|
Gấu này có lần bật mí, quen Cao
Bồi qua nhà thơ TTT.
Nguyên uỷ như thế này. Hồi đó, đó, đám này hay ngồi Quán Chùa. Một bữa,
đang ngồi với ông anh nhà thơ thì Cao Bồi ghé vô. Sau có đánh xì phé
với Cao Bồi vài lần. Đó là thời gian Cao Bồi còn hay ngồi Quán Chùa.
Khi ông dời đô sang Givral, Gấu không hề gặp lại, cho tới khi, ra ngoài
này, tình cờ lật mấy trang chót cuốn Hoa Xuyên Tuyết của Bùi Tín, trong
có một số hình ảnh, mới ngộ ra Cao Bồi là Phạm Xuân Ẩn.
Không hiểu, có phải, những màn
ì xèo chỉ... ì xèo, sau khi AFP đánh đi, chỉ mấy dòng, nhà nước "kín
đáo" chia buồn về cái chết của Cao Bồi?
Với Time, hai từ "honest reporter" được đưa vô ngoặc.
Với AFP, hai từ 'nhà tình báo tuyệt hảo"
Le jeudi 21 septembre 2006. L'hommage
discret du Vietnam
à Pham Xuan An,
"l'espion parfait".
Agence
France-Presse
HANOI
*
Thắc
mắc trên làm phiền Gấu, khi tình cờ đọc mấy dòng mở ra cuốn The
Successor, của Kadare, giải thưởng Man Booker năm rồi.
"Người Kế Vị Được Chỉ Định, The Designated Successor, được tìm thấy
chết, was found dead, trên giường của ông ta vào sáng sớm bữa 4 Tháng
Chạp. Đài truyền hình nhà nước Albania đi một thông báo ngắn gọn,
"Trong đêm 13 Tháng Chạp, Nhà Kế Vị trong một cơn khủng hoảng tâm thần
đã dùng súng tự sát."
Thế giới liền sau đó, cùng loan đi bản tin, và,
chỉ đến khi đài phát thanh Yugolav đi một đường hồ nghi, biết đâu, đây
là một vụ sát nhân, thế là nhà nước bèn....
Và đây là những dòng chót, [đọc dòng đầu, dòng chót là đủ rồi !]:
"Chúng ta chưa hề biết, cái gọi là cầu nguyện hay sám hối, vậy, đừng
tưởng bở, rằng sẽ có một ngọn đèn cầy được đốt lên."
Kẻ Kế Vị. Man Booker Prize 2005
Những sự kiện ở trong cuốn tiểu
thuyết này được múc lên từ cái giếng sâu vô cùng của hồi ức nhân loại,
và kho báu này có thể được đem lên mặt đất bất cứ thời kỳ nào, kể cả
thời kỳ của chúng ta.
Nhìn như thế
đó, sự gông giống giữa nhân vật và hoàn cảnh chuyện, với người thực
việc thực, là không thể nào tránh được.
Ismail Kadare
NK 30 Nhật Ký Tin Văn 30
*
Khi
Phu nhân Ann Sercomb kết hôn cùng George Smiley vào cuối cuộc chiến, bà
mô tả trước vẻ sững sờ của những người bạn khu Mayfair
là hắn cù lần không sao chịu nổi. Hai năm sau, khi bỏ hắn theo một anh
chàng đua xe hơi người Cuba, bà úp úp mở mở tuyên bố, nếu lúc này không
dứt hắn ra, thì không bao giờ có thể làm nổi chuyện đó, và Nam tước
Sawley đã làm một chuyến đi đặc biệt tới câu lạc bộ của ông ta, để đưa
ra nhận xét là con mèo đã ra khỏi cái bị.
Nhận xét này, thoáng một dạo
được coi là một câu dí dỏm, chỉ những người biết Smiley mới hiểu. Thấp,
mập, bản tánh thầm lặng , hắn có vẻ như tốn quá nhiều tiền cho mớ quần
áo quá ư tệ lậu, máng lên cái khung lùn như da một con cóc kịch cợm.
Đúng ra, Sawley dã tuyên bố trong buổi lễ cưới là "Sercomb lấy nhầm một
con cóc đực phải gió". Và Smiley chẳng biết gì về mô tả này, lịch bịch
bước xuống hành lang nhà thờ, đi tìm nụ hôn biến anh ta thành vị Hoàng
tử.
