhỏ, sửa sang phần mộ cho ông cụ, cưới một em ở Xóm Đoài, Xứ Đoài mây trắng lắm?], và cái anh chàng Tướng Về Hưu, Jean Baptiste Clemence, sau khi xây dựng xong Địa Ngục, bèn đi vào miền Sa Đọa, The Fall, tên một tác phẩm của Camus, sám hối, và trong một khoảnh khắc trầm thống, rống lên như một con quỉ, Quỉ Bắc Kít, trong một cuộc độc thoại nội tâm:
“Ôi, mặt trời Bắc Kịt, ôi bãi biển Đồ Sơn, ôi những hòn đảo Hạ Long của những trận gió thương mại, ôi những hồi ức của thuở thanh niên, chúng mới làm cho đám Bắc Kít chúng ta chán chường làm sao!”
[‘Oh, sun, beaches, islands of trade winds, memories of youth that make us despair’].
Ở Camus, cái đẹp và cái ấm mà con người được thừa hưởng từ thiên nhiên không chỉ thỏa mãn nỗi thèm khát của cơ thể, mà còn là một thứ thánh dược thanh tẩy tâm hồn!
*

The Feast of the Goat (2002), widely viewed as his most recent masterpiece, returns to dictatorship, offering a portrait of Rafael L Trujillo Molina, who ruled the Dominican Republic from 1930 until 1961. Vargas Llosa draws him as an incontinent hyper-villain, ruled by the outbursts of a body and mind that are out of his control. The novel circles around Trujillo's attempt to have sex with the 14-year-old daughter of his chief minister, and his assassination two weeks later.

He has described it as a "realist treatment of a human being who became a monster", adding that he is distrustful of "the idea that you can build a paradise here in history. That idea of a perfect society lies behind monsters like the Taliban. When you want paradise you produce first extraordinary idealism. But at some time, you produce hell."
Guardian

Tác phẩm The Feast of the Goat được nhiều người coi như tuyệt tác gần đây nhất của ông, trở về với đề tài độc tài, đưa ra chân dung Rafael L Trujillo Molina, trị vì Dominican Republic, từ 1930 tới 1961… Ông coi, đó là 1 ‘trị liệu hiện thực một con người trở thành quỉ’, và nói thêm, ông đếch tin cái ý tưởng với sức người sỏi đá cũng thành cơm, và người ta có thể xây dựng thiên đàng ở nơi đây, trong lịch sử. Rằng lý tưởng về một xã hội hoàn hảo nằm ở đằng sau những con quỉ như Taliban. Khi bạn muốn thiên đàng, bạn sản xuất ra chủ nghĩa lý tưởng lạ thường đầu tiên. Nhưng có lúc, thí dụ như vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, bạn sản xuất ra địa ngục!
Hà, hà!

Trên tờ NYRB có 1 bài điểm cuốn trên, thật tuyệt. Gấu đọc đã lâu, để lục coi còn không….

The New Age of Tyranny
October 24, 2002
Mark Lilla

 

Những đứa con của tiểu thuyết

Ngay từ cuốn truyện đầu, độc giả đã hỏi Mario Vargas Llosa, (người Peru 1937-), chuyện "thực" hả? Ông chẳng thích thú việc trả lời. Theo ông, đa số độc giả, thường đánh giá thực/giả, bằng ý niệm tốt/xấu. Những "thẩm tra viên" (inquisitors) người Tây Ban Nha đã cấm in và nhập cảng tiểu thuyết, tại thuộc địa của họ, với lập luận, chỉ là những chuyện phi lý, vô nghĩa, rất có hại cho sức khoẻ tinh thần của thổ dân da đỏ. Trong vòng 300 năm, dân Mỹ châu thuộc Tây Ban Nha phải đọc tiểu thuyết chui, và cuốn tiểu thuyết đầu tiên được xuất bản tại đây là sau Độc lập (tại Mexico, vào năm 1816). Không chỉ một vài tác phẩm đặc biệt bị cấm, mà là cả một thể loại văn chương. Những "inquisistors" đã coi đây là một luật, không có ngoại lệ, rằng tiểu thuyết luôn luôn nói dối, chúng luôn luôn đưa ra một viễn ảnh giả về thế giới. Nhiều năm trước đây, Vargas Llosa đã có lần chỉ trích họ, nhưng sau ông nghĩ, họ có lẽ là những người đầu tiên hiểu - trước những nhà phê bình, và những tiểu thuyết gia - về bản chất của giả tưởng, và những ý hướng nổi loạn của nó. Tiểu thuyết nói dối - chúng không thể làm khác - nhưng đây chỉ là một phần của câu chuyện. Phần kia là, bằng nói dối, chúng diễn tả một sự thực kỳ cục, chỉ có thể hàm ý qua dáng vẻ mập mờ, như được hóa trang thành một điều chi không phải là nó. Con người vốn không bao giờ hài lòng về mình, cho dù giầu có hay nghèo hèn, nổi tiếng hay vô danh... Họ vẫn mong một cuộc đời khác, khác với cuộc đời họ đang sống. Tiểu thuyết ra đời là để thỏa mãn cơn đói khát đó.
*

