|
Gói quà thì
mình ên
“Đại lượng” đếch đụng được vô nó
“Biết ơn” cái con mẹ gì lại càng không
Cái gọi là linh hồn không làm nhiễm nó.
So
The haiku's
task is to achieve exemption from meaning within a perfectly readerly
discourse
(a contradiction denied to Western art, which can contest meaning only
by
rendering its discourse incomprehensible), so that to our eyes the
haiku is
neither eccentric nor familiar: it resembles nothing at all: readerly,
it seems
to us simple, close, known, delectable, delicate, "poetic"-in a word,
offered to a whole range of reassuring predicates; insignificant
nonetheless,
it resists us, finally loses the adjectives which a moment before we
had
bestowed upon it, and enters into that suspension of meaning which to
us is the
strangest thing of all, since it makes impossible the most ordinary
exercise of
our language, which is commentary. What are we to say of this:
Spring
breeze:
The boatman
chews his grass stem.
or this:
Full moon
And on the
matting
The shadow
of a pine tree.
or of this:
In the
fisherman's house
The smell of
dried fish
And heat.
or again
(but not finally, for the examples are countless) of this:
The winter
wind blows.
The cats'
eyes
Blink.
Such traces (the word suits the haiku,
a kind of faint gash
inscribed upon time) establish
what we have been able to call "the vision without commentary." This
vision (the word is still too Western) is in fact entirely privative;
what is
abolished is not meaning but any notion of finality: the haiku serves
none of
the purposes (though they themselves are quite gratuitous) conceded to
literature: insignificant (by a technique of meaning-arrest), how could
it
instruct, express, divert? In the same way, whereas certain Zen schools
conceive
of seated meditation as a practice intended for the obtaining of
Buddha-hood,
others reject even this (apparently essential) finality: one must
remain seated "just to remain
seated."
Is not the haiku (like the countless graphic
gestures which mark modern and social Japanese life) also written "just to write"?
What
disappears in the haiku are the two basic functions of our (age-old)
classical
writing: on the one hand, description (the boatman's grass stem, the
pine
tree's shadow, the smell of fish, the winter wind are not described,
i.e.,
embellished with significations, with moralities, committed as indices
to the
revelation of a truth or of a sentiment: meaning is denied to reality;
furthermore, reality no longer commands even the meaning of reality);
and on
the other, definition; not only is definition transferred to gesture,
if only a
graphic gesture, but it is also shunted toward a kind of
inessential-eccentric-efflorescence
of the object, as one Zen anecdote puts it nicely, in which the master
awards
the prize for definition (what is a fan?)
not even to the silent, purely gestural illustration of function (to wave the
fan), but to the invention of a chain of aberrant actions (to close the fan and
scratch one's neck with it, to reopen it, put a cookie on it and offer
it to
the master). Neither describing nor defining, the haiku (as I
shall finally
name any discontinuous feature, any event of Japanese life as it offers
itself
to my reading), the haiku diminishes to the point of pure and sole
designation. It's that, it's thus, says the haiku, it's so. Or better still: so!
it says, with a touch so instantaneous and so brief (without vibration
or
recurrence) that even the copula would seem excessive, a kind of
remorse for a
forbidden, permanently alienated definition. Here meaning is only a
flash, a
slash of light: When the light of sense
goes out, but with a flash that has revealed the invisible
world, Shakespeare wrote; but the haiku's flash
illumines, reveals nothing; it is the flash of a photograph one takes
very
carefully (in the Japanese manner) but having neglected to load the
camera with
film. Or again: haiku reproduces the designating gesture of the child
pointing
at whatever it is (the haiku shows no partiality for the subject),
merely
saying: that! with a movement so immediate
(so stripped of any mediation: that of knowledge, of nomination, or
even of
possession) that what is designated is the very inanity of any
classification
of the object: nothing special, says
the haiku, in accordance with the spirit of Zen: the event is not
namable
according to any species, its specialty short circuits: like a
decorative loop,
the haiku coils back on itself, the wake of the sign which seems to
have been
traced is erased: nothing has been acquired, the word's stone has been
cast for
nothing: neither waves nor flow of meaning.
Roland
Barthes: Empire of Signs
[Translated by Richard Howard]
Bài tuy ngắn,
nhưng thật khó dịch, và thật là tuyệt vời về Hai Cu. GCC đọc, cũng lâu
rồi, hăm
he dịch hoài, nhưng thấy căng quá. Khó, 1 phần phải biết 1 tí về ký
hiệu, theo
kiểu của Barthes, và môn "ký hiệu học" mà ông có thể được coi là một
trong những người sáng lập.
