Le Nobel de littérature au Turc Orhan Pamuk
Agence France-Presse Stockholm
Le prix Nobel de littérature a été décerné à au romancier turc Orhan Pamuk, 54 ans, a annoncé jeudi l'Académie suédoise. 

Le comité Nobel a choisi de récompenser un écrivain «qui à la recherche de l'âme mélancolique de sa ville natale a trouvé de nouvelles images spirituelles pour le combat et l'entrelacement des cultures», a indiqué le communiqué de l'Académie suédoise pour expliquer son choix. 

 Nobel văn chương về tay nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, Orhan Pamuk.

"Người, mà, trong khi đi tìm hồn thiêng (1) buồn bã của thành phố quê hương của mình, đã kiếm thấy những hình ảnh tâm linh mới mẻ, cho cuộc chiến đấu và quấn quít lấy nhau, của những nền văn hoá". 

"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."

"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."

(1) Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...

Lần Cuối Sài Gòn
 Tin Văn dã từng giới thiệu ông này.
 Dương Thu Hương đã từng sóng vai với nhà văn này đọc diễn văn tại PEN Nữu Ước
 Orhan Pamuk
 Le livre noir
 Traduit du turc par Munevver Andac
 Pendant une semaine, jour et nuit dans Istanbul, un jeune avocat, Galip, part à la recherche de sa femme Ruya, qu'il aime depuis l'enfance, et qui lui a laissé une lettre mystérieuse : est-ce un jeu ? un adieu ? Dans le fol espoir de la retrouver, il fouille ses souvenirs et le passé militant de Ruya. Il lit et relit les écrits de Djélâl, le demi-frère de sa femme - un homme secret qu'il admire. Mais lui aussi semble avoir disparu. A la recherche des deux êtres qu'il aime, Galip est en même temps en quête de sa propre identité et, bientôt, de celle d'Istanbul, présentée ici sous un aspect singulier : toujours enneigée, boueuse et ambiguë, insaisissable.
 Sách đen
 Trong một tuần lễ, ngày đêm, tại Istanbul, một luật sư trẻ, Galip, xục xạo thành phố, tìm vợ, Ruya, mà anh yêu nàng từ thưở còn trẻ thơ. Nàng dể lại cho anh một lá thư bí ẩn: đây là một trò chơi ?, một lời giã biệt ?
 Trong hy vọng điên cuồng tìm lại được nàng, anh xục xạo những kỷ niệm, và cái quá khứ tham gia hoạt động, dấn thân nhập cuộc, của Ruya. Anh đọc đi đọc lại những gì đã được viết ra bởi Djélâl, người anh/em của vợ, một người đàn ông bí ẩn mà anh mến phục. Anh này hình như cũng biến mất.
 Trong khi tìm kiếm hai người thân thương, Galip, cùng lúc, tìm kiếm chính con người là mình, và, chẳng mấy chốc, linh hồn, căn phần của Istanbul, được trình bầy ở đây dưới khía cạnh đặc thù: trộn trạo trong tuyết, trong bùn, vẻ hàm hồ, chẳng thể nào nắm bắt.
 [Lời giới thiệu ở bìa sau, bản tiếng Pháp]
