*

Tác Giả Nước Ngoài











*

FOREWORD
This book was written without my knowledge. That is, I didn't realize I'd written it until someone pointed it out to me. I had thought I was writing a novel. Then a solemn, theoretical book about writing: Fail Better. The deadlines for these came and went. In the meantime, I replied to the requests that came in now and then. Two thousand words about Christmas? About Katharine Hepburn? Kafka? Liberia? A hundred thousand words piled up that way.
These are "occasional essays" in that they were written for particular occasions, particular editors. I am especially grateful to Bob Silvers, David Remnick, Deborah Treisman, Cressida Leyshon, Lisa Allardice and Sarah Sands for suggesting I stray into film reviewing, obituaries, cub reporting, literary criticism and memoir. "Without whom this book would not have been written." In this case the cliché is empirically true.
When you are first published at a young age, your writing grows with you-and in public. Changing My Mind seemed an apt, confessional title to describe this process. Reading through these pieces, though, I'm forced to recognize that ideological inconsistency is, for me, practically an article of faith. As is a cautious, optimistic creed, best expressed by Saul Bellow: "There may be truths on the side of life." I keep on waiting, but I don't think I'm going to grow out of it.
-Zadie Smith New York, 2009

REREADING BARTHES AND NABOKOV
The birth of the reader must be at the cost of the death of the Author.
-ROLAND BARTHES, "The Death of the Author"
Curiously enough, one cannot read a book: one can only reread it. A good reader, a major reader, an active and creative reader is a re-reader.
-VLADIMIR NABOKOV, Strong Opinions

The novels we know best have an architecture. Not only a door going in and another leading out, but rooms, hallways, stairs, little gardens front and back, trapdoors, hidden passageways, et cetera. It's a fortunate rereader who knows half a dozen novels this way in their lifetime. I know one, Pnin, having read it half a dozen times. When you enter a beloved novel many times, you can come to feel that you possess it, that nobody else has ever lived there. You try not to notice the party of impatient tourists trooping through the kitchen (Pnin a minor scenic attraction en route to the canyon Lolita), or that…

Sự ra đời của người đọc hẳn phải được trả giá bằng cái chết của Tác giả.                                                                                                     
 
- ROLAND BARTHES, “Cái Chết của Tác giả”

Đáng ngạc nhiên thay, người ta không thể đọc một quyển sách; người ta chỉ có thể đọc lại quyển sách.
Một người đọc sách giỏi, một người đọc thực sự, một người đọc tích cực là một người đọc lại.                                                                       
- VLADIMIR NABOKOV, Strong Opinions
DTD dịch.

Câu của Barthes, nên bỏ đi từ ‘hẳn’.
Câu của Nabokov, nên dịch như vầy:
Kỳ cục thay, người ta không thể đọc một cuốn sách; người ta chỉ có thể đọc lại nó. Một người đọc tốt, một người đọc thượng thặng, một người đọc năng nổ, sáng tạo là một người đọc lại.
NQT

Ý của Nabokov, cũng là của Borges.
Và của... Gấu, nếu hiểu theo 'một nghĩa nào đó', khi viết về TTT:
Người ta có thể đọc đi đọc lại, đọc mãi, một tác phẩm, nhưng mãi mãi không phải chỉ có một cách đọc tác phẩm đó!

*

*

An essay is an act of imagination. It still takes quite as much art as fiction.

Suffering from 'novel nausea', Zadie Smith wonders if the essay lives up to its promise.
Tiểu luận là hành động của tưởng tượng. Đâu thua gì giả tưởng.
Đau nhức vì ‘buồn nôn tiểu thuyết’, Zadie Smith mơ mòng tự hỏi, liệu tiểu luận bảnh như là lời hứa, của chính nó?
Bà này viết essay cũng thật tuyệt cú mèo. Gấu mê hơn nhiều, so với giả tưởng.
Cũng vậy, với Coetzee.
Bài essay đầu tiên của bà làm Gấu choáng, viết về Greene.
Bài mới đây, về Kafka.
Bà Zadie Smith này, quá mê E.M. Forster, bèn ‘viết lại’ cuốn Howards End của Thầy, thành cuốn On Beauty, của bà, chẳng chịu ‘lạng lách’ gì cả.
Chán thế!
Hầu hết đã đăng báo. Thêm tí tựa, thật tuyệt. Post lên đây, rảnh dịch hầu quí vị độc giả.
Bà này, cũng thuộc trường phái… NHQ! Nghĩa là ăn nói ngược ngạo, nhưng tuyệt hơn nhiều!
Kafka: Everyman? Kafka mà là người thường ngày ở huyện ư?

Ngay cái tít, cũng là để nói ngược với chính bà, changing my mind: tôi đổi ý tôi.
Cuốn sách cũng là một đổi ý, như bà viết, cuốn sách này được viết ra, ngoài cái sự hiểu biết của tôi. Nói rõ hơn, tôi không biết mình viết cái gì, cho đến khi có người chỉ cho tôi thấy!

