Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội, Tháng Sáu, 2001].
Hồ
Sơ Một Bài Viết
Miễn
xong một “sô”
(Vài nhận xét về Văn Học Hải Ngoại của Hoàng Ngọc Hiến) [I]
Cảm
giác của tôi sau khi đọc chuyên luận được tài trợ bởi
trung tâm William Joiner của Hoàng Ngọc Hiến là rất hụt hẫng. Tôi tự
hỏi: kết
quả của một công trình nghiên cứu gây vô số tranh luận, kiện tụng hàng
năm
trời, rốt cuộc chỉ là một bài viết sơ sài vậy sao?
[Trích bài viết của Phan Nhiên Hạo, trên talawas].
Tuy
nhiên, giữa lúc talawas đăng hàng loạt bài khảo luận
như của Hoàng Ngọc Hiến dạy đời về cách làm văn chương hay dạy hải
ngoại về văn
học hải ngoại, mà khi đọc xong, thấy tức giùm cho talawas. Không hiểu
talawas
nể trọng cái bằng cấp giáo sư tiến sĩ hay tài năng mà hết đăng tin
Hoàng Ngọc
Hiến thăm đại học Mỹ, hết phỏng vấn tốn công tốn sức để rồi lại lại khổ
công
đính chánh, xin lỗi.
[Trích bài viết của Trần Hoài Thư, trên talawas].
ĐỌC
VĂN HỌC HẢI NGOẠI
Hoàng Ngọc Hiến
Lời dẫn: Đoạn văn dưới đây đề cập tới một số truyện của tôi, được trích
từ một
bài viết về Văn Học Việt Nam tại Hải Ngoại của ông Hoàng Ngọc Hiến, nhà phê
bình văn
học, hiện cư ngụ tại Hà Nội. Tôi chưa được hân hạnh quen biết hay gặp
gỡ ông
Hoàng Ngọc Hiến nên chưa có cơ hội xin phép trích đăng đoạn văn này.
Tôi xin
mạn phép tác giả lấy từ trang nhà của Việt Báo Online. Việt Báo Online
đã đăng
bài phê bình này trong nhiều kỳ báo. Quý vị độc giả muốn có toàn văn
bài viết
xin vào www.vietbao.com số ngày 30 tháng 7 năm 2001 và các số kế tiếp.
( ST )
[Trích trang net của Song Thao].
Bài
viết của HNH, đăng lần đầu, trên trang Tin Văn của NQT,
khi đó còn nằm nhờ bên tờ VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan.
Trong khi đăng từng kỳ trên Tin Văn, tôi [NQT] có cho đăng song song
trên Việt
Báo online.
Tôi tin là ‘me-xừ’ Song Thao biết rõ điều này. Lý do nào, ông chỉ nhắc
tới Việt
Báo Online, mà vờ đi Tin Văn?
Liệu có phải vì những dòng, ghi trên đầu bài viết của Hoàng Ngọc Hiến,
sau đây:
Lời
người giới thiệu: Nhân chuyến về Hà Nội, được gặp giáo
sư Hoàng Ngọc Hiến và như để kỷ niệm buổi trưa hôm đó, ông tặng bài
viết sau
đây. Ông cho biết thêm, đây chỉ là bản sơ thảo.
Cám ơn tác giả, và xin
trân trọng giới thiệu bạn đọc.
NQT
Liệu,
cái chuyện ‘tôi chưa hân hạnh, và chưa được gặp gỡ’
của ST, và cái chuyện dám viết về một tác giả hải ngoại chưa từng gặp
gỡ - như
ST - như HNH đã từng dám viết, là một chi tiết rất ư là đáng kể
và đã 'sơ
ý, hơi bị quên đi', ở một số người viết về ông, chăng?
Cũng
nên nhớ thêm, một điều nữa, về Hoàng Ngọc Hiến, là,
ông đã từng "chúc dữ" Nguyễn Huy Thiệp :Đừng may mắn, em ơi, đừng may
mắn! [nhại nhạc TCS]. ['Tôi không cầu chúc ông thuận buồm xuôi gió",
tôi
nhớ ông đã từng viết về NHT như vậy]
Liệu,
nếu không có bản đăng trên Tin Văn, sẽ vẫn có bản
đăng trên talawas? (1)
Trong những kỳ tới, NQT sẽ trở lại với bài viết của HNH, và đặt nó song
song
với bài Nếu Đi Hết Biển, của Trần Văn Thuỷ.