 Pamuk's writing has become known for its play with identities and doubles. The issue appears in his novel Kara Kitap (1990; The Black Book, 1995) in which the protagonist searches the hubbub of Istanbul for his vanished wife and her half-brother, with whom he later exchanges identities. Frequent references to the mystic tradition of the East make it natural to see this in a Sufi perspective. Kara Kitap represented a definite break with the governing social realism in Turkish literature. It provoked debate in Turkey not least through its Sufism references. Pamuk based his screenplay for the film Gizli Yüz (1992) on the novel.
Nguồn
Cách viết của Pamuk là kiểu chơi đùa giữa "ta" và những cái bóng, những thế thân, của ta. Kiểu viết này xuất hiện trong "Sách đen", 1995, trong đó, trong thành phố Istanbul bát nháo, nhân vật chính đi tìm bà vợ và người anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha của vợ; anh chàng này và nhân vật chính sau đó hoán chuyển "căn cước" lẫn nhau.
Freedom to Write
By Orhan Pamuk
The following was given on April 25 as the inaugural PEN Arthur Miller Freedom to Write Memorial Lecture.
Tự Do Viết.
Đọc tại PEN cùng dịp với DTH.
Tin Văn sẽ có bản chuyển ngữ trong những kỳ tới
*
In March 1985 Arthur Miller and Harold Pinter made a trip together to Istanbul. At the time, they were perhaps the two most important names in world theater, but unfortunately, it was not a play or a literary event that brought them to Istanbul...
'I stand by my words. And even more, I stand by my right to say them...'
When the acclaimed Turkish writer Orhan Pamuk recalled his country's mass killing of Armenians, he was forced to flee abroad. As he prepares to accept a peace award in Frankfurt, he tells Maureen Freely why he had to break his nation's biggest taboo.
"Tôi giữ vững những lời nói của tôi. Tôi giữ vững quyền của tôi, được nói những lời đó ra trước bàn dân thiên hạ."
Nhưng ông ta nói gì vậy?
Pamuk said that 'a million Armenians and 30,000 Kurds were killed in this country and I'm the only one who dares to talk about it'.
Ông nói, "một triệu người Armenians, và 30 ngàn người  Kurds đã bị làm cỏ, trong xứ sở này, và tôi là người độc nhất dám nói ra chuyện làm cỏ này"
Sunday October 23, 2005
The Observer [Guardian online]
Ông là nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, và đã xì ra vụ trên, với một tờ báo ở Thuỵ Sĩ, vì vụ này mà phải chạy trốn quê hương. Ông nhà nước nói, có vài trăm người bị chết thôi mà, thằng cha đó nói hoảng, tố ẩu!
Gấu bỗng nghĩ đến vụ Mậu Thân.
Vụ này, cũng chưa từng xẩy ra!
Mà nếu có xẩy ra, thì cũng chỉ vài thằng Nguỵ có nợ máu với nhân dân, bị trừng trị, và nếu như có hàng ngàn người dân Huế bị giết, thì đúng là thằng Nguỵ nó giết, rồi đổ tội cho Cách Mạng!
Cách Mạng làm sao lại giết người, nhất là những thường dân vô tội?
Nhưng giá mà có một ông nhà văn 'Cách Mạng nào đó', thí dụ như me-xừ gì gì đó, bỗng hùng hồn tuyên bố như ông nhà văn Thổ kia, thì thú biết mấy!