Mình tưởng nó đôi J, ai ngờ nó đôi xì!
Mình tính viết một cuốn tiểu thuyết, hoá ra là một cuốn sách trang trọng, mang tính lý thuyết, về cái sự viết [Tại sao viết, như NHQ hỏi, nhưng câu trả lời, không phải do... ngứa, mà là để] té cho bảnh: Fail better! [Beckett: Té. Té nữa. Té cho bảnh! Fail. Fail Again. Fail Better]
*
The novels we know best have an architecture. Not only a door going in and another leading out, but rooms, hallways, stairs, little gardens front and back, trapdoors, hidden passageways, et cetera.
Những quyển tiểu thuyết chúng ta biết rõ nhất đều có một kiến trúc. Không phải chỉ là một cái cửa đi vào và một cái cửa khác đi ra, nhưng là những căn phòng, những đường đi vào ra, những cầu thang, khu vườn nhỏ trước và sau nhà, những cửa sập, những đường thông kín, vân vân và vân vân.
DTD

Ngay đoạn mở ra bài viết, DTD dịch cũng lúng ta lúng túng, và đây là do ít sử dụng tới chữ… Mít, thế mới tếu!
Gấu dịch lại như vầy:
Những cuốn tiểu thuyết mà chúng ta thật rành về nó, đều có kiến trúc. Không chỉ một cửa vô, một cửa ra, mà còn những phòng ốc, những hành lang, những cầu thang, những vườn nhỏ trước nhà và sau nhà, những cửa bẫy, những lối đi ẩn giấu, và v.. v..
Gấu mua cuốn sách [quà Giáng Sinh của Gấu Cái!], chính là vì cái tít của bài viết: Đọc lại Barthes và Nabokov.
Tại làm sao lại đọc lại, hai ông này, mà không hai ông nào khác?
Hoá ra bài viết, là để trả lời một câu hỏi: Nếu Barthes làm thịt Tác Giả, thì liệu Nabokov có cứu sống ông ta?

 Zadie Smith

ZADIE SMITH
ĐỌC LẠI BARTHES và NABOKOV
ĐÀO TRUNG ĐẠO dịch
Gió O

Bản dịch của Đào quân quá tệ. "Người" vừa không nắm vững nguyên tác tiếng Anh, vừa không rành tiếng Mít. Chán thế.
Gấu lấy thí dụ, ngay đoạn mở ra bài viết của Zadie Smith:

Four
REREADING BARTHES AND NABOKOV
The birth of the reader must be at the cost of the death of the Author.
-ROLAND BARTHES, "The Death of the Author"
Curiously enough, one cannot read a book: one can only reread it. A good reader, a major reader, an active and creative reader is a rereader.
-VLADIMIR NABOKOV, Strong Opinions

The novels we know best have an architecture. Not only a door going in and another leading out, but rooms, hallways, stairs, little gardens front and back, trapdoors, hidden passageways, et cetera. It's a fortunate rereader who knows half a dozen novels this way in their lifetime. I know one, Pnin, having read it half a dozen times. When you enter a beloved novel many times, you can come to feel that you possess it, that nobody else has ever lived there. You try not to notice the party of impatient tourists trooping through the kitchen (Pnin a minor scenic attraction en route to the canyon Lolita), or that shuffling academic army, moving in perfect phalanx, as they stalk a squirrel around the backyard (or a series of squirrels, depending on their methodology). Even the architect's claim on his creation seems secondary to your wonderful way of living in it.

Những quyển tiểu thuyết chúng ta biết rõ nhất đều có một kiến trúc. Không phải chỉ là một cái cửa đi vào và một cái cửa khác đi ra, nhưng là những căn phòng, những đường đi vào ra, những cầu thang, khu vườn nhỏ trước và sau nhà, những cửa sập, những đường thông kín, vân vân và vân vân. Một người đọc sách đọc đi đọc lại quả là may mắn nếu như trong cả đời mình đã biết được dăm ba quyển tiểu thuyết theo cách này. Tôi biết một có quyển, quyển Pnin, tôi đã đọc đi đọc lại dăm lần. Khi bạn bước vào một quyển tiểu thuyết yêu dấu nhiều lần, bạn liền có cảm giác bạn sở hữu quyển sách này, rằng trước bạn chẳng hề có ai đã ở trong đó. Bạn cố tình không để ý tới việc có cả đoàn những du khách nóng lòng đang kéo nhau đi ngang qua căn bếp (Pnin là một cảnh trí hấp dẫn nhỏ nhỏ đưa tới đèo Lolita), hay có cả một đội quân hàn lâm đang lê chân, tiến bước theo đội ngũ hẳn hoi, khi họ chạy quanh theo một con sóc ở sân sau (hay một loạt sóc, điều đó còn tùy vào phương pháp). Ngay cả lời xác nhận chủ quyền sáng lập của vị kiến trúc sư dường như cũng chỉ là điều phụ thuộc đối với cái cách tuyệt vời bạn đang ở trong đó. DTD

Đèo Lolita ?

