|
Của Bọ và Người
Tóm ngay lấy một câu nói bóng
gió trong Ghi Chú Dưới Hầm,
của Dostoevsky, Kafka mô tả con người giản trừ thành một con bọ quằn
quại. Cuộc hóa thân của Gregor Samsa, thoạt đầu được một số người hiểu
như là câu chuyện, về một giấc mơ ghê rợn, là số phận, "theo nghĩa
đen", của hàng triệu con người. Từ "con bọ", Ungeziefer, tiếng Đức,
ngay chính nó, là một tiên tri bi đát; bởi vì đây là tiếng mà đám Nazi
dùng để gọi những con người chúng đẩy vào phòng hơi ngạt. Xứ Trừng Giới thông báo, không chỉ
kỹ thuật học về những lò sản xuất-cái chết, mà luôn cả nghịch lý lạ
lùng của chế độ toàn trị hiện đại - sự hợp tác tế vi và tục tằn giữa
nạn nhân và kẻ tra tấn. Không có gì viết về những cội rễ từ trong tâm
khảm chủ nghĩa Nazi, có thể so sánh được với hình ảnh giống như in, của
Kafka, về một kẻ tra tấn người khác; tên đao phủ này tự tử bằng cách
nhẩy vào những chiếc răng bánh xe của guồng máy tra tấn.
G.
Steiner: K
Nhân
cái vụ học trò tố thầy đòi tình đổi điểm, đang xôn xao
dư luận trong và ngoài nước, Gấu bỗng nhớ đến lần về Hà Nội, và được
ngồi chung
với tác giả Nỗi Buồn, trong một tiệc rượu, tại một quán giữa một vùng
hồ, cây
nước âm u, trên mấy cái chiếu rách.
Trong bữa
tiệc, có một ông hình như có thời cũng là thầy,
dạy tại trường viết văn ND, thì phải. Rượu ngà ngà, ông tác giả Nỗi
Buồn lôi
chuyện cũ ra kể, lý do ông bỏ trường đếch thèm học viết văn nữa, là do,
ông
chứng kiến ông thầy đang ngồi kế bên, trấn một em vô tường hành lang,
ngay bên
ngoài lớp, giữa hai tiết học!
Ông kia mặt
sượng trân, không trả lời.
Gấu nhớ là bữa
đó, ông nhà văn cáu lắm, như thể đợi cái cú
này từ bao lâu rồi, mới có dịp xả ra cho hết bực, hết cáu.
Như vậy là cái
vụ đổi tình lấy đủ thứ, đã... xưa
rồi Diễm ơi!
*
To think of
literature, of education, of language, as if nothing very important had
happened to challenge our very concept of these activities seems to me
unrealistic. To read Aeschylus or Shakespeare —let alone to "teach"
them—as if the texts, as if the authority of the texts in our own
lives, were
immune from recent history, is subtle but corrosive illiteracy....
We come after.
Suy
nghĩ về văn chương, giáo dục, ngôn ngữ, như thể chẳng có gì quan trọng
xẩy ra, chúng thách đố tới tận cùng những gì mà chúng ta trân trọng đó,
theo tôi, thật là quái đản. Đọc Aeschylus, hay
Shakespeare, khoan nói chuyện "dậy" chúng - như thể những bản văn này,
như thể quyền năng, thế giá của chúng đè lên cuộc đời, của riêng lũ
chúng ta, được miễn dịch trước cái khốn kiếp của lịch sử mới đây,
thì đúng là diệu nghệ, nhưng, rõ ràng, mù chữ, ngày một sói mòn đi....
Chúng ta đến
sau.
G.
Steiner: Ngôn ngữ và Câm Lặng. Tựa.
Chúng
ta tới
"sau", và đây là [vấn đề] cân não của thân phận chúng ta. Sau, là sau
cái điêu tàn chưa từng có trước đây - do tính thú vật chính trị của
thời đại
chúng ta - về những giá trị con người, và những hy vọng.
Nhân
Văn
J'entretenais mes
ressentiments. Et comme je suis incapable
et non désireux d'ailleurs de m'en débarrasser, je dois vivre avec et
je suis
tenu de les expliquer à ceux contre qui ils sont dirigés.