City of ghosts
Thành phố của những hồn ma
Orhan Pamuk has never needed to travel to extend his imagination. The melancholy splendours and religious complexities of his birthplace, Istanbul, enriched his
childhood and continue to inspire him
Saturday March 12, 2005
The Guardian
Flaubert, who visited Istanbul 102 years before my birth, was struck by the variety of life in its teeming streets; in one of his letters he predicted that in a century's time it would be the capital of the world. The reverse came true: after the Ottoman empire collapsed, the world almost forgot that Istanbul existed. The city into which I was born was poorer, shabbier, and more isolated than it had ever been its 2,000-year history. For me it has always been a city of ruins and of end-of-empire melancholy.
Orhan Pamuk, tác giả Istanbul, chẳng cần đi ra khỏi thành phố quê hương để tìm tưởng tượng.... 102 năm trước khi ông ra đời, nhà văn Pháp Flaubert viếng thăm Istanbul, sững sờ, và tiên đoán, một thế kỷ qua đi, thành phố sẽ là thủ đô của thế giới.
Điều ngược lại xẩy ra.
Với Orhan Pamuk. nó là thành phố của điêu tàn và của nỗi buồn tận cùng đế quốc Ottoman.
[Trích Nhật Ký Tin Văn]
*

 Hiện tượng Bóng Đè, theo Hai Lúa, cũng chỉ là báo hiệu một điêu tàn.
 Nếu phải trầm luân đến mức như thế, thì đành phải làm thịt cái gọi là ẩn dụ, hay niềm bí ẩn đầy dâm tính có tên là Bóng Đè, và làm thịt luôn cả nhà tiên tri dởm, nhà văn, hay là kẻ bán Bóng Đè.
[Mô phỏng đề từ cuốn tiểu thuyết "Sách Đen", Le Livre Noir, dịch từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, một tác phẩm của nhà văn hiện đang có nguy cơ bị tù vì tội tố cáo vụ giết người tập thể có tên "Việt nam hóa" là Mậu Thân, ở xứ sở của ông, Ohran Pamuk.
S'il doit périr ainsi, tu n'as qu'à tuer le secret et aussi le faux prophète qui vend le secret. Bahti
 For myth is the beginning of literature and also its end. Borges.
Bởi vì huyền thoại là khởi đầu của văn chương, và cũng là chấm dứt của nó.
Khởi đầu bằng Thuỷ Thần [NHT]? Chấm dứt bằng Dâm Thần [ĐHD]?

Bóng Đè 1 2
*

Orhan Pamuk
"If you lived in that corner of the world you would be obsessed with all the anxieties of nationalism".
Nếu bạn sống ở cái xó xỉnh đó [thành phố Hà Nội?], bạn sẽ bị ám ảnh bởi  tất cả những hồn ma cũ [những âu lo xao xuyến], của [cái gọi là] chủ nghĩa quốc gia, và viết ra những tác phẩm, thí dụ như Bóng Đè, hay Kiếm Sắc hay Vàng Lửa...
Nếu Gấu nhớ không lầm, NHT chẳng đã có một em, khi chết, ứa ra mùi hoa sữa, từ cái nơi chốn âm u và ẩm ướt?
"who in the quest for the melancholic soul of his native city has discovered new symbols for the clash and interlacing of cultures."
"Người mà trong khi tìm kiếm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương của mình, đã khám phá ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và quấn quít lấy nhau của những nền văn hoá."
Vòng hoa trao tặng Pamuk vinh danh nhà văn Nobel 2006 một cách nào đó, là kết hợp của hai vòng hoa, của Gấu, tặng Sài Gòn, viết khi ở nhà tù Bangkok và trại tị nạn Thái Lan:
Trong những đêm chập chờn mất ngủ, hồn thiêng của thành phố thức giấc ở trong tôi, tôi tưởng hồn ma của chính mình đang lang thang trên những nẻo đường xưa cũ, sống lại cái phần đời đã chết theo cùng với Sài Gòn, bởi cái phần đời đó mới đáng kể...
Nhìn bước đi của thời gian, của thành phố trong cơn tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới... cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù.

Lần Cuối Sài Gòn
*
Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và Tây.
Từ:  Trong khi đi tìm linh hồn sầu muộn của thành phố quê hương, vô tình khám phá cuộc tình "yêu nhau lắm cắn nhau đau" giữa các nền văn hoá
Tới:  Được ca ngợi kết hợp văn hóa Đông và Tây
Là: Một khoảng cách quá xa.
Ông này, như vòng hoa Nobel choàng cho ông đó, chứng tỏ, đâu có toan tính, cái chuyện kết hợp? Mà kết hợp để làm gì cơ chứ?

Trong lúc mấy ông Yankee mũi tẹt phàn nàn, 'nhạy cảm', thì thế giới phàn nàn, đúng ra là phải phát thêm cho ông Pamuk này cái Nobel hòa bình nữa ! Và đây mới là điều đám da mầu nên mừng !
This noble winner should get the Peace Prize, too
Robert McCrum
Sunday October 15, 2006
The Observer

He is also a brave one, speaking out for free expression in a country where powerful factions have wanted to put him in prison for daring to describe the Armenian massacres as genocidal, and for challenging a repressive silence at the highest levels of government and society about the universal issue of human rights. Moreover, he has done this with that instinctive determination to assert the duty of literature to transcend political barriers that has always characterised the great artist. As Pamuk himself put it in 2000: 'Freedom of thought and expression are freedoms which people long for as much as bread and water. They should never be limited by nationalist sentiment, or (worst of all) business and military interests.'