Mở ra 1 phát, là Barthes đã phán, Đông là Đông, Tây là Tây rồi. Một
bên,
thì cố
lấy hết mẹ cái nghĩa ra khỏi bản văn, một bên thì cố làm cho nó rối
tung lên, đếch
làm sao đọc được nữa, the haiku's task is to achieve exemption from
meaning
within a perfectly readerly discourse (a contradiction denied to
Western art,
which can contest meaning only by rendering its discourse
incomprehensible),
Hai Cu
Khúc tiếng
Tây, là từ bài “avant-propos” của Roger Munier, người biên tập &
chuyển qua
tiếng Tẩy những bài Hai Cu do ông tuyển chọn. Bài Hai Cu, trong yếu
tính của nó,
thì quá cả 1 bài thơ, cả theo cái nghĩa cực mạnh mà người ta đem đến
cho từ này.
So với những nghệ thuật khác ở Nhựt, như tuồng Nô, bắn cung, vẽ chữ,
tranh họa,
nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật làm vườn, tất cả đều thấm đẫm cái gọi là
Thiền.
Cái thực tập, cái/cách viết/đọc của nó thì trong chính nó, là một bài
tập tinh
thần/ linh thần. Chẳng có khiên cưỡng khi phán, cái mà Hai Cu hoàn tất
đề nghị,
là 1 kinh nghiệm đồng nhất với cái gọi là satori,
về mặc khải, đốn ngộ, [tâm hồn] sáng chưng lên.
Đế Quốc
Ký Hiệu,
tên của
Barthes phịa ra, để chỉ Đế Quốc Mặt Trời, nhưng với ông, đế quốc “của”
ký hiệu,
trong những ký hiệu của nó, có thơ Hai Cu. Bài viết về Hai Cu tuyệt
lắm, TV sẽ
đi liền, cũng 1 cách để thêm 1 tiếng nói của hải ngoại cho tuyệt tác về
thơ Hai
Cu của 1 đấng ở trong nước!
Bài Haiku sau đây, của Basho, ở trang bìa sau, của cuốn anthologie mà
chẳng thú
sao:
“Lâu lâu, mây, bèn thương
hại, ngưng một phát, cho người ngắm trăng.”
“De temps à
autre
Les nuages accordent
une pause
À ceux qui
contemplent la lune.”
Câu tiếng Mít, "phóng
bút",
từ "accorder", cho thấy, dịch
thơ khó vô cùng, và càng khó càng cần dịch
"If
Japan did not exist,
Barthes would have had to invent it - not that Japan does exist in
Empire of
Signs, for Barthes is careful to point out that he is not analyzing the
real Japan
but rather one of his own devising. In this fictive Japan, there is no
terrible
innerness as in the West, no soul, no God, no fate, no ego, no
grandeur, no
metaphysics, no 'promotional fever' and finally no meaning ... For
Barthes Japan
is a test, a challenge to think the unthinkable, a place where meaning
is
finally banished. Paradise, indeed,
for the
great student of signs."
-Edmund White
The New York Times Book
Review
Nếu
không có
Nhật Bản, thì Barthes sẽ phịa ra nó. Nhưng nước Nhật ở trong Đế Quốc Ký
Hiệu cũng
không thực, như Barthes cẩn trọng nói với chúng ta là, ông không nghiên
cứu nước
Nhật thực, mà là một nước Nhựt của riêng ông, do ông ‘chế’ ra. Trong
cái
nước Nhựt
giả tưởng này, thì không hề có cái "bên trong" khủng khiếp như là ở Tây
phương.
Không linh hồn, tâm hồn, không Thượng Đế, không số mệnh, không cái tôi,
không vinh quang, không đỉnh cao, không siêu hình,
không “cơn sốt lên lương, lên chức, vô Đảng, vô BCT” và sau cùng, không
có cái gọi
là ý nghĩa.
Với Barthes, Nhật
Bản là một thí nghiệm, một thách đố để suy nghĩ về cái không thể suy
nghĩ, một
nơi chốn mà ý nghĩa thì sau cùng bị loại trừ. Thiên đường, thực sự là
vậy, cho
một tay sinh viên lớn, về ký hiệu.
Thursday,
April 21, 2011 1:18 AM
Thưa bác Gấu:
Câu thứ tư khổ đầu bài Đẹp xưa,
nếu tôi nhớ
không nhầm, phải là:
Một trời
thu rộng mấy hàng mây nao
Vả lại, tác
giả Lửa thiêng không phải là nhà thơ
mới vào nghề, đến nỗi phải mắc lỗi lặp lại âm tiết “cao” trong câu thơ
kế tiếp
Kính
DV
Note: Bài
thơ Ðẹp Xưa, khi đánh máy,
post lên, là Gấu đã biết sai rồi. Tính để sáng coi
lại, và, kể như suốt đêm băn khoăn với vấn nạn, “không phải cây
cao, chắc chắn rồi, nhưng thế thì nó
là cái gì?”