 $17.95
WHEN a master novelist, essayist, and critic searches for the wellsprings of his own work, where does he turn? Mario Vargas Llosa-Peruvian writer, presidential contender, and public intellectual-answers this most personal question with elegant concision in this collection of essays. In "Four Centuries of Don Quixote," he revisits the quintessential Spanish novel-a fiction about fiction whose ebullient prose still questions the certainties of our stumbling ideals. In recounting his illicit, delicious discovery of Borges' fiction "the most important thing to happen to imaginative writing in the Spanish language in modern times"-Vargas Llosa stands in for a generation of Latin American novelists who were liberated from their sense of isolation and inferiority by this Argentinean master of the European tradition.
In a nuanced appreciation of Ortega y Gasset, Vargas Llosa recovers the democratic liberalism of a misunderstood radical-a mid-century political philosopher on a par with Sartre and Russell, ignored because "he was only a Spaniard." And in essays on the influence of Karl Popper and Isaiah Berlin, the author finds an antidote to the poisonous well of fanaticism in its many modern forms, from socialist utopianism and nationalism to religious fundamentalism. From these essays a picture emerges of a writer for whom the enchantment of literature awakens a critical gaze on the turbulent world in which we live.
Mario Vargas Llosa's many novels include The Feast of the Goat, The Storyteller, Aunt Julia and the Scriptwriter, and, most recently, The Bad Girl. In 2006 he presented the Richard Ellmann Lectures in Modern Literature at Emory University, entitled "Three Masters," which were adapted for this volume.
THE RICHARD ELLMANN LECTURES IN MODERN LITERATURE
*

Lại nói chuyện mê đọc sách. Trên TLS, số 7 Tháng 11, 2008 điểm sơ sơ [in brief] cuốn tiểu luận mới ra lò của tay Vargas Llosa, Wellsprings [202 pp. Harvard University Press. US 17.95], gồm 7 tiểu luận, một trong số đó, là sự diễn giải, interpretation cuốn Don Quixote của Cevantes.
Nhà văn xứ Peru miêu tả Quixote, như là một tay bị gậm nhấm, bào mòn bởi một cái đói khủng khiếp: đói đọc tiểu thuyết, giả tưởng, và liền đó, Llosa, “giật mình mình lại thương mình sót sa": Quixote đói khát làm sao thì tớ đây cũng rứa, nhưng với ông, là một sự đói “thuốc, sái, sảm”: đói cơn “yên sĩ phi lý thuần”, inspiration, đói niềm hứng khởi, những khi ngồi trân trân trước trang giấy trắng, và không thể đẻ ra được một chữ nào.
Vargas Llosa phán, độc giả thì tự đồng nhất họ với Don Quixote, kẻ bị mồi chài, dụ khị bởi điều không thể, và sa đọa vì nó, who ‘succumbs to the temptation of the impossible’, thay vì, làm một tên Sancho Panza, bị cầm tù bởi điều khả thi, là chuyện thường ngày ở huyện, là cái thường nhật thảm hại, là thảm kịch của cái vô ích, tức là bằng lòng là một kẻ trần tục.
Ui chao, lại nhớ đến Bông Hồng Đen, và cái gật đầu, "Yes, I do" tuyệt vời của em: Ta thương mi, vì mi muốn điều không thể.
Em phán bằng tiếng Tây, thế mới sướng một đời Gấu chứ: Je t’aime parce que tu veux l’impossible!
NKTV

GNV mê đọc ‘tạp ghi’ hơn là đọc tiểu thuyết của Vargas Llosa, chỉ ít lâu sau này, trước khi ông được Nobel, mới mầy mò tới mấy cuốn tiểu thuyết.
Cuốn ‘tạp ghi’ mới nhất của ông, Wellsprings, 2008, trong có bài về Isaiah Berlin, đã được viết từ lâu, và được in trong Making Ways, 1996. Tò mò, GNV đọc thử, thì hoá ra đây là 1 trong những người mà Vargas Llosa thực sự ngưỡng mộ. Bài viết ‘Những đứa con của tiểu thuyết’, của GNV, là từ ‘Sự thực của những lời dối trá’, 1990, trong Making Ways, cộng thêm một số tư tưởng của Kundera, Sartre…

Vargas Llosa sinh năm 1937, cùng tuổi GNV, và do đó, cũng có cùng những bận tâm, và những ông thầy.
Ông bye bye Satre, sau câu tuyên bố [của Sartre]: Đứng trước đứa trẻ chết đói, cuốn Buồn Nôn [của Sartre] chẳng có ký lô nào!
Thoạt đầu ông mê Sartre, và không làm sao chịu nổi Camus, nhưng chỉ mãi sau này, ông mới lại khám phá ra Camus, cùng với cả nhân loại!
Bài viết của ông về Camus, thật là tuyệt vời, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Camus ra đi, TV đã dịch thuật, như là một ‘tribute’ dành cho nhà văn của một thời mới lớn của GNV!

