Roth, cho tới khi ông mất vào năm 1939, là một trong số những nhà văn Đức lỗi lạc nhất, lưu vong. Thành thạo môn võ công Song Thủ Hổ Bác, tác phẩm của ông vừa là giả tưởng vừa là báo chí với những nối kết thật khó mò, giữa lưu vong và thân phận của riêng từng con người [điều mà chúng ta gọi là "căn cước", identity], giữa đời tư và đời công, Lời Thú Tội Của Một Sát Nhân, nằm trong dòng Conrad [với cuốn Tên Mật Vụ, The Secret Agent], Dos [với Tội Ác và Hình Phạt]... là một dẫn nhập tuyệt hảo vào cái thế giới của những Ông Cố Vấn, Ván Bài Lật Ngửa,Thời Gian Của Người, Người Mỹ Trầm Lặng...
Qua tin báo chí, viên tướng tình báo cộng sản, Phạm Xuân Ẩn, trước nằm vùng tại miền nam, có gặp gỡ phái đoàn quay phim, khi đang được quay tại Sài Gòn và cho biết, ông có chứng kiến vụ nổ bom trên, và cho biết thêm, ông biết nhà văn Graham Greene là gián điệp Anh. Điều này thế giới đều biết, vì Greene cũng chẳng giấu. Nhưng chi tiết trên chứng tỏ, Ẩn đã hoạt động gián điệp từ lâu. Và cái việc, vào giờ chót, ông ta đưa Trần Kim Tuyến, trùm mật vụ thời ông Diệm, lên máy bay ra nước ngoài, chứng tỏ một điều: hai người có thể đã hiểu rõ nhau từ khuya !
PXA không ưa Greene, Gấu sợ rằng, do kỵ dzơ, jeu, [mày với tao cùng nghề, mày một mang, tao hai ba mang], nhưng còn do đố kỵ nữa, mày còn viết văn, như vậy là mày muốn chơi gác tao !
Không những viết văn, mà còn suýt ẵm Nobel văn chương nữa, PXA làm sao mà không tức cho được !
Trường hợp Greene hụt Nobel hơi giốngTolstoy.
Vào năm 1901, khi Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát giải Nobel văn học đầu tiên cho nhà thơ Tây già Rene Sully-Prudhomme, thay vì tiểu thuyết gia Nga Leo Tolstoy, lý do, theo một nhận định của uỷ ban Nobel sau khi phát giải, ông Nga này rao giảng một thứ chủ nghĩa vô chính phủ, mang tính lý thuyết và một Ky Tô giáo thần bí. Sau khi phát giải cho nhà thơ Tây già, 42 nhà văn Thụy Điển cho ra một cái thư ngỏ, tố cáo giải thưởng và an ủi ông nhà văn Nga xấu số ! Và như một cái "dớp", sau này, cứ phát giải là có phản đối.
Greene bị ông Hàn Arthur Lundkvist thù đến nỗi, không thèm giữ đúng luật omerta, và la làng, ông ta thề sống dai hơn Greene, chỉ để loại nhà văn này ra khỏi giải. Còn tay Per Wasberg thì cố hết sức tranh đấu cho Greene, trước và sau khi trở thành ông Hàn, nhưng sau cùng ông hiểu, chỉ uổng công. 