Chú
thích: (1) V/v bản đăng trên talawas. Tin
Văn mới nhận được mail:
Hi,
HNH gửi bài đó cho
talawas và cho biết rằng bài viết này chưa đăng
chính thức ở
đâu, vì ông chưa cho phép ai đăng nó.
talawas.
Bài
đăng trên Tin Văn, là đăng đại, không xin phép gì hết,
nhờ vậy mà nó đi trước vụ kiện, theo kiểu "ahead of time"...
Nhân đây, trân trọng xin lỗi giáo sư Hiến. Khi ông tặng bài viết, ông
quên
không nói, đừng có đăng, mà chỉ nói, đây là bản sơ thảo.
Cái
mail của talawas đưa tôi trở lại Hà Nội, và như một
phản ứng dây chuyền, nó làm nhớ tới một cái mail, mail đầu tiên, từ Hà
Nội (a) nhiều cái mail khác.
Lẽ tất nhiên, làm nhớ tới buổi trưa hôm đó.
Cái
vụ việc đăng hay không đăng này, làm tôi nhớ tới thai
đố Cretan Liar (2) mà Coetzee sử dụng để đọc Cú Độc Chơi Anh Mẽo,
tác phẩm
mới nhất
của Roth. Ông nhà văn Mẽo gốc Do Thái này tưởng tượng ra một nước Mẽo,
với một
vị tổng thống Nazi.
Thai
đố Cretan đại khái như sau: Những người Cretan đều là
những kẻ nói dối, một người Cretan nói.
Nếu những người Cretan đều "nói dối", thì có một người "không
nói dối", tức người nói câu đó.
Nếu những người Cretan đều "không nói dối", thì có một người
"nói dối", tức người nói ra câu đó.
Nên
nhớ, đây còn là vấn nạn Kafka, như Coetzee nhận xét,
trong bài điểm sách trên. Bởi vì theo ông, mặc dù Kafka không viết
những tiểu
thuyết của ông dưới dạng ám dụ chính trị, nhưng những chế độ Cộng Sản
Đông Âu
đã đọc chúng như vậy, và sử dụng chúng vào những mục đích chính trị.
Chúng
ta cứ thử tưởng tượng một thai đố như vầy, trong
trường hợp bài viết HNH:
Tặng ông đấy, đây chỉ là một bản nháp.
Nếu ông đăng, thì tốt lắm, vì như thế, một cách nào đó, nó thành bản
thực thụ. Một sự đã rồi, un fait accompli.
Tôi không thể nói, ông hãy đăng nó, bởi vì như vậy 'lộ' quá, và ngoài
ra, còn vì lý do mà Tây nó gọi là 'noblesse oblige'!
Trường hợp tương tự như vậy đã xẩy ra, với chính Hoàng Ngọc Hiến, qua
bài phỏng
vấn, mà sau đó, ông đã từ chối không cho talawas đăng.
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, talawas đăng [nghĩa là không xin phép],
thì sao?
Tôi
sợ rằng, đó mới là ý định của HNH. Tôi nghi, ông từng mê truyện Tầu, và
biết cái "foreign policy", ngay ở thời cực thịnh của chủ nghĩa phong
kiến: Tướng
biên cương không cần xin lệnh triều đình, cứ tiền trảm [post bài], hậu
tấu [report, báo cáo Trung Ương Đảng sau].
[Cũng xin báo cáo thêm, tướng 'ven biên' Vn_Express vừa mới bay chức,
vì xài đòn tiền trảm hậu tấu này!].
Hoặc đếch cần báo cáo, như trong trường hợp của Gấu!
Nhưng vì talawas đã xin phép, thành thử ông đành phải nói, không cho
đăng.
Đây
là cách đọc Kafka ở trong nước, vậy!
Vẫn
bằng cách đọc HNH qua trường hợp Kafka ở Đông Âu kể
trên.
-Ông
[HNH] không định viết một chuyên luận về VHHN, nhưng
mọi người đều đọc nó, như là một chuyên luận về VHHN.
Nói
rõ hơn, đây là một bài viết có bề ngoài là về văn học
hải ngoại, nhưng ‘chỉ để nói một câu thôi’. Câu gì, người viết sẽ xin
nói sau.
Trường
hợp bài viết của HNH làm tôi nhớ đến lần viết thư, nhờ một nhà văn
ngoại [mũi lõ], lo giùm cho một nhà văn nội [mũi tẹt].