Cái vụ ông thoi sưng mắt, chảy máu mũi ròng ròng, ông bạn quí, nhà văn Nobel, Garcia Marquez, như trên net có tay cho biết, liên quan đến bà vợ Vargas Llosa, bà này mò đến than thở với bạn chồng, khi Vargas Llosa chạy theo một em. Bạn quí an ủi chắc cũng kỹ quá, và thế là, khi gặp lại Garcia Marquez, ông chồng bèn cám ơn cái sự an ủi vợ tao của mi, bằng trái đấm!
*

Cũng xin nói ngay, không quan tâm, không phải tôi nghĩ Vargas Llosa không xứng đáng. Không phải. Từ lâu tên tuổi ông đã vang dội khắp thế giới và được xem là một trong vài cây bút viết văn xuôi bằng tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất trong nửa thế kỷ vừa qua. Tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết nào của ông, nhưng lại đọc khá nhiều tiểu luận và các bài ông trả lời phỏng vấn. Thích. Thấy, ở ông, cả sự uyên bác lẫn sự lịch lãm; cả sự sâu sắc lẫn sự tinh tế, vừa rất sách vở vừa rất đời thường. Nói chung, tôi phục ông. Hơn nữa, mến ông.
NHQ

Phán kiểu ‘huề vốn’, ‘vô tội vạ’ như thế này, thì chẳng cần đọc Vargas Llosa!
GNV có thể mượn cái đoạn gạch đít trên, áp dụng vào chính.... NHQ, cũng đặng!
Hà, hà!
Từ trước giờ, chưa thấy Thầy Cuốc nhắc tới Vargas Llosa, và thực sự mà nói, GNV không nghĩ, ông đọc Vargas Llosa, và nếu có, thì qua trang TV.
Tay NL viết, trong Blog của mình, ông không phải là fan của Vargas Llosa, và tôi nghĩ, đúng. Thời của Vargas Llosa qua rồi. Như 1 tay mũi lõ nào đó nói, cho muộn quá!

Một cách nào đó, cho Vargas Llosa, là cho… Sartre, sau khi ông từ chối, và chết, từ đời nảo đời nào rồi. Cho là cho cái tinh thần nhập cuộc, dấn thân, từ hiện sinh mà ra. Báo Tây nhận ra điều này.
Bởi thế, ngay Vargas Llosa mà còn ngạc nhiên, này đừng có nói rỡn cha nội!
Như vậy, tại sao sự muộn màng này?
Tay
thư ký Nobel giải thích, ông, Vargas Llosa, là một nhà kể chuyện thiên bẩm. Đó là 1 trong những lý do Vargas Llosa được Nobel năm nay, và lý do này nằm bên ngoài vòng hoa đầu.
*

Vargas Llosa rất mê Faulkner, cũng như bạn quí của ông, mà ông đã từng thoi, là Garcia Marquez, nhưng trong hai người, Garcia Marquez học được lối viết của thầy, theo Gấu.

Garcia Marquez đã từng kể lại cú mặc khải của ông, nhân lần đọc… Kafka.

Trên tờ Điểm Sách Paris (The Paris Review interviews, Writers at Work, 6th Series), khi được hỏi bắt đầu viết như thế nào, Gabriel Garcia Marquez cho biết, khi học đại học Bogota, những bạn bè mới quen biết ở đây đã giới thiệu ông một số nhà văn đương thời. “Một đêm, một người bạn cho tôi mượn tập truyện ngắn của Franz Kafka. Khi về nơi trọ, tôi mở ra, bắt đầu đọc ‘Hóa Thân’, và dòng đầu tiên gần như đánh văng tôi ra khỏi giường. (The first line almost knocked me off the bed). Tôi quá đỗi ngạc nhiên. Dòng đầu như sau: ‘Buổi sáng đó, Gregor Samsa thức giấc và thấy mình biến thành một con bọ ở trên giường.’ Khi tôi đọc dòng đó, tôi nói với tôi, mình chưa từng gặp một con người nào được phép viết một điều như vậy. Nếu biết, tôi đã khởi sự viết từ đời nảo đời nào rồi.”