Pour la conscience
générale il semble que ce soit Friedrich Nietzsche qui ait toujours le
dernier
mot en matière de ressentiments. Dans sa Généalogie de la morale il
écrit :
"... le ressentiment caractérise ces êtres auxquels la réaction
véritable,
celle de l'acte, est refusée, et qui ne trouvent le dédommagement que
dans une
vengeance tout imaginaire... L'homme du ressentiment n'est ni franc, ni
naïf, ni honnête et droit envers lui-même. Son âme louche ; son esprit
aime les
recoins et les portes dérobées, son monde, son lieu sûr, son réconfort
c'est ce
qui lui permet de se cacher..." Ainsi parlait celui qui rêvait de la
synthèse de l'inhumain et du surhumain.
Jean Améry: Par-delà le crime et le châtiment.
Tôi ôm lấy oán hờn. Và bởi vì tôi chẳng thể, và chẳng muốn rũ bỏ, tôi
phải sống với nó, và nếu cần, hục hặc, với những kẻ muốn, tôi thôi đi.
Vả chăng, nếu nói về thứ lương tâm chung chung, Friedrich Nietzsche chính là cái
người nói lời cuối cho từ 'hờn dỗi oán than' này. Trong Généalogie de la morale, ông
viết "... Hờn dỗi, oán than là đặc tính của những kẻ đếch dám hành động
thẳng thừng, ngay lập tức, cho nên đành tìm sự đền đáp, trong trả thù
tưởng tượng. Kẻ
hờn oán thì chẳng thể nào thẳng thắn, không luơng thiện, lại càng không
ngây thơ dại khờ, và chẳng khi nào đàng hoàng với chính hắn ta. Tâm hồn
hắn ta, ám muội, đầu óc, chỉ tìm những xó xỉnh, là nơi ẩn trốn, để được
yên thân..."
Đó, kẻ mơ chuyện hợp tung, tổng hợp, cái vô nhân và cái
siêu nhân, đã phán như thế đấy!
Liệu "Của Bọ và Người", và nói rộng ra, Tin Văn, đã được viết, trong
tinh thần trên?
*
Nhưng giá mà 'hờn dỗi', theo kiểu sau đây, thì cũng... được!
Phố vẫn hoang vu từ lúc
em đi
Rồi trong mưa gió biết ai
vỗ về?
...
Nên thầm hờn dỗi mình,
Cho tình càng thêm say...
[Lời nhạc: Xin còn gọi tên nhau
].
Giấc mơ Cộng Sản của Miền Bắc
có gì tương tự với của Hồ Hữu Tường,
trong khi chờ chết, thay vì đếm từng giờ tới
ngày tới giờ hành quyết, ông mơ, và đếm từng giờ, từng ngày Đức Phật
trở lại
với thế gian. Nó còn làm Gấu này nhớ đến giấc mơ của một nhân vật của
Borges.
Không phải tự nhiên, tình cờ mà Thanh Tâm Tuyền, khi điểm cuốn "Trầm tư của một người bị tội
tử hình" của Hồ Hữu
Tuờng, đã nối kết giấc mơ của Hồ Hữu Tường với mảnh đồng bằng nát bấy
Bắc Bộ. Chúng đều mắc míu với nhau, với giấc đại mộng của dân tộc Việt
Nam, và kết thúc bằng cơn ác mộng hóa thân: Sáng sớm sau ngày 30 Tháng
Tư,
thấy mình biến thành bọ.
*
Như nhiều
người đã biết, Hồ Hữu Tường lúc đầu theo Trotsky, dính vô vụ Bình Xuyên
và bị ông Diệm kết án tử hình, sau nhờ sự can thiệp của một số nhà văn,
trí thức tên tuổi trên thế giới, án tử hình đổi thành khổ sai chung
thân, tại Côn Đảo. Trong lúc đối diện với cái chết, ông viết "Trầm tư
của một người bị tội tử hình", và mơ tưởng Đức Phật lại trở lại với thế
gian này. Hồi còn mồ ma tờ Nghệ Thuật, Thanh Tâm Tuyền có viết một loạt
bài về cuốn Trầm Tư, qua đó ông cho rằng giấc mơ về sự nhập thế của Đức
Phật cũng nát tan như mảnh đồng bằng chằng chịt những bờ của Miền Bắc.
Thanh Nam, lúc đó là Tổng Thư Ký tòa soạn, nói đùa, bộ anh tính đụng vô
vị thần linh Miền Nam hay sao?
Như lính
giữa rừng
Hiểu theo cách
của Borges, có thể nói, giấc đại mộng đã được thực hiện.
*
Và
Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi
Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao
lâu rồi?"