Khi
viết xong thư, sau khi gửi đi một hai nơi, thấy 'im ắng' quá, để có
thêm
trọng lượng, người viết thư này có gửi tới một tờ báo của
Mẽo,
nhưng bằng tiếng Việt, dành cho độc giả Việt, và một diễn đàn trên
lưới.
Cả hai nơi đều chê, thư
viết dông dài, tản mạn quá, toàn chuyện làm xàm, bá láp không hà, không
"focus" vào vấn đề.
Theo họ, vấn đề ở đây, là, người viết thư phải trưng ra càng nhiều sự
kiện càng
tốt, để
chứng tỏ người này xứng đáng được tị nạn chính trị.
Tốt nhất, là nên thu ngắn
lại,
chỉ chừng một nửa, và chỉ những sự kiện thuyết phục.
Cái
thư mà chúng tôi viết đó, là để gửi cho một nhà văn,
bàn về chuyện văn chương của hai nước, hơi giống nhau, nghĩa là đều bị
cưa đôi,
đều gặp họa, Nazi, rồi Cộng Sản. Thư bàn về chuyện văn chương, rồi mới
nói, này
me-xừ G, nhân tiện đây, tôi nhờ ông để ý một tí, cho mấy người này…
họ đang
muốn ở lại nước ông…. để viết văn.
Chúng
tôi viết thư cho một nhà văn, chứ đâu phải cho toà
án!
[Tiểu
chú: Tờ báo Việt chủ Mẽo có 'ông bạn thân' của Gấu làm tổng thư ký. Khi
nhận được bức thư 'help me plse' đó, ông bạn của Gấu không đủ
poids
quyết định, mà phải trình lên 'anh khác', tức sếp của anh. Thấy anh
khác này 'ngu'
quá - lầm một bài
viết có tính cách văn chương, với một tờ đơn gửi toà án di dân tị nạn -
chán quá, Gấu bèn nghỉ chơi với tờ
báo trên.
Thì cũng học đòi Nguyễn Tuân, "mình viết cho báo đó, mình thì
không sao, nhưng sợ chữ nó tủi!"
Nhân tiện
đây, xin đi một đường apology ông bạn của Gấu!
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, cùng với mức độ hội nhập, và kỹ
thuật ngày một cao, thế giới ngày càng teo lại, theo cái nghĩa, chuyện
cóc khô, ở xó xỉnh hóc bà tó nào, máy dò mìn “Google” cũng mò ra được.
Một anh, hay một cô
Mít trong tương lai, một ngày đẹp trời nào đó, bỗng dưng tự hỏi, không
hiểu
đã từng
có một cuộc đối thoại nam/bắc/quốc/cộng/lò thiêu/lò cải tạo… Cô cậu đó
bèn đưa data
vô máy, và Google bèn trả lời: năm đó, có cái vụ một nhà văn Mít - một
tên đại
diện là đủ rồi - bầy đặt nói chuyện với một nhà văn mũi lõ, về bông sen
trong
biển lửa, con phượng hoàng thò mỏ ra khỏi lò thiêu... Nói
chuyện đã đời, hai bên chia tay, ông mũi
tẹt như nhớ ra, bèn nói, này, có tí việc, lại xẩy ra ngay tại nhà
của ông… Ông
mũi lõ bèn nói, ông đừng lo, để tui bảo mấy thằng
đàn em…
Thế rồi cái máy dò Google cho biết tiếp, cái việc nho nhỏ đó,
không phải một, mà những mấy ông mũi tẹt lắc đầu, trong đó một ông làm
báo
Việt, chủ Mẽo].
Cũng
may, lá thư có kết quả, và
cũng may, chúng tôi, những
người khởi thảo lá thư - chúng tôi nhấn mạnh - đã không
phải làm phiền tới bất cứ một tờ báo giấy nào, lá cải hay
không lá cải thì cũng rứa. (4)
[Nhắc đến chuyện trên, là vạn sự bất đắc dĩ, nhưng
có những
sự kiện nó vượt khỏi tầm tay của những cá nhân trong cuộc. Mong những
người
thân yêu ruột thịt trong “gia đình mình” hiểu giùm. Hai Lúa].
Cũng
vậy, theo tôi, cái bài viết của HNH, tuy bề ngoài là
về VHHN, nhưng thực sự là để nói chuyện khác!
Bảo
rằng nó quá sơ sài, thử hỏi có bài nào khác, không sơ sài?