Chất hiện thực huyền ảo ở trong văn chương của Vargas Llosa không tới bằng của Garcia Marquez, theo Gấu, một phần là do ông quá mặn với vai trò dấn thân của 1 nhà văn, và điều này, là từ Sartre, như trong bài viết về Borges, mới được in lại trong Wellsprings:
Khi là 1 sinh viên, tôi mê Sartre, và rất tin, firmly believed, quan điểm của ông ta về sự dấn thân của nhà văn vào thời của riêng mình, và vào cái xã hội mà anh ta sống ở trong đó, rằng, “chữ là hành động”, “words were actions”, rằng, qua cái sự viết mà một người, đàn ông hay đàn bà, có thể ảnh hưởng lịch sử. Bây giờ, những ý tưởng như thế xem ra thật ngu ngơ, khờ khạo, naïve, và có thể nói, tẻ ngắt, tedious – chúng ta sống trong 1 thời đại rất ư là bi quan về cái gọi là quyền năng của văn chương cũng như là của lịch sử - nhưng vào thập niên 1950, quan niệm thế giới có thể thay đổi, trở nên tốt đẹp hơn, và văn chương có phần đóng góp tới chỉ của nó vào vụ này, quan điểm đó đã 1 thời hớp hồn đám con nít chúng tôi!

The Nobel Prize in Literature 2010
Mario Vargas Llosa

Cũng xin nói ngay, không quan tâm, không phải tôi nghĩ Vargas Llosa không xứng đáng. Không phải. Từ lâu tên tuổi ông đã vang dội khắp thế giới và được xem là một trong vài cây bút viết văn xuôi bằng tiếng Tây Ban Nha vĩ đại nhất trong nửa thế kỷ vừa qua. Tôi chưa đọc cuốn tiểu thuyết nào của ông, nhưng lại đọc khá nhiều tiểu luận và các bài ông trả lời phỏng vấn. Thích. Thấy, ở ông, cả sự uyên bác lẫn sự lịch lãm; cả sự sâu sắc lẫn sự tinh tế, vừa rất sách vở vừa rất đời thường. Nói chung, tôi phục ông. Hơn nữa, mến ông.
NHQ

Phán kiểu ‘huề vốn’, ‘vô tội vạ’ như thế này, thì chẳng cần đọc Vargas Llosa!
GNV có thể mượn cái đoạn gạch đít trên, áp dụng vào chính.... NHQ, cũng đặng! (1)
Hà, hà!

(1)
GNV thử lập lại, coi có... ngon cơm không:
Thích. Thấy, ở Thầy Cuốc, cả sự uyên bác lẫn sự lịch lãm; cả sự sâu sắc lẫn sự tinh tế, vừa rất sách vở vừa rất đời thường. Nói chung, Gấu tôi phục Thầy Cuốc. Hơn nữa, mến Thầy Cuốc!

Ui chao, sao thấy ngượng miệng quá!

Từ trước giờ, chưa thấy Thầy Cuốc nhắc tới Vargas Llosa, và thực sự mà nói, GNV không nghĩ, ông đọc Vargas Llosa, và nếu có, thì qua trang TV.
Tay NL viết, trong Blog của mình, ông không phải là fan của Vargas Llosa, và tôi nghĩ, đúng. Thời của Vargas Llosa qua rồi. Như 1 tay mũi lõ nào đó nói, cho muộn quá!
Một cách nào đó, cho Vargas Llosa, là cho… Sartre, sau khi ông từ chối, và chết, từ đời nảo đời nào rồi. Cho là cho cái tinh thần nhập cuộc, dấn thân, từ hiện sinh mà ra. Báo Tây nhận ra điều này.
Bởi thế, ngay Vargas Llosa mà còn ngạc nhiên, này đừng có nói rỡn cha nội!
*

Mario Vargas Llosa, The Art of Fiction No. 120
*
*

When the Era Was an Era
The Feast of the Goat
by Mario Vargas L1osa, translated from the Spanish by Edith Grossman.
Farrar, Straus and Giroux, 404 pp., $25.00
Alastair Reid
NYRB Nov 29, 2001

*
*

Phu Nhân ở Somerset
Vargas Llosa

Miss Trask đâu có thì giờ để làm công tác xã hội với những người lối xóm. Hay để ngồi lê đôi mách về giá cả cuộc sống thường nhật, bữa này thịt cá hơi bị mắc, hay không làm sao kiếm được một bó rau muống, hay ca cẩm về đám trẻ bây giờ mất dậy quá, "anh anh tôi tôi" với cả bậc tiên chỉ!
Bởi vì mỗi phút của cuộc đời của cô thì đều được tập trung cao độ về những đam mê bất khả: búng tay một cái là dúm tro than kia biến mất, và Bông Hồng Đen lại xuất hiện, trước cặp mắt mừng rỡ đến phát khùng phát điên lên được của anh cu Gấu!
Làm sao đám người “mưa đêm tỉnh lẻ” lại có thể đem đến cho Miss Trask, những ngôi nhà đỉnh gió hú, những cánh rừng ma, những rừng thông Đà Lạt, và chiếc tắc xi già, nặng nhọc leo lên đến đầu con dốc, là hết hơi , bèn từ từ lùi xuống: Phải tưởng tượng thằng cu Gấu hạnh phúc [Tưởng tượng gì nữa, khi có BHD ngồi kế bên!]

