Vila-Matas
trả lời
The Paris Review
Enrique
Vila-Matas on ‘Never Any End to Paris’
Tay này, GCC
cực mê. Ông giữ 1 mục trên Le
Magazine Littéraire, Sổ Đọc. Thần
sầu!
Vậy
mà tờ báo dẹp mục của ông, với của Linda Lê, Trở về với tác giả cổ điển.
GCC mua tờ báo,
mở ra là đọc hai bài đó trước.
Nhảm quá. Bậy
quá!
Note: Từ
"bậy" này, đọc thư gửi đảo xa, thì GCC mới nhớ ra. Từ" thời thượng
của 1 thời":
Thời Pagode!
Thú thực GCC
hưởng lợi rất nhiều nhờ đảo xa tung thơ gửi đảo xa.
Nhớ lại nhiều
chuyện linh tinh, thần sầu...
Đúng cái ý của Vila-Matas, “where there is a mirage there is life”.
Tks. Many
tks. NQT
Bậy thật!
“Chẳng bao giờ chấm hết
với Paris” của ông sử
dụng tuổi trẻ của ông ở Paris để thám hiểm những ý tưởng về sáng tạo,
ảnh hưởng,
và căn cước. Người kể chuyện là 1 nhà văn mà những sự kiện và ngày
tháng thì giống
của ông, tuy nhiên tôi nghĩ, ông
ta là cả hai, vừa là ông, vừa không
phải là
ông. Liệu ông có nghĩ, nghệ thuật đòi một tí hòa hoãn với thực tại?
Thực tại nào? Nếu ông muốn
nói tới thực tại “ăn
nhậu đớp hít” càng ngày càng lậm vào môi trường giả tưởng, thì nó đếch
làm tôi
quan tâm tí nào hết. Điều làm tôi quan tâm, còn hơn cả thực tại, là sự
thực.
Tôi tin là giả tưởng là thứ độc nhất khiến tôi gần gụi với sự thực mà
thực tại
làm tối mù. Điều này đưa đến tham vọng viết 1 tác phẩm vĩ đại, nó là
chương còn
thiếu trong sự phát triển một sử thi. Chương này sẽ bao gồm tất cả
những người
- từ Cervantes
qua Kafka
và Musil - chiến đấu với một sức mạnh khổng lồ với tất cả những hình
thức dởm, giả, và giả đò. Cuộc chiến đấu này hiển nhiên là có dính tới
nghịch lý, bởi vì những kẻ chiến đấu dữ dằn như thế, thì phải là nhà
văn,
và phải bằng con đường giả tưởng. Họ tìm kiếm sự thực thông qua, nhờ,
giả tưởng.
Và bật ra từ cuộc chiến dữ dằn, căng thật căng đó, là những gì bàng
bạc, thấp
thoáng, rất ư là tuyệt vời, của sự thực, như là những trang đẹp nhất
của
văn học
hiện đại.
Nhận xét này
của ông rất gần gụi với điều mà ông phán ở Paris – ‘nơi nào có ảo vọng
nơi đó có
đời sống’ – và nó làm tôi nhớ tới điều ông trả lời trong 1 cuộc phỏng
vấn: điều
mà hiện đại tìm kiếm, thì là “ở ống thì dài”[rectilinear: thẳng], trong
khi với
Ulysses, “ở bầu thì tròn”, như Mít nói?
Trong 1 cuốn
phim của Wim Wenders, Nicholas Ray nói, “bạn không có thể trở về nhà
được
nữa”. Sài Gòn ơi ta đã mất người như mất BHD rồi! Đôi
khi tôi nghĩ tới câu nói đó, [Ui chao, nhớ.... Sài Gòn quá, hà, hà!],
và để
cho dịu
xuống, tôi bèn tưởng tượng mình là 1 tên Tẫu qui cố hương. “Tớ chỉ là 1
anh Tẫu
trở về nhà”, Kafka viết trong một lá thư. Đôi khi tôi mong mình là tên
Tẫu đó, đôi
khi, thi thoảng thôi. Bởi vì sự thực là, điều mà tôi viết ra, thì
thường
làm cho
tôi “vấp ngã”, chúi xuống, rớt xuống, một nội-du ngoạn, một chuyến dã
ngoại cho
đến tận cùng của đêm đen, đối nghịch hẳn với chuyến trở về Ithaca. Ngắn
gọn, tôi
mong muốn cuộc hành trình không bao giờ chấm dứt, luôn luôn tìm kiếm
một điều gì
mới. Luôn luôn nhớn nhác.