*
Nhưng chỉ đến khi đọc "người của chúng ta ở Paris" so sánh PXA với Greene, [Graham Greene bắt đầu câu chuyện «A Quiet American »  trong khung cảnh Sài Gòn tháng 3.1950. Nhà văn Anh không ngờ rẳng cuộc đời điệp viên của Phạm Xuân Ẩn (mà Pomonti đặt tên là « Người Việt trầm lặng ») cũng bắt đầu từ địa điểm và thời điểm ấy], liên tưởng đến bài viết của Zadie Smith, Rợp Bóng Greene, trên Guardian, và cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, giống như một con phượng hoàng tái sinh từ tro than của nó, Gấu mới hiểu ra được là PXA thực sự đã cảm nhận ông thua Greene, thua tình yêu mà Greene dành cho Miền Nam, thua lòng nhân hậu của Greene, khi ông này đã nhìn ra được từng cái nón rơi xuống, và chẳng có ai chạy về phía những kẻ bị thua thiệt, bị làm nhục. PXA chưa hề nói ra được một lời nào, là chàng ân hận.
Nhưng cả đám đó, có ai làm được điều này?
Có lần Gấu này chẩn đoán trường hợp BT bỏ của chạy lấy người, cho rằng, đó là do ông dám ra mặt nhận "trách nhiệm", tao là người gật đầu cho DVM đầu hàng. Một độc giả mail góp ý, ông Gấu này nói có lý, nhưng chưa hết ý. Sở dĩ BT phải bỏ chạy, không phải vì dám nhận "trách nhiệm lịch sử", nhưng do "vô tình" nói toạc ra ý đồ ăn cướp Miền Nam, qua câu, "tụi mi còn gì đâu mà bàn giao, chúng tao ăn cướp xong xuôi rồi!"
Đây cũng là tư tưởng của Simone Weil khi đọc Iliade. Hélène hay không Hélène, số phận thành Troie đã được an bài.
*
Như đã có lần lèm bèm, Greene là một trong những ông thầy dậy tiếng Tây của Gấu, những ngày tập tành đọc sách ngoại. Cuốn Người Thứ Ba của ông thật giống đề tài một phim cao bồi, có anh chàng tài tử mặt lúc nào cũng nhăn nhó Richard Widmark [?], đóng, có tên Tây hình như là Coup de fouet en retour [Sát Thủ Giản], thuật câu chuyện một ông con đi trả thù cho ông bố, khi gặp kẻ thù tàn ác, thì hoá ra chính là ông bố ruột của mình, một người mà anh ta vẫn tôn thờ từ hồi còn nhỏ, như là một nhân vật huyền thoại, sống chết vì nghĩa cả.
Đây là một đề tài được sử dụng đi sử dụng lại, rất nhiều lần, và mỗi lần một khác đi một chút. Ngay cả nhân vật Tướng Về Hưu là cũng từ cái bóng của nó mà bước ra.
Kierkegaard nói, như Gấu còn nhớ được, cứ thay đổi cái công thức đi, là có cái mới.
Bạn không thể tưởng tượng được, khi khám phá ra nhà văn mình mê ơi là mê đó, còn làm nghề của cớm, Gấu đã đau khổ như thế nào, và không hiểu được, tại sao vừa làm một cái nghề cao quí nhất trên đời, vừa làm một cái nghề hạ cấp nhất trên đời.
Thì vẫn chuyện cái lưỡi ở trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư.
Nhưng, nói vậy là nói theo kiểu huề vốn.
Chỉ đến khi về già, đọc lại Người Mỹ Trầm Lặng, đọc những nhà văn bỏ chạy Cộng Sản, thí dụ như Milosz, Gấu mới hiểu, cái thế kỷ hung bạo rất cần thứ nhà văn đó.
Không có họ là còn khốn nạn hơn nhiều.
*
Cuốn Người Mỹ Trầm Lặng, cái tên của nhân vật Phượng mới thật là định mệnh, đúng như Greene tiên cảm, khi mở ra bằng những dòng giải thích Phượng nghĩa là gì, và sau đó, ông lại đánh lừa người đọc, bằng những dòng thư trong lời tựa.

"Phuong," I said – which means Phoenix, but nothing nowadays is fabulous and nothing rises from its ashes. "Phượng", tôi nói, "Phượng có nghĩa là Phượng hoàng, nhưng những ngày này chẳng có chi là huyền hoặc, và chẳng có gì tái sinh từ mớ tro than của loài chim đó".
"René và Phượng thân mến, Tôi xin phép được tặng cuốn sách này cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ những buổi chiều hạnh phúc mà chúng ta đã cùng trải qua tại Sài Gòn, trong hơn năm năm qua, nhưng còn bởi vì tôi cảm thật hổ thẹn đã mượn căn hộ của các bạn, làm chỗ trú ngụ cho một nhân vật của tôi, và tên của bạn, Phượng, để độc giả dễ dàng theo dõi, bởi vì đây là một cái tên giản dị, đẹp, và dễ phát âm, so với những tên đàn bà khác, của đồng bào bạn. Cả hai bạn sẽ nhận ra một điều, tôi còn vay mượn thêm chút đỉnh, nhưng chắc chắn không phải từ phía Việt Nam. Pyle, Granger, Fowler, Vigot, Joe – những người này chẳng có chút dây mơ rễ má với cuộc đời của Sài Gòn hay Hà Nội, và Tướng Thế thì đã chết: bị bắn từ phía sau lưng, như người ta nói. Ngay cả những biến động thực sự xẩy ra, cũng đã được dàn dựng lại, ít ra là trong một trường hợp. Thí dụ như vụ nổ lớn gần khách sạn Continental, đã xẩy ra trước những vụ nổ do bom cài trên những chiếc xe đạp. Tôi chẳng cần phải đắn đo, về những thay đổi nho nhỏ như vậy. Đây là một câu chuyện tiểu thuyết, chứ không phải là một mẩu lịch sử, và tôi hy vọng câu chuyện về vài nhân vật giả tưởng sẽ mua vui cho đôi bạn được một vài trống canh, trong một đêm nóng nực của Sài Gòn."
Kỳ cục làm sao là khi mấy anh Xịa mở ra chiến dịch đầu tiên của họ, cũng có tên là Phượng Hoàng.
Bạn thấy cái tên khủng khiếp chưa?
Những điều trên, Leys cũng đã phát giác ra khi đọc Greene.

