Nếu Đi Hết
Biển
III
Tác phẩm văn học, theo tôi,
luôn có một nhan sắc thầm, như để dành
riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một
cuộc đời, như thế nào, đó, thì mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận
ra được cái nhan sắc thầm kia.
Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa,
với những dòng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là
những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là
chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp
mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã sử dụng huyền
thoại
mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của
văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt
trắng dã, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn
ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức
cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.
Nhưng Steiner - cũng vẫn huyền
thoại mắt xanh mắt trắng, cái tài hoa, cái mộc mạc, tức ý tưỏng trên -
lại diễn tả bằng một cách khác, như để áp dụng riêng cho văn chương
thời kỳ hậu Lò Thiêu, như trích đoạn sau đây:
-Ông
vẫn còn thích viết giả tưởng?
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt
ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện,
hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta
hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ,
hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ
cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc
họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông
chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về
chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với
những người đàn
ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác. Cội
nguồn
xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những người
đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây,
không
chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng
khiếp
bắt đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người
đàn bà bắt đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại còn chuyện những đứa trẻ
nữa:
làm sao chúng sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm?
[Phỏng
vấn Steiner]
Ngửi
ra cái mùi đồ tể, là từ những dòng văn dòng thơ, cũng nói về cái ác,
của một cõi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh chìm, tay
phải đánh người, tay trái viết văn, lâu lâu đổi tay, ở trong
thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên
ngửi thấy nó, khi ông ăn tối cùng với gia đình, khi bước vào phòng
ngủ bên bà vợ....
Cuộc chiến
Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu,
clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải như vậy. Bất thình lình, ngày 30
tháng Tư cho thấy, nó không phải như vậy.
Cũng
thế, nếu nói về mặt văn học: Văn học xã hội của miền bắc. Nó y hệt
như chủ nghĩa Cộng Sản, là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng
lồ như là chủ nghĩa CS khổng lồ. Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó
đụng vào một bức tường mềm, là cuộc sống thực của miền nam, nó gặp
"kẻ thù" của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai, nó gặp "văn hữu" của
nó,
những nhà thơ chỉ nói chuyện chuồn chuồn châu chấu, những nhà văn suốt
đời chỉ mơ được làm một phó thường dân. Nhân vật
tiểu thuyết, những Sài những Mía, những Núp... đột nhiên nhận ra, mình
có những
phần giông giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở trong
Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi, Dọc Đường, Em Yêu Anh Không...
nhưng cứ
cố tình vờ đi, để viết... dưới ánh sáng của
Đảng.
Norman Manea đã từng tự hỏi,
tại sao, một ông khổng lồ như thế, đột
nhiên té chỏng khu: Cuộc sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Đỏ.