Bao nhiêu năm rồi, cả một dòng văn học hải ngoại dài ngoẵng như thế,
tiếp nối
dòng văn chương miền nam rực rỡ như thế, tự do như thế, đã
đẻ ra
được một bài chuyên luận nào ‘không sơ sài”, về nó?
Trong
một bài viết về mấy nhà văn hải ngoại đầu tiên bàn chuyện giao lưu hoà
giải, tôi cho rằng, họ đều 'một lòng một dạ' với miền nam cộng hòa,
nhưng, 'tụi mày ngu quá, không hiểu chúng tao, nên chúng tao đành
theo VC"! (3).
Tôi
sợ rằng, HNH cũng kẹt vào một trường hợp tương tự, "Gớm, cái tụi hải
ngoại này ngu quá, mình đã đưa tay ra tính bắt tay với tụi nó, mà tụi
nó chê, thôi mình đành làm... VC vậy!"
Trong phim Xử Án Tại Nuremberg, những nhà trí thức Nazi, khi được hỏi
về Lò Thiêu, đã trả lời, "Chúng tôi không biết". Toà nói, các ông phải
biết, bắt buộc phải biết, vì các ông là những nhà trí thức của chế độ
đó.
Tôi cũng tưởng tượng ra một vụ Xử Án Lò Cải Tạo, và một ông HNH đã được
gọi ra để làm nhân chứng.
Thay vì nói, "Tôi Không Biết",
Ông nói: "Tôi Xin Lỗi".
Đó là tinh thần bài viết của ông, theo tôi.
Bài viết thực sự có những hạn chế, nếu coi nó là một chuyên luận về
VHHN, đúng như nhiều người đã có ý kiến như vậy về nó. Nhưng những hạn
chế này, phần lớn là do thời gian quá hạn hẹp, do 'nguồn tin", thuộc
loại "trong luồng", do những nhà văn đã "chứa chấp" ông, cung cấp.
Muốn
có những tác giả xịn, là phải bỏ công đi tìm, bỏ công đọc. Ăn toàn đồ
fast food như thế, làm sao hay cho nổi! Nhưng ông đầu cần. Điều
cần nói, ông đã nói ra rồi.
Viết tới đây, tôi lại nhớ đến vẻ mặt nhăn nhăn của ông, khi bà vợ đem
nước trà ra đãi khách, vô ý hỏi một câu, có lẽ do lầm tôi từ Úc về, mấy
người bên đó còn nói nặng nói nhẹ ông nhà tui không...
Trong bài
viết Âm Điệu Tủi Thân, Nguyễn
Hữu Liêm cho rằng, cùng một bài nhạc TCS, ca sĩ ở ngoài này
hát, thì
chỉ muốn ôm mặt khóc rưng rức, ca sĩ trong nước hát, thì chỉ muốn
đi làm
cách mạng!
Ông nói quá, nhưng quả là có một cách hát nhạc họ Trịnh,
khác, ở
trong nước, [nhất là ở tay Đàm Vĩnh Hưng, với dĩa nhạc Phôi Pha, mà
nhiều người không chịu nổi!]. Theo tôi, có
một ao
ước, ao ước nhìn về tương lai, khi đổi cách hát nhạc họ Trịnh, theo
nghĩa mà
một nhà chơi kịch của Pháp [tôi không còn nhớ tên, hình như là Vialar,
nhưng
không chắc], đã làm, khi đổi tông kịch Chekhov. Thay vì bi, thì là hài.
Lúc đó,
kịch của Chekhov mới đạt tới đỉnh cao của nó. Ông giải thích, thời
của Chekhov là giao thời, là lúc lịch sử Nga đang khép một trang, để
sang
trang
khác. Và theo ông, giống như mỗi ban mai, trời đất bất thình lình tối
sầm lại, trước khi sáng hẳn ra, kịch
của Chekhov phải được chơi như thế: nhân loại, đúng vào khi lịch sử
sang
trang, chỉ
muốn nhìn ngoái lại, bằng tiếng cười.
Đã có lần,
tôi mượn ý tưởng trên
để nhìn lại nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại miền nam. Tuy có cái
chết của
anh em ông Diệm, nhưng nhân loại, khi nhìn lại, thấy ánh lên một nụ
cười, qua cái trò mạt cưa mướp đắng Bravo I, Bravo II giữa anh em
ông Diệm
và đám
tướng lãnh. Ông Diệm muốn các tướng lãnh giả đò làm một cuộc đảo chánh
rởm,
nhân đó tóm gọn đám chống đối. Đám tướng lãnh đổi rởm thành thực, và
làm thịt
anh em ông.