Nhưng, ghê gớm hơn thế nữa, tất cả những Phượng, Phượng như trên, chỉ là những "diễn tập", (1) chờ nhân vật chính ra mắt bạn đọc Tin Văn: Phượng, cô bạn học của bạn Phạm Năng Cẩn, một trong Thất Hiền. Phượng này mới là "phượng hoàng của phượng hoàng" !

*
Thất Hiền
Trần Trung Tín & Phạm Năng Cẩn & Nguyễn Văn Luận & NQT
Nguyễn Quốc Sủng & Trần Công Quốc & Dzư Văn Chất
(1) Lần đầu Gấu được nghe đến từ này, là trong thời gian học tập cải tạo ba ngày tại Bưu Điện.
Anh cán bộ phán: Xô Viết Nghệ Tĩnh: Cuộc diễn tập sửa soạn cho Cách Mạng Tháng Tám.


Le maître espion Markus Wolf est mort
Il avait dirigé de 1958 à 1987 les services de renseignement extérieurs de la Stasi, animant un réseau de quelque 4.000 agents hors de RDA.
Markus Wolf , ông Trùm gián điệp Cộng Sản, kỳ phùng địch thủ của Smiley, nhân vật thần sầu của Le Carré, đã mất
Nguồn
Il a toujours refusé de dénoncer les agents qui travaillaient pour lui. L'ancien maître-espion vivait depuis de ses conférences sur l'espionnage et de ses livres, dont un sur la cuisine russe. Jusqu'à sa mort, il a dénoncé une "justice de vainqueurs" qui avait voulu faire de lui "le symbole du mal", alors qu'il n'avait fait que servir un Etat souverain.
Chưa từng tố cáo một thuộc hạ. Kiếm sống bằng diễn thuyết về tình báo, bằng viết sách, trong có cuốn nổi tiếng về bếp núc theo kiểu Nga. [Tờ Điểm Sách Nữu Ước phải nhắc tới cuốn này ! NQT]
Cho tới khi chết, coi công lý của kẻ thắng là của... kẻ thắng, khi kẻ thắng muốn biến ông thành biểu tượng của cái ác.
Gấu nhớ là, khi Ông Trùm hết còn ẩn mặt, người đọc so ông với Karla, Ông Trùm giả tưởng do Le Carré phịa ra, thấy y chang ! (1)
Le Carré đã từng làm cho phản gián Anh, và bị Philby làm cháy. Khi được phép đi Moscow, vào thời kỳ Đổi Mới, được mời gặp Philby, ông lắc đầu, nói, bữa hôm qua, tôi là thượng khách của quí vị, người đại diện cho nữ hoàng Anh. Bữa nay, mấy ông tính cho tôi bắt tay với kẻ thù của nữ hoàng?
(1) Ông Trùm trong tiểu thuyết bộ ba, Quest for Karla trilogy: Tinker, Tailor, Soldier, Spy;The Honourable Schoolboy; Smiley's People.
Call For The Dead.

*


Anh George yêu quí của Em,
Em muốn cầu xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông tin Anh
Ann

Smiley cầm cái phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp nhận nổi lời mời mọc này.
Call For The Dead

Quả thế thực, theo như Gấu hiểu được.

Cái thư của bà Ann, sau khi bỏ chồng theo trai, bị trai bỏ rơi, viết cho chồng, xin trở lại, làm Gấu nhớ đến cái bức điện của Cao Bồi.
Chẳng mắc mớ gì với nhau, mà sao lại nhớ, thế mới khỉ ! NQT
PXA 3
*
"Thai đố" trên hành Gấu đến mất ăn mất ngủ.
Bây giờ thì Gấu hiểu ra rồi.
Bức điện của bà Ann không liên hệ gì tới bức điện của PXA, nhưng nếu có, là với lá thư, nếu có, mà PXA gửi cho đồng nghiệp cũ.

