*


RESIGNATION

I like trees because they seem more resigned
to the way they have to live than other things do.
— Willa Cather

Here the oak and silver-breasted birches
Stand in their sweet familiarity
While underground, as in a black mirror,
They have concealed their tangled grievances,
Identical to the branching calm above
But there ensnared, each with the others' hold
On what gives-life to which is brutal enough.
Still, in the air, none tries to keep company
Or change its fortune. They seem to lean
On the light, unconcerned with what the world
Makes of their decencies, and will not show
A jealous purchase on their length of days.
To never having been loved as they wanted
Or deserved, to anyone's sudden infatuation
Gouged into their sides, to all they are forced
To shelter and to hide, they have resigned themselves.

—J. D. McClatchy

AN PHẬN

Tôi thích cây cối bởi vì chúng trông có vẻ an phận với đời hơn hết thảy những loài khác .
Willa Cather

Này là cây sồi và những cây bạch dương
Lúc nào trông cũng đứng an lành
Trong khi đó, như thể soi qua một tấm kính đen,
Dưới lòng đất thì chúng giấu đi những nỗi oán than đang quặn thắt
Giống hệt những cành vươn ra êm ả ở trên không
Nhưng dưới kia, bị cầm kẹp, chúng nương nhau mà bám lấy những gì được trao cho – đời như thế cũng đã đủ tàn bạo rồi
Vậy mà, trên không kia, chẳng cành nào chịu tìm cách thích cánh cùng nhau
Hoặc tìm cách thay đổi vận mệnh mình . Chúng dường như chỉ
ỷ vào ánh sáng, chẳng hề quan tâm xem thế giới
đang làm gì với những thứ lịch lãm của chúng, và cũng sẽ không tỏ ra tranh tìm gì cho đời sống của mình
Đối với việc chưa bao giờ được yêu mến  như chúng mong muốn,
hay xứng đáng, đối với những mê đắm bất ngờ của ai đó đang đục khoét sườn mình
Đối với tất cả những ai bắt chúng phải che chở hay giấu giếm ,
Chúng đều nhận tất .

J. D. McClatchy

K dịch

Tks. NQT

*

Kẻ biến mất

Lúc này trời ấm áp, ngồi ở cổng, vào lúc đêm
Một người nào đó chợt nhớ tới một người hàng xóm
Chuyện xẩy ra cũng đã hơn ba mươi năm rồi
Sau bữa ăn chiều, bà làm cú tản bộ
Và chẳng bao giờ trở về nhà nữa
Với ông chồng và mấy đứa nhỏ.

Chẳng ai lúc này còn nhớ nhiều về bà
Ngoại trừ, như thế nào, bà nở nụ cười, và nét mặt trở nên suy tư
Bất thình lình, và chẳng hiểu tại sao, khi được hỏi
Như thể bà đã ôm trong lòng một điều gì bí mật
Hoặc, cực đau lòng, khi chẳng thể nào có một.

Charles Simic
The New Yorker April 7, 2014

LEAVES

khô vì đợi chờ,
Cũng như hồn mình quá âm u

Nhại lời nhạc TCS

Lovers who take pleasure
In the company of trees,
Who seek diversion after many kisses
In each other's arms,
Watching the leaves,

The way they quiver
At the slightest breath of wind,
The way they thrill,
And shudder almost individually;
One of them beginning to shake
While the others are still quiet,
Unaccountably; unreasonably-

What am I saying?
One leaf in a million more fearful,
More happy;
Than all the others?

On this oak tree casting
Such deep shade,
And my lids closing sleepily
With that one leaf twittering
Now darkly; now luminously.


Những cặp tình nhân
Thích có cây cối cùng với họ
Tìm sự giải trí sau nhiều cái hôn
Tay trong tay,
Họ ngắm lá.

Cái cách lá run lên
Trước một tí gió
Cách lá rên lên
Rất ư là mình ên;
Một cánh lá bắt đầu lay động
Trong khi những lá khác vẫn im lặng,
Không tính đếm, không tra hỏi -

Tôi đang tính nói gì nhỉ?
Một cánh lá, thì hàng triệu lần
sợ hãi,
hạnh phúc
hơn những lá khác?

Trong khi cây sồi này
Tỏa bóng dầy đến như thế đấy
Thì đôi mi tôi bắt đầu khép lại
Trong giấc mơ đầy
Với một cánh lá
B
ồn chồn
Lúc thì âm u
Lúc thì tỏa sáng



Haiku

A woman is gathering
the ashes of someone she loves
a violet flowering close to her
Một người đàn bà thu gom tro than của một người thân thương của bà
Một bông hoa nở tím, ngay kế bên bà.

Collected Haiku of Yosa Buson

Translated by W.S. Merwin & Takako Lento

Note: Bài thơ haiku, trên, làm GCC nhớ tới bài thơ của Thích Nhất Hạnh, rất nổi tiếng, trong thời chiến tranh Mít, và hình như đã từng được PD phổ nhạc, dưới đây.
Lạ, là khi đặt hai bài thơ song song, thì 1 hình ảnh mới, bật ra, với GCC, và nó lại làm GCC nhớ đến cái lần, thằng em trai, vô nhà bảo sanh thăm thằng con trai lớn của Gấu, mới sinh, rồi đi luôn:
Liệu cái bông hoa màu tính, vớ tro than của người thân mà vị phu nhân thu gom, là một?

Peace

They woke me this morning
To tell me my brother had been killed in battle.
Yet in the garden, uncurling moist petals,
A new rose blooms on the bush.
And I am alive, can still breathe the fragrance of roses and
    dung.
Eat, pray, and sleep.
But when can I break my long silence?
When can I speak the unuttered words that are choking me?

                                                                         -Nhat Hanh

Hòa Bường

Người ta đánh thức tôi
Để báo tin thằng em tôi tử trận
Ngoài vườn, một bông hoa mới nở....



The Absentee Landlord

Surely, he could make it easier
When it comes to inquiries
As to his whereabouts.
Rein in our foolish speculations,
Silence our voices raised in anger,

And not leave us alone
With that curious feeling
We sometimes have
Of there being a higher purpose
To our residing here
Where nothing works
And everything needs fixing.