Chúng ta gặp một Zadie Smith/Hồ Xuân Hương ở đây, theo Gấu. Tác giả dùng từ "canyon", để làm người đọc liên tưởng tới từ "canon", mà cuốn Lolita  được coi như cuốn sách chuẩn [canon] của Nabokov.
Nhưng chủ yếu là để tạo hình ảnh "đèo sâu" của Lolita!
methodology không phải là phương pháp, mà là phương pháp luận.
Tại sao nói tới sóc ở đây, là một vấn đề, và vấn đề này liên quan đến phương pháp luận.
Note: Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là cách giải thích của Gấu, về từ canyon.
Có thể sai. Chưa chắc đã đúng ý của tác giả.
Sóc, ở đây, có thể còn làm gợi lên hình ảnh "con ong đã tỏ đường đi lối về", hoặc con sóc trong Alice lạc vào xứ thần tiên.

Bạn thấy không? Đâu có dễ cái việc, đọc, và dịch!
*
Bài viết “Cái chết của tác giả” của Barthes, nên đọc, cùng lúc, với bài viết “Tác giả là cái gì?”của Foucault thì mới “tận cùng kỳ lý”. Gấu đã từng thuổng ý của Foucault, để giải thích sự ra đời của một NHT trong cõi văn hiện thực XHCH ở Miền Bắc: NHT là người đầu tiên báo hiệu sự “ra đời của tác giả”, một bản văn!
Trước ông, đếch có tác giả, như một cá nhân, mà chỉ có tác phẩm của…  Đảng!
*
Câu hỏi, tại sao phải là Nguyễn Huệ chỉ có thể giải đáp, cùng một lúc, với câu hỏi, tại sao lại là Nguyễn Huy Thiệp? Trong bài viết, "Tác giả là cái gì?" (bản dịch tiếng Anh: What Is an Author?), M. Foucault cho thấy, ý niệm tác giả xuất hiện vào một thời điểm đặc biệt của quá trình "cá nhân hóa" (individualization), trong lịch sử tư tưởng, tri thức, văn chương, triết học, và khoa học. Những bản văn, những cuốn sách, những bài viết/nói bắt đầu có tác giả... khi họ trở thành những mục tiêu để trừng phạt. Tác giả được nêu tên, khi cần một ai đó, để buộc tội! Ông viết thêm, trong văn hóa của chúng ta, (và chắc là trong nhiều văn hoá), thoạt kỳ thủy, bài viết/nói (le discours), không phải là một sản phẩm, một món hàng, mà thiết yếu là một hành động, được đặt trong "trường nhị cực" (bipolar field), một đầu là sự thiêng liêng, đầu kia là sự báng bổ. Theo tính cách lịch sử, đây là một động tác đầy rủi ro. Nhìn theo quan điểm đó, chúng ta mới thực sự thông cảm, hành động "đầy rủi ro", của Nguyễn Huy Thiệp. Trong thế giới toàn trị, văn chương bắt đầu, khi có kẻ dám nói "tôi", thay vì "chúng ta", khi có kẻ dám nghi ngờ, điều thiêng liêng chưa chắc đã thiêng liêng, và tin rằng, điều báng bổ có khi thật cần thiết...
Truyện ngắn, tình yêu, và chiến tranh
*
Đặt vào nội dung lịch sử, tìm ra sự ra đời của cái gọi là tác giả, như thế, cùng lúc chúng ta còn trả lời được câu hỏi Hoài Thanh đã từng nhún nhường thỏ thẻ [chữ này chôm VP], thay vì vỗ ngực xưng tên, ta là nhà đại phê bình: "bình” thì được, chứ “phê” nghe “ghê” quá! Ấy là vì ý niệm về tác giả một bản văn, và cùng với nó, tác quyền, tới rất chậm với xã hội Đông phương. Người xưa không để ý đến chuyện ký tên vào một bản văn.
Không có tác giả, làm sao phê, mà chỉ có bình, một bản văn, là vậy.

Nhưng cũng phải đến Barthes, thì cái quan niệm ‘phê bình có nghĩa là khen, hoặc chê, một tác giả, một bản văn’, mới ngỏm củ tỏi được, khi ông chỉ cho chúng ta thấy, sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ phê bình:
Mọi tiểu thuyết gia, mọi thi sĩ, múa may quay cuồng với những đường đao thế kiếm dựa trên bất cứ một lý thuyết văn học gì thì gì, tựu chung cũng là để nói về tuồng ảo hóa đã bầy ra đấy [nguyên văn: để nói về những sự vật, và hiện tượng, to speak of the objects and phenomena], cho dù những thứ này là do tưởng tượng, ở bên ngoài hoặc là có trước ngôn ngữ: thế giới hiện hữu và nhà văn nói: đó là văn chương.
Sự vật, hay đối vật, the object, của phê bình khác hẳn: Đối vật của phê bình không phải là "thế giới" nhưng mà là một bài viết/nói, a discourse, bài viết nói đó, là của một người nào đó: phê bình là một bài viết/nói về một bài viết/nói; nó là một ngôn ngữ bậc hai, hay, một siêu ngôn ngữ (như những nhà lý luận gọi). Cái ngôn ngữ bậc hai này thao tác (operate) trên ngôn ngữ bậc nhất (hay, ngôn ngữ sự vật, language object).
Từ đó suy ra, ngôn ngữ phê bình phải đụng (deal) với hai thứ liên hệ: liên hệ giữa ngôn ngữ phê bình với ngôn ngữ của tác giả được tìm hiểu, và liên hệ giữa ngôn ngữ sự vật này với thế giới. Chính sự "đụng độ, tranh chấp", giữa hai ngôn ngữ này định nghĩa, cái gọi là phê bình. Và, có lẽ, sự đụng độ này làm cho phê bình thật giống với một hoạt động tâm thần khác, lý luận học, môn này cũng đặt nền tảng trên sự phân biệt giữa ngôn ngữ sự vật và siêu ngôn ngữ.
Phê bình là gì?