Ông ta còn là một người can đảm, đòi tự do diễn đạt tư tưởng, ở một xứ sở mà đám có quyền muốn tống ông vô tù, vì đã dám coi những cuộc thảm sát người Armenian, là tội diệt chủng, vì đã thách đố sự nín thinh, của nhà nước và xã hội trước vấn đề nhân quyền
Hơn thế nữa, ông làm điều đó, với một sự quyết tâm mang tính tự phát, mang tính bản năng, như thể ông tin rằng, nhân chi sơ tính bản thiện, khi khẳng định rằng, bổn phận của văn chương là phải vượt lên trên những rào cản chính trị, và cái này đúng là dấu ấn phân biệt thứ nghệ sĩ lớn lao: Tự do tư tưởng và tự do diễn đạt là những tự do mà dân chúng luôn luôn đòi hỏi, đời đời đòi hỏi, như bánh mì, như nước uống.  Đừng bao giờ giới hạn chúng, vì một tình cảm quốc gia, hay, [tệ hơn mọi tệ], vì những quyền lợi mang tính thương mại hay binh bị.

Đây là điều Tin Văn đã nhắc tới, và so sánh, vụ diệt chủng ở nước Thổ, với vụ diệt Ngụy năm Mậu Thân ở Huế.
Chính trị đỉnh cao so với thứ mạt hạng khác nhau là như thế đấy.

Giả sử như có một ông nhà văn VC tham dự vào vụ thảm sát Mậu Thân, tuy không có mặt ở đó, không trực tiếp dúng tay vào máu, nhưng 'tinh thần' của vụ đó, hay nói rõ hơn, mastermind của vụ đó, là do ông ta; bây giờ ông ta dám lên tiếng, thì có thua gì Pamuk!
*

“I care about writing. I am essentially a literary man who has fallen into a political situation.”
[Tôi lo chuyện viết. Tôi đúng là một nhà văn bị vướng mắc vào một hoàn cảnh chính trị.]
Pamuk: Nguồn*
Nobel Văn học công bố lúc nhạy cảm
Orhan Pamuk được ca ngợi là kết hợp văn hóa Đông và Tây
Giải Nobel Văn học 2006 đã được trao cho tiểu thuyết gia Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, người mà Quỹ Nobel nói đã "cống hiến cả đời để nghiên cứu sự hòa hợp và đa nguyên."
Nguồn
Thú thực Gấu ngu này không làm sao hiểu nổi cách đặt tít, cách viết như trên.
Giải Nobel công bố lúc nhạy cảm?
Giải Nobel thì bao giờ mà chẳng công bố vào lúc, mà như Thanh Tịnh đã mô tả, "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều"?
Theo như Gấu hiểu được, mấy ông này muốn nói, Nobel văn chương năm nay được trao cho nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, ông này hiện đang là trung tâm của một số vấn đề nhạy cảm... Không hiểu có đúng ý mấy ông không?
Quỹ Nobel nói?
Giải Novel là do Uỷ Ban Nobel, thuộc Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, quyết định. Quỹ Nobel chỉ lo việc ký xéc, trả tiền !
Mấy ông lo điều hành két bạc thì biết gì mà ăn nói linh tinh?
Hơn nữa, cái câu mấy ông này nói đó, Gấu cũng không làm sao kiếm ra bản gốc của nó. Hay đây là cái thông báo dành cho báo chí, tức vòng hoa đầu tiên quàng lên nhà văn?
Nếu đúng là nó, thì mấy ông này dịch sai, dịch ẩu. Quá ẩu. Ông nhà văn Thổ này đâu có "cống hiến cả đời để nghiên cứu...". Nếu đúng như thế, ông ta là nhà biên khảo, là nhà sử học, là nhà nhân chủng học... đâu phải là nhà văn !
Quỹ?
Mấy ông này tính dịch từ "Organization", hay "Foundation", hay đây là cách dùng từ mới, thay thế cho những từ thường dùng như Hàn Lâm Viện Thuỵ Điển, Uỷ Ban Nobel văn chương?
*
Nói đến "quỹ", Gấu này lại nhớ đến một ông nhà văn VC ở hải ngoại. Ông ta phán, Quỹ thời gian của bà chủ quán không còn nhiều. Một ông thi sĩ bực quá, phạng cho ông này một hèo: Quỹ thời gian của bà chủ còn nhiêu, chỉ bà hay, sử dụng ra sao, lại càng chỉ có bà hay. Làm sao mà ông hay hay hay thế !