Muốn có nụ cười sang trang, muốn vẽ lại chân dung của nhau, là phải
“Tôi Xin
Lỗi” trước, rồi sau mới vào cuộc.
NQT
Chú thích:
(2) Cretan: Người dân đảo Crete. Đây là thai đố
liên quan tới luận lý:
-Những người dân đảo Crete thì hết thảy đều nói dối.
-Tôi là một người dân đảo Crete.
-Tôi cũng nói dối.
(3) Xin đọc loạt bài Nếu Đi Hết
Biển, trên Tin Văn.
(4) Thư gửi Mr. G, đã được đăng trên một số báo trên lưới, như Việt Báo
online, Thông Luận, và sau đó trên VHNT, của PCL. Báo giấy độc nhất
đăng lá thư là một tờ ở Washington D.C, của me-xừ Nữu (?), báo Tân
Phong (?), download từ trên net (?). Thay mặt những người trong cuộc,
xin
được gửi những lời tri ân tới tất cả. NQT
[I]: Đây
là bài viết của HNH đưa cho Tin Văn, không biết có khác bài trên
talawas?
(a): Mail
đầu tiên, từ Hà Nội:
Anh NQT
kính mến!
Trước tiên, em phải thành thật xin lỗi anh, vì thời gian qua nhận rất
nhiều mail của anh, mà mất lịch sự, chẳng hồi âm được dòng nào.
Em đi làm... xa, hàng tháng trời, nên không liên lạc với mọi người. Anh
đừng gửi dạng Zip cho em vì em không biết mở, hơn nữa đi các nơi hàng
tháng xa nhà nên không đọc được. Anh gửi dạng text.doc để em in ra
luôn, và đọc dễ hơn...
Anh có khoẻ không? Có gì vui không? Anh vẫn thích nghe Kenny G. và
Yanni phải không? Em sẽ gửi cho anh tập thơ đầu tiên... Em gửi cho anh
ba bài thơ mới nhất nhé, anh đọc và chia sẻ với em.
Thỉnh thoảng anh vẫn nghĩ đến anh và nhớ là anh rất hóm và gần gũi.
13.11.2001
From:
Date: 02/18/03 22:53:18
To:
Subject: Re:
Today's my birthday. U make me happy. Tks for your nice
message.
Phụ lục.
V/v nhà
văn Trần Hoài Thư,
Tôi đã hân
hạnh đọc tác phẩm đầu tay của
Trần Hoài Thư, cuốn Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, nếu tôi nhớ không lầm
tên cuốn sách, và giới thiệu, thời gian tôi phụ trách trang Văn
Học Nghệ Thuật của nhật báo quân đội miền nam, tờ Tiền Tuyến.
Tôi không biết Trần Hoài Thư có đọc bài đó không, mà tôi còn nhớ đại
khái như vầy.
Lúc đó, tôi nhớ có đưa ra nhận xét, tuy tác giả đã có vài tuổi lính,
nhưng tuổi văn, như vậy là kể như chỉ mới có một.
Lúc đó, là thời gian mà tôi nhớ là Y Uyên vừa mới tử trận, tác phẩm
của ông còn chưa kịp khô mực.
Quá xúc động vì cái chết của Y Uyên, đọc Trần Hoài Thư, một người lính
nhà văn khác, tôi có cầu chúc tác giả của Nỗi Bơ Vơ sẽ may mắn hơn Y
Uyên, và sẽ sống sót cuộc chiến.
Tới lúc đó, ông sẽ còn phải đụng một cuộc chiến khác, khốc liệt hơn,
tàn nhẫn hơn cuộc chiến khốn kiếp kia: Văn
Chương.
Đọc ông bây giờ, nhớ lại xưa kia, tôi nhận ra một sự thực, là, ông Trần
Hoài Thư đã không vượt được, cả hai cuộc chiến.
Sorry about that.
Lạ một
điều, kẻ Bắc, người Nam, vậy mà có gì tương tự, giữa lời cảnh báo của
tôi, đối với THT, và lời cầu chúc của HNH, đối với NHT.
Một ở khởi đầu, và một, ở tận cùng, của một cuộc chiến.
Toronto
ngày 17 Tháng 11, 2004
Ký tên,
Nguyễn Quốc Trụ.