Nhưng phải đọc cả một đoạn đó, mới thấy thảm ơi là thảm, cái tâm sự của ông trùm Smiley khi bị vợ bỏ. "Nàng cần gì cơ chứ? Tiền hả, tiền thì đễ ợt, muốn bao nhiêu cũng có, trong số tiền của ta, dù cho nàng đã bỏ đi...".

Đọc đoạn này, Gấu mới hiểu ra là tại sao những đồng nghiệp cũ của Ẩn chẳng tiếc gì tiền, khi anh cầu cứu. Cái mà họ không thể cho anh được là "cái khác", y hệt như Smiley.
Bữa nào rảnh, Gấu dịch tiếp cuốn này hầu độc giả Tin Văn. Tuyệt cú mèo.
*
Đọc Call For The Dead  là Gấu lại nhớ đến những ngày tù tại nhà tù quốc tế Bangkok, lần bỏ chạy quê hương, và nhờ ơn Trời, thoát !
Lần mới nhất trở lại thăm Bangkok năm ngoái, và gặp Cha người Pháp đã từng cứu vợ chồng Gấu những ngày đó, Gấu mất gần hết buổi sáng sớm, mới tìm ra nhà thờ của Cha. Vậy mà, lần thứ nhất đó, vừa nói vạt vạt, [chùa, chùa] thế là anh tài xế xe tắc xi đã đưa ngay đến tận nơi, chẳng thèm hỏi đi hỏi lại !

Gấu được một bà cô là me Tây lo cho ăn học, hồi ở Hà Nội. Nhưng ông Tây chồng bà cô mới đích thực là người nhìn ra Gấu, tin rằng Gấu có thể ăn học thành người được !
Gấu đã kể chuyện này cũng vài lần rồi, và cái tâm niệm, học tiếng Tây, chỉ để làm cái việc đầu tiên cần phải làm, là viết một cái thư cám ơn một ông Tây thuộc địa, sau đó, tha hồ mà đọc sách, mà dịch, mà diệc !
Nhưng, về già, nhớ những ngày ở nhà thờ Bangkok,Thái Lan, và lần gặp Cha người Pháp, Gấu mới hiểu ra, là, nhờ biết tiếng Tây, Cha mới hiểu ra được số phận của Gấu. Bởi vậy, khi Gấu nói cám ơn, Cha nói, ta mới là người cám ơn con, không có con, đâu có Cha ở trên đời này? Chúa muốn như vậy, chứ đâu phải là ý của Cha?
Vả chăng, đâu phải chỉ mình con ?
*
 Gấu và Cha Brisson @ văn phòng
của Cha tại nhà thờ Saint Francis.
Chuyện Tử Tế

 -Các anh còn gì để mà bàn giao?
Sau này, nghĩ lại [sống lại], cái xen trên, tôi nghĩ, bất cứ một người Việt Nam nào thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba... cũng có thể thay thế ông Dương Văn Minh, để mà trả lời:
-Còn chứ, còn tấm bản đồ Việt Nam rách nát mà tất cả chúng ta đều có nhiệm vụ làm cho nó lành lặn như xưa.
Bởi vì mấy ông vi-xi từ chối nhận nó, nên người Việt đành phải vượt biển mang tấm bản đồ tỉ lệ xích 1/1 rách nát đó ra bên ngoài.

Có một thời, người ta gọi nó, là bản đồ da beo.

 Một trong những hành động "giao lưu, hòa giải, nhưng "hụt", đầu tiên, giữa nhà văn hai miền, trong thời gian chiến tranh, là ngay sau khi ông Diệm vừa bị đệ tử làm thịt, do một tờ báo Mẽo, tờ Time, toan tính thực hiện. Người "móc nối" là Cao Bồi, tức tướng điệp viên Phạm Xuân Ẩn, lúc đó là phóng viên của tờ báo trên.

Người mà Time tính chọn làm đại diện cho giới viết văn miền bắc, là Nguyễn Tuân.
Nhà văn miền nam, là một người mà Gấu tôi biết, nhưng không được phép tiết lộ danh tính.