Bài viết của Zadie Smith, nhằm “làm sống lại”, một ông tác giả, sau khi Barthes xử tử xừ luỷ!

Nhưng Borges mới là người ‘quá chán’ nhà đại phê bình, không phải Gấu! Trong bài viết về Thơ, in trong “Bẩy Đêm Khoái Lạc” [Seven Nights], ông viết: Tôi là một giáo sư về văn chương Anh tại College of Philosophy and Letters of Buenos Aires, và tôi cố hết sức tôi, chỉ để gạt bỏ cái gọi là lịch sử văn chương. Khi sinh viên hỏi tôi về một thư mục học, a bibliography, tôi nói với họ, món đó không quan trọng -, nói cho cùng, Shakespeare chẳng biết gì về phê bình Shakespeare. Tại sao không nghiên cứu trực tiếp một bản văn? Nếu bạn thích nó, OK, nếu không, vứt mẹ nó vô thùng rác! Cái ý tưởng đọc cưỡng bách, compulsory reading, thì thực là phi lý. Hạnh phúc cưỡng bách OK! Tôi tin, thơ là một gì đó mà người ta cảm, something one feels. Nếu bạn không cảm thơ, nếu bạn không có cảm quan về cái đẹp, nếu một câu chuyện không làm cho bạn muốn biết chuyện gì xẩy ra kế tiếp, nếu như vậy, tác giả không viết cho bạn. Để nó qua một bên. Văn chương đủ giầu có để đem đến cho bạn một tác giả khác, vừa mũi bạn, không hôm nay thì ngày mai!

Steiner, trong A Death of Kings, cho rằng, trước cái tuổi dậy thì, thì ba món ăn chơi ngỡ ngàng hứng thú, thứ ưu việt, của giống người là âm nhạc, toán học và cờ tướng. Liền đó, ông vinh danh Lévi-Strauss và cơ cấu luận: Levi-Strauss nhìn thấy ở trong sự phát minh ra giai điệu “chiếc chìa khoá mở ra niềm bí ẩn tối thượng’ của con người – nó là cái manh mối mà nếu chúng ta mò theo thì có thể sờ vô được cái máy trời đặc dị, cái thiên tài chủng loại.
[Music and mathematics are among the preeminent wonders of the race. Levi-Strauss sees in the invention of melody "a key to the supreme mystery" of man - a clue, could we but follow it up, to the singular structure and genius of the species].
Cũng trong bài viết, ông nhận xét, bên dưới những giả tưởng của Nabokov, là một cái bàn cờ tướng ẩn dụ, biểu tượng: Chess is the underlying metaphor and symbolic referent throughout Nabokov's fiction. Pnin plays chess; a chance look at the Soviet chess magazine 8 x 8 impels the hero of The Gift to undertake his mythical biography of Chernyshevski; the title of The Real Life of Sebastian Knight is a chess allusion, and the intimation of Master play between two modes of truth runs through the tale; the duel between Humbert Humbert and Quilty in Lolita is plotted in terms of a chess match whose stakes are death.

Zadie Smith

Graham Greene còn toả bóng

Phạm Toàn dịch 

Tháng tới đây sẽ là sinh nhật lần thứ một trăm Graham Greene. Ông là một nhà tiểu thuyết viết về đạo đức phức tạp nhiều hơn ta tưởng, đó là lập luận của Zadie Smith. Người Mỹ trầm lặng, câu chuyện tình trong bối cảnh Việt Nam những năm 1950 cho thấy ông là nhà báo vĩ đại nhất hạng.

 Graham Greene nói "Mình phải kiếm một tôn giáo thôi, để xem chất ma quỷ trong con người mình đến đâu". Điều này đặt Greene, "nhà tiểu thuyết Ki tô giáo" (danh hiệu ông ghét bỏ) vào một phương đúng đắn: trước khi ông chọn chúa Ki tô làm giá trị cao nhất cho mình, thì ông là con người luôn luôn ám ảnh chuyện đánh giá mình cái đã. Không một nhà tiểu thuyết thế kỷ XX nào đầu óc lại tinh tế hơn ông khi làm công việc so sánh con người. Trong khi có nhiều nhà tiểu thuyết cỡ nhỏ hơn lại tung đòn mạnh hơn nhằm phân biệt kẻ tốt người xấu, thì Greene vẫn là bậc thầy của cách phân biệt đa chiều: những con đường mỏng manh ngăn chia cái độc địa với sự độc ác, với sự không tốt, với sự ngu xuẩn ác ý. Các nhân vật của ông tồn tại trong một hệ thống đạo đức cân bằng đến từng chi tiết. Họ thất bại theo nhiều tầng bậc khác nhau. Và vì vậy mà ở Greene không có con đường đến cái tốt thực sự, đơn giản chỉ là cả triệu cung cách để xấu hơn nữa hoặc bớt xấu đi mà thôi.