Chỉ những câu hỏi lớn
Ôi chao, sao cái sự dịch tiếng Tây ra tiếng Ta, nó lại gian nan đến như thế này, hả ông... Gấu?
PTH
*
Trong bài viết "Hãy Bước Qua Lằn Ranh Này", Rushdie trích "Ghi chú về dịch thuật" của Nabokov, qua đó, nhà văn Nga này cho rằng, có "ba bậc quỉ ma" [three grades of evil], trong thế giới lạ kỳ là thế giới dịch thuật.
Bậc thứ nhất, không đến nỗi tà ma cho lắm, là do thiếu hiểu biết, hiểu sai. Cái này tha thứ được. Vì làm người có nghĩa là phải có lỗi lầm.
Bậc thứ nhì dẫn tới Địa Ngục, "The next step to Hell", là thiến vô tư, thoải mái những chữ, những đoạn, mà dịch giả không hiểu nghĩa, hay cảm thấy, chúng có vẻ mù mờ, tối tăm, hay thô bỉ, dơ dáy, tục tĩu đối với những độc giả mà người dịch mường tượng ra ở trong đầu.
Bậc thứ ba, tội ác tệ hại nhất trong dịch thuật, là dịch giả muốn "làm tốt", sửa đổi, improve, nguyên tác, "đánh bóng, minh họa" nó, sao cho tác phẩm đi đúng luồng, phục vụ yêu cầu của nhân dân [to conform to the notions and prejudices of a given public: phù hợp với quan niệm và định kiến của một tầng lớp công chúng nhất định].
Mới đây, qua một nhà văn nữ nổi tiếng, [PTH], từ hải ngoại về thăm quê hương, cho biết, bà được mấy em sinh viên thỏ thẻ tâm sự, sao đọc truyện dịch thấy thua truyện Việt Nam, thua cả truyện của tụi em!
Vấn nạn dịch
*
Margaret Nguyen
Cộng đồng Pháp ngữ Việt Nam, lạc quan hay bi quan? 
Linda Lê viết:
«Mon père apparaît, disparaît entre les ruines. Je suis sa trace» 
Đào Trung Đạo dịch: «Cha tôi xuất hiện rồi biến mất giữa những đống đổ nát. Tôi là dấu vết của ông». Một câu ngây ngô! Chỉ con nít đang học chia động từ «être» thì mới nhắc lại như vẹt rằng «je suis - tôi là, tu es - anh là, il est – nó là...». «Suis» ở trong câu của Linda Lê phải được hiểu là động từ «suivre» - «đi theo». Tóm lại, câu trên phải dịch đơn giản như vầy: «… Tôi đi theo dấu vết của ông».
Nguồn
Sự thực, không ngây ngô. Ông dịch giả này dịch theo kiểu đoán mộng, giống như mấy ông thày bói. Cha tôi biến mất, chỉ còn tôi, tôi là cái bóng của ông, tôi là cái dấu vết của ông.... (1)

(1) Kiểu dịch này, Gấu cũng đã từng bị.
Lần dịch Thơ giữa Chiến Tranh và Trại Tù, "ảo vọng là hoàn toàn", Gấu dịch là "ảo vọng cũng chẳng còn".
NTV hỏi, ông lấy câu dịch này ở đâu ra vậy?
Hóa ra nó nằm sẵn ở trong đầu của Gấu, chỉ chờ có dịp là bật ra!