"Một ngày, hay
một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
Lời người dịch: Vào một buổi sáng tháng Tư, có một người,
khi nhìn những đoàn quân tiến vào thành phố, đã vui mừng thốt lên, như
vậy là
ta sẽ chẳng bao giờ phải viết nữa. Trước đó có một người, thay vì đếm
những giờ
phút cuối cùng của đời mình, mơ Đức Phật trở lại với thế gian này.
Đọc Borges,
tôi bỗng nhớ đến họ. Và xin tặng bản chuyển ngữ cho những ai đã từng
được
Thượng Đế ban cho một phép lạ bí ẩn, như nhân vật trong truyện ngắn sau
đây.
NQT
Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng
vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành
một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở
một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua
đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết.
Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam
phận tới lòng tri ân bất ngờ.
Phép Lạ Bí
Ẩn.
Một
ngày hay một phần của ngày, là ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Chuyện biến thành bọ, xẩy ra liền, sau một ngày hay phần của ngày, 'ba
muơi năm ta mới gặp
nhau, vui, sao nước mắt lại trào'?
Và, biết đâu đấy, 100 năm Borges nhắc đến đó, cũng là 100 năm Trịnh
Công Sơn nhắc tới?
Và
Thượng đế làm anh ta chết đi suốt một trăm năm, và rồi
Người cho sống lại và nói:
"Mi ở đây bao
lâu rồi?"
"Một ngày, hay
một phần của ngày," anh ta trả lời.
Koran, II 261
"Những Kẻ Mộng Du" của Koestler, như tiểu đề của nó cho thấy, là một
câu chuyện
về cái nhìn thay đổi của con người về vũ trụ, A History of Man's
Changing Vision of the Universe, thuật cuộc đời mấy nhà thiên văn học
như Copernicus, Tycho Brahe, Kepler, Galileo và những nghiên cứu của
họ. Tác giả cho thấy, vào thời đại Pythagore, nhân loại đã muờng tượng
ra quĩ đạo các hành
tinh là hình bầu dục, nhưng sau đó, do quá mê cái vòng tròn - hoàn hảo
hơn, đẹp hơn,
so với bầu dục - cho nên vứt bỏ cái nhìn này.
Kepler, khi khám
phá ra quĩ đạo hình bầu dục, ông vẫn không tin! (1).
Theo Koestler, con
đường
văn minh của nhân loại không phải là một cái dốc dựng đứng, mà là một
con đường zic- zac. Có khi nhân loại lên đến đỉnh cao, rồi lại tụt
xuống hố thẳm. Bị
"lời nguyền của
cái vòng tròn" [la malédiction du cercle], nhân loại mất tiêu hai ngàn
năm! (2)
Cái sự say mê chủ nghĩa Cộng Sản của nhân loại, xem ra có vẻ tương tự
say mê cái vòng tròn.
Phải nói là, sự thờ phụng, the cult.
Cái vòng tròn của con bọ, là đồng đô la.
(1) Sự
thực về Thiên nhiên, tôi xua đuổi nó đi, nó lại len lén
trở lại bằng cửa sau, thay đổi hình dạng, hoá trang, để mong được tôi
chấp nhận...
Câu chuyện khôi hài, tiếu lâm giống như một du khách vô
một nhà hàng, coi thực đơn, gọi món "lam chop", và mắng anh bồi, tại
sao lại đưa ra món "côtelette d'agneau"? [món Suờn cừu]
Trong nhật ký, ông ghi,
tôi đúng là một tên khùng, một kẻ sát nhân, bởi vì nếu đúng nó là hình
bầu dục, ellipse, thì từ thời Pythagore, người ta đã biết điều này
rồi!
(2) Koestler dùng chữ "Circular Dogma" [Giáo Điều Vòng Tròn]. 'Sự chúc
dữ của cái vòng tròn", tôi
lấy từ một bài điểm cuốn sách của ông, đọc từ hồi còn Sài Gòn. NQT
Baal (1)
Vào mùa hè năm 1862,
Dostoevsky làm một chuyến ngao du Pháp và Anh, và sau đó đẻ ra bài
viết, Ghi chú Mùa Đông Ấn tượng Mùa
Hè, Winter Notes
on Summer Impressions.
Chương 5, viết về London, có tên là Baal, bởi vì
có vẻ như con người ở đây chỉ là mồi ngon cho vị thần của Syria và
Canaan, mà tên tiếng Anh, có nghĩa là "Lord".
Không ai, kể cả Dickens, trong những trang đen tối nhất của ông,
viết ra những điều thê thảm, dữ dằn đến như thế - như là Dost viết - về
thủ đô
của chủ nghĩa tư bản, vào thời kỳ đó.