The least he could do is put up a sign:
AWAY ON BUSINESS
So we could see it,
In the graveyard where he collects the rent
Or in the night sky
Where we address our complaints to him.

Charles Simic

Người chủ đất vắng mặt

Hẳn là như thế rồi, thằng chả có thể làm cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn
Ấy là về những dò hỏi của chúng tôi
Về thẳng chả hồi này làm cái chó gì,
Lang bạt đâu đâu.
Nè, tụi mi đừng có đoán bậy đoán bạ
Làm chúng tôi câm họng trước khi lớn giọng giận dữ

Và chẳng để cho chúng tôi yên thân
Với cái ý nghĩ kỳ cục
Đôi khi đến với chúng tôi
Chẳng hạn như là
Có một cái mục đích chi đó, cao cả hơn chăng
Mắc mớ đến chuyện chúng tôi ở đây - ở chốn hạ giới khốn nạn này –
Một khi mà chẳng có cái gì ra cái gì,
Hay chẳng có chi hoạt động
Và mọi thứ thì đều cần phải sửa chữa.

Ít nhất, thằng chả cũng có thể dựng 1 tấm biển:
Tớ Vắng Mặt [khi Lò Thiêu, Lò Cải Tạo xẩy ra]
Để cho chúng tôi nhìn thấy
Ở bãi tha ma
Nơi thằng chả tới thu tiền trọ, tiền đất.
Hay là, ở ngay trên bầu trời, về ban đêm
Nơi chúng tôi gửi tới cho thằng chả
Những lời cằn nhằn.
 

Alberto Blanco
Spanish
born 1951

THE PARAKEETS

They talk all day
and when it starts to get dark
they lower their voices
to converse with their own shadows
and with the silence.

They are like everybody
- the parakeets-
all day chatter,
and at night bad dreams.

With their gold rings
on their clever faces,
brilliant feathers
and the heart restless
with speech ...

They are like everybody
-the parakeets-
the ones that talk best
have separate cages.

1995

W.S. Merwin: Translations

 

Những Con Vẹt

Chúng lèm bèm suốt ngày
Xẩm tối
Chúng hạ thấp giọng
Để lầm bầm với những chiếc bóng của chính chúng
Và với im lặng

Chúng giống như mọi người
-Những con vẹt –
Suốt ngày chát chiếc
Và đêm, những giấc mơ xấu

Với những chiếc nhẫn vàng
Trên khuôn mặt thông minh
Lông sáng ngời
Và trái tim không ngừng nghỉ
Với diễn văn…
Chúng như mọi người
-Những con vẹt –
Những con hót bảnh nhất
Có chuồng riêng.

           

June 1968

In the golden afternoon, or in
a serenity the gold of afternoon
might symbolize,
a man arranges books
on waiting shelves
and feels the parchment, the leather, the cloth,
and the pleasure bestowed
by looking forward to a habit
and establishing an order.
Here Stevenson and Andrew Lang, the other Scot,
will magically resume
their slow discussion
which seas and death cut short,
and surely Reyes will not be displeased
by the closeness of Virgil.
(In a modest, silent way,
by ranging books on shelves
we ply the critic's art.)
The man is blind, and knows
he won't be able to decode
the handsome volumes he is handling,
and that they will never help him write
the book that will justify his life in others' eyes;
but in the afternoon that might be gold
he smiles at his curious fate
and feels that peculiar happiness
which comes from loved old things.

                                                    -H.R.

J.L. Borges

Tháng Sáu 1968

Vào một buổi chiều vàng,
hay trong sự lặng lẽ mà biểu tượng của nó
có thể là một buổi chiều vàng,
một người đàn ông xếp sách của anh ta
lên kệ,
cảm thấy mùi giấy, da thuộc, vải bìa
và sự hài lòng
do thói quen, và sự gọn gàng, ngăn nắp.
Stevenson và ông bạn Scotsman kia, Andrew Lang,
bằng con đường huyền ảo, sẽ tiếp tục câu chuyện dang dở,
bởi những đại dương, và cái chết,
và Alfonso Reyes sẽ hài lòng được chia sẻ một khoảng không gần kề với Virgil.
(Sắp xếp thư viện là làm nghệ thuật phê bình,
theo đường lối thầm lặng và khiêm tốn).
Người đàn ông, vốn mù,
biết ông ta chẳng còn đọc được
những cuốn sách mà ông ta đang xếp,
chúng cũng chẳng giúp ông viết cuốn sách,
cuối cùng có thể biện minh ông ta,
nhưng vào buổi chiều có lẽ vàng,
ông ta mỉm cười với số mệnh kỳ lạ của mình
và cảm thấy một hạnh phúc đặc biệt,
đến từ những điều mà chúng ta quen biết và yêu thương.

Note: Bài thơ này, và bài viết "Nói về thơ" của Borges, Gấu dịch từ những ngày đầu ra hải ngoại, thời gian viết cho VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan.
Nay post lại, và nếu có thể, sẽ "hiệu đính" sau.

A Buddhist Poet in Vietnam

Originally published June 9, 1966

Note: Như thế, bài thơ của Borges, những bài thơ của TNH, và cái truyện ngắn của GCC, được viết trong cùng thời kỳ có cú Mậu Thân.
Lần đầu đăng trên báo Văn, nó có cái tên là Kiếp Khác