Vào thời kỳ đó, tôi còn nhớ, tờ Life thì phải, làm một số đặc biệt về miền bắc, với những hình ảnh, thí dụ, những thanh niên miền bắc nghiêm trang, kính cẩn bước vào chiếu, ngồi nghe đọc thơ dưới ánh nến, khi tiếng bom đạn vừa dịu xuống. Có thể nói, cả cuộc chiến như thế đó, miền nam chẳng có lấy một hình ảnh nói lên cái đẹp của cuộc sống, cái lý tưởng của chiến tranh vệ quốc: Bởi vì, nói gì thì nói, sau này lịch sử sẽ gọi, đây là một cuộc chiến tranh vệ quốc, không phải của Việt Nam, mà là của Miền Nam Việt Nam, không phải bởi  vì những gì xẩy ra trước, trong, mà là sau chiến tranh. Ngay từ năm 1975, trong một cuộc gặp gỡ trên đài truyền hình Pháp, trong chương trình văn học D' Apostrophes, người khổng lồ sống sót ba cơn đại dịch của thế kỷ 20, chiến tranh, ung thư và những trại tù, Solzhenitsyn, tác giả Quần Đảo Gulag, đã tiên đoán, miền bắc sẽ nắm lấy miền nam.
Trong cả cuộc chiến đó, chỉ có một hình ảnh nói lên sự tàn nhẫn của những người ở phía bên kia, là bức hình tờ Time dùng làm hình bìa cho một số báo của họ, hình như thời gian sau khi ông Diệm mất. Hình một ông xã trưởng miền nam, bị du kích chặt đầu, để cái đầu lên bụng dằn bản án, đây là một tên Việt gian, một tên Ngụy. Bức hình làm cả thế giới bữa đó không thể ăn sáng, uống 'cà phe".
Nếu đi hết biển


*
Nguyên mẫu của nhân vật Karla, (1), kỳ phùng địch thủ của Simley, ở ngoài đời: Ông Trùm điệp viên Đông Đức, mất ngày 9 Nov, thọ 83 tuổi.
Vũ khí tối hảo của tôi là Sex: Những chàng "Romeo" đẹp trai, khỏe như trâu, phục vụ tối đa những em thư ký cô đơn, già cằn, của mấy quan chức Tây Đức. Một em tự tử, sau khi khám phá ra thằng chả lấy mình, chỉ để ăn cắp tài liệu mật của bộ ngoại giao. Ngoài ra, còn cái trò quân tử Tầu của Tây Đức: Người Đông Đức nào cũng có quyền có thẻ công dân Tây Đức.
Fans bị hớp hồn, kẻ thù tởm lợm,  Ông Trùm là nhập thân của những nan đề và những rối rắm của Cuộc Chiến Tranh Lạnh ở Âu Châu. Nhìn từ một khiá cạnh nào đó, ông là một thứ anh hùng, không phải như cớm chuyên nghiệp, mà như nhà ái quốc, nhà lý tưởng.
Ngay cả chủ nghĩa Cộng Sản say sưa nóng bỏng của ông cũng được người đời bỏ qua cho: Chẳng phải ư, gia đình Do Thái của ông đã tìm được cái nôi Xô Viết làm chốn nương thân, thoát khỏi Nazi ?
(1) John Le Carré, cha đẻ cả hai nhân vật, Karla và Smiley, cho biết, không phải.
Cựu chủ viết về nhân viên cũ
Cold-war history
The power of peasant logic
 Khrushchev's Cold War: The Inside Story of an American Adversary.
By Aleksandr Fursenko and Timothy Naftali. Norton; 670 pages; $35

COMPARED with the hydra-headed  fight against terror, the cold war seems to have been deceptively easy. Two main adversaries; each knew what the other could do and neither really wanted war. Or did they? Aleksandr Fursenko and Timothy Naftali's magnificent new book on Nikita Khrushchev contains unsettling insights into some of the most dangerous geopolitical crises of the time.

Nhân nói chuyện Chiến Tranh Lạnh, một cuốn sách mới ra lò "ngợi ca" cái gọi là lý luận nhà quê của anh Sài, anh Lê, anh Lựu, tức đám Yankee mũi tẹt [thực ra, ở đây, của Ông Trùm Khrushchev], chính nó đã đưa đến chiến thắng Miền Nam.
Nhưng cái lý luận nhà quê của mấy ảnh là như thế nào?
Đó là: Dọa dẫm chúng vừa đủ, để chúng lòi ra, điều mình muốn.
[Scare your opponent enough, and he will give you what you want].
*

Trong bài đệ tử viết về ông thầy đã ra đi, trên Diễn Đàn, đệ tử có lầm lẫn, khi không phân biệt được giữa oanh kính và pháo kích; Gấu đọc, bỏ qua, vì biết rõ, tay này bỏ chạy cuộc chiến, chưa từng được hưởng nỗi thương đau của dân Sài Gòn, mỗi lần kỷ niệm sinh nhật Bác, sinh nhật Đảng, đám VC miệt vườn bèn biến đau thương thành hành động, và cứ thế pháo kích vô Sài Gòn và một số thành phố đông dân khác.
Tuy nhiên, một độc giả của tờ báo đó, bực quá, bèn hỏi cho ra, và tay này bèn trả lời, bằng cách tra từ điển.