*

Gấu xơi mìn VC ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh, năm 1965. Cuộc rong chơi Đà Lạt mỗi cuối tuần như vậy là vào năm 1964, kỳ nghỉ hè, sau khi em đậu Tú Tài I. Sáng Thứ Bẩy, GNV ra bến xe đò, thủ theo1 cuốn Faulkner, vượt quãng đường mấy trăm cây số, lên Đà Lạt, chờ em ở cà phê Tùng, rong chơi tới trưa Chủ Nhật, GNV về lại Sài Gòn để sáng Thứ Hai đi làm Bưu Điện.
Bức hình chụp 1969, cũng thời gian đó

*

Cái bài dịch Phu nhân ở Somerset cũng có một giai thoại tuyệt vời về nó.
Khi đọc, là GNV nghĩ ngay đến một vị nữ độc giả thật thân quí, 1 trong hai vị vốn được GNV coi là Tả Hữu Hộ Pháp của trang TV, một vị rành tiếng Anh, 1, rành tiếng Pháp, và vẫn thường sửa giùm, hoặc dịch giùm TV, khi GNV này bí, hoặc dịch sai.

Bởi vì nhân vật Phu nhân Somerset giống y chang vị này!
Tuy nhiên, khi đăng trên TV, GNV phịa ra nhiều đoạn, theo cái kiểu phóng tác, thành thử, khi đăng trên trang bạn, một vị, vị kia, trong hai vị, lại bực bội, vì dịch như thế là phản bội nguyên tác.
Chính vì mới phải để cả nguyên tác tiếng Anh để độc giả tường.

Câu này, trong bài viết, thật quá xứng đáng đối vị nữ độc giả, hộ pháp của TV.
Thật xứng với trang net của vị nữ chủ nhân:
Đẩy đời thực vào một xó xỉnh, chiếm càng ít không gian bao nhiêu, tốt bấy nhiêu, nhường chỗ cho giả tưởng.

Và đây là câu trả lời của vị nữ chủ nhân trang bạn:
Thì trang TV cũng rứa, đẩy hết đời thực, đời hiện tại vào 1 góc…. nhường chỗ cho…. BHD!

Đa tạ. Chưa có lời khen tặng nào tuyệt vời như thế, dành cho TV/GNV!


The Nobel Prize in Literature 2010

GNV thực sự không tin Thầy Cuốc đọc, và sau đó, do đó, phục, và mến Vargas Llosa!
Ông tân Nobel văn chương không khoái cái món hậu hiện đại, và trong hai tác giả nổi cộm của nó, ông mến Foucault, nhưng không phục, và cũng chẳng mến, Derrida!

VL gọi Steiner là một ‘enfant terrible’ của thế kỷ, rất chịu Ngôn ngữ và Câm lặng, nhưng những gì viết sau đó, chê.
VL gọi Sartre là ông quan Sartre, the Mandarin, trong 1 bài viết, với cái tít như trên.

Nhưng theo Gấu, VL và nhiều tác giả khác nữa, không đọc hết, đọc tới, Sartre, 1 phần là do bỏ qua tác phẩm bảnh nhất của ông, là Buồn Nôn.
Trong bài viết về TTT, từ 1973, GNV đã nhận ra điều này.

Cũng thế, là nhận xét của VL, với Steiner.
Mặc dù dấn thân như thế, VL không cảm nhận ra nỗi đau Lò Thiêu, nỗi đau là 1 tên Do Thái, ở Steiner. TV sẽ post 1 số bài liên quan để chứng tỏ, GNV bảnh hơn VL nhiều!
Hà, hà!

Mario Vargas Llosa, The Art of Fiction No. 120

Note: Cái tít này, thấy mấy ông mấy bà Hậu Vệ dịch là 'Nghệ Thuật Văn Chương Hư Cấu'; dịch như thế, thừa chữ ‘văn chương’.
Tờ The Paris Review chia ra mấy thứ nghệ thuật, để tiện việc phỏng vấn, thí dụ, nghệ thuật kịch, nghệ thuật hồi ức, nghệ thuật phê bình, nghệ thuật thơ... và như thế, nên dịch The Art of Fiction là nghệ thuật giả tưởng, tức nghệ thuật viết tiểu thuyết, hay truyện ngắn.

Bởi vì dịch ‘nghệ thuật văn chương hư cấu’, độc giả sẽ tưởng có cả thơ ở trong đó.
Thơ mà chẳng là… hư cấu, ư?
Dịch như thế mà cũng cần sư phụ hiệu đính, chú thích!
Dịch là ‘nghệ thuật giả tưởng’, vừa ngắn gọn, vừa cho thấy, còn có thứ ‘nghệ thuật không-giả tưởng’, như tờ The Paris Review ‘hư cấu’, thí dụ, qua cuộc phỏng vấn tay Gay Talese, The Art of Nonfiction No. 2
Bản dịch của Hậu Vệ còn bỏ đi ‘cái nón’ của The Paris Review. Đọc sơ sơ vài dòng, thì thấy, thuật ngữ tiếng Tây, kế bên từ nhà nữ quyền, “feminist” avant la lettre, được để vô trong ngoặc (theo cách nói bây giờ); ‘avant la lettre’, đúng ra phải dịch, khác, thí dụ, trước khi có từ này, ý niệm này!
Nhưng thôi, kẻo lại bị rũa, "bới bèo ra bọ"!