 Cõi Khác 

Những đêm trực ở Đài, hoặc ngủ ngay sau khi đọc vớ vẩn một mẩu báo, một trang tiểu thuyết, nghe lơ đãng một điệu nhạc, một giọng hát, chập chờn theo khói thuốc rồi ngủ lúc nào không hay. Có khi ngủ luôn tới sáng. Đó là những đêm thành phố may mắn không bị pháo kích, tình hình chiến sự tương đối yên tĩnh. Nhưng hầu như đêm nào cũng bị dựng dậy. Khi thì nhân viên viễn ký hai hãng AP, UPI yêu cầu chỉnh lại tín hiệu. Hoặc đồng nghiệp trực Đài phát tín Phú Thọ nhắc đến giờ thay đổi tần số liên lạc. Có khi một đồng nghiệp Phi Luật Tân ở mãi Manila réo chuông máy viễn ký liên hồi, chỉ để hỏi thăm thời tiết Sài-gòn, tình trạng vợ con gia đình, hay nhờ dịch giùm một message bằng tiếng Pháp của hãng SITA than phiền nhân viên RCA Manila làm ăn cẩu thả. Một lần ngủ quá say dù đã cẩn thận để điện thoại ngay kế bên, và chỉ giật mình thức giấc khi nghe tiếng đập cửa ầm ầm: Anh chàng Mẽo trưởng phòng tin tức AP và nhân viên viễn ký, cũng đồng nghiệp Bưu Điện làm ngoài giờ cho hãng thông tấn ngoại quốc, một đỏ gay tức giận, một lắc đầu ái ngại, hình như vào lúc đó hai ông Thiệu Kỳ đang gặp tổng thống Johnson tại đảo Midway. Hôm sau bị ông Tổng Giám Đốc, cũng may còn là thầy dậy cũ khi học trường Quốc Gia Bưu Điện, gọi lên văn phòng giũa cho một trận. Bị nặng nhất là trong Mậu Thân đợt hai. Khoảng gần nửa đêm, UPI vớ được hình đặc biệt, bằng mọi giá phải chuyển ngay đi Tokyo: Chừng trên dưới một chục ký giả, phóng viên ngoại quốc, ngồi xe díp lùn có gắn bảng báo chí, Press, ở kính trước, không may bị Việt Cộng tóm được tại khu chợ Thiếc. Sau cùng là thảm sát. Người gục chết trên vô lăng, kẻ vắt nửa khúc đầu trên sàn xe, nửa khúc đuôi trên mặt lộ. Sau này, khi cuộc chiến nghiêng về phía Miền Bắc, dư luận thế giới hình như chỉ còn nhớ cảnh tướng Loan xử bắn tù binh ngay trên đường phố. Hôm sau, Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh AP, thay vì gọi điện thoại than phiền với Trưởng Đài Vô Tuyến Điện Thoại, anh viết văn thư tố cáo gã chuyên viên trẻ, Jeune Technicien, nhân viên Bưu Điện làm cho UPI, đã gửi hình trong giờ giới nghiêm. Sau cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa, vì ngay những ngày đầu biến cố Mậu Thân, khi hai bên đang tranh giành từng viên gạch, hoặc đánh cuộc xem tao Dù hay mày Biệt Động Thành, ai chết trước tại Đài Phát Thanh Sài-gòn ngay kế bên, khi đám quân cảnh Mỹ đang vật lộn tay đôi với Việt Cộng tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cách đó cũng không xa, gã chuyên viên trẻ do nhà ở cạnh Đài, lại đúng đêm trực nên đã một mình "tử thủ", sau thêm tay phóng viên AP được đám lính Dù, lính chiến xa mở vòng kẽm gai cho vào bên trong phòng tuyến. Gã chuyên viên trẻ đã chuyển hình cho AP, giùm ông bạn già trước cũng nhân viên Bưu Điện nhưng bị An Ninh Quân Đội cho đi nằm ấp một thời gian dài, khi được thả bị Bưu Điện cho về hưu non, do có kẻ tố cáo ông là Việt Cộng nằm vùng ngay từ hồi còn ông Diệm. Sự thực ông bị một đồng nghiệp mưu hại chỉ vì nhất định không vào đảng Cần Lao hay tham gia phong trào Cách Mạng Quốc Gia. Những ngày đầu tháng Tư, AP đề nghị cho cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông từ chối.


*

A Joseph Brodsky poem from 1964 (three translations) (1)

In Villages God Does Not Live

by Joseph Brodsky

In villages God does not live only in icon corners as the scoffers claim, but plainly everywhere. He sanctifies each roof and pan, divides each double door. In villages God acts abundantly– cooks lentils in iron pots on Saturdays, dances a lazy jig in flickering flame, and winks at me, witness to all of this. He plants a hedge, and gives away a bride (the groom’s a forester), and, for a joke, he makes it certain that the game warden will never hit the duck he’s shooting at. The chance to know and witness all of this, amidst the whistling of the autumn mist, is, I would say, the only touch of bliss that’s open to the village atheist.

1964 From “Selected Poems” (Harper & Row, 1973), translated from the Russian by George L. Kline.

In Villages God Does Not Live in Corners

God does not only live in the corners of the ceiling,
as many scoffers like to say,
but everywhere. He sanctifies roofs and plates,
bowls and cooking pans,
and honestly divides every double door
into halves.
In the village,
God is found in great overabundance.
On Saturday, he cooks lentils in the
big iron pot. He dances sleepily over the fire
and waves at me, as to a witness.
He sets up the fences and gives the
son of the forest warden a nice young
woman for a wife.
And for sure playful fun he lets the
game warden miss the duck he tries to
shoot about one thousand times.
The openness to recognize all these things,
by listening to the sounds of the heart,
is by the way,
the only grace,
which is open to the
atheist in the village.

–Joseph Brodsky, Collected Poems in English

IN VILLAGES GOD DOES NOT LIVE IN CORNERS

In villages God does not live in corners
as skeptics think. He’s everywhere.
He blesses the roof, he blesses the dishes,
he holds his half of the double doors.
He’s plentiful. In the iron pot there.
Cooking the lentils on Saturday.
He sleepily jigs and bops in the fire,
he winks at me, his witness. He
assembeles a fence, he marries some sweetheart
off to the woodsman. Then for a joke
he makes the warden’s every potshot
fall just short of a passing duck.
The chance to watch all this up close,
while autumn’s whistling in the mist,
is the only blessed gift there is
in villages, for the atheist.

— Joseph Brodsky

(1940-1996)
(Translated from the Russian, by Glyn Maxwell and Catherine Ciepiela.)

Note GCC đọc bài thơ trên, trong số báo The New Yorker, Feb 25, 2013. Bản dịch của Glyn Maxwell và Catherine Ciepiela. Tò mò, gõ Google, ra thêm 1 số bản dịch khác nữa.