Chắc chắn rồi, là người Nga, ông không ưa Tây Phương, nhưng sự căm phẫn
về mặt đạo đức của Dost. thì thật là khủng khiếp, và những miêu tả của
ông, thì hiện thực đến nỗi, thật khó mà không tin ông.
Nghèo đói, sự kinh ngạc đến thẫn thờ trước lao động nặng nhọc, tệ nạn
say sưa, đĩ điếm, rất nhiều người dưới tuổi vị thành
niên, chứng tỏ một điều là, giai cấp ngồi trên đầu nhân dân, đã hy sinh
nhân dân của họ, cho ông Thần Tiền, the Baal of money.
Thành thử chẳng có gì là ngạc nhiên, khi, cũng chính từ thành phố
đó, Marx đưa ra những lời tiên tri của ông, và những lời tiên tri đó,
tức chủ nghĩa Cộng Sản, hận thù đằng đằng đến như vậy!
Milosz's ABC's
(1) Baal
From Wikipedia, the free encyclopedia.
Baal (baʿal) is a Semitic title and honorific meaning lord
that is used for various gods, spirits and demons particularly of the Levant.
"Baal" can refer to any god and even to human
officials; in some mythological texts it is used as a substitute for
Hadad, a
god of the sun, rain, thunder, fertility and agriculture, and the lord
of
Heaven. Since only priests were allowed to utter his divine name Hadad,
Baal
was used commonly. Nevertheless, few if any Biblical uses of "Baal"
refer to Hadad, the lord over the assembly of gods on the holy mount of
Heaven,
but rather refer to any number of local spirit-deities worshipped as
cult
images, each called baal and regarded as an "idol". Therefore, in any
text using the word baal it is important first to determine precisely
which
god, spirit or demon is meant.
*
Lời hứa của Thời Ánh Sáng đã không giữ được. Những thư viện, những viện
bảo tàng, những rạp hát, những đại học vẫn có thể nở rộ dưới bóng mát
của những trại cải tạo.
Bây giờ chúng ta mới hiểu ra: văn hoá không làm tăng tính người. Văn
hoá còn có thể làm người ta trở nên vô cảm trước sự khốn cùng của con
người.
Phỏng
Vấn Steiner
*
Phép lạ dành cho bọ.
Do
Garcia Marquez kể, trong 'Sống để kể chuyện'.
Một bà vợ, chồng bọ nhậu. Đã thế, mỗi lần say xỉn, về gắt nhặng cả
lên.
Bữa đó, bà
vợ lo nấu bếp, con gà nhẩy lên bàn ăn, bĩnh một bãi. Đúng lúc đó, bọ
về. Bà vội lo xếp dọn, nhìn bãi cứt gà, biết không kịp,
bèn đặt cái dĩa lên, giả lả hỏi bọ:
-Ông tính ăn gì để tui dọn?
Bọ hét:
-Cứt!
-Có ngay!
Bà vợ giở cái dĩa lên. Bọ toát mồ hôi, tỉnh rượu liền. Và bữa sau,
đi nhà thờ, xin rửa tội.
Sự cứu rỗi cuối cùng hoá ra nhờ bãi cứt gà ! (1)
(1) Gấu coi lại, Garcia Marquez viết:
... that he had returned home one night maddened by alcohol, a
minute after a hen left her droppings on the dining-room table. Without
time to clean the immaculate tablecloth, the wife managed to cover the
waste with a plate so that her husband would not see it, and hastened
to distract him with the obligatory question:
"What would you like to eat?"
The man growled:
"Shit."
Then his wife lifted the plate and said with saintly sweetness:
"Here you are."
The story says that the husband then became convinced of his wife's
holiness and converted to the faith of Christ.
Như thế, chính bà vợ, sự thánh thiện của bà, đã 'cứu rỗi' bọ.
Gấu cứ tưởng tượng ra rằng thì là, một buổi tối đẹp trời, con gà mái
của gia đình vị Đảng Trưởng, hoặc Chủ Tịch Nước, tà tà đi vô nhà bếp...
và thế là vận nước thay đổi, ôi sướng làm sao, vui làm sao!
Thảo nào, Nguyễn Huệ của NHT, ra Bắc, lại hành động thô bạo đến như
thế: Ấy là cũng chỉ mong một sự cứu rỗi!
-Quân đâu, hãy nhét "cái món đó" vô miệng thằng chả cho ta!
|
|