Call For The Dead.
Khi anh chàng đua xe người Cuba
bỏ rơi phu nhân Ann tại một khách sạn, bà đánh điện cho chồng cũ.
Em cầu xin anh một điều mà bất cứ một người đàn ông lịch sự, phong nhã,
đúng điệu quân tử Tầu nào, cũng đều từ chối. Em xin anh cho em trở về
với anh.
Cái vụ Cao Bồi nhờ cậy bạn bè làm Gấu nhớ đến bức điện của phu nhân Ann.
Nhưng, phải đọc những dòng này, thì mới hiểu được, sự phản bội của phu
nhân Ann ảnh hưởng như thế nào, lên anh chồng cù lần.
Hậu
quả việc ra đi của Phu nhân Ann đối với người chồng cũ không làm xã hội
quan tâm. Thực tình, xã hội chẳng màng tới những gì xảy ra sau cơn xúc
dộng. Tuy nhiên cũng lý thú nếu biết được Sawley và đồng bọn đã nghĩ gì
về phản ứng của Smiley, về bộ mặt đẫy đà với cặp kính, hằn lên vì quá
tập trung mỗi lần hắn say sưa đọc những nhà thơ Đức chẳng phải hàng
đầu, đôi tay mũm mĩm, ướt nhẹp nắm chặt lại dưới đôi tay áo lòng thòng.
Nhưng thừa dịp, Sawley nhún nhẹ vai buông một câu, "Đi là chạy ở trên
dường một tí". Ông ta như không hay rằng, cho dù Phu nhân chỉ chạy đi,
một chút con người Smiley thực sự đã chết..
Phần
sống sót trong Smiley cũng chật chìa so với bề ngoài, như tình yêu,
hoặc thú thưởng ngọan những nhà thơ không được đời biết tới . Đó là nghiệp vụ của hắn, nghề làm
viên chức tình báo. Hắn thích nghề đó, một nghề đã ân sủng ban cho hắn
những đồng nghiệp tính khí và gốc gác mù mờ y như hắn. Nó cũng
cung cấp điều mà hắn có lần yêu nhất trong dời: Dạo chơi như một học
giả trong cõi bí ẩn của hành vi con người được uốn nắn qua áp dụng thực
tế những diễn dịch của chính mình.
Giới
phê bình thường coi Tên điệp viên trở về từ miền lạnh, The spy who came
in from the cold, mới là cuốn số 1 của Le Carré, nhưng với Gấu, Call
For The Dead, là bất hủ.
Gấu đã từng dịch nhưng bỏ dở.
Mấy từ gạch dưới, là để gửi vị độc giả quí báu của Tin Văn.
Và của Gấu.
Trân trọng. NQT
*
Chúng ta cần một Lincoln, để
chiến thắng, và chấm dứt cuộc chiến.
Thay vì vậy,
chúng ta có một tên nằm vùng. NQT
Đánh Mẽo bằng
tiền Mẽo thì thật là quá tiện lợi !
Time's
publetter celebrated his decision to stay and
published a picture of him standing on a now deserted street smoking a
cigarette and looking pugnacious.
Time tán dương
quyết định ở lại của Phạm Xuân Ẩn và đăng
hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa con phố vắng ở Sài Gòn.
Tuyệt cú mèo!
Thành phố này giờ này thuộc về ta, vị thần Janus hai mặt! (1)
Also
in
'United Artists' 1995 James Bond film Goldeneye, Janus was used as the
name for the villain's terrorist organisation, 'The Janus Syndicate'.
Trongmột phim James Bond, Janus được dùng làm tên cho một tổ chức
khủng bố.
Đọc Wikipedia, về nhân vật thần thoại hai mặt này, quả thật hợp với PXA
!
Vả chăng, ông có rất nhiều nickname, thêm một cái nữa, càng hay : Trùm
"Hội
Kín Janus An" !
(1)
Janus is the Roman god of gates and doors (ianua),
beginnings and endings, and hence represented with a double-faced head,
each
looking in opposite ...
The
Quiet Vietnamese
Journalist
and spy Pham Xuan An led a life of ambiguity.
by David
DeVoss
9/30/2006
12:03:00 AM, Volume 012, Issue 04
PHAM XUAN AN, the gifted Time
magazine war correspondent who
secretly served as a spy for Vietnamese Communists in Hanoi during the
war,
died last week. The obituaries were remarkably kind. An was remembered
as an
excellent journalist who by day filed dispatches for Time and at night
sent
microfilm and messages written in invisible ink to Viet Cong lurking in
the jungles
outside Saigon.