In Villages God Does Not Live in Corners

By Joseph Brodsky (1940-1996)

Số báo này, còn bài thơ sau đây, chỉ có đúng 1 câu, tả đúng cái tình trạng của GCC bữa đó đó, hà, hà!
H/A viết, Cali chẳng có gì lạ, Noel năm nay, ngoài tí flu vương vất trong gió.
Christmas and New Year in California is always with flu in the air, so don't feel miss it.

Thành ra đừng tiếc, đã lỡ hẹn!
I'm sorry. Please take care. GNV

*

Bài thơ [câu thơ đúng hơn] ly kỳ ở cái cụm từ "Tôi không thể không", I cannot not...

ADVICE

Someone dancing inside us
learned only a few steps:
the "Do-Your-Work" in 4/4 time,
the "What-Do-You-Expect" waltz.
He hasn't noticed yet the woman
standing away from the lamp,
the one with black eyes
who knows the rhumba,
and strange steps in jumpy rhythms
from the mountains in Bulgaria.
If they dance together,
something unexpected will happen.
If they don't, the next world
will be a lot like this one.

                            BILL HOLM

The Rag and the Bone Shop of the Heart: A Poetry Anthology
[Ed by Robert Bly, James Hillman and Michael Meade]

Khuyến cáo

Một người nào đó bên trong chúng ta
Chỉ biết lèo tèo vài đường “nhót”
Boléro thì như đạp xế đạp,
“Son mì son” thì như “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”
Thẳng chả không để ý đến một em
Đứng xa xa ngọn đèn
Người phụ nữ với đôi mắt đen
Dáng thấp - nhớ đại khái - hà, hà -
Rất rành Rumba
Với những bước đi hoang dại của dân miền núi Bún Gà Ri
Nếu hai đứa mà cùng khiêu vũ
Ui chao sẽ là một phép lạ
Nếu không, thế giới tiếp theo, sẽ tới
Sẽ “vũ như cẩn”.

  Thơ Mỗi Ngày 

BRANKO MILJKOVIC
[1934-1960]

As a child in Nis, Milkjovic witnessed two massacres during the war. He studied literature and philosophy at the university, translated French symbolist poetry and Russian poetry, and started publishing early. In 1960 he moved to Zagreb, where he hung himself in February 1961, a week after writing a letter to a periodical renouncing all his poetry. Since his death, his brief life has become as legendary as Sylvia Plath's.

Khi còn là 1 đứa bé, M. chứng kiến hai cú tàn sát trong cuộc chiến. Ông học văn chương và triết học ở đại học, dịch thơ tượng trưng (symbolic) Pháp và Nga, và khởi sự in thơ sớm. Năm 1960, ông dời đi Zagreb, và tự treo cổ ở đó, vào Tháng Hai 1961, sau khi gửi thư cho 1 tờ báo, từ bỏ mọi bài thơ của mình. Kể từ khi ông chết, cuộc đời ngắn ngủi của ông trở thành 1 huyền thoại chẳng khác gì của Sylvia Plath

Sea without Poets

You wait for a right moment
To attune yourself to words
But there is no such poet
Nor a word fully free
O bitter and blind sea
In love with shipwreck

Biển đếch có thi sĩ

Mi đợi đúng lúc
Bèn thả hồn theo những con chữ
Nhưng làm chó gì có thi sĩ như thế
Làm gì có từ nào hoàn toàn thảnh thơi
Ôi biển đắng cay, ôi biển mù lòa
Tương tư tầu đắm


Ljubomir Simovic

1935-

Simonic sinh tại Uzice, học văn và triết tại Ðại học Belgrade. Thành công cả về viết kịch và làm thơ. Kể từ khi cuốn sách đầu tay, Slavic Elegies, xb năm 1958, ông có thêm một số tuyển tập và 1 cuốn thơ tuyển.


Breakfast 

Didn't I say last night it will snow? 

What else would there be but snow?
I no longer wait for the rustle of wings,
Or some dove to make my heart leap
And shine its light on me.

Snow has hatched in every den and lair
Putting out every fire
The snow: our key and lock.
I woke in my bed as if in another world,
As if in a drift of snow.
The  three hills were all white. 

I put on my cold boots, made a fire,
Cut three rashers of bacon into the skillet
By the window where it's starting to snow again.
The bacon sizzles. I break an egg.
In the room the shadows of jackdaws fly to and fro.
I rejoice because of the egg.

Ljubomir Simovic

The Horse Has Six Legs

An anthology of Serban Poetry, ed by Charles Simic

Ðóng đinh Chúa

Chúa Giê Su bị đóng đinh trên cây thập tự vàng
Mưa lạnh dội xuống, rửa sạch Người
Nguời vươn rộng tay
Như chơi đàn accordion. 

Người nghiêng tai xuống gần nhạc cụ
Như để nghe rõ thêm tiếng đàn
Không để ý đến anh hàn nồi đi qua,
Lạnh và đói,
Chôm mẹ cây đàn. 

Chúng bỏ rơi Người, lũ người ngạo mạn
Lũ ham vui, đám nhảy nhót
Chỉ có chim sẻ, dế, và những bông tuyết
Vẫn khiêu vũ quanh Người. 

Cây thập tự thì ở ngã tư,
Khi đường làng gặp đường tỉnh
Nếu bạn nghe âm nhạc
Hãy ngưng lại, và lắng nghe
Thực đấy, bạn có thể nghe âm nhạc!


A Buddhist Poet in Vietnam
NOVEMBER 21[1999]

Thanksgiving: Daniel Halpern


*

Thơ Mỗi Ngày

Ljubomir Simovic

1935-

Curses

1

May the wind extinguish everything for you
except the candle on your grave.

May you not run away from the ax,
or the cannon.

May you not have fish in Fishville,
a bull in Bullsville,
nor a single sheep in Sheepsville.

May you be afraid to meet your brother
without a knife.

May you move from your house to the cemetery.

May you find neither a root nor a leaf.

May you stir with a right hand
the soup made with the left hand.

2

May you buy a hat
and have nothing to put it on.

May your wife knead dust,
rain's bread dough.

May your hair give you the slip,
your flesh too.

May you raise in vain your chin
above the flood.

