*

Cá Rô Cây
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12

Nước Mắm Lá Chuối
1 2 3 4 5 6




   

Nước mắm lá chuối


Graham Greene nhận làm điệp viên cho cơ quan phản gián Anh, MI 6, sau khi, chỉ vài tuần trước đó, ông vô Đảng Cộng Sản. Điều này thật lạ, và hiếm. Ông vô Đảng khi học ở Oxford.
*
Vậy mà khi đọc sách của ông, người ta có cảm tưởng ông đối nghịch với Adorno, sau Auschwitz, người ta không còn làm thơ nữa, hình như ông nói ngược lại...

I.K. Đúng vậy, dứt khoát tôi chống lại câu này của Adorno. Sau Auschwitz, người ta chỉ còn viết truyện giả tưởng.
Kertesz trả lời tờ Đọc
*
Lần trở về Hà Nội, trí tưởng Gấu lúc nào cũng lảng vảng câu chuyện viên thuyền trưởng Scott, chuyến thám hiểm Nam Cực của ông, và hai lần liên tiếp ghé thiên đàng Hawai do bị bão. Lần đầu được thổ dân đón tiếp om sòm. Sửa thuyền xong xuôi, ra khơi, bão rạt trở lại, thổ dân đem làm thịt, ấy là do, lần đầu đến vào mùa lành, được coi là thần linh, lần sau đến vào mùa dữ, bị coi là ác quỉ.
Gấu hy vọng về vào...  mùa lành, và được coi như một đứa con hoang đàng trở về nhà, như một câu chuyện trong Kinh Thánh.

Cầu sao được vậy!

Xoay quanh điều lành đó, là những chuyện thật giống khôi hài đen, hay talaCu.

Một lần đi ăn. Một đám bạn mới, hình như đại diện một hãng rượu chát [rượu vang], mời. "Ông Đồ" chỉ một tay, nói nhỏ, anh phải coi chừng, nói năng cẩn thận một chút nhé...
Thế là cả buổi, Gấu không ăn không uống được, dù chỉ một miếng, một hụm, cho ngon lành.
Hết bữa, ông đồ vẫy ông an ninh chìm lại, cười ha hả, giới thiệu: Anh PNT, nhà văn. Lúc nãy, chỉ để đùa anh cho dzui.
Có thể nói, PNT là người dễ chịu nhất, bộc tuệch bộc toạc nhất, trong số những bạn mới của Gấu ở Hà Nội.
Tướng tá y hệt công an!

Trước khi về Việt Nam, có phôn cho một ông bạn, ở miền nam, nhờ giới thiệu một hai mối, vì trong túi chỉ có mỗi địa chỉ NHT. Anh cho số phôn tay của một ông. Cẩn thận hỏi thêm, tha hồ nói chuyện hả? Anh bạn miền nam trợn mắt, tha hồ là thế nào? Hắn ta làm thơ hay, tính tình cũng được lắm, nhưng còn là trung tá an ninh đấy. Liệu cái mồm.

Quả là một người bạn tốt, ông trung tá an ninh nhà thơ.

Tội cho Gấu, một bữa, say quá, vui miệng quá, và cũng thích anh bạn quá, bèn xì ra câu chuyện bố lếu bố láo quá. Thế là cạch. Ngày rời Hà Nội, năn nỉ xin gặp, làm nửa ly bia mí nhau thôi, nói đủ một lời từ giã. OK, nhưng không tới.

Một lần nữa, cũng say mèm, có ông NT đi cùng. Ông đưa cả đám tới một khách sạn 5 sao. Có hồ bơi tuyệt vời ở trên sân thượng. Gấu say quá, bèn nhẩy xuống hồ. Có hai ông lúc nào cũng kè kè hai bên. Hỏi. Công an thứ thiệt. Hỏi tiếp, tại sao kềm kẹp quá như thế. Cười, nói, lệnh trên. Ông anh say quá, lỡ xẩy ra chuyện gì, mấy ông mang tiếng oan!
Ối giời ơi là giời. Sướng chưa, thằng con hoang! (1)
(1) Từ "hoang" này, khác từ hoang đàng ở trên. Không phải của Gấu, mà là của nhà thơ TTT.

Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy...
Trong đất trời nhau

Bà chị P. con gái độc nhất của Bác Giáo Thái, ông anh ruột của ông cụ Gấu, nói:
-Vưỡn để dành một miếng đất cho mày đấy.
Thấy thằng em mặt xìu xuống, bà vội vàng giải thích:
-Không phải để làm mồ, mà là để cất nhà!

Mấy ông bạn mới nói, anh về đi, mua miếng đất gần gần đây, thế là tha hồ mà vung vít.

Tự dưng nhớ đến, chỉ một cái lỗ, trên cánh cửa nhà xí dành cho người làm của một villa ngay bên hồ Thuyền Quang đường Nguyễn Du.
Gấu nhìn vô Hà Nội, và nhìn ra thế giới, gần nhất là Sài Gòn, qua cái lỗ hổng đó!

Tình cờ đọc lại, bản tiếng Anh, đúng cái ý trên, của Camus khi mở ra Mùa hè ở Alger
Những cuộc tình mà chúng ta chia sẻ với một thành phố, thường là những cuộc tình thầm kín.
The loves we share with a city are often secret loves.
[Nguyên văn: Ce sont souvent des amours secrètes, celles qu’on partage avec une ville].

Nhưng cũng với ý trên, cùng dây mơ rễ má tới một cái lỗ hổng trên cánh cửa nhà cầu, nhưng được nhìn một cách khác đi, khi Camus mở ra một tiểu luận khác: Hòn đá của Ariadne.

Hình như dân chúng ở Oran giống một ông bạn của Flaubert. Ông này, sắp sửa ngỏm, bèn la lên: "Đóng cửa sổ lại. Trời mới đẹp làm sao, khốn khổ khốn nạn cho cái thằng tui chưa!"
["Close the window; it's too beautiful"].

Cái lỗ hổng đó, đối với anh cu Gấu ngày xưa khi rời bỏ Hà Nội, và anh già Gấu bi giờ, bữa trở về, luôn luôn mở, không hề bị bịt kín, ít ra là trong trí tưởng tượng của Gấu.

Ấy là với Gấu, thì sự tình nó như vậy. Còn với dân chúng của Oran [hay của Hà Nội?], họ bèn nghe lời cái ông hấp hối, và bèn đóng cửa sổ lại, tự nhốt họ ở bên trong và khoanh vùng cái thế giới của họ đó.