What the obits
failed to reveal is that An, whom Hanoi
proclaimed a Hero of the People's Armed Forces following the fall of
Saigon,
came to loathe the political system he had helped bring to power.
I first met
Pham Xuan An in 1972, when I arrived in Vietnam
as a 24-year-old war correspondent for Time. By then, An was a legend,
a jovial
boulevardier nicknamed "General Givral" after the Tu Do Street coffee
shop he frequented. Despite the prevailing climate of suspicion,
everybody trusted
An. When the war ended abruptly in April 1975, his family was evacuated
with
other Time employees who wished to flee, while An remained and
continued to
file for Time. "All American correspondents evacuated because of
emergency," he telexed New York. "The office of Time is now manned by
Pham Xuan An." Time's publetter celebrated his decision to stay and
published a picture of him standing on a now deserted street smoking a
cigarette and looking pugnacious.
I met his
family at Camp Pendleton in California
and helped send them to Arlington,
Virginia, where they settled.
Finally, after a year of silence, his wife ...
Muốn
đọc
tiếp, phải trả tiền. Gấu chỉ chôm được có vậy. Mời đọc bản lược
dịch toàn bài trên Đàn Chim
Việt
Phạm Xuân Ẩn,
phóng viên chiến tranh tài hoa của tạp chí
Time bí mật làm gián điệp cho cộng sản Hà Nội vừa qua đời ngày 20 tháng
9,
2006. Những lời cáo phó rất tử tế. Người ta nhớ đến Ẩn như một nhà báo
ưu tú,
ban ngày viết cho Time, ban đêm gởi mật mã và microfilm cho Việt Cộng
đang
quanh quẩn ở các khu rừng ngoại thành Sài Gòn.
Nhưng lời cáo
phó còn thiếu, không đề cập đến việc Ẩn –
người mà Hà Nội đã công kênh thành “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang Nhân
Dân” –
chán ghét cái chế độ chính trị ông đã giúp cướp được chính quyền.
Tôi gặp Phạm
Xuân Ẩn lần đầu vào năm 1972, khi vừa bước chân
đến Việt Nam, năm mới 24 tuổi làm phóng viên chiến trường cho Tạp chí
Time. Lúc
ấy, Ẩn là một huyền thoại, một tay phong lưu vui tính được mệnh danh là
“Tướng
Givral” theo tên tiệm bán bánh và cà phê nổi tiếng trên đường Tự Do ông
thường
lui tới.
Mọi người đều
tin tưởng Ẩn bất kể không khí ngờ vực phủ kín
Sài Gòn thời đó. Khi cuộc chiến đột ngột chấm dứt cuối tháng tư 1975,
gia đình
Ẩn và các nhân viên khác của tạp chí Time muốn chạy thoát đều được di
tản trong
Khi Ẩn ở lại tiếp tục làm việc cho Time tại Sài Gòn. Ẩn điện về New
York, “Tất
cả phóng viên người Mỹ đã được di tản vì tình trạng khẩn trương, Văn
phòng tạp
chí Time hiện do Phạm Xuân Ẩn điều động”. Time tán dương quyết định ở
lại của
Phạm Xuân Ẩn và đăng hình ông, với vẻ căng thẳng, đứng hút thuốc giữa
con phố
vắng ở Sài Gòn.
Tôi gặp gia
đình của Ẩn ở tại tị nạn Pendleton tại California
và giúp đưa họ về Arlington,
Virginia
– định cư ở đó. Cuối cùng, sau một năm im lặng, vợ của Ẩn....
Tổng tấn công Tết Mậu Thân, ông
đã lái xe cho chỉ huy đặc công đi quan sát các mục tiêu quân sự trong
thành phố Sài Gòn. Trong đợt hai của cuộc tổng tấn công, ông kiên quyết
đề nghị chấm dứt những cuộc oanh kích không tác dụng và thất nhân tâm.