May you breathe only as much
as your suffering requires.

3

May a man in armor await you
wherever you go.

May he ride into your wheat,
into your bed,
into your church.

May your kin rise against you.

All hounds on your trail!
All evils on what you hold dear!

May evil not touch you
until you raise your knife.

4

If in a stranger's eye
you didn't put the sun out.

If in the hour of the wolf
you didn't call out like a wolf.

May sun shine for you out of the wind,
out of your brother,
and a fish in the brook,
the oak tree, the unexpected guest.

With wheat up to your waist
and clear sky spreading,
with your arm around your wife
may you watch the back
of the flood

.*


 
Yosa Buson
Japanese
1716-1783

UPON MARYUNA'S REQUEST FOR A VERSE
TO GO ON HIS PAINTING OF A BLACK DOG
[Bạn cần 1 câu thơ cho 1 bức họa 1 con chó đen]

His bark comes
out of the darkness inside him
deep in the autumn night

Tiếng sủa từ khối đen trong nó
Vọng ra
Ở cõi tít mù của đêm thu

            It is autumn in me
            but tomorrow will come
            and I will miss tonight

            Thu chìm trong Gấu
            Nhưng ngày mai sẽ tới
            Và Gấu sẽ nhớ đêm nay

Is it a winter shower
or a mouse running
over the koto strings

Đậu bằng quá giá vũ như ti
Hay chỉ là con chuột dạo chơi trên mấy sợi dây đờn?

BASHO'S TOMB AT KONPUKU-JI TEMPLE
Thăm mộ Basho

I will die too
let me be a dry grass flower
here by the monument

Tớ sẽ chết
Hãy cho tớ là bông hoa cỏ khô
Bên nấm mồ

            In the wild winter wind
            the voice of the water is torn
            falling across the rocks

            Gió Đông hung bạo,
            Tiếng nước bị xé giữa những tảng đá mới dữ dằn làm sao

I bury the charcoal embers
in the ashes
my hut is covered with snow

            I wear this hood
            rather than look as though
            I belonged to the drifting world

Silence
of an oak grove
the moon high in the trees

            A mouse peeps out
            eyeing the freezing oil
            of my lamp

Whenever I go to bed
with my socks on
I have bad dreams

PUTTING ON MY STRAW HAT AND
SANDALS FOR A JOURNEY

Since Basho went
not a single year
has lived up to its promise

Kể từ Basho đi xa,
Không có năm nào vươn tới chỉ,
Như nó hứa hẹn với ông!

1990-2010, haiku
translated with Takaka Lento

W.S. Merwin



Thơ Mỗi Ngày

THE YOUNG NIGHT

And now the lustral waters of night absolve me
from the many colors and the many forms.
In the garden, birds and stars exalt
the longed-for return of the ancient norms
of sleep and shadow. Darkness is sealing
the mirrors which copy the fiction of things.
Goethe said it best: everything near becomes far.
Those four words capture the entire twilight.
In the garden, roses cease to be roses;
they wish to be the Rose.
                                        -C.M.

J.L. Borges: Poems of the Night

Note:

p. 137. The Young Night: Borges discussed the line by Goethe quoted in the poem: "Alles Nahe werde fern, everything near becomes far. Goethe was referring to the evening twilight. Everything near becomes far. It is true. At nightfall, the closest to us seems to move away from our eyes. So the visible world has moved away from my eyes, perhaps forever. Goethe could be referring not only to twilight but to life. All things go off, leaving us. Old age is probably the supreme solitude-except that the supreme solitude is death. And 'everything near becomes far' also refers to the slow process of blindness which is not a complete misfortune. It is one more instrument among the many-all of them strange- that fate or chance provide," "Blindness," Selected Non-Fictions (edited by Eliot Weinberger), New York, Penguin, 1999, p. 483.

Đêm trẻ

Và bây giờ nước thanh tẩy của đêm
Xóa cho tôi rất nhiều màu sắc và hình thể.
Trong vườn, chim và sao tán tụng sự trở về hằng mong mỏi
Những tiêu chuẩn xa xưa về ngủ và bóng
Đêm đen sẽ đóng khằn những tấm gương
Chúng lập lại giả tưởng của sự vật
Về cú này, Goethe phán bảnh nhất, mọi vật gần thì bèn xa,
[Cái "gì gì", ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới ?]
Chỉ mấy từ tóm trọn chạng vạng
Trong vườn những bông hồng ngưng là những bông hồng
Chúng trở thành BHD.

Li Po
Chinese
701-762 

QUIET NIGHT THOUGHTS

I wake and my bed is gleaming with moonlight
Frozen into the dazzling whiteness I look up
To the moon herself
And lie thinking of home
                -1966
W.S. Merwin

Tĩnh Dạ Tứ 

Sàng tiền khán nguyệt quang
Nghi thị địa thương sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Lý Bạch

Ý Nghĩ Trong Đêm Vắng 

Trước giường ngắm ánh trăng sa,
Trắng phơi mặt đất, ngỡ là ánh sương
Ngẩng đầu trông ngắm vầng trăng;
Cúi đầu lại nhớ xóm làng ngày xưa.

Trần Trọng San dịch

The Emperor

Wears a smirk on his face.
Sits in a wheelchair.
A black cigarillo in one hand,
A live fly in the other.

Hey, sweet mama, he shouts.
I'm wearing my paper crown today
And my wraparound shades
Just for you!

The Garden of Eden parking lot
Needs weeding,
And the candy store
Is now padlocked.

On the street of Elvis look-alikes,
I saw the Klan Wizard in his robes.
I saw the panhandling Jesus
And heard the wind-chime in his head .

It's live honor-movie time,
Says the Emperor,
A can of bug spray in his hand.
He lets my frail mother
Help him cross the street.

She's charmed by his manner and exclaims:
"Such a nice boy!"
Even with his empty eye sockets
And his amputated legs .

When midnight comes-
Commands the Emperor-
Put a mike up to the first roach
Crawling up the kitchen wall.
Let’s hear about their exotic dancers,
Their tuxedos-for-rent places
And se
e their witch trials
Are just the ones we have    

The priest with a flycatcher
On the altar of a church.
The child left as a baby in a shoebox
Now having a haircut in a barbershop.
The Emperor and his three-legged dog
Peeking in through the open door.

