* 

1










  


Của Bọ và Người

Baal
Vào mùa hè năm 1862, Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa Hè, Winter Notes on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông, viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dost viết - về thủ đô của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn về mặt đạo đức của Dost. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông. Nghèo đói, sự kinh ngạc đến thẫn thờ trước lao động nặng nhọc, tệ nạn say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành niên, chứng tỏ một điều là, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó, tức chủ nghĩa Cộng Sản, hận thù đằng đằng đến như vậy!
Milosz's ABC's
The Dream
Is it sweet to have unearthly dream?
[Có giấc mơ siêu phàm có ngọt ngào chăng?] A. Blok (1)
Was mine a prophetic dream or wasn't it?
[Còn của tôi, thì là tiên tri, hay không phải, hay ngược lại?] Akhmatova

(1) Năm 1918, Blok xuất bản trường thi 12 Vệ Binh Đỏ,  thô bạo và hung dữ, chỉ với một ước muốn trả thù tụi trưởng giả, đi giữa cơn bão tuyết trên đường phố Petrograd, cướp và giết, được dẫn dắt bởi một sức mạnh vô hình. Ở đoạn thơ cuối, bóng dáng Jesus Christ xuất hiện trong bộ đồ trắng dẫn đầu đám người hung bạo. Blok coi việc Bôn-sê-vích nắm quyền, được "chúc phúc" bởi Chúa. Nhưng ông là người đầu tiên gục ngã vì thất vọng, chết năm 1921, vì "cơn suyễn tinh thần", chữ của Andrei Bely.
Nơi Người Chết Mỉm Cười