Tếu thật. Từ ngữ ở trong từ điển là từ chết. Nó chỉ sống lại, khi con người tưới lên đó, bằng mồ hôi, bằng máu, bằng tuyệt vọng, bằng hy vọng...
Nói ngắn gọn, chúng giống như những... Dracula đang tơ lơ mơ ngủ, đang được ông TCS ru mãi ngàn năm, và cứ phải ngửi thấy mùi máu người, thì mới tỉnh dậy !

Gấu bỗng nhớ một kỷ niệm thật là tuyệt vời mà Gấu đã từng trải qua, ở... Thiên Thai.
Thiên Thai, đúng ra, là một phim ca nhạc, lồng câu chuyện một chàng trai lạc vào một xứ thần tiên, ca hát tối ngày, hưởng đào tiên ngày tối, thương một em, rồi bị tống về trần. Chàng Gấu này nhớ em quá, mò đi tìm, đến một nơi, Gấu biết chắc là Thiên Thai ngày nào, nhưng chẳng thấy gì hết, cứ hoang tàn như Miền Nam sau 30 Tháng Tư!
Đau lòng quá, ngồi khóc, cứ như DTH, cũng vào một ngày 30 Tháng Tư năm nào !
Thế rồi, lạ chưa, Thiên Thai từ từ hiện ra trước mắt Gấu, và, anh chàng gác cổng Thiên Thai, vừa ngáp vừa nói, vô đi cha nội, ông khóc thảm quá, làm tôi giật mình, thức giấc.

Ấy đấy, những từ như oanh kích, pháo kích gì gì đó, ý nghĩa của nó, cũng như vậy. Mấy ông bỏ chạy không thể nào hiểu được chúng !

Ngay cái từ "vùng oanh kích tự do", thí dụ, Gấu không hiểu, cho đến lúc bị tống đi trại cải tạo Phạm Văn Cội, Củ Chi. Những buổi lao động dưới nắng cháy người, tình cờ vớ được một cái ao đầy nước, lao xuống đó, ôi mới sướng làm sao. Hỏi, dân cười, nói, hố bom đấy, mi không nhớ vùng này là vùng oanh kích tự do hử ? Phi cơ chiến đấu, mỗi lần hành quân trở về, là trút hết bom xuống đây, cho nhẹ cái thân trước khi đáp xuống sân bay.
*
Gấu đã từng kể về ý nghĩa của những từ như mồ côi, và độc lập, cách mạng đối với gia đình Gấu. Nghĩa của chúng đâu có giống y chang như trong từ điển. Kundera thì kể ra hai từ của Kafka, Vụ Án, Tòa Án. Camus có từ Malentendu, ngộ nhận, và liên kết [linked] với từ này, là câu chuyện hai mẹ con làm nghề dụ dỗ trai tơ, để làm thịt, và lột hết của cải, sau làm thịt ngay chính ông con trai đã biệt tích từ lâu, trở về thăm quê hương, tìm lại mẹ và chị gái. Steiner thì nói đến chữ cái K. đầu tiên trong cuốn tự điển cảm tính của loài người, là do Kafka ban nghĩa cho nó...
Gần gụi nhất, thì có từ "cứt" của NHT. Từ này, chỉ mấy ông nhà văn trong nước mới hiểu trọn vẹn "ý nghĩa" của nó. [Gấu tính dùng từ "mùi vị", nhưng thấy đểu quá, giống NHT quá, sợ bị gán tội "đạo từ"].Thảm nhất là, khi NHT văng nó vào trong văn chương, ông quên không chỉ cách giăng lưới bẫy cứt, thế là nó cứ ở mãi trong văn chương trong nước, chờ cho đến khi nào có một nhà văn khác, tìm được một 'thế thân" cho nó, thì nó mới hết nghiệp và tơ lơ mơ ngủ trở lại.