Make us see what you see in your head,
Emperor.
I see toy soldiers under everyone's feet.
I see a house of cards about to falL
I see a parrot in a cage admiring himself in a mirror.
I see a tall ladder meant to reach the moon
teeming with demons and men.

Charles Simic: New and Selectecd Poems

ODE WRITTEN IN 1966

No one is the homeland. Not even the rider
High in the dawn in the empty square,
Who guides a bronze steed through time,
Nor those others who look out from marble,
Nor those who squandered their martial ash
Over the plains of America
Or left a verse or an exploit
Or the memory of a life fulfilled
In the careful exercise of their duties.
No one is the homeland. Nor are the symbols.

No one is the homeland. Not even time
Laden with battles, swords, exile after exile,
And with the slow peopling of regions
Stretching into the dawn and the sunset,
And with faces growing older
In the darkening mirrors,
And with anonymous agonies endured
All night until daybreak,
And with the cobweb of rain
Over black gardens.

The homeland, friends, is a continuous act
As the world is continuous. (If the Eternal
Spectator were to cease for one instant
To dream us, the white sudden lightning
Of his oblivion would burn us up.)
No one is the homeland, but we should all
Be worthy of that ancient oath
Which those gentlemen swore-
To be something they didn't know, to be Argentines;
To be what they would be by virtue
Of the oath taken in that old house.
We are the future of those men,
The justification of those dead.
Our duty is the glorious burden
Bequeathed to our shadow by those shadows;
It is ours to save.

No one is the homeland-it is all of us.
May that clear, mysterious fire burn
Without ceasing, in my breast and yours.

J.L. Borges
[W. S. Merwin]

Bài “Ode” viết năm 1966

Chẳng ai là quê hương, đất mẹ, quê cha.
Ngay cả cái tên kỵ mã
Sừng sững trong rạng đông, trong cái ô vuông trống rỗng
Kẻ dẫn dắt con chiến mã đồng qua thời gian
Cũng không, là những kẻ từ mớ cẩm thạch, hoa cương nhìn ra
Cũng không, là những kẻ hoang phí tro than chiến trận của họ
Trên những cánh đồng Mỹ Châu
Hay để lại một câu thơ, hay một kỳ công
Hay hồi ức của một đời được hoàn tất
Bằng 1 thực thi kỹ lưỡng, những bổn phận của họ
Chẳng ai là quê nhà. Những biểu tượng cũng không.

Không ai là quê nhà. Ngay cả thời gian
Chất đầy những trận đánh, gươm đao, lưu vong tiếp theo lưu vong,
Và với những con người, trải dần qua những vùng, miền
Vươn tới rạng đông, vươn vào hoàng hôn
Và với những bộ mặt cằn cỗi dần, già dần
Trong những tấm gương tối dần
Và với những cơn hấp hối vô danh  kéo dài
Và với lưới mưa đan
Trên những khu vườn đen

Quê nhà, bạn ơi, là một hành động liên tục
Như thế giới liên tục (Giả như Tên Khán Giả Vĩnh Viễn ngưng 1 khoảnh khắc
Để mơ tưởng chúng ta, thì cái tia sáng bất thình lình trắng
Của niềm lãng quên của hắn ta, sẽ đốt cháy bùng chúng ta.)
Chẳng ai là nhà, nhưng tất cả chúng ta sẽ thật xứng đáng với lời thề xa xưa
Mà những tên phong lưu, tài tử phong nhã, đã từng thề -
Trở thành một điều gì chúng không biết, Trở thành Ác hen ti na;
Trở thành điều họ sẽ là, bằng đạo hạnh
Lời Thề Thốt đã được thốt ra trong căn nhà cũ này.
Chúng là tương lai của những con người đó.
Sự chứng thực của những kẻ đã chết đó.
Nhiệm vụ chúng ta là 1 gánh nặng vinh quang
Để lại cho cái bóng của chúng ta, nhờ những cái bóng đó;
Đó là của chúng ta, để mà gìn giữ

Chẳng ai là nhà – đó là cả chúng ta
Cầu sao cho ngọn lửa sáng ngời, bí ẩn cháy
Không ngừng, trong lồng ngực của ta và của bạn

Note: Tự dưng bài thơ này lòi ra, với 1 cái note đính kèm:

Mi thử đổi từ “homeland” thành “f-land" [flagland], thì nó bật ra tính thời sự của bài "ode" viết năm 1966, của Borges
[Gấu viết "Cõi Khác" 1969]:

Không có thứ cờ nào là quê nhà!

1969

Hay những lần gặp sau đó, những buổi tối ngồi trò chuyện ở phòng khách trong khi mấy đứa em, mấy cô bạn ở chung nhà đã lui vào phía trong. Kể cô nghe những chuyện lặt vặt ở sở, cuốn phim vừa coi, cuốn sách vừa đọc, xứ Bắc Kỳ xa xôi, và Hà-nội. Nghe cô kể những năm học trường quận lỵ, trung học Mỹ Tho, đại học Đà Lạt. Nghe cô giảng giải về một miền đất không hoàn toàn giản dị. Phải nhạy cảm lắm mới nhận ra chút dấu hiệu thật mơ hồ, mong manh của sự chuyển mùa: Mối tình lúc đầu giống như chớm thay đổi thời tiết. Tự nhủ thầm cô bạn chắc không nhận ra, và sẽ chẳng bao giờ dám thú nhận. Sau này nhớ lại, đã thực sự yêu thương, không phải lần vì quá cô đơn, lén viết lên trang tiểu thuyết Tô Hoài cô đang đọc, trong lúc cô lui vào trong, Je vous aime, nhưng khi tới báo tin đứa em trai tử trận, không gặp, đành nhờ một cô bạn ở chung nhà nói giùm, tin chắc cô sẽ hiểu.