Những cuốn sách
của ông thì rất khác của Hemingway, và những vị thầy của ông – Borges,
Kafka,
Musil, thí dụ - viết cũng khác Hemingway. Vậy mà tại làm sao mà ông lại
phán, tớ mò tới
Paris, là để noi gương Hemingway. Bây giờ, ông nghĩ sao về ông ta?
Tôi vẫn tiếp
tục ngưỡng mộ ông ta, như là 1 tay kể chuyện, và 1 tay khắc chạm ngôn
ngữ bậc
thầy. Nhưng sự thực, là, ông ta không ở trong số những vị mà tôi mê. Có
thể
là do tôi đọc Paris là một ngày hội
của ông ta, vào lúc mười lăm tuổi, tại một tỉnh lỵ miệt vườn ở
Barcelona, và nó thấm vào tôi, cùmg với nó là giấc mộng, một ham muốn
hoành tráng,
mình phải đi Paris, và sống “cuộc sống của một nhà văn”, y hệt
Hemingway. Chừng bốn năm sau, tôi quả thực hiện
được giấc mộng sống
đời nhà văn tại Paris, rõ hơn, tại một căn gác xép mà tôi mướn và chủ
của nó là
Marguerite Duras.
Và bây giờ, nếu Hemingway (như ông ta xác nhận trong Paris là
một ngày hội) có thể phán, ở Paris, tớ thì “nghèo và rất hạnh
phúc”, thì tôi,
ngược lại, chỉ có thể lèm bèm, vào lúc chót của kinh nghiệm, tôi thì
"nghèo và rất
đếch được hạnh phúc".
Tuy nhiên, sau bao nhiêu nước chảy qua cầu... Mirabeau, và
sau khi viết Chẳng Hề Chấm Dứt Paris,
cái sự bất hạnh của tôi hóa ra lại là cõi
phúc, đúng hơn, một ngày hội lớn - ở trong trường hợp của tôi - của hồi
nhớ và trí tưởng tượng của mình.
“Âu lo, sao
xuyến, bần thần, bấn xúc xích…” [anxiety] đóng vai trò gì trong sự sáng
tạo ra
những tác phẩm của ông?
Khi “trời chợt
xẩm chiều lăm le đi vào tối” là chúng ta luôn cần một ai đó. Tư tưởng
này, sản
phẩm của âu lo, chỉ tới với tôi vào chiều tối, đúng vào lúc mà tôi tính
bye bye
ba trò khám phá, mạo hiểm qua những con chữ. Ngược lại, ban ngày, khác
hẳn. Khi
viết, tôi kiểm tra được sự âu lo, khắc khoải của mình, nhờ sự trợ giúp
vô vàn
quí giá của tiếu lâm, khôi hài, tếu tếu, tưng tửng, Nhưng đêm nào thì
tôi cũng
bị tra tấn bởi âu lo. Nó đếch biết tiếu lâm cà tửng là gì, và tôi phải
đợi đến
ngày hôm sau, thì mới lại khám phá ra cuộc hôn phối -thì cứ nói đại như
vậy -
giữa âu lo và khôi hài, nó tạo nên tính cách những trang viết của tôi,
và từ
đó, văn phong. “Văn phong của hạnh phúc”, như vài tay phê bình phán.