Cái cách hiện thực đạo đức một cách chi tiết này ở Greene thường bị người đời coi nhẹ để chỉ chú trọng vào những khía cạnh ba rốc trong tác phẩm của ông – cách nói toạc vào dục tính, cái máu lang thang, lối viết kiểu báo chí - những nét dường như bảo đảm cho Greene một vị trí giữa những bạn giang hồ: Erskine Childers, Len Deighton, Alec Waugh, John Le Carré. Chắc chắn là Greene luôn luôn là nhà văn thích gây hồi hộp – ngay từ khi còn là chú thiếu niên thì ông đã chơi roulette Nga, đánh bạc thật sự ấy, không chơi chơi đâu. Song cũng là điều tốt thôi nếu ta nhớ rằng trên giá sách của Greene có sách của nhà văn Mỹ Henry James. Bất kể thế nào thì Greene cũng là một anh hai mang trong văn chương, và đó đây ở chốn thẳm sâu tác phẩm của ông đều có Henry James ở trung tâm như ta vừa nhắc nhớ lại (nói cho đúng hơn đó là H. Rider Haggard, người hùng thời thơ trẻ của Greene). Trong các tiểu thuyết của Greene, cũng như của James, mọi thăng trầm của con người đều được đưa ra mổ xẻ.
 

Những chỗ phân biệt tính cách mà ta có thể dễ dàng hình dung cụ thể và qua đó ta lại thấy rõ được chính mình ("có điều là tôi thì tốt bụng, còn ông ta thì chỉ là người yếm thế thôi”) là những cái không phổ biến lắm nếu đem so với những điều trái ngược cùng cực của con người: chiến tranh, chết chóc, thất bại và yêu thương. "Bản chất con người không đen hoặc trắng, mà là đen và xám". Greene chẳng phải là nhà tiểu thuyết đầu tiên nói lên điều đó, có điều màu xám của ông đa dạng đến tuyệt vời.

Chúng ta phải đặt trong miền xám này cái bộ ba u ám trong cuốn Người Mỹ trầm lặng: tính cách dễ bị mua chuộc mà vẫn ngay thật của Phượng, tính cách đứng ngoài cuộc của Fowler, và sự vô tội của Pyle. Đó có phải là một cuốn tiểu thuyết được xây dựng một cách cực kỳ thông minh? Nó giống như trò chơi rút cọng rơm, khi chơi ta phải rút sao cho được một chiếc mà không đụng tới những chiếc khác. Mẹo đánh lừa như vậy là bậc thầy vì nó làm ba nhân vật đó cân bằng với nhau - bằng cách so sánh tính chất hoài nghi chán đời của họ, những niềm hy vọng cùng những thất bại cá nhân của họ - song vẫn duy trì được tình hình sao cho không khi nào chúng ta có thể đến được một phán xét cuối cùng thỏa mãn tất cả, như một tín hiệu cho biết bạn đọc đã đọc xong cuốn sách. Greene không thích cho phép bạn đọc của mình có được sự thỏa mãn như thế: "Khi nào ta còn thấy cái gì chưa chắc chắn, vậy là ta còn đang sống."

 

Trong trường hợp Người Mỹ trầm lặng, tính chất nước đôi về đạo đức được xây dựng thành nền tảng đích thực của cuốn tiểu thuyết. Trên kia tôi đã nói đến cái hệ thống đạo đức có mức độ và điều này khiến ta nhớ lại cách viết thận trọng và chừng mực, cái lối của James ở Châu Âu, nhưng đây là cả một sự khác biệt, thay vì đặt nhân vật của anh trên chiến trường thì lại đặt vào phòng khách! Trên chiến địa thì bạn chẳng thấy có gì là chắc chắn hết. Greene bị bắt buộc phải moi ra một số những xung đột xấu xa nhất của thế kỷ ông từng chứng kiến, những cuộc chiến tranh mọi người vẫn tiếp tục ngay cả khi những nguyên cớ chiến tranh đã ngày càng mờ tối đối với họ.

 

Các nhân vật của ông tỏa ra tính cách vô định và hoang mang về đạo đức khi họ trải qua cuộc chiến tranh không biết khi nào kết thúc. Song mặc dù vậy, ở Việt Nam, Phượng và anh nhà báo ngoại quốc Fowler đã tìm thấy nhau và như thể là họ đã được ban phước, chí ít thì đó là đối với Fowler, trong chừng mực họ còn có chút hy vọng. Đối với họ, đó là một hòn đá ngầm con con cho họ đặt chân. "Tôi là người có niềm tin to lớn vào chốn luyện ngục", Greene trả lời vậy trong một cuộc phỏng vấn, "với tôi, lò luyện ngục có nghĩa... con người có khả năng thấy được cái gì chuyển động. Tôi không tin vào chốn thiên giới nơi chỉ có cảnh toàn phúc thụ động."

