|
Tuổi Bụi
Nguồn gốc tiếng
Việt, của một cụm từ tiếng Tây
Trên
talawas có bài của Ngô
Tự Lập, dịch một bài viết bằng
tiếng Tây, của một ông Tây, viết về Tuổi
Hai Mươi Yêu Dấu, của Nguyễn
Huy
Thiệp. Sách Việt bị Việt chê, Tây ôm lấy, in, rồi hít hà bằng tiếng
Tây, rồi
một ông Mít dịch ra tiếng Mít, cho dân Mít đọc, số phận của cuốn sách
tuy long
đong, nhưng cũng thật là ly kỳ.
Cũng thế, theo tôi, là tên bài viết ,
Vingt ans et des
poussières, NTL dịch Tuổi hai
mươi và những hạt bụi, thì cũng được
thôi, nhưng
Gấu sợ rằng, ông Tây này thuổng, từ Bụi Đời, hoặc Tuổi Bụi, hoặc Tuổi
Đi
Hoang... của dân Mít, mà không xin phép xin phiếc gì hết!
Cuốn của NHT này, Gấu là người đầu tiên lóc cóc type, từ một
bản thảo hiếm quí từ trong nước chui ra, rồi post, được chương đầu thì
thấy
xuất hiện toàn bản văn ở trên lưới, bèn lôi về Tin Văn, và viết về nó.
Trong
khi thiên hạ la ỏm tỏi, Thiệp hết thời rồi, thì Gấu nói, khoan đã, đừng
nóng.
Bài viết, một phần đã đăng trên
talawas, trên Tin Văn, rồi
ngưng.
Bây giờ, sách đã ra lò, bèn viết tiếp.
Emblème
du
renouveau littéraire des
années 80, il cherche
aujourd'hui un second souffle.
Biểu tượng của văn học đổi mới thập niên 1980, Nguyễn Huy
Thiệp đang tìm kiếm một hơi thở thứ hai.
Từ renouveau ở đây, NTL dịch là đổi mới, là cố tình gán ghép, như nhà
nước cố tình vơ vào, ra ý, hiện tượng NHT sở dĩ có được, đó là nhờ
chính sách đổi mới
của nhà nước Vi Xi.
Gấu nghĩ, không phải vậy.
Trong bài
viết trước, khi viết về sự xuất hiện của những truyện ngắn, thay vì
truyện dài, của một NHT, Gấu có nhắc tới trường hợp Solzhenitsyn và sự
xuất hiện Một Ngày Trong Đời Ivan, như một xuất hiện ở vào cuối một
giai đoạn. Đây là sự cần thiết của chính văn học, khi nó bị đẩy vào
đường cùng, và cùng tắc... biến.
Nên nhớ, Nhà nước Đỏ Nga chưa hề vơ Một
Ngày vào
dòng chính, chưa từng hợp thức hoá cho nó. Nhà nước cần nó,
không có nghĩa, nó thuộc vào dòng chính.
Nói rõ hơn, với NHT, không có "đổi mới", mà có sự lại làm
mới văn học, renouveau, như là một thử thách, một rủi ro bắt buộc, nếu
muốn thoát
ra khỏi bế tắc, nếu nhà văn không muốn chết ngạt.
G. Steiner, khi điểm cuốn "Alexander Solzhenitsyn: A Century in His
Life", của D. M. Thomas, (583 trang, New York, nhà xb St. Martin's
Press 1998) trên NY Times Book Review, March 1,
1998, cũng đã nhấn mạnh đến
sự kiện này:
"Khi Khrushchev bật đèn xanh cho "Một Ngày trong Đời Ivan Denisovich",
với ông ta, đây là một hành động mang tính chính trị giai đoạn: Anh tù
Ivan là một nông dân, không phải một trí thức. (Khruschev cho rằng khẩu
phần nhà tù như trong cuốn sách mô tả là vượt định mức). Nếu ông ta
tiếp tục làm cho xong, việc tẩy uế chủ nghĩa Stalin, cuốn sách cũng
chẳng thể kéo dài, và nhân lên mãi, niềm vinh quang ngây ngất của nó.
Cùng với sự xuất hiện của "Một ngày", chỉ trong "một đêm", Solzhenitsyn
trở thành nổi tiếng. Ông tới gặp Anna Akhmatova, nhà thơ vĩ đại nhất
khi đó hiện còn sống của nước Nga. Bà hỏi: "Liệu anh chịu được lâu,
vinh quang?... Pasternak chịu, thua. Thật khó kéo dài vinh quang, nhất
là thứ đến muộn." Một lời cảnh cáo nóng bỏng"
[Một linh
hồn lưu vong]
Bây giờ với Tuổi Bụi, NHT cũng làm một toan tính như vậy.
Không phải ăn
theo, không phải kiệt cạn, như Đoàn Cầm Thi nhận định, như ông Tây
trích dẫn trong bài viết.
