*


Feb Twilight

I stood beside a hill
Smooth with new-laid snow
A single star looked out
From the cold evening glow.

There was no other creature
That saw what I could see-
I stood and watched the evening star
As long as it watched me.

Sara Teasdale
 

Hoàng hôn tháng Hai 

Tôi đứng ở chân đồi
Phẳng phiu tuyết trắng mịn
Một ngôi sao lẻ loi
Lóng lánh cuối chiều đông 

Quạnh hiu đồi hoang vắng
Dành riêng cho mắt tôi
Ngôi sao giữa hoàng hôn
Lặng lẽ ngắm nhìn tôi 

Bà Tám dịch

Note:

Khúc đầu, GCC diễn ý bằng văn xuôi

Tôi đứng bên đồi
Tuyết mới xuống, trải một vùng thật mịn
Một ngôi sao độc 1 ngôi sao
Từ cái vùng ánh sáng ấm áp của buổi chiều lạnh
Nhìn ra

Cái từ "beside" không có nghĩa chân đồi. Khi dịch như thế là bó hẹp không gian lại, và làm hỏng cái rộng lớn của cả 1 miền đất tuyết mới xuống, trắng mịn một mầu, và còn làm hỏng luôn, cái thế đối đầu giữa ta và ngôi sao, hai cái đơn độc đối đầu nhau, trong 1 buổi chiều lạnh - the cold evening - mặt trời chỉ còn là 1 khối ánh sáng ấm – glow.

Bạn đọc hai câu dưới đây, của GCC, cũng tả cảnh 1 buổi như thế đó, ở cạnh biển, thay vì 1 miền tuyết mịn, bên 1 ngọn đồi.

*

Biển

 

Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga
Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này 

Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời 

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...

Nói thì biểu là tự khoe, nhưng bài thơ này quả là thần sầu, và đã từng được thi sĩ Ngu Yên để mắt tới, đọc nó lên, trong 1 chương trình do ông phụ trách trên Gió O. GCC nhớ là, khi nghe nó, thấy được quá, vì là chương trình thơ nhạc, kèm với bài nhạc phổ thơ của PD, “Kiếp Nào Có Yêu Nhau”, hình như vậy.

Nhưng ghê gớm nữa, cả hai bài thơ này, của thời hiện đại, cùng chiếu về 1 bài thơ thần sầu của thời cổ điển….

Bài thơ Biển của Gấu được hơn 1 độc giả cực mê. Người đầu tiên đọc nó, là cô bạn, khi còn là bản nháp. Rồi tới 1 anh bạn cùng ở trại tị nạn, ở Úc. Nhạc sĩ Nguyễn Phước, đã mất. Anh đọc, đi 1 cái thư - hồi đó chưa có email – phán, lừng lững 1 trời cái con mẹ gì đó, hà, hà!

“Hào khí ngất trời”, chữ của Nguyễn Phước


Dạ Vũ Ký Bắc 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời. 

Một lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên, anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ nữa, cũng vẫn được, anh ạ! 

Bài thơ cổ điển, mà hai bài thơ hiện đại, một của GCC, và một của Sara Teasdale, qui chiếu về, làm thành thế chân vạc, là bài thơ: 

Đăng Lạc-Du Nguyên

Hướng vãn ý bất thích,
Khu xa đăng cổ nguyên.
Tịch dương vô hạn hảo,
Chỉ thị cận hoàng hôn.
Lý Thương Ẩn 

Lên Lạc-Du nguyên

Chiều tối lòng buồn bã,
Rong xe lên cổ phần.
Nắng chiều đẹp vô hạn,
Chỉ tiếc sắp hoàng hôn.

Trần Trọng San dịch 

Lạc-Du nguyên: Tên một khu du lãm nổi tiếng tại Trường An 

Bản dịch qua tiếng Anh, của Witter Bynner, bài Đăng Lạc-Du nguyên của Lý Thương Ẩn. 

The Lo-Yu Tombs

With twilight shadows in my heart
I have driven up among the Lo-Yu Tombs
To see the sun, for all his glory
Buried by the coming night
 

“Buried by the coming night”, dịch lại qua tiếng Việt, chẳng là:
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả? 

Tuyệt cú mèo. Cứ y hệt như Hai Lúa khi làm, sáng tác...  bài thơ Biển của mình, là... dịch nó từ tiếng Anh qua!

There was no other creature
That saw what I could see-
I stood and watched the evening star
As long as it watched me.