Đối diện với hỗn loạn, tình trạng mơ mơ hồ hồ thời gian sau 1975, tôi có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, quãng còn lại chỉ là dư thừa, tôi chẳng để ý tới nữa. Ảo vọng là hoàn toàn. Năm 1975, chế độ mới đưa tôi đi trại cải tạo, cùng với bạn bè của tôi, "cùng hội, cùng thuyền"; chúng tôi rời đồng bằng lên vùng rừng núi, dửng dưng, bình thản, không tuyệt vọng cũng không hy vọng. Tôi đã nghĩ mình "biến mất", chẳng mong ngày trở lại, như bọt bèo trong cơn lũ lịch sử, tại sao không.
TTT
*
Từ "vô xứ",  mà ông này dùng để dịch "déplacé", sự thực, Gấu này đã từng gặp - không đúng y chang nó, nhưng cũng xêm xêm -  trước ông ta nhiều, khi viết cho tờ Văn Học của Nguyễn Mộng Giác, và giới thiệu cuốn Kẻ Bán Xới của Todorov [ "L'homme dépaysé", nhà xb Seuil, France, 1996].
Từ "bán xới" này, là của NTV.
Ông bảo Gấu, dùng chữ Việt thuần như thế này, để dịch từ "dépaysé", mới sướng !
Ngay Todorov, khi dùng từ này, cũng phải lôi từ điển ra để coi lại nghĩa của nó, nữa là !
*
Gã bán xới, tạm dịch "L'homme dépaysé", (nhà xb Seuil, France), là tác phẩm mới nhất của Tzvetan Todorov. Để giải thích, ông cũng phải chua thêm vài hàng lấy từ từ điển Larousse:
Bán xới (dépayser), tha động tự:
1.  Thay đổi xứ sở, môi trường, khung cảnh.
2.  Gặp khó khăn, trắc trở, mất định hướng, do thay đổi thói quen.

The theme of this year's PEN festival is reason and belief. I have related all these stories to illustrate a single truth —that the joy of freely saying whatever we want to say is inextricably linked with human dignity.
Pamuk: Freedom to write 1 2
Đề tài năm nay của đại hội PEN là trí tuệ và niềm tin. Tôi nối kết ba câu chuyện linh tinh như trên, là để minh họa một sự thực, chỉ một sự thực - rằng niềm vui tự do nói bất cứ điều gì muốn nói, nó dính cứng vào với phẩm giá của con người, không thể nào gỡ ra được.
[Bài đọc chung một dịp với DTH tại New York].
Căn hộ của Pamuk
Về Vụ Án [Pamuk]
David Remnick: Kinh nghiệm [Pamuk]
John Updike viết về Pamuk: ANATOLIAN ARABESQUES A modernist novel of contemporary Turkey.

A Nobel winner for our times.

Margaret Atwood
The Guardian

Pamuk gives us what all novelists give us at their best: the truth. Not the truth of statistics, but the truth of human experience at a particular place, in a particular time. And as with all great literature, you feel at moments not that you are examining him, but that he is examining you. "No one could understand us from so far away," says a character in Snow. Reader, it's a challenge.