Ông thường
tiếp cận vấn đề ảnh hưởng nghệ thuật qua hình thức “parody” [nhạo,
nhại]. Thí dụ,"Chẳng bao giờ chấm dứt Paris" bắt đầu bằng chuyện, cái
tay “thế
thân” của ông tham dự một cuộc thi “trông giống như Hemingway”, mặc dù
anh ta
chẳng giống Hemingway - Hemingway gì mà cà chớn như thế - Cú này, theo
tôi là
một ẩn dụ tuyệt vời về, như thế nào nhà văn bị tẩu hoả nhập ma vì sư
phụ của họ,
và ở đây, với cuốn sách của ông, đúng là một mở ra thần sầu về một nhà
văn trẻ
cố tìm đường của mình nhập vô Paris, "cho anh tí
Paris,
để anh làm thi sĩ"! Ông có nghĩ về tếu, như là 1 cách mở ra cõi
sáng tạo, mặc dù sự kiện là, tất cả
thì đều đã được nói, và được làm rồi, chúng ta tới trễ quá trong cõi
đời này?
Đúng vậy.
Tôi sử dụng “tếu” theo nghĩa đó. Chẳng hạn, bây giờ, nếu tôi thủ thỉ
với bạn,
tôi yêu quá Paris, như họ Trịnh ư ử, "tôi là ai mà yêu quá cuộc đời
này", chắc chắn bạn đếch tin, thế là tôi bèn chọn cách của thằng cha… Gấu Cà Chớn, và nói, câu của John
Ashbery, trong cuốn sách của tôi: “Cái
chuyện đã từng sống ở Paris đếch hợp với bạn để sống ở bất cứ nơi đâu,
kể cả sống
ở Paris.”
Tôi mê câu của
W.G. Sebald được ông trích dẫn trong “Chẳng hề chấm dứt Paris”: “Mọi
thứ mà nền
văn minh của chúng ta sản xuất ra, thì ở trong mồ”. Như ông, Sebald đáp
ứng với
hiện đại bằng cách mở ra nấm mồ này, cả hai ông gợi đến Borges, người
mà ông nói,“đã viết lại cái cũ”. Ông nhìn tới bằng cách nhìn lại. Tôi
tò mò là, khi nào và
tại sao ông nghĩ , hình thức sáng tạo này trở nên quan trọng đến thế.
Borges,
Sebald. Thế giới có vẻ như đầy những thông điệp viết bằng 1 thứ mật mã
nào đó.
Chúng ta tìm – Tôi tìm – một điều mà chúng ta không thể nhận biết,
nhưng đã
mất. Cũng đã không lâu, tôi mơ làm một bài thơ viết bằng một môn đại số
nào đó,
chưa được biết đến. Nó có vẻ kỳ bí theo kiểu của dân Chàm, Hời, Mường,
hay Do
Thái, tuy nhiên, có thể nó có cái “air” Hồi giáo, Hồi Giáo Tẫu, hay có
thể
Ý đại lợi – vào thời Petrarch. Thứ thơ này thì từ một môn đại số lạ kỳ,
chưa xác định, và nó đưa tôi tới trung tâm của sự bí ẩn của thế giới.
Lẽ dĩ nhiên,
có lẽ, thứ bí ẩn, bí mật này chẳng hề hiện hữu. Khi chúng ta nhìn lại,
về mặt
thời gian, con người và những hành vi của nó hình như cứ thu lại - tôi
thu tôi
lại thành hạt bụi đã từng hóa kiếp ra tôi – và tôi sợ rằng, tới một
điểm, đếch còn
biết hạt bụi đó sinh ra tôi, hay là 1 hạt cà chớn, chẳng có nghĩa
ngung gì cả!
Bất cứ một ý nghĩ nào về tương lai thì đều rã ra, tìm đường đi vào hư
vô!
Điều
này có thể giải thích, thí dụ, tại sao mà câu chuyện về tuổi trẻ của
tôi ở Paris,
chân dung của tham vọng của tôi - thành công ở đó - như Hemningway đã
từng, phải
được coi như một thứ tiếu lâm, cà chớn tới chỉ, y chang lòng trắc
ẩn của Cervantes, người tạo ra Đồng Ky Xốt.