*

Bài viết trên Người Kinh Tế, ngắn, gọn, nhưng thật tuyệt, về cái chuyện may quá, 'xém 1 tí' thì Vargas Llosa [VL] cũng bị kết án nằm trong số những kẻ hẩm hiu, trong khi nhiều tay khác tài năng kém ông, thì lại được.
Quả đúng như Mít nói, có còn hơn không, dù cho quá muộn màng, giải thưởng Nobel năm này là 1 sự nhìn nhận 1 tiểu thuyết gia và nhà văn Mỹ châu La tinh, thành quả nhất, hiện đang còn sống.
Bài viết cũng nhắc tới tác phẩm xb tháng 11 này, bằng tiếng Tây Ban Nha, về Roger Casement, một trong những 'nguồn', của Conrad, khi viết Trái Tim của Bóng Đen. (1)


A universal Peruvian

Oct 7th 2010, 17:02 by M.R. | LONDON

IT HAD seemed inevitable that Mario Vargas Llosa was condemned to join the list of great writers never to receive the Nobel prize, while many of lesser talent but more fashionable views were honoured. So this year’s award is welcome, if overdue, recognition for the most accomplished living Latin American novelist and writer.           

In its citation, the committee commends Mr Vargas Llosa for “his cartography of structures of power and his trenchant images of the individual’s resistance, revolt, and defeat.” These themes are treated most powerfully in what are perhaps his two finest novels, written more than three decades apart. “Conversation in the Cathedral”, an early work of astonishing maturity, is set in Peru in the 1950s during a military dictatorship. “The Feast of the Goat”, published in 2000 (and reviewed by The Economist), explores the cruel regime of General Trujillo in the Dominican Republic. While novels about dictators are a staple of Latin American literature, Mr Vargas Llosa took the genre beyond political denunciation, crafting subtle studies of the psychology of absolute power and its corruption of human integrity. These are themes he returns to in his latest book, "El Sueño del Celta" (“The Dream of the Celt”), a novel about Roger Casement, an Anglo-Irish diplomat and early crusader for human rights, which will be published in Spanish in November.

Born in Arequipa in southern Peru in 1936, Mr Vargas Llosa’s early works are rich with the flavours and injustices of his native country. “La Ciudad y los Perros”, whose poorly chosen title in English is “The Time of the Hero”, is a clammily claustrophobic fictional account of the author’s unhappy experience as a teenager in Lima’s Military College. His complex and contradictory feelings about Peru are a constant strand in his work, but his themes and increasingly his subjects are universal. Another recurring theme is the search for utopia, and its often tragic consequences, political or personal, which he explores in different ways in “The War of the End of the World”, “The Real Life of Alejandro Mayta” and “The Way to Paradise”, a study in counterpoint of the lives of Paul Gauguin, a painter, and his Franco-Peruvian grandmother, Flora Tristán, an early feminist (reviewed by The Economist).     

Mr Vargas Llosa’s prose lacks the poetic intensity of Gabriel Garcia Marquez, his Colombian near-contemporary (and the last South American* writer to win the Nobel, in 1982). But he more than makes up for this with his greater intellectual depth, subtlety and authorial rigour. His books are meticulously researched and carefully crafted. He writes every morning, and corrects his manuscripts three times, using different coloured ink. His style shows the influence of Flaubert and Sartre, but also the Spanish picaresque tradition. He is extraordinarily versatile and prolific. His novels include lighter, comic works, such as the autobiographical “Aunt Julia and the Scriptwriter” and the recent “The Bad Girl”. But he has also written plays, works of literary criticism and political essays, as well as a longstanding fortnightly column in Spain’s El País newspaper. 

A youthful enthusiasm for the Cuban revolution quickly gave way in Mr Vargas Llosa to a trenchant liberalism. This often made him unpopular in Latin America. He was equally critical of Fidel Castro and of Peru’s conservative strongman, Alberto Fujimori. He abhors the nationalism that is the default tool of so many Latin American politicians, and espouses a universal humanism. His passionate belief in the cause of liberty led him into active politics. In 1990 he ran for president of Peru. Fortunately for the cause of literature, he lost. Once a polarizing national figure, he is now universally respected as the country’s moral conscience. As well as a great novelist, Mr Vargas Llosa has become Latin America’s most influential liberal thinker. Now 74, he shows no sign of slowing down.

*Correction note: this originally said "Latin American". Sorry for the error. Thanks to TiagoDF for spotting.