Và trong những đêm ngồi canh xác đứa em tại nhà Hội thị xã Sóc Trăng, chờ máy bay đưa về nghĩa trang quân đội Gò Vấp mai táng, trong lúc loay hoay thắp từng cây nến trên quan tài bị gió thổi tắt, hay nhặt nhạnh từng mẩu nến, đốt lên ngọn lửa ngồi xúm quanh, chia nhau chút hơi ấm, hơi lạnh của người đã chết, nghe những người lính, viên sĩ quan cùng đơn vị nói về những ngày đầu chuẩn uý tới nhậm chức, những giờ phút cuối... Trong những giờ phút thê lương vẫn nghĩ rằng một ngày nào sẽ kể lại tất cả. 

Sau cùng phải cảm ơn cô bạn đã cho có đủ thời giờ kể hết mối tình. Con chó dại trong một phút cô đơn, tỉnh táo không còn sợ hãi cái bóng của chính nó. Những lần từ biệt cô trên đường trở về, thành phố những đêm run rẩy chờ đợi những đợt pháo kích bất thần giáng xuống. Những ngã tư đường chằng chịt những vòng kẽm gai. Có những khoảng đường phải xuống xe dẫn bộ. Đôi khi đi lầm vào một quãng đường cấm phải đi ngược trở lại. Trong bóng đêm nhợt nhạt của những ngọn đèn đường, nhìn thấy những mũi súng đen sâu thăm thẳm chứa đầy ngờ vực đe dọa. Nhìn thấy hết mọi nỗi bi thương, nếu chẳng may sinh ra mà không được gặp cô bạn, nếu chẳng may bị cô hất hủi, nói không, nói không thể yêu, không thể hiểu được tình yêu là gì. Nhiều lần tới nhà khi đã quá khuya, trong nhà đèn đã tắt, tất cả chắc đã yên ngủ từ lâu: Hoặc hết sức muốn gặp. Muốn nhìn thấy bóng dáng. Nghe tiếng chân di động. Tiếng lách cách mở cửa. Rồi tiếng nói, tiếng nói... Muốn liều lĩnh đập cửa ầm ầm. Bắt buộc cô hốt hoảng trở dậy, vội vã bật đèn, vội vã mở cửa. Bắt buộc cô phải nghe, phải nói, phải gật đầu ưng thuận, trong khi không có thì giờ để phân vân, cân nhắc...

Hoặc không hề có ý định gặp. Không hề trông mong cô sẽ giúp đỡ, thông cảm... Đứng yên lặng trước mái hiên hàng giờ, nghe tiếng chuột chạy trên đám lá khô, tiếng mèo kêu thảm thiết trên mái ngói, chờ cơn cuồng nộ vô ích tàn lụi dần rồi thất thểu rời con ngõ. Một lần xe hết xăng, đứng xớ rớ ngay giữa mặt lộ, mơ hồ hy vọng một tên khùng, một thằng say, hay một người lính ban cho một cái chết lãng nhách, nhưng ít ra còn có thể giải thích như một tai nạn. Sau cùng một người đi đường đã thương tình kéo về tận đỉnh cồn. Nơi làm việc là tầng lầu trên cùng của một building, bất động sản của người Pháp. Những đêm trực thường lợi dụng những lúc rảnh rỗi giao Đài cho người phụ ca, lấy xe chạy vòng vòng. Ghé quán cà phê khu Đa Kao, nơi đứa em từng ngồi dán lưng vô tường chờ Thần Chết dựng dậy. Quán cà phê túi, hủ tíu Tầu khu ngã Sáu Sài-gòn, hồi tưởng những ngày còn đi học, cuốn sách trên tay, ly hồng xà trước mặt và cứ thế ngồi suốt buổi. Ghé sạp thuốc lá, mua từng điếu lẻ, một thói quen từ hồi còn đi học, sống bằng sự yêu thương đùm bọc của Bà Trẻ trong căn nhà ở cuối hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Ghé sạp báo mua một tờ có đăng truyện chưởng Kim Dung. Lướt qua những hàng chữ lớn nơi trang nhất. Một lần đọc thấy tin quận lỵ quê cô bạn bị pháo kích, sáng sớm hôm sau vội ghé nhà rồi cả hai ra bến xe đón những chuyến đầu tiên từ lục tỉnh lên. Khi biết cuộc pháo kích không gây thiệt hại nghiêm trọng, đã đánh bạo rủ cô ra Sài-gòn. Đó có lẽ là lần du ngoạn đầu tiên. 

Một lần trên đường về, khi chạy xe đến gần khu chợ Bến Thành, từ xa đã nhìn thấy một gói đồ nằm giữa mặt lộ, đường Trần Hưng Đạo, dưới ánh đèn chói lòa. Có tiếng súng nhỏ rồi tiếng còi xe Quân Cảnh thổi dạt xe cộ, người đi đường qua hai bên. Khi cơn báo động hoảng đã qua đi, trong một thoáng bỗng nhận ra vẻ tiều tụy của thành phố. Của mối tình. Ngay cả những giây phút êm đềm ngồi quây quần bên mấy đứa em, mấy cô bạn, vẫn cảm thấy cực kỳ cô đơn, có cảm giác như không còn thương yêu nổi ai, đã tự lừa dối khi nghĩ rằng đã yêu thương cô bạn. Đã lấy mức độ pháo kích làm thước đo tình yêu, đã lầm tiếng hỏa tiễn là tiếng reo hò đắc thắng của mối tình: Nhiều khi quẩn trí còn mong mỏi thành phố bị pháo kích hoài hoài để được sống mãi mãi những giờ phút thê thảm nhất của mối tình.