DĐ Forum
Trong mùa xuân năm đó, Việt
Cộng lại phát động một cuộc tiến công qui mô nhỏ bằng cách bắn pháo bừa
bãi vào Saigon, đánh sập nhà cửa và giết hại
nhiều thường dân. Ẩn gởi một khuyến cáo ngắn ra chiến khu. "Tôi bảo họ
nên ngưng pháo vào Saigon vì không bao giờ trúng mục
tiêu quân sự, mà chỉ tổ làm nhân dân lánh xa chúng tôi mà thôi."
- Việc gì đã xảy ra sau đó? tôi
hỏi Ẩn.
- Cuộc pháo kích đã ngưng hẳn.
The
Spy Who Loved Us
Đọc mấy câu
trên là Gấu bật buồn cười, nhớ đến truyền thuyết về Bác.
Đêm nay Bác
không ngủ.
Nhân
dân lo sợ, nếu Bác cứ không ngủ mãi như thế, sẽ trở thành điên, thành
khùng, thành thần kinh, nên khuyên Bác:
Ngài mai Bác
[nhớ] ngủ bù [nghe Bác] !
Cái ông viết câu trên, bỏ chạy từ đời tám hoánh, làm sao biết,
người dân Sài Gòn sợ đến như thế nào, mỗi khi đêm xuống, vào những ngày
tháng đó.
Gấu nhớ là, lúc đầu mấy anh VC bắn hoả tiễn từng trái, sau thấy hiệu
quả hơi bị ít, bèn chơi theo kiểu rafale, nghĩa là bắn hàng loạt.
Nhưng
làm sao bắn hàng loạt?
Bởi vì ngay khi có hoả tiễn nổ, là pháo binh đã bắn trả, nhắm
đúng vị trí mà hoả tiễn đã được phóng đi.
Bài toán nan giải này, theo bạn, phải giải bằng cách nào?
Gấu tôi xin ngâm tôm câu trả lời, đến kỳ tới !
Cho nó hồi hộp.
Cũng là một cách cho độc giả Tin Văn, ai đã từng hồi hộp, sống lại cái
cảm giác rùng rợn, ngày nào, ngày nào:
Đêm qua tớ không ngủ,
Sợ đến vãi linh hồn !
Gián điệp, tình báo, điệp viên, là cái nghề không được Tổ Quốc đãi ngộ.
Số kiếp của họ là như vậy. Ngay cả khi thành công, nói gì khi thất bại.
Trong Gương Soi Gián Điệp của
Le Carré, nhân vật chính được ném
vào đất địch, chỉ để bị làm thịt, cho dù thành công, cho dù thất bại.
Ngay trước khi anh ta đi, Tổ Quốc đã quyết định, anh bị làm thịt.
Tổ Quốc ném anh ta vào đất địch vì Tổ Quốc cần, Tổ Quốc bỏ rơi anh ta
là vì Tổ Quốc phải [We sent him because we needed to; we abandon him
because we must]. Trong Gián điệp về
từ miền lạnh, khá hơn, Tổ Quốc quyết định cho anh sống, nhưng
bạn gái của anh, phải bị làm thịt. Anh này bèn cùng chết với người yêu,
ở chân Bức Tường.
Thành thử cái sự đãi ngộ khốn nạn của VC đối với Cao Bồi là chuyện
thường ngày ở trong nghề.
Tuy nhiên, nó chỉ đúng, khi Miền Nam thực sự là đất địch, trong khi với
Cao Bồi, Miền Nam chính là quê hương thực sự của anh ta. Nỗi nhục lớn
của mấy anh làm cớm chìm, làm chó săn cho VC là ở đó.
Khi nhận ra sai lầm, không một ai lên tiếng xin lỗi miền đất đã cưu
mang họ.
The
Quiet Vietnamese
Journalist and
spy Pham Xuan An led a life of ambiguity.
by David DeVoss
9/30/2006
12:03:00 AM, Volume 012, Issue 04
Những bài viết của bạn cũ của
PXA, bài nào cái tít cũng đầy ẩn dụ ở trong đó, và đều có hơi hướng
James Bond.
Bài của Bass,
trên Người Nữu Ước, The Spy Who Loved Us, cũng từ một phim James
Bond, The Spy Who Loved Me [Tên điệp viên mê tôi, tôi ở đây là một em
KGB, có người yêu, cũng KGB, bị Bond làm thịt. Us có nghĩa chúng ta, có
nghĩa US, Mẽo,
và còn có nghĩa, đô la Mẽo nữa. Thành thử, không phải tự nhiên, 'vô tư'
mà Bass nhắc tới cái vụ bạn bè của Ẩn hùn tiền được 32 ngàn đô la Mẽo,
cho con trai lớn của Ẩn đi học ở Mẽo.