Tới 4 giờ
sáng thì thức giấc, thấy cái mail của độc giả DV, mới ơ rơ
ka 1 tiếng, hoá ra là như vậy!
Tks
again. NQT (a)
Thơ Hai Cu
Thứ
sáu, 24/1/2014 15:15 GMT+7
Thái
Bá Tân bị phát hiện dịch sai 'Thơ Haiku Nhật Bản'
Cách
dịch sai hoặc chuyển ngữ thô vụng của Thái Bá Tân khiến rất nhiều bài
thơ của Basho, Chiyo… trong ấn phẩm dày 600 trang bị phá hỏng.
Cuốn Thơ
Haiku Nhật Bản của
dịch giả Thái Bá Tân được phát hành tháng 11/2013 (Nhà sách Đông Tây
liên kết với NXB Lao Động ấn hành, Hoàng Thanh Dung - Hồng Nga biên
tập). Sách nằm trong biên mục xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt
Nam. Với số lượng hàng nghìn bài Haiku của nhiều tác giả nổi tiếng như:
Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi, Issa... có thể nói, đây là tuyển
tập thơ Nhật Bản có khối lượng đồ sộ, dày dặn nhất từ trước đến nay.
Trong
lời nói đầu chia sẻ về cuốn sách, dịch giả Thái Bá Tân cho biết, bản
thân ông phải trải qua một thời gian khá dài mới làm quen được với thơ
Haiku - một thể thơ ngắn độc đáo, tinh tế. Hơn 30 năm ông đã tò mò tìm
hiểu về thơ cổ Nhật Bản và dịch dần các tác phẩm. "Giờ thì tôi yêu, và
kết quả của tình yêu đó là tập thơ Haiku Nhật Bản lần này", Thái Bá Tân
chia sẻ.
|
Bìa
sách "Thơ Haiku Nhật Bản".
|
Tuy
vậy, sau khi đọc những bài thơ dịch trong sách, độc giả có thể phát
hiện nhiều lỗi sai trong dịch thuật. Sau đây là một vài ví dụ điển hình
trong sách:
Ở
phần nhắc đến nữ tác giả Chiyo-Ni, một nữ thi sĩ Nhật Bản nổi tiếng về
thơ Haiku, thời kỳ Edo, sách của Thái Bá Tân in sai tên bà thành
Chivo-Ni. Chưa hết, dịch giả còn chuyển sai hoàn toàn một bài thơ nổi
tiếng của bà:
Từ
rạng sáng,
Tôi cầm chiếc xô như cầm con tin,
Xin nước
Nguyên
tác bài thơ tiếng Nhật là:
Asagao
Asagao m
Tsurube torare-te
Morai mizu
Bản
dịch tiếng Anh
The
Morning - Glory
A
morning - glory having taken
The well-bucket, I begged for water
(Trích An
Anthology of Haiku - Ancient and Modern by A.Miyamori)
Trong
bản nguyên gốc tiếng Nhật lẫn tiếng Anh đều cho thấy: từ "Asagao" hay
"morning glory" là một tên một loài hoa. Nhưng Thái Bá Tân chuyển thành
"từ rạng sáng". Đây là một cách dịch chữ sang chữ làm sai lệch hoàn
toàn nghĩa tác phẩm, theo kiểu tách rời danh từ morning glory thành
"morning" là "buổi sáng", còn "glory" là "rạng ". Thực ra, một vài
trong số các nghĩa của từ glory là vẻ huy hoàng, rực rỡ, lộng lẫy...
chứ không hẳn là "rạng" - một từ đi kèm trạng từ về thời gian như trong
tiếng Việt.
Trước
đây, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu từng chuyển ngữ bài thơ này:
Hoa
triêu nhan
Hoa triêu nhan
dây gầu vương hoa bên giếng
đành xin nước nhà bên
Cách
dịch của Nhật Chiêu chuyển được ý tứ trong bài thơ thể hiện tâm trạng
của Chiyo khi rung động trước cái đẹp. Một buổi sáng, nhà thơ Chiyo
định thả gầu xuống giếng lấy nước thì thấy đóa hoa triêu nhan vương bên
dây gầu. Nuối tiếc, trân trọng vẻ đẹp mong manh, thuần khiết của đóa
hoa ban mai, bà đành sang xin nước nhà bên. Với một ý tứ như thế thì
việc dùng từ "chiếc xô", "con tin" của Thái Bá Tân không chỉ thô vụng
mà còn cho thấy ông không hiểu ý nghĩa của bài thơ này.