Ở
đây, chúng
ta cần phân biệt
một số thuật ngữ như "lại làm mới", "đổi mới", "cởi trói" và hoàn cảnh
lịch sử khi chúng xuất hiện, và chúng ta nhận ra, có gì tương tự, giữa
câu cảnh cáo của Akhmatova, và lời cầu chúc đừng thuận buồm xuôi gió
của Hoàng Ngọc Hiến.
Sự
xuất hiện
của truyện ngắn NHT đúng
là một cách
ăn theo hiện tượng cởi trói trong văn học. Lợi dụng nhà nước ra lệnh,
hãy cởi trói... sơ sơ cho tụi nó, nhờ đó xuất
hiện những Cù Lao Tràm, Đứng Trước Biển, Ly Thân... , Nguyên Ngọc bèn
nhét kèm thêm, cho ăn theo, một hai truyện ngắn của NHT.
Gấu
tôi bỗng nhớ tới vị sư
già ở Tàng Kinh Các,
trong Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung, thấy mấy thằng ngu chỉ say mê
giết người, toàn lựa những sách dậy giết người để mà đọc, để mà học,
bèn nhét xen vô những cuốn kinh Phật...
Một cách nào đó, phải đọc NHT theo tinh thần đó, tinh thần giải độc.
Câu cảnh cáo NHT, của HNH là phải hiểu theo cách đó:
Này đừng có thuận
buồm xuôi gió, rồi lại trở thành một thứ Trần Mạnh Hảo, một thứ...
Le nouvelliste reste
en effet le plus
emblématique des
écrivains de la littérature du Dôi Moi, ce vent de libéralisation de la
fin des
années 80 qui a accompagné l'ouverture économique du Vietnam.
Cây bút truyện ngắn này hiện vẫn là biểu tượng tiêu biểu nhất
của văn học Đổi Mới, làn gió tự do hoá cuối thập niên 1980 xuất hiện
cùng với
sự mở cửa của Việt Nam về kinh tế.
Khi
phải so
sánh giữa hai ông khổng
lồ, một về văn, và một
về thơ, ở thời tận cùng của chủ nghĩa cộng sản ở Liên xô, thiên hạ nói,
sự xuất
hiện của Solzhenitsyn, là để tố cáo Lò Cải Tạo Nga, và đồng thời chấm
dứt nó.
Còn Brodsky, như Coetzee nhận xét, là người đánh cái dấu chấm hết to tổ
chảng,
cho cái gọi là văn học Xô Viết.
Gấu tôi nghĩ, với Việt Nam, có vẻ như cả hai, Bảo Ninh thì
tố cáo và chấm dứt huyền thoại cuộc chiến và cùng với nó, huyền thoại
Phù Đổng
về người lính cụ Hồ, còn Nguyễn Huy Thiệp, chính là người đánh dấu chấm
hết cho
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, của miền Bắc, thứ văn học đến liền
sau thất
bại của Tự Lực Văn Đoàn, chính nó mới là cái nền đẻ ra cuộc chiến, đẻ
ra anh bộ
đội cụ Hồ. Thiệp bị nhập nhằng, bị gán bậy vào đổi mới là vậy, theo
nghĩa, văn học hiện thực miền bắc đưa đến chiến thắng miền nam, còn
Thiệp là người, khi cái văn học hiện thực đó bị "lão hoá", bèn "đổi
mới" nó!
Bởi vì rõ
ràng là, thiếu một ông Thiệp, thì
cả một đống những nhà văn của trào lưu đổi mới đó, đều là hàng giả, đồ
cuội. Một cách nào đó, chính họ mới ăn theo NHT. Điều này giải thích,
cả đám ôm lấy Thiệp, coi như là thần tượng của họ, nhưng khi thần tượng
không chịu a dua, một mè một lứa với họ, khi Thiệp cố gắng đổi mới thực
sự, chính mình, thì cả bọn la lên, thằng này hết thời rồi!
[Trường hợp DTH, xin để riêng ra, như một số nhà văn nhà thơ khác, đã
thực sự tin vào chủ nghhĩa CS, gia nhập cuộc chiến với lòng hăng say,
sau vỡ mộng, bèn chống lại nó].
Thiệp không hề tin vào văn học hiện
thực, càng không tin vào đổi mới. Nông dân, thứ thiệt, của miền đất đó,
nhưng ông không bị hớp hồn bởi chủ nghĩa Cộng Sản, như một quỉ, hoặc
như một cứu rỗi. Khác hẳn bất cứ mọi trường hợp khác. Ngay cả
Pasternak, ngay cả Solzhenitsyn, suốt cả một thời trẻ trung của họ, đều
đã từng tin tưởng, và chiến đấu cho chủ nghĩa đó.