Con Bọ, nói cho cùng, chính là hậu quả, lật ngược, của giấc đại mộng, "giấc mơ siêu phàm", chữ của Blok, của Miền Bắc.
Cái đồng bằng Bắc Bộ, nhiều bờ hơn ruộng, cái con đê ngăn chặn lũ lụt sông Hồng, ngăn chặn, không chỉ mầu mỡ, phù sa cho mảnh đất, mà luôn cả mầu mỡ phù sa cho tầm hồn con người. Những làng xóm, sau lũy tre xanh, xưa vốn là những đơn vị chiến đấu, kibbutz, chống phương bắc, sau biến thành nhà tù, với những luật lệ khắc nghiệt, những ông lý, ông tiên chỉ, ông trưởng họ, ông bố khắc nghiệt, những ông con trai coi gái làng như của riêng, trai làng bên đụng vô, là đánh cho tới chết...   Trong tình cảnh khốn khổ khốn nạn như thế, người và đất nhìn về Miền Nam như là vị cứu tinh của nó, và chủ nghĩa Cộng Sản chính là "thiên sứ", kẻ đem tin mừng đến cho họ. Trong một bài viết về bài thơ Điện Biên, của Tố Hữu, Gấu này đã muờng tượng ra điều trên: Cảnh Tố Hữu mô tả, nhà nhà đỏ đèn đỏ lửa, là có thật, không phải nhà thơ phịa ra, như chính ông tự thú khi về già.
Là thi sĩ, là một tay CS thứ thiệt, khi còn trẻ, ông nhìn ra ngày hội, " trong tương lai," ["chỉ có điều mình phịa như thực", qua trí óc non nớt của ông], do chủ nghĩa CS, bắt đầu bằng chiến thắng Điện Biên, mang lại.
Nhưng, không ai nhìn ra được con bọ. Không ai nhìn ra được giấc mơ tiên tri của Akhmatova. Nữ thi sĩ người Nga này, được coi là một nàng Cassandra (1), Bà Đồng, người 'đọc ra điều dữ', mà chẳng ai thèm tin.
(1) Cassandra. In Greek mythology, Cassandra ("she who entangles men") (also known as Alexandra) was a daughter of King Priam of Troy and his queen Hecuba, who captured the eye of Apollo and was granted the gift of prophecy. However, when she did not return his love, Apollo placed a curse on her so that no one would ever believe her predictions.
Nguồn
*
Lúc ấy khoảng 5 rưỡi hay 6 giờ chiều ngày 7-5. Rừng nhá nhem tối mới có điện từ anh Trường Chinh xuống. Mình mừng quá. Cái chuyện 'Hỏa tốc, hỏa tốc - Ngựa bay lên dốc' ấy là có thật (...) chứ làm gì có 'Đuốc chạy sáng rừng', với 'Làng bản đỏ đèn đỏ lửa' (...) Thực tế lúc ấy, nhìn ra xung quanh, rừng tối mù mù (...) Vậy thì loa với ai, thế mà vẫn loa kêu từng cửa (...) Làng bản đỏ đèn đỏ lửa (...). Này xem ra không thể tin cánh văn nghệ được đâu hỉ. Phịa, toàn chuyện phịa. Chỉ có điều mình phịa như thật, nên người ta tha cho.
Tố Hữu
"Balzac mô tả cái nón, là bởi vì có người đang đội nó".
Đằng sau những loa dậy đất, đèn đuốc đỏ rực bản làng, có một giấc mơ - cái thật trong tương lai - mà cả một miền đất muốn vươn tới, muốn sở hữu. Chúng ta phải hiểu như vậy, thì mới giải thích được, dù chỉ một người ngã xuống ở mảnh đất Điện Biên.
Như chúng ta đều biết, giấc mơ đã không trở thành hiện thực, và đó là những cay đắng giấu kín đằng sau nụ cười hiền như Phật của Tố Hữu.
NQT: Đọc Chân Dung & Đối Thoại của Trần Đăng Khoa
*
Trong lời tựa, cho cuốn Trò Đời, La Comédie Humaine, Balzac cũng nhắc tới giấc đại mộng đó, khi tóm gọn mục đích của tác phẩm của ông, [bản tiếng Anh]:
"The original idea of a human comedy came to me like a dream, like one of those impossible projects which one cherishes and which one allows to fly away: a chimera that smiles, that shows its feminine face and then unfurls its wings, returning to the fantastic heavens. But the chimera, like many chimeras, evolves into reality; it has its demands and its tyranny which one must accede to. This idea originated in a comparison of the human world and the animal world."
[Tạm dịch: Ý nghĩ nguyên thuỷ về một trò đời, tới với tôi như một giấc mơ, như một trong những dự phóng bất khả, vô phương thực hiện, mà một con người mân mê, xuýt xoa, hít hà với nó; một giấc mơ ngông cuồng, bay bổng, như một con quái vật, khoe cái bộ mặt đàn bà của nó ra, rồi giương đôi cánh bay về thiên đàng, hay địa ngục. Nhưng, như mọi giấc mơ quái đản, nó len lén tìm cách ở lại với thực tại, nó có những đòi hỏi của nó, tính toàn trị, độc tài, bạo chúa của nó, và con người phải cúi đầu thần phục. Cái ý nghĩ thoạt kỳ thuỷ là như thế đó, đong đưa ở giữa thế giới con người và thế giới con vật].
Tuyệt cú mèo!
Cứ như thể me-xừ Balzac này nhìn ra con bọ, từ hư không, từ hư vô, từ khi chưa có gì hết.
Dưng không trồi lên sự thực. [TTT: Cát Lầy]
Nếu chúng chiếm được cuộc đời, ta trở thành hư vô. TTT, sđd.
The animal world: Thế giới con bọ VC, sau 30 Tháng Tư 1975.

Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như thế:  Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
Nhắc đến ông, có ông liền.
- "Tuổi 20 yêu dấu" và bây giờ là “Tiểu long nữ” - những cuốn tiểu thuyết không thực sự có được chiều sâu như những tác phẩm trước đây của ông. Ông nghĩ gì nếu những cuốn sách này ra đời sẽ khiến cho những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp thất vọng?
- Như tôi đã nói, cuốn sách viết ra chỉ nhằm mua vui và kiếm tiền. Thú thực, lúc đầu tôi cũng có chút ngượng ngùng, không định ký tên vào cuốn sách. Tôi biết, Tiểu long nữ có thể khiến nhiều người thất vọng về tôi, nhưng con người ta cũng phải có mặt này mặt nọ, không thể cứ đứng mãi trên đỉnh cao như thế được, mệt mỏi lắm.
Nguồn
Vừa mệt mỏi lắm, vừa hơi bị chóng mặt.
*
Nhưng biết đâu đấy, 'bạn văn VC' của Gấu, đang đóng vai hề, như Manea diễn tả, ngay dưới đây?