Những ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám riết vào da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp hối của thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút lặng câm nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh thành phố, trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô bạn một cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm thương như vậy...
Thơ Mỗi Ngày

MY GIFT TO YOU

My gift to you will be an abyss, she said,
but it will be so subtle you'll perceive it
only after many years have passed
and you are far from Mexico and me.
You'll find it when you need it most,
and that won't be
the happy ending,
but it will be an instant of emptiness and joy.
And maybe then you'll remember me,
if only just a little.
Roberto Bolano
The Paris Review Summer 2012

Xuống phố, đổi phim, ghé tiệm sách, mua số The Paris Review có bài thơ tuyệt vời của Bolano, tả đúng tâm sự Gấu, đúng cái cảnh tình cờ gặp lại Em, khi Em đi chợ Bến Thành, về, và “kín đáo” nói cho biết, tại làm sao Em vờ Gấu, và chọn một anh bồ, cùng học Y Khoa. (1)

Quà BHD tặng Gấu

Quà ta tặng mi sẽ là 1 vực thẳm, em nói
Nhưng nó "tế vi" đến nỗi mi không thể nào nhận ra
Chỉ sau thật nhiều năm, có khi, chỉ sau khi ta đi xa rồi,
Và cả hai đều chạy ra khỏi cả hai quê hương Bắc Kít và Nam Kít rồi
Thì lúc đó mi mới tìm thấy món quà ta tặng mi
Khi mà mi cực cần đến nó
Và chắc chắn không phải là một kết thúc hạnh phúc
Nhưng sẽ là một thoáng chốc của sự trống rỗng và niềm vui.
Và có thể, chỉ lúc đó mi mới nhớ ta,
Và mới hiểu cái gọi là "mono no aware",
“Nỗi buồn cháy da, cháy thịt khi ta đã đi ra khỏi đời của mi".
Nhưng cũng chỉ được 1 tí tí.

The Lights Are On Everywhere

The Emperor must not be told night is coming.
His armies are chasing shadows,
Arresting whippoorwills and hermit thrushes
And setting towns and villages on fire.

In the capital, they go around confiscating
Clocks and watches, burning heretics
And painting the sunrise above the rooftops
So we can wish each other good morning.

The rooster brought in chains is crowing,
The flowers in the garden have been forced to stay open,
And still yet dark stains spread over the palace floors
Which no amount of scrubbing will wipe away.
Charles Simic: New and selected poems

 

Ánh sáng thì ở mọi nơi

Sáu Dân, aka Víp Va Ka, aka Hồ Tôn Hiến phải không được bẩm báo, đêm đang tới
Những binh đoàn của Người Vĩ Đại Học Lớp Một đang săn đuổi những cái bóng
Bắt giữ chim đợp muỗi, chim hét ẩn dật
Đốt thành phố và làng xóm

Ở Xề Gòn, chúng xục xạo khắp nơi
Tịch thu đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đốt sách,
thiêu dị giáo
Cho sơn mặt trời mọc phía bên trên những mái nhà
Nhờ vậy chúng ta có thể chào nhau, good morning.

Chú gà trống bị xiềng, được đem tới, đang gáy
Bông trong vườn hoa Tao Đàn bị ép, phải nở,
Tuy nhiên những vết thâm xì, loang lổ trên sàn dinh Độc Lập
Thì đếch làm sao kỳ cọ cho sạch, dù có đổ cả đống nước mắt
Ba mươi năm mới có ngày hôm nay
Vui sao nước mắt lại trào!



Mật khu Lê Hồng Phong

Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Còn ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang

Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng buồn bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu

Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Vung tiền mua vội một ngày vui

Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoát đã ở phương tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ biến thành mây bay

Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động thái an
Miền Bắc sương mù giăng bốn quận
Che mưa giùm những đám sương tàn

Nguyễn Bắc Sơn

Evening

The snail gives off stillness.
The weed is blessed.
At the end of a long day
The man finds joy, the water peace.

Let all be simple. Let all stand still
Without a final direction.
That which brings you into the world
To take you away at death
Is one and the same;
The shadow long and pointy
Is its church.

At night some understand what the grass says.
The grass knows a word or two.
It is not much; It repeats the same word
Again and again, but not too loudly ...

Charles Simic

Chiều Tối

Con ốc sến rùng mình 1 phát
Cái mầm thì được chúc phúc
Cuối ngày dài
Con người tìm thấy nguồn vui, nước, bình an

Hãy cứ giản dị như thế, tất cả. Hãy đứng im
Đếch cần biết hướng đi sau cùng
Điều mang bạn tới thế giới này
Đưa bạn qua thế giới bên kia
Thì là một, như nhau
Cái bóng dài, nhọn
Thì có nhà thờ của nó

Vào ban đêm một người nào đó hiểu, cỏ rì rầm điều gì.
Nó biết một, hay hai từ
Không nhiều.
Nó lập đi lập lại vưỡn một từ
Không lớn giọng

BERTOLT BRECHT

"When I'd reported to the couple, thus"

The Augsburger walks with Dante through the hell of the departed. He addresses
the inconsolable and reports to them that on earth some things have changed.

When I'd reported to the couple, thus
That up there no one murders now for gain
Since no one owns a thing, the faithless spouse

Who'd beguiled that woman so improperly
Lifted his hand, now tied to hers by chains
And looked at her and turned perplexed to me

So no one steals, if there's no property?
I shook my head. And as their hands just touched
I saw a blush suffuse the woman's cheeks.

He saw it too and cried, She hasn't once
Shown so much since the day she was seduced!
And murmuring, Then there's no abstinence?

They moved off swiftly. And the ties that fused
Them tight were of no weight or consequence.

Translated from the German by Tom Kuhn

Poetry Magazine Nov 2014

Khi tớ nói với cặp vợ chồng như thế

Khi tớ nói với họ, như thế đó
Rằng trên thế gian không còn sát nhân để chiếm đoạt
Kể từ khi chẳng ai còn gì

Người chồng vô đạo
Từng lừa dối người đàn bà một cách chẳng ra gì
Nhắc cánh tay lên, lúc này bị xiềng vào người đàn bà
Nhìn bà vợ, và quay qua nhìn tớ, vẻ bối rối

Vậy là chẳng có ai ăn cắp, nếu chẳng có của cải?
Tớ lắc đầu.
Và khi tay của họ chạm nhau
Tớ nhìn thấy má người đàn bà ửng đỏ

Ông chồng cũng thấy, và bèn khóc.
Bà chẳng bao giờ rạng ngời
Từ cái bữa bị ông chồng dụ khị!
Và lẩm bẩm, vậy là cũng chẳng kiêng khem?

Và như thế, họ từ từ rời bỏ
Những sợi dây buộc họ, thật chặt,
Chẳng sức nặng, mà cũng chẳng hậu quả