Pamuk cho chúng ta điều mà tất cả những tiểu thuyết gia cho chúng ta khi họ hách xì xằng nhất, bảnh nhất: sự thực. Không phải thứ sự thực của thống kê, nhưng sự thực về kinh nghiệm làm người, ở một nơi đặc thù, vào một thời đặc dị. Và, như bất kỳ mọi văn chương, thứ tốt, nhiều lúc bạn có cảm giác, không phải bạn đang nhìn ngắm ông ta, mà là ông ta nhìn ngắm bạn. "Chẳng ai có thể hiểu chúng ta từ những trùng trùng xa cách", một nhân vật trong Tuyết phán. Độc giả, đó là một thách đố.
Atwood
*
Cái tít thật tuyệt. Nó nói lên cái điều mà mấy anh Yankee mũi tẹt phàn nàn là 'nhạy cảm'.
Làm sao mấy ông Hàn không biết, "nhạy cảm", nhưng, cơ hội bằng vàng cho thời của chúng ta là thẳng chả này đây.
*
Thêm tí kỷ niệm về nhạy cảm.

Gấu nhớ, thời gian TTT giữ trang VHNT cho tờ Tiền Tuyến, ông giao cho Gấu lo mục điểm sách. Có hai kỷ niệm thú vị, một liên can đến cái tít, và một, nhạy cảm.
Cái tít, là với NTH.

... lần đụng độ với Nguyễn Thị Hoàng, khi bà xuất bản cuốn Vào Nơi Gió Cát. Tôi đang giữ mục điểm sách cho phụ trang Văn Học Nghệ Thuật của nhật báo Tiền Tuyến. Trang báo do Thanh Tâm Tuyền phụ trách (sau ông giao lại cho Huỳnh Phan Anh và tôi; Huỳnh Phan Anh, sau bực bội với thằng bạn "láu cá' Bắc-kỳ, cũng dãn ra). Nguyễn Thị Hoàng vừa thành lập nhà xuất bản, làm một tuyển tập truyện ngắn, trả tiền nhuận bút rất xôm, có thể nói là cao nhất, so với các nhà xuất bản khác. Tôi cũng được mời tham gia. Ngoài tiền nhuận bút còn một bữa ăn linh đình, như để giới thiệu tuyển tập truyện ngắn và nhà xuất bản. Rồi tới Vào Nơi Gió Cát.
Cuốn truyện quá tệ, nhưng chưa tệ hại bằng bài điểm sách. Sau khi tóm tắt nội dung phần đầu, tôi kết luận: phần đầu cuốn sách, theo tôi thật là khủng khiếp! (Chấm xuống dòng đàng hoàng!).
Và sự khủng khiếp cứ thế kéo dài cho đến hết cuốn truyện.
Chưa hết, người phụ trách trang báo lại tỏ ra rất thích từ "khủng khiếp". Ông cho đăng, dưới cái tít: Văn Chương Khủng Khiếp.
Nguyễn Thị Hoàng hết sức giận dữ về bài viết. Nhưng thật khác người, (1), bà trả lời sau đó bằng tác phẩm Cuộc Tình Trong Ngục Thất. Đây là một tác phẩm tuyệt vời nhất, nói "không" về cuộc chiến, theo tôi. Hình ảnh một người đàn bà, một người vợ tất tả chạy ngược, chạy xuôi, trong địa ngục để cứu chồng. Một ấn bản khác về chàng Orphée.
Tôi lại là người được cả hai người, là Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo, trao cho vinh dự viết bài điểm sách, trên tờ Vấn Đề: Nếu Dostoevsky muốn kéo Thượng Đế xuống cho ngang bằng con người, ở đây Nguyễn Thị Hoàng muốn kéo địa ngục lên ngang tầm trái đất...
Một chuyến đi
(1)  Sự thực, bà cũng phạng Gấu ra trò, liền khi bài điểm sách vừa ra lò.
Bà biểu với bạn hữu: Nhìn thằng cha Trụ đi, trông y hệt một con bồ câu bị người ta lấy mất bộ óc !
Thú thực, cho tới bi giờ, Gấu cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi, một con bồ câu, bị lấy bộ óc, nó đi đứng ra làm sao ! NQT