Giấc Mơ BHD
Tuổi thơ là
một cơn mộng không biết là cơn mộng.
Trong nhiều
năm nhiều năm, một giấc mơ trở đi trở lại hoài trong đầu tôi, giấc mơ
này đưa
tôi tới một cái sân lớn của con phố Rosellon, thành phố Barcelone, ở
đó, đứa trẻ
là tôi chơi đá banh một mình sau ngày học dài, trở về nhà, và trong khi
chờ
cơm, tôi bịa ra những trận banh. Cái sân đó, bao bọc chung quanh là
những nhà cửa
xám xịt, buồn thỉu buồn thiu, nét đặc biệt của thời kỳ đó, những năm
dài cực nhọc
tại Tây Ban Nha thời hậu chiến. Trong trí tưởng tượng của tôi, tôi là
cả hai
muơi hai cầu thủ cùng một lúc, một phần thân thể của tôi - gồm mười một
cầu thủ
- nhập vai tấn công, cứ như thể nó là Brésil tại Cúp Thế Giới ở Thụy
Điển,
trong khi phần còn lại, lo phản công. Tôi quên không tưởng tượng ra
trọng tài,
và mỗi một đội như thế - mỗi một phần của cơ thể của tôi như thế đó –
có thể thắng,
hay bại, tuỳ thuộc vào thiên tài mà mỗi đội phô ra, Được hỗ trợ bởi
thiên tài
tuổi thơ, tôi bịa ra những cú mơ mộng thần sầu, làm dựng tóc gáy cầu
trường tưởng
tượng, mà những khán giả của nó, là những cư dân ở trong những căn nhà
xám xịt
xỉn xìn xin, thỉnh thoảng họ còn thò đầu ra khỏi cửa sổ, chăm chú theo
dõi một
cách buồn bã, thằng nhỏ khốn khổ khốn nạn, một mình chơi với quả banh
tồi tàn kết
bằng rơm.
Trong giấc
mơ trở đi trở lại đó, mọi chuyện y như nhau, tôi chơi đá banh một mình,
cái sân
vẫn cái sân, vẫn cái cảnh hoang tàn sau chiến tranh. Có một thay đổi:
trong giấc
mơ của tôi, những nhà cửa bao quanh tôi, là những ngôi nhà chọc trời ở
Nữu Ước,
và điều này cho tôi cảm tưởng, mình là trung tâm của thế giới, và lạ
lùng thay,
tuyệt vời thay, thần sầu thay, đại gia thay [cái này thì thuổng me-xừ
TL], tôi
cảm thấy thật là hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc. Một thứ cảm giác thanh
thản,
viên mãn, tuyệt vời, siêu nhiên, như chưa từng có trên cõi đời này.
Ui chao, mơ
mãi như thế, thì cũng có ngày tỉnh ra, ngộ ra được rằng, giá mà có ngày
được đặt
trên lên Nữu Ước, thì còn gì thú cho bằng, nhỉ!
Cứ nghĩ đến
cái ngày mình tới Nữu Ước, giữa những tòa nhà chọc trời, giữa cuộc sống
thực,
cuộc đời thực, và đồng thời, giữa giấc đại mộng, thì cái cảm giác lúc
đó mới ‘đại
gia’ làm sao!
Một ngày,
khi đó 41 tuổi, tôi được mời tới Nữu Ước để đọc diễn văn tại một cuộc
họp. Tắc
xi đưa tôi đến một khách sạn, và trong căn phòng tại Mã Nhật Tân, sau
khi lấy đồ
đạc ra khỏi va li, tôi bèn đi ra cửa sổ ngắm thành phố. Xung quanh tôi
là những
tòa nhà chọc trời tuyệt vời. Tôi điện thoại cho mấy vị giáo sư mời tôi,
và hai
bên ấn định sẽ gặp gỡ vào ngày hôm sau. Xong xuôi, tôi lại mò ra cửa
sổ. Mình
đang ở giữa giấc mơ của mình, tôi bảo tôi như vậy. Nhưng tôi nhận ra,
mọi chuyện
vưỡn vậy, vưỡn thế, vưỡn như cẩn, chẳng có gì khác xẩy ra. Tôi đang ở
trong giấc
mơ của tôi, và giấc mơ là thực. Nhưng, chỉ có
vậy. Chấm hết! Trong một khoảnh khắc tuyệt vời
tôi thả mình vào trong
không gian, vào trong khung cảnh, vào trong bức tranh, cố cảm thấy rằng
là mình
đang sướng mê tơi, nhưng vưỡn chẳng có gì xẩy ra, chẳng có gì đặc biệt
xuất hiện.