The Economist
(1)
Entry for October 07, 2008
Writing without frontiers ... Mario Vargas Lllosa


He's following in the footsteps of Roger Casement, a British consul turned Irish nationalist who was hanged for treason in 1916 and painted as a paedophile by the British government for what he is said to have written in the so-called Black Diaries. Casement is to be the protagonist of "a novel that will take place in Ireland, Congo, in Berlin and the Amazon, including places I have never been to, such as Ulster," he says, with genuine excitement at the prospect of the journey that awaits.
"There are many things that haven't changed in Congo. It is one of the most tragic countries in the world, which endured a terrible colonial experience [at the hands of brutal Belgian king Leopold II]. And it has only got worse since," he says.
"It is calculated that in the last 10 years four to five million people have been killed in Congo, yet it barely gets reported in the newspapers. In many ways the Congolese are still living with the same problems they faced in the era of Conrad and Casement."
Ông ta [Vargas Llosa] đi theo những vết chân của Roger Casement, một nhân viên Hồng Mao trở thành một nhà ái quốc Ái nhĩ lan và bị treo cổ vì tội phản quốc vào năm 1916… Casement sẽ là một nhân vật trong một cuốn "tiểu thuyết đặt để tại Ái nhĩ lan, Congo, Berlin, và Amazon, bao gồm cả những nơi chốn mà tôi chưa tới như Ulster”, ông nói, thực tình hào hứng về viễn tượng một chuyến đi đang chờ đợi.
“Có rất nhiều điều chẳng thay đổi ở Congo. Đó là một trong những xứ sở thê thảm nhất trên thế giới, nơi đã trải qua kinh nghiệm thực dân thuộc địa khủng khiếp, và cứ tệ mãi đi kể từ đó". "Theo như tính toán thì trong 10 năm vừa qua, từ bốn đến năm triệu người đã bị giết ở Congo, nhưng báo chí gần như vờ luôn. Trong rất nhiều đường hướng, người dân Congo vẫn sống với cùng những vấn đề mà họ đã đối diện thời kỳ có Conrad và Casement."
Không hiểu cái tên ngu đần chê bai, dè bỉu phim Tận Thế Là Đây của Coppola, và còn viết ra điều đó bằng tiếng Anh tiếng U, đăng trên Guardian, đã vỡ cái ngu ra chưa, khi gọi đó là Khải Huyền Dối Trá?
Coppola, khi làm phim trên, đã mường tượng ra được, có một cái gì đó nối kết một xứ sở Mít, thời nội chiến lần thứ hai, với một Congo thời Conrad.
Tận Thế Là Đây là Việt Nam! Khủng khiếp thật!

Roger Casement vs The British Empire Entry for June 17, 2008
*

Trong The Rings of Saturn, W.G. Sebald kể lại, ông thấy mình ngủ gà ngủ gật khi nghe đài BBC, trong một bài nói về Roger Casement, bị người Anh xử tử vào tháng Tám 1916 về tội phản quốc. Khi tỉnh giấc, ông vẫn còn bị trí tưởng tượng đeo đuổi, vì tình bạn giữa Casement và nhà văn Conrad, tác giả Giữa Lòng Đen, Heart of Darkness, một trong những tác giả ruột của ông.



Có vẻ như vô phương, không thể nào tránh được, cái chuyện VL sẽ bị kết án, chìm vào quên lãng, nghĩa là, gia nhập danh sách những nhà văn vĩ đại bị đời vờ, không cho Nobel văn chương, trong khi nhiều tay cà chớn hơn ông nhiều, thì lại được, chính vì thế, mà giải thưởng năm nay trao cho ông, dù quá muộn màng, nhưng quả là một lời chào mừng, và nhìn nhận, đây là một tiểu thuyết gia và nhà văn thành tựu nhất, hiện đang còn sống, của vùng Mỹ Châu La Tinh.

Tiểu thuyết gia và nhà văn: Tuyệt!
Cái tay viết cái bài này, của tờ Người Kinh Tế, quả đúng là một tay nhà nghề!
Cái tính chính trị, ở nơi ông, phải hiểu theo nghĩa cao nhất của từ này.

Ngay Garcia Marquez, tuy bị VL chửi là tay bợ đít độc tài, chơi thân với Castro, nhưng ông cũng là 1 nhà văn…  chính trị, đặt chính trị là đỉnh cao của văn chương. Rushdie nhận ra điều này, khi viết:

Ở Mỹ Châu La Tinh, thực tại biến dạng do chính trị nhiều hơn là do văn hóa. Sự thực được bưng bít đến nỗi không còn biết đâu là sự thực. Cuối cùng chỉ còn một sự thực độc nhất, đó là lúc nào người ta cũng nói dối. Những tác phẩm của Garcia Marquez không có tương quan trực tiếp tới chính trị, nhưng chúng đề cập tới những vấn đề đại chúng bằng những ẩn dụ. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một khai triển chiết ra từ chủ nghĩa siêu thực; một chủ nghĩa siêu thực diễn tả lương tâm đích thực của Thế Giới Thứ Ba, tức là của những xã hội được tạo thành "có một nửa", trong đó, cái cũ có vẻ như không thực chống lại cái mới làm người ta sợ, trong đó sự tham nhũng, thối nát "công cộng" của đám cầm quyền và nỗi khiếp sợ "riêng tư" của từng người dân, tất cả đều trở thành hiển nhiên. Trong thế giới tiểu thuyết của Garcia Marquez, những điều vô lý, những chuyện không thể xẩy ra, đều xẩy ra hoài hoài, ngay giữa ban ngày ban mặt. Thật hết sức lầm lẫn, nếu coi vũ trụ văn chương của ông là một hệ thống bịa đặt, khép kín. Nó không được viết ở trên mảnh đất nào khác mà chính là mảnh đất chúng ta đang sống. Macondo có thực. Và đó tính nhiệm mầu của ông.

Uỷ ban Nobel viết, trao cho ông Nobel văn chương, vì cái bản đồ cơ cấu quyền lực mà ông vẽ ra, và vì những hình ảnh sắc bén của ông, về cuộc kháng cự, nổi loạn và thất bại của cá nhân con người trước quyền lực; những đề tài này, được ông xử trí, [nghiên cứu, giải quyết, treated, chữ của Người Kinh Tế, tuyệt!], một cách thật là mãnh liệt ở trong hai cuốn tiểu thuyết, có lẽ tuyệt vời nhất của ông, được viết cách nhau ba thập niên.
*

Trong cuốn tiểu thuyết đầu tay của VL, The Time of the Hero, đề từ Phần Một, của Sartre: Chúng ta đóng vai anh hùng, vì là kẻ hèn nhát, những vì thánh, vì là ma quỉ, kẻ sát nhân, vì thèm giết đồng loại đến phát điên lên được: chúng ta đóng vai người, như là kẻ dối trá, ngay từ khi sinh ra.
Phần Hai, câu đề từ, thuổng Paul Nizan, qua Sartre, y chang GNV, trong Những Ngày Ở Sài Gòn, viết năm 1965, sau khi xơi mìn VC tại Mỹ Cảnh:
Tớ hai mươi tuổi, và không cho phép bất cứ ai được nói, đây là tuổi đẹp nhất trong đời một người

Có thể nhà văn ít để ý đến giải thưởng [trong khi sáng tác, sau đó, chắc cũng thèm!], nhưng nhà phê bình không thể không. Những năm gần đây, Nobel xoáy vào Lò Thiêu, vào thế giới toàn trị, như GNV này đã từng phán… ẩu, có vẻ như mấy ông Hàn lấy câu ‘mỗi tài liệu về văn minh là 1 tài liệu về dã man’của Walter Benjamin làm ‘tiêu chí’. Booker cho thấy dòng văn học di dân viết bằng tiếng Anh đang lên ngôi.
Cái sự cho Nobel năm nay, hình như cũng có ẩn ý, như là 1 cảnh báo hãy xì tốp thứ văn chương hiện thực huyền ảo, và nhà văn, hãy trở về với thế giới thực, và, lại sửa soạn 'xuống thuyền', lăn mình vào cuộc đời, viết với một sự chính xác.

Có thể như thế lắm. Bởi vì, thầy của VL, ngoài Faulkner, còn Flaubert.

VL rất mê Flaubert, nhất là cuốn Madame Bovary. Ông đã viết cả 1 cuốn tiểu luận về cuốn này, và còn viết lại Bà Bô 1 lần nữa, với cuốn tiểu thuyết The Bad Girl của riêng ông.
Nên nhớ Flaubert viết văn với 1 sự chính xác khủng khiếp, cứ như là 1 nhà giải phẫu, như bức hình sau đây cho thấy:


* *

“Conversation in the Cathedral” - tác phẩm đầu tay của sự chín mùi đến ngỡ ngàng– được đặt để ở Peru, thập niên 1950, dưới chế độ độc tài quân sự; “The Feast of the Goat”, xb năm 2000, khai triển chế độ độc ác, tàn bạo của General Trujillo ở xứ Dominican Republic. Trong khi tiểu thuyết về những nhà độc tài là chủ đề của văn chương Mỹ Châu La Tinh, VL đẩy tác phẩm của ông vượt quá dạng tố cáo, tới những vùng sâu hơn, với những nghiên cứu tinh tế về một thứ tâm lý của quyền lực tuyệt đối và sự hư ruỗng mà nó gây ra cho sự vẹn toàn của con người. Ông trở lại với những đề tài này trong The Dream of the Celt, một cuốn tiểu thuyết về Roger Casement, một nhà ngoại giao Anh, gốc Ái nhĩ lan, và cuộc viễn chinh vì nhân quyền ở cái thuở đầu tiên của nó, cuốn này sẽ được xb bằng tiếng Tây Ban Nhà vào tháng 11, 2010