 

Pyle, người chỉ tin vào thiên giới lại đã bước vào lò luyện ngục của Greene. Anh ta đến đó trang bị bằng vô vàn những câu chuyện về Việt Nam sai đúng bất biết. Thế nhưng trong cuốn tiểu thuyết này không chỉ riêng anh bám vào những câu chuyện làm lạc lối tự mình đơm đặt lấy. Pyle có câu chuyện anh biết về Fowler, nhưng Fowler cũng có câu chuyện anh biết về Pyle (mạch kể chuyện chính thống trong cuốn sách này), câu chuyện khiến anh đóng nhầm vai người Mỹ trầm lặng nhiều hơn chính anh biến thành con người như thế. Cả hai người đàn ông đều có câu chuyện mình biết hoàn toàn méo mó, vô cùng thực dân về cô gái tên Phượng.

 

Chẳng có câu chuyện nào trong số đó là đáng tin hết; từng người có nhu cầu gì thì tin vào chuyện ấy. Greene hiểu rõ những mạch chảy vị kỷ trong động cơ con người chúng ta (khi còn là chú nhỏ, ông từng được một bác sĩ tâm lý theo trường phái Jung nhiều lần tiến hành phân tích tâm lý cho) và ông là người duy nhất vạch ra được sự tiến triển của những ước vọng đó trong các thế giới vi mô thân tình được ông tạo dựng (hai con người yêu nhau) cho tới những hệ quả vĩ mô mang những quan hệ địa lý và chính trị. Ông biết rằng một quốc gia này có thể đem lòng yêu thương một quốc gia kia, tham gia dính líu vào, rồi phát chán và thất vọng. Trong Người Mỹ trầm lặng những động cơ cá nhân được nối với những tấm gương soi chính trị hai mặt của họ. Ta hãy nghe Fowler bình luận về bức thư của người vợ trước. Bất kỳ khi nào mà có nói đến một ai thì hãy nghĩ đến một quốc gia:

 

Nào ai có thể trách cứ nàng khi nàng tìm ở tôi những vết sẹo? Khi chúng ta không hạnh phúc, chúng ta xúc phạm nhau. Xúc phạm là một hành vi chiếm đoạt: phần hồn và phần xác của ta quá nhỏ nhoi để có thể chiếm đoạt nhau mà không cần hãnh diện hoặc bị chiếm đoạt mà chẳng thấy bị làm nhục. Điều không may là kẻ vô tội thường lại hay bị dính líu vào các cuộc xung đột. Khắp nơi nơi luôn luôn có tiếng khóc thương từ một tòa tháp nào đó. Tôi nghĩ, "Anh thấy kiêu hãnh đến đâu khi thấy mình thoát được sự trói buộc, cái anh phóng viên ấy, chứ không phải anh nhà văn-lãnh tụ, và anh đã để lại sau vũ đài biết bao điều lộn xộn bẩn thỉu. Còn có một kiểu chiến tranh khác nữa vô tội hơn thế nhiều. Dùng súng cối con người gây ít thiệt hại hơn thế."

 

Bề dày chính trị cá nhân của Greene tác động không theo cách san bằng tính phức tạp của các mối quan hệ mà bằng cách khéo léo thừa nhận những mối liên quan và moi chúng ra. Tình yêu một quốc gia và tình yêu một người đàn bà nước ấy được diễn đạt một cách chân thực như là những hiện tượng liên quan đến nhau (khi hỏi Greene vì sao ông sang Việt Nam, ông đáp rằng "Có phần nào là do đàn bà ở đây đẹp - đẹp đến lạ lùng.") Cùng lúc cũng có cái ước vọng bắt ta chiếm được cả hai, cả sự tự do của những người ta yêu và cả sự khuất phục của họ theo những gì ta thích, điều này được thấy cả trong trường hợp mối quan hệ mâu thuẫn của Pyle với Phượng và với cái đất nước nơi cô sinh ra. Ta thấy những điều đó diễn ra như trong tấm gương khi Greene tỏ ra không chỉ như một người khéo dùng dao để chặt mà còn tỏ ra tài khéo hơn vô khối nhà tiểu thuyết người Anh.

 

Trong cuộc tình tay ba mang tính biểu trưng này, đương nhiên là trong chừng mực nào đó Phượng đại diện cho Việt Nam, nhưng con người cô cũng hiện diện theo cung cách rất riêng. Phượng là cô gái mặc đồ trắng nhảy đẹp hơn Pyle, cô nằm cuộn tròn trên giường đọc sách về công nương Anne. Cô cho anh những lời khuyên. Ta có cảm giác rằng khi nào Greene không hiểu hết về cuộc đời Phượng hoặc không thể tưởng tượng ra gì nữa thì ông đành không miêu tả gì hết. Kết quả là Phượng tự do bồng bềnh thoát xác; cô có cuộc đời riêng không gì chạm đến được ở phố Catinat - mua khăn lụa, uống kem sữa - Phượng nằm ngoài tầm con mắt Fowler muốn mô tả nàng, và thế là nàng cũng khước từ nốt cái yêu cầu thấp kém và tự nhiên của người đọc muốn cô tiêu biểu cho cả đất nước mình.