The Quiet Vietnamese, là từ Greene: Người Mẽo Trầm Lặng.
Anh Mẽo trầm lặng này, tên là Pyle. Hãy nghe anh nhà báo già Hồng Mao,
Fowler nói về Pyle:
Speaking of Pyle, Fowler says:
'What's the good? he'll
always be innocent, you can't blame the innocent, they are always
guiltless. All you can do is control them or eliminate them. Innocence
is a
kind of insanity.
["Thiện là cái
quái gì? Anh ta luôn luôn ngây thơ, bạn không thể nào
trách cứ kẻ ngây thơ, họ luôn luôn vô tội. Tất cả những gì bạn có thể
làm là kiểm soát họ, hay khử họ. Ngây thơ là một thứ khùng, thần kinh"].
Lịch sử
sau đó cho thấy, người
Mẽo chẳng hề ngây thơ, khi nhẩy vô Việt Nam. Như thế, Greene nói, hóa
ra là về một miền đất, quá ngây thơ đến nỗi trao thân lầm tướng cướp!
....
Nhìn bước đi của thời
gian, của thành phố trong cơn
tuyệt vọng chạy đua với chiến tranh, trong nỗi hối hả đi tìm ông chủ
đích thực, sau những ông chủ thuộc địa, thực dân cũ, thực dân mới...
cuối cùng khám phá ra đó chính là kẻ thù...
Lần
Cuối Sài Gòn
Anh George yêu
quí của Em,
Em muốn cầu
xin Anh một điều mà không một người đàn ông phong nhã nào có thể chấp
nhận.
Em muốn trở lại với Anh.
Em hiện đang ở khách sạn Baur-au-Lac ở Zurich tới cuối tháng.
Em trông
tin Anh
Ann
Smiley cầm cái phong bì lên và nhìn phía sau phong bì: "Bà Juan
Alvida".
Không, không, chẳng có một người đàn ông phong nhã nào chấp
nhận nổi lời mời mọc này.
Call For
The Dead
Quả thế thực,
theo như Gấu hiểu được.
Cái thư của bà Ann, sau khi bỏ chồng theo trai, bị trai bỏ rơi, viết
cho chồng, xin trở lại, làm Gấu nhớ đến cái bức điện của Cao Bồi.
Chẳng mắc mớ gì với nhau, mà sao lại nhớ, thế mới khỉ ! NQT
Bài viết Collector's
Item,
[tạm dịch: Hàng
họ của tay thu gom] của Brodsky, trong
On Grief and Reason, Về Khổ Đau và Trí Tuệ, mở ra bằng
một câu thật khó nghe:
Bài viết về
một đề tài tởm lợm, khùng điên, ma bùn như thế này [Given the lunacy
this piece deals with], đúng ra nên viết bằng một thứ ngôn ngữ khác
không phải tiếng Anh. Nhưng giải pháp độc nhất dành cho tôi, than ôi,
là tiếng Nga, mà tiếng này thì đúng là "nguồn của nguồn", the very
source, của tởm lợm, khùng điên, thần kinh.
Đề tài của nó, là về điệp viên.
Có những câu trứ danh như thế này:
Virtue, after
all, is far from being synonymous with survival;
duplicity is.
Đạo hạnh, nói
cho cùng chẳng thể nào đồng nghĩa với sống sót. Nhưng nhập nhằng, bai
ba mang thì đúng là cùng nghĩa với sống sót đấy.
Và ông nói thêm, thưa độc giả thân mến, quả là có vấn đề chiếu trên
chiếu dưới, giữa yêu thương và phản bội.
[But you will accept, dear reader, won't you, that there is a hierarchy
between love and betrayal].
Trong
bài viết, có chi tiết về cái vụ ông ghé sạp tính mua tờ báo, thấy
hình con tem điệp viên Kim Philby, mê CS, phản bội nữ hoàng Anh, chạy
qua
Moscow, đi chuyến tầu suốt, được phong tặng Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang
Nhân Dân, Brodsky tởm quá, tay thò sẵn vô túi, tính lấy đồng tiền lẻ,
bèn rút tay không, nháy mắt xin lỗi anh bán báo, và bỏ đi.
|