Bởi vì
Demon, và Savior, chỉ là một. Trước 1975, là Savior. Sau 1975, biến
thành Demon. Vẫn chỉ là một thứ.
Nên
nhớ, không phải Dos là
người đầu tiên nhắc tới
Demon, Quỉ. Quỉ của Pushkin -
viết năm 1830, một trăm năm trước cơn
phẫn
nộ của Stalin, giáng xuống đầu nông dân Nga - mô tả một chiếc xe ngựa
bị bão tuyết làm mất phương hướng, mấy con ngựa kéo xe bị quỉ xúi giục
và cứ thế lao vào địa ngục. Tới thời Dos, Những Con Quỉ [thường được
dịch là Lũ Người Quỉ Ám], Quỉ biến thành Kẻ Cứu Rỗi, Vị Cứu Tinh.
Hãy
tưởng tượng cảnh ông Hồ đói rét, run lẩy bẩy ở Paris, đọc Lênin, và
sảng khoái la lên, cứu tinh đây rồi, đây là tri âm tri kỷ, kẻ
đồng điệu, người đồng hành...
Bởi
vì tầng lớp trí thức miền bắc đã đón nhận quỉ sứ như kẻ cứu rỗi,
như thế đó. Họ thực sự
tin rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ là cơ may để thay đổi tất cả, là cơ hội
đổi đời. Chính niềm tin này là nền tảng của, thí dụ, "Đường Ra
Trận Mùa này Đẹp Lắm", của những cảnh tượng thật bi hùng, bi
tráng, bi thương, trai tráng làng, người người trích máu tay, làm
đơn tình nguyện xin đi chiến trường miền nam.
Hãy
tưởng tượng, sau đó, sau 1975, tất cả đều chưng hửng.
Điều
này giải thích sự băng hoại sau 1975 của miền bắc, rồi ảnh hưởng
đến cả nước. Nó là lật ngược của niềm tin trước đó.
Đã
vài lần, tôi thử tìm cách giải thích Tướng Về Hưu của NHT, như Sartre
đã từng giải thích Kẻ Xa Lạ, của Camus: một thứ truyện cổ điển.
1. Áp dụng nhận xét của Lukacs đối với Một Ngày của Solzhenitsyn.
2. Coi như phát sinh từ cú đụng độ giữa hai nền văn minh,
như đoạn trên, trích từ bài viết Nếu Đi Hết Biển, cũng của Gấu, trên
Tin Văn...
Không phải
là Gấu thậm xưng, cương ẩu
về NHT.
Ngay
ông Tây
cũng nhận ra điều này, và NTL cố tình vờ đi, khi "dịch
thoáng" câu văn trên. Câu của ông Tây: Tay viết truyện ngắn này
đúng
là thứ thiệt, của những nhà văn của văn học đổi mới, ngọn gió mở trói
cuối thập niên 1980 đi kèm với mở trói kinh tế của Việt Nam.
Những từ của ông Tây, là có ẩn ý hết: libéralisation, cởi trói, mở rộng
tự do, ouverture, mở ra, le plus
emblématique, khuôn mặt biểu tượng nhất, hay nói
huỵch toẹt ra ở đây: Thứ
thiệt trong những đồ dởm...
Cuộc chiến Việt Nam, nó giống
như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải
như vậy. Bất thình lình, ngày 30 tháng Tư cho thấy, nó không phải như
vậy.
Cũng
thế, nếu nói về mặt văn học: Văn học xã hội của miền bắc. Nó y hệt như
chủ nghĩa Cộng Sản, là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng lồ
như là chủ nghĩa CS khổng lồ. Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó đụng
vào một bức tường mềm, là cuộc sống thực của miền nam, nó gặp "kẻ thù"
của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai, nó gặp "văn hữu" của nó,
những nhà thơ chỉ nói chuyện chuồn chuồn châu chấu, những nhà văn suốt
đời chỉ mơ được làm một phó thường dân. Nhân vật tiểu thuyết, những Sài
những Mía, những Núp... đột nhiên nhận ra, mình có những phần giông
giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở trong Ngoại Ô Dĩ An Và
Linh Hồn Tôi, Dọc Đường, Em Yêu Anh Không... nhưng cứ cố tình vờ
đi, để viết... dưới ánh sáng của Đảng.
[Nếu đi hết biển 3]
Đã
vài lần, tôi thử tìm cách
giải thích Tướng Về Hưu của NHT, [như Sartre đã từng giải thích Kẻ Xa
lạ của Camus: Một thứ truyện cổ điển], thí dụ như:
1. Áp dụng nhận xét của Lukacs đối với Một Ngày của Solzhenitsyn.
2. Coi như một sản phẩm phát sing từ cú đụng độ giữa hai nền văn minh,
như đoạn trên, trích từ bài viết Nếu Đi Hết Biển, cũng của Gấu, trên
Tin Văn
|
|