 

Chúng ta cảm nhận được một người đàn bà có thực đang thở, chứ không phải một ý niệm về người đàn bà Pyle định bụng cướp mất khỏi tay Fowler. Một phần cuộc chiến của Fowler là để bảo vệ cái chất em Phượng kia cho khỏi thành cô Phượng cứng quèo vì những lời hoa mỹ của Pyle. Phần nào thì Fowler thành công trong việc đó. Có những lúc Fowler có đủ ý thức để chợt thấy rằng việc anh bênh vực Phượng chống lại những điều Pyle nghĩ về nàng khiến anh thấy chính mình lố bịch. Thực ra thì những lời anh tự bình luận theo ngôi thứ nhất thường khi giúp anh tránh được nguy cơ thực dân lố bịch hơn là những lời bình của chính Greene khi cuốn tiểu thuyết dường như tụt xuống cách kể chung chung hơn bằng ngôi thứ ba: "Vì tiếng nói cũng có sắc màu đấy, tiếng nói màu vàng cất tiếng hát, còn tiếng nói màu đen òng ọc súc miệng trong khi tiếng nói màu trắng thì chỉ biết nói thôi."

 

Cần lưu ý rằng những chấm đen ý thức hệ kiểu đó trước hết là những thất bại trong sáng tạo nghệ thuật. Hẳn là ta cần một bước nhảy tưởng tượng xa hơn và đầy đủ hơn về phía Greene để nhận rõ Fowler giống Phượng ra sao. Song những sai sót như vậy không nhiều. Bất kể Fowler ra sao, đây vẫn là một tác phẩm dấn thân cao độ về chính trị. Sự mổ xẻ tính chất ngây thơ chính trị trong con người Pyle dường như mỗi năm qua đi kể từ khi sách xuất bản lại có tiếng vang mạnh hơn:

 

Ơn Chúa, tôi hy vọng rằng anh biết rõ anh đang làm gì ở đây. Chao ôi, tôi biết động cơ của anh là tốt, bao giờ cũng ... Đôi lúc tôi mong sao anh có đôi chút động cơ xấu, khi ấy anh có thể sẽ hiểu thêm chút gì về con người. Và điều đó cũng áp dụng cho cả cái đất nước nhà anh nữa đấy Pyle ạ.

 

Nhưng người Mỹ trầm lặng chẳng học được gì. Đến kỳ cùng thì anh vẫn cả quyết rằng niềm tin quan trọng hơn hòa bình, ý tưởng có sức sống mạnh mẽ hơn con người. Sự ngây thơ của anh ta đối với cái thế giới này là một kiểu cực đoan tín ngưỡng: anh ta tin tưởng rằng thế nào cũng phải có niềm tin. Bất biết niềm tin gì. Bất biết đúng sai.

 

Đọc lại cuốn tiểu thuyết càng củng cố cho nỗi lo của tôi đối với những kiểu người như Pyle trên thế giới. Bọn họ không định hại chúng ta, nhưng họ đã làm. Bằng cách nhấn mạnh vào tính chất chân xác của những cái chết được Pyle coi như thuần túy mang tính tượng trưng, Greene đã cho phép một con người yếm thế kiểu như Fowler trở thành kẻ vô địch tuyên ngôn ý nghĩa sự sống, và đó là thành tựu lớn của tác giả. Chí ít thì Fowler cũng đủ lý tưởng để tin rằng trên trái đất này chẳng có một ý tưởng nào đáng để anh chết vì nó. Khi Pyle tra hỏi Fowler rằng anh có niềm tin không và anh tin vào cái gì, thì anh ta nói "Ôi, tôi đâu có là người (duy tâm chủ quan - ND) như Berkeley. Tôi tin rằng tôi đang tựa lưng vào bức tường này. Tôi tin rằng có khẩu tiểu liên nhăm nhăm đâu đó." Pyle nói lại, "Tôi không định hỏi điều đó."

 

Đó chính là tinh thần Graham Greene trong Người Mỹ trầm lặng. Cái niềm hy vọng ông đem lại cho ta là kiểu hy vọng mà chỉ những ai quan sát cận cảnh mới có. Ông bảo vệ chúng ta bằng những chi tiết, và các chi tiết tiến hành cuộc chiến tử tế chống lại những ý tưởng to tát, mơ hồ, vô nhân tựa như những ý tưởng của Pyle. Đã có quá nhiều thời gian trôi qua để bảo vệ Greene khỏi cái vị báo chí trong tác phẩm của ông, chúng ta nên nghĩ về ông rằng ông chính là nhà báo vĩ đại nhất ta chưa từng gặp. Nếu như có nhiều hơn nữa các nhà báo có tài kể chuyện như Greene đem được lại cho chúng ta những vụ nổ ngoài quảng trường, thì liệu chúng ta còn có thể tha thứ bao lâu nữa những cuộc chiến tranh chúng ta đang tiến hành? 