Trong
một bài thơ khác của Basho, một thi sĩ và cũng là một thiền sư lỗi lạc
thời kỳ Edo, Thái Bá Tân dịch:
Im
lặng mênh mông
Càng im lặng bởi tiếng dế
Tắt dần phía đền Núi Đá
Nguyên
tác tiếng Nhật
Semi
no Koe
Shizukasa ya
Iwa ni shimi-iru
Semi no koe
Bản
tiếng Anh
Cicadas'
Voice
What stillness! The cicadas' voice
Penetrate the rocks
Trong
bài này, tác giả dịch sai con ve thành ra con dế. Vin vào thi cảnh của
tác phẩm này, từ "penetrate" trong tiếng Anh có nghĩa là "đâm thủng,
xuyên qua", nhưng lại được dịch thành "tắt dần". Basho muốn khắc họa
sức mạnh đến kinh người của tiếng đàn ve kêu trong khu núi tĩnh mịch.
Tiếng ve mạnh như thể thấu xuyên vào đá chứ không phải tắt dần đi.
Nhật
Chiêu từng dịch bài thơ này:
Tịch
liêu
Thấu xuyên núi đá
Tiếng ve kêu
Trong
một bài thơ khác của Basho, Thái Bá Tân dịch:
Cỏ
ba lá và trăng
Ngủ chung nhà
Cùng gái điếm
Nguyên
tác tiếng Nhật:
Hagi
to Tsuki
Hitotsu-ya ni
Yujo ino netari
Hagi to tsuki
Bản
tiếng Anh
Lespedeza
Flowers and the Moon
Courtezans
and I lodged in the same inn -
Lespedeza flowers and the bright moon
Bài
thơ này từng được nhà nghiên cứu Nhật Chiêu chuyển ngữ:
Quán
bên đường
Các du nữ ngủ
Trăng và đinh hương
Việc
dùng chữ "gái điếm" phá hỏng nét thanh thoát trong bài thơ đầy tính
nhân văn của Basho.
Bên
cạnh các lỗi dịch sai, rất nhiều bài thơ trong cuốn sách là thứ tiếng
Việt trúc trắc, tối nghĩa, gây khó hiểu cho người đọc, như:
Con
quạ
Ngồi trên cành cây khô
Chiều thu
Nhật
Chiêu từng dịch:
Trên
cành khô
quạ đậu
Chiều thu
Hầu
như không ai nói một con chim lại "ngồi" trên cây như cách dịch của
Thái Bá Tân.
|
Trang
14 cuốn "Thơ Haiku Nhật Bản".
|
Trong
cuốn Thơ
Haiku Nhật Bản, với những bài nếu không dịch sai thì lại đánh mất
đi vẻ tinh tế, thanh thoát, du dương của Haiku, như:
Con
ếch nhảy xuống ao tù
Tiếng nước té
Trong
khi đó, Nhật Chiêu từng nổi tiếng với bản chuyển ngữ tác phẩm của Basho:
Ao
cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao
Xem
qua tập thơ dày 600 trang, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu chia sẻ: "Thơ
Haiku không ngớ ngẩn mà thâm sâu, tinh tế về ý tứ, câu chữ. Để dịch thơ
Haiku nói riêng và thơ văn nước ngoài nói chung, người dịch không chỉ
cần am hiểu ngôn ngữ mà còn phải hiểu về văn hóa, lịch sử của đất nước
và cả bối cảnh của bài thơ, tác phẩm, tiểu sử tác giả. Ngoài ra, dịch
giả cần nắm vững ngôn ngữ mẹ đẻ của mình".
Nhật
Chiêu cho biết, khi dịch thơ, không phải bài nào ông cũng có thể dịch
sang tiếng Việt được. "Với những bài quá khó, nếu nghiền ngẫm mà vẫn
chưa hiểu, chưa cảm được, tôi thường bỏ qua hoặc không dịch. Tôi chỉ
dịch khi tôi hiểu", ông nói.
Trao
đổi với VnExpress,
dịch giả Thái Bá Tân cho biết, các bài trong cuốn “Thơ Haiku Nhật Bản”
được ông dịch từ sách tiếng Nga và một số cuốn tiếng Anh. Ông đã biết
tới bài báo chê mình dịch sai. Thái Bá Tân bày tỏ quan điểm một cách
ngắn gọn: "Tôi dịch từ nhiều cuốn sách khác nhau, vậy người ta đối
chiếu với bản nào để nói tôi sai? Người chê tìm ra một vài từ, bới móc
như thế để đánh giá, kết luận thì có được coi là hành động tử tế?".
Thoại
Hà - Đỗ Hiền
|
|