Quạnh hiu đồi hoang vắng
Dành riêng cho mắt tôi
Ngôi sao giữa hoàng hôn
Lặng lẽ ngắm nhìn tôi

GCC trực dịch:

Chẳng có sinh vật nào khác
Nhìn thấy điều tôi có thể nhìn – Tôi đứng và nhìn ngôi sao
Chừng nào nó nhìn tôi

Theo GCC, đây là 1 cuộc “duel” giữa hai sinh vật, ngôi sao và tôi, thì cứ nói đại như vậy. Thành ra “chẳng có 1 sinh vật nào khác”, ý của nó cực mạnh, so với câu tiếng Việt, “quạnh hiu đồi hoang vắng”.

Trên TV, hình như Milosz có giới thiệu 1 bài thơ, có cái ý tương tự, giữa 1 con người và 1 trái núi.
Cũng lặng lẽ ngó nhau, sau chỉ còn một, bạn có thể nghĩ, chỉ còn có…  Gấu cũng được, mà chỉ còn Núi, cũng được!

Hà, hà!

Khi chọn bài thơ này, người dịch cũng đã cảm ra nó ra làm sao rồi, nhưng, như có lần "thú nhận", chỉ muốn làm nhà văn "hạng xoàng", không dám đẩy mình tới cõi cùng kiệt, chính vì thế mà bản dịch không đúng như nó phải là, theo GCC.

How?

NQT

LI PO

701-762

Perhaps in this Chinese poem there is something similar to the poem by Rumi.
Motionless sitting and meditating on a landscape leads to the disappearance of our
separate existence, so we become the mountain we contemplate.

Czeslaw Milosz

Có lẽ trong bài thơ Tẫy này có gì giống thơ Rumi.
Ngồi bất động và suy tư về phong cảnh dẫn chúng ta tới mất tiêu cái xác thân của mình và trở thành ngọn núi mà chúng ta chiêm ngưỡng.

THE BIRDS HAVE VANISHED

The birds have vanished into the sky,
and now the last cloud drains away.
We sit together, the mountain and me,
until only the mountain remains.

Đàn chim biến mất

Đàn chim biến mất vào bầu trời
Và bây giờ cụm mây chót cũng đi luôn
Chúng tôi cùng ngồi, núi và tôi
Cho tới khi chỉ hòn núi còn.

Translated from the Chinese by Sam Hamill


February 23, 2014 by Ai Trần

Hoàng hôn tháng Hai

February Twilight

 

I stood beside a hill
Smooth with new-laid snow
A single star looked out
From the cold evening glow. 

There was no other creature
That saw what I could see-
I stood and watched the evening star
As long as it watched me.

Sara Teasdale
 

Hoàng hôn tháng Hai 

Tôi đứng ở chân đồi
Phẳng phiu tuyết trắng mịn
Một ngôi sao lẻ loi
Lóng lánh cuối chiều đông 

Quạnh hiu đồi hoang vắng
Dành riêng cho mắt tôi
Ngôi sao giữa hoàng hôn
Lặng lẽ ngắm nhìn tôi 

Bà Tám dịch

Note:

Khúc đầu, GCC diễn ý của của nó, bằng văn xuôi:

Tôi đứng bên đồi
Tuyết mới xuống, trải một vùng thật mịn
Một ngôi sao độc 1 ngôi sao
Từ cái vùng ánh sáng ấm áp của buổi chiều lạnh
Nhìn ra

Cái từ "beside" không có nghĩa chân đồi. Khi dịch như thế là bó hẹp không gian lại, và làm hỏng cái rộng lớn của cả 1 miền đất tuyết mới xuống, trắng mịn một mầu, và còn làm hỏng luôn, cái thế đối đầu giữa ta và ngôi sao, hai cái đơn độc đối đầu nhau, trong 1 buổi chiều lạnh - the cold evening - mặt trời chỉ còn là 1 khối ánh sáng ấm – glow.

Bạn đọc hai câu dưới đây, của GCC, cũng tả cảnh 1 buổi như thế đó, ở cạnh biển, thay vì 1 miền tuyết mịn, bên 1 ngọn đồi

*

Biển

 

 Buổi chiều đứng trên bãi Wasaga

Nhìn hồ Georgian
Cứ nghĩ thềm bên kia là quê nhà.

 Sóng đẩy biển lên cao, khi xuống kéo theo mặt trời
Không gian bỗng đỏ rực rồi đêm tối trùm lên tất cả

Cát ở đây được con người chở từ đâu tới
Còn ta bị quê hương ruồng bỏ nên phải đứng ở chốn này 

Số phận còn thua hạt cát. 

Hàng cây trong công viên bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao như muốn trút hết nỗi buồn lên trời 

Chỉ còn ta cô đơn lẫn vào đêm
Như con hải âu già
Giấu chút tình sầu
Vào lời thì thầm của biển...