Với Greene, cái Ác nằm trong những chi tiết, nhưng sự cứu rỗi cũng ở đó. Sự bồi đắp dần cái chi tiết thường nhật được diễn đạt hết sức khéo léo khiến cho chúng ta cảm thấy mình người hơn, đẩy lùi những chất thống kê đi, rung chuông kéo chúng ta về với chính mình. Có bao nhiêu nhà báo đủ sức viết phóng sự - hoặc cái gì khác nữa - như vậy?

... anh ta mỉm cười rạng rỡ, dễ thương, nụ cười đầy hiệu quả, một nụ cười mỉm ngắn gọn nhà binh ... tiếng súng vang vọng đi như kim đồng hồ chạy quanh phía chân trời. "Anh dùng một chén trà nhé?". "Cám ơn, tôi đã uống ba chén rồi." Tưởng chừng như thể câu hỏi và câu đáp trong một cuốn sách dạy nói thành câu. Tôi thường được đọc về những ý nghĩ của con người khi họ sợ hãi: nghĩ về Chúa, về gia đình hoặc về một người đàn bà. Tôi cảm phục sự điềm tĩnh của họ. Còn tôi thì chẳng nghĩ ngợi gì, ngay cả cái cửa sập trên đầu mình, trong mấy giây đó, tôi ngừng tồn tại, một nỗi sợ hoàn toàn. Lên đến đầu bậc thang tôi bị cộc đầu, vì sợ nên không đếm được các bước, không nghe thấy gì, hoặc không nhìn thấy gì. Sau đó đầu tôi nhô lên khỏi mặt đất và chẳng một ai bắn vào tôi hết, và nỗi sợ tan biến dần.
 

Khi Greene mất vào năm 1991, Kingsley Amis - một con người không sinh ra để có những đánh giá rộng bụng đối với các bạn cùng trang lứa - đã viết cho nhà tiểu thuyết mấy lời cáo phó ngắn gọn, vừa đủ: "Ông sẽ được toàn cầu tưởng nhớ. Cho đến tận hôm nay, ông vẫn là nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất của chúng ta." Cách nhìn của Amis và của Greene về một nhà tiểu thuyết vĩ đại khác nhau theo quan niệm này: đó là công việc của một con người với cây bút. Một con người không kiêu căng sống trên đời này và thuộc về cuộc đời này, người đó viết cho bạn đọc chứ không viết cho các nhà phê bình và mỗi ngày viết ra vô vàn từ hệt như một nhà báo vậy. Các nhà văn Anh ngày nay lao động theo những cơn co giật cả về lượng lẫn về chất, và họ mải mê phân biệt "viết mua vui" với "viết văn chương" đến mức là cuối cùng thì họ chẳng viết gì nữa. Đây là một trong vài ba cách phân biệt Greene không bó mình vào. Phóng sự biến thành tiểu thuyết biến thành phim; từ các tư liệu riêng như cuốn nhật ký mộng mơ, ông có được vô vàn truyện ngắn. Đôi khi thậm chí ông còn mơ tưởng đến trật tự này: bữa kia giữa chừng một tiểu thuyết thì ông bí, ông đi nằm và ngủ mơ đến chuyện kia, rồi sáng hôm sau ông thức dậy với đầy đủ mọi điều cho công việc trôi chảy. "Cuốn sách ngập ngừng không chịu ra... giấc mơ đến và hình như vừa khớp."
 

Nhà văn nào thì cũng mong tưởng tượng ra một lực hút đẩy không cưỡng nổi - Greene thì không khi nào để tuột một câu chuyện, ông bị chết đuối trong mớ chuyện ấy. Ông đã nói câu nổi tiếng rằng thời thơ ấu là lúc cân bằng thu chi cho nhà tiểu thuyết, và thời thơ ấu của Greene - cảnh khốn cùng của trường công lập, những cuộc tranh giành quyền lực với người cha làm hiệu trưởng, sự cám dỗ thời thiếu niên của bà vợ chính ông thầy thuốc tâm thần của mình, những lần ve vãn với chứng điên và với Chúa - song ông không khi nào, không bao giờ mang công mắc nợ. Có vô số người kể chuyện trong nền văn học Anh, nhưng điều hiếm có ở Greene ấy là cách ông dùng một cách kiềm chế vô vàn tài liệu phong phú trong tay. Chắc chắn ta có thể hình dung rằng không một ai đủ sức dệt những sợi rắc rối của xứ Đông Dương bị chiến tranh tàn phá thành một cuốn tiểu thuyết đọc một mạch, thành một khối có chủ đề rõ rệt và thú vị hấp dẫn như cuốn Người Mỹ trầm lặng.

 

Tiểu luận này của Zadie Smith được bà dùng làm lời giới thiệu tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng xuất bản nhân dịp một trăm năm sinh Graham Greene, sẽ do nhà Vintage cho ra mắt ngày 7 tháng Mười.

© 2004 talawas

Nguồn: Báo The Guardian, thứ bảy 18 tháng Chín 2004, http://books.guardian.co.uk/review/story/0,12084,1306236,00.html