Tôi nhoài ra bên ngoài cửa sổ, nhìn thật gần những tòa nhà chọc trời
của khu
Manhattan… vưỡn thế là vưỡn thế!
Thấm mệt,
tôi tự nhủ thầm, thôi để ngày mai, biết đâu phép lạ xẩy ra. Tôi lên
giường, và
chẳng mấy chốc đi vào giấc ngủ. Tôi nằm mơ mình là đứa trẻ ngày nào ở
Barcelone, chơi đá banh tại một cái sân ở Nữu Ước. Tôi phải nói ngay
tút xuỵt,
đó là giấc mơ đẹp nhất trong đời tôi, hoàn hảo, tràn đầy, viên mãn, ấn
tượng nhất.
Và tôi khám phá ra rằng, ma thuật, huyền thuật, hay thiên tài của giấc
mơ, thì
không phải là Nữu Ước. Huyền thuật, hay thiên tài của giấc mơ chính là
cái cơ sự,
luôn luôn là một đứa trẻ chơi đá banh một mình, và kệ mẹ cho trí tưởng
tượng
bay bổng bát ngát chin phương trời mười phương đất, dẫn dắt nó. Và tôi
nhớ ra rằng
thì là Giorgio Agamben đã từng giải thích, với mỗi một thằng cu Gấu ở
trong
chúng ta, sẽ xẩy ra một cái ngày, mà vào ngày đó, Bông Hồng Đen từ bỏ
nó.
“Y hệt như
là, bất thình lình, trong đêm khuya, do tiếng động của một băng con nít
đi qua
cửa sổ của căn phòng của bạn, và bạn cảm thấy, chẳng hiểu tại ra làm
sao, vì
nguyên cớ nào, vị nữ thần, người nữ muôn đời của bạn, từ bỏ bạn”.
Và nàng nói,
“Bây giờ H. hết lãng mạn rồi!”
Hình như,
luôn luôn là, đối với Gấu tôi, khi đến cõi đời này, là để tìm kiếm
trong giây
lát, vị nữ thần của riêng Gấu tôi, vị nữ thần của một đứa con nít, một
thằng bé
nhà quê Bắc Kỳ, thằng bé đó chơi trò chơi phù thuỷ thứ thiệt của giấc
mơ.
Theo Enrique
Vila-Matas
Trang
Vila-Matas
Ui
chao, mò
ra được bài viết trên, sướng mê tơi.
Của Người Phước Ta.
Cám ơn ông Vila-Matas một phát!
At Work
Enrique
Vila-Matas on ‘Never Any End to Paris’
June 6,
2011 | by Scott Esposito
Decorated with numerous awards in his native Spain—including the
same Premio Rómulo Gallegos that catapulted his friend Roberto Bolaño
to
international renown—Enrique Vila-Matas has pioneered one of
contemporary
literature’s most interesting responses to the great Modernist writers.
Taking
the Modernists as towering giants that will never be equaled,
Vila-Matas works
to inscribe himself—at times literally—in the margins of their works.
His tools
are irony, parody, paradox, and futility, and his goal is to mix fact,
fiction,
and autobiography in order to depict not reality but truth. I asked him
about
his newly translated novel Never Any End
to
Paris—his third in English—based on the time he spent in
Paris as
a young writer attempting (and gloriously failing) to triumph as
Hemingway did.
Never Any
End to Paris uses
your youth in Paris to explore ideas of creativity, influence, and
identity.
The narrator is a writer whose facts and dates are similar to yours,
though—I
think—he both is and isn’t you. Do you think art requires certain
compromises
with reality?
Which
reality? If you mean the conventional “consumerist reality” that rules
the book
market and has become the preferred milieu for fiction, this doesn’t
interest
me at all. What really interests me much more than reality is truth. I
believe
that fiction is the only thing that brings me closer to the truth that
reality
obscures. There remains to be written a great book, a book that would
be the
missing chapter in the development of the epic. This chapter would
include all
of those—from Cervantes through Kafka and Musil—who struggle with a
colossal
strength against all forms of fakery and pretense. Their struggle has
always had
an obvious touch of paradox, since those who so struggled were writers
that
were up to their ears in fiction. They searched for truth through
fiction. And
out of this stylistic tension have emerged marvelous semblances of the
truth,
as well as the best pages of modern literature.
This
sentiment is very similar to something you say in Paris—“where there is
a
mirage there is life”—and it reminds me of something I heard you say in
an
interview: that for the modernists the quest is rectilinear, in
contrast to
that of Ulysses, whose quest was a circle. In your books, what inspires
this
search?
In a
movie by Wim Wenders, Nicholas Ray says “you can’t go home again.”
Sometimes I
think about this phrase, and in order to calm down I imagine myself as
a
Chinese who came home. “I’m just a Chinese who returned home,” wrote
Kafka in a
letter. Sometimes I wish I were this Chinese, but only sometimes.
Because the
truth is that what I write frequently brings me to a descent, a fall, a
journey
within, an excursion to the end of the night, the complete opposite of
a return
to Ithaca. In short, I long to journey endlessly, always in search of
something
new. Always alert.
Your
books are very different from Hemingway’s, and your influences—Borges,
Kafka,
Musil, for instance—didn’t write like Hemingway either. Why did you
originally
set out to emulate him when you went to Paris, and what do you think of
him
now?
I
continue to admire him as a storyteller and as a great sculptor of
language.
But the truth is that Hemingway isn’t among my favorite writers. Be
that as it
may, I read A Moveable Feast at fifteen years of age in what
was then a
very provincial Barcelona, and it instilled in me a grandiose desire to
go to
Paris and live the “life of a writer,” just like Hemingway. Some four
years
later I in fact succeeded in living this writer’s life in the garret
that I
rented from Marguerite Duras. And now, if Hemingway (as he affirmed in A
Moveable Feast) could say that in Paris he was “poor and very
happy,” I, on
the contrary, can only say that at the end of my experience I was poor
and very
unhappy. Still, after much time and the writing of Never Any End to
Paris
my unhappiness has become a true moveable feast—in this case of my
memory and
my imagination.
What role
has anxiety played in the creation of your works?
When it
grows dark we always need someone. This thought, the product of
anxiety, only
comes to me in the evenings, just when I’m about to end my writerly
explorations. By contrast, the day is completely different. As I write
I
control my anxiety and anguish thanks to the invaluable aid of irony
and humor.
But every night I am subdued by an anxiety that knows no irony, and I
must wait
until the next day to rediscover the blend of anguish and humor that
characterizes my writing and that generates my style. “The style of
happiness,”
as some critics have called it.
You
frequently approach the question of artistic influence through parody.
For
instance, Never Any End to Paris begins with your alter ego
entering a
Hemingway look-alike contest, despite the fact that he looks comically
unlike
Hemingway. That, to me, is a wonderful metaphor for how writers can be
led
astray by the influence of towering forefathers, and the perfect
beginning to a
book about a young writer trying to make his way in Paris. Do you see
irony as
a way of opening up space for creativity despite the fact that it’s all
been
said and done?
Yes, I
use it in this sense. If I want to now, for example, I could say to you
that I
really like Paris and that I loved it when I was young and living
there, and I
still love it now; but I will have said nothing because you won’t trust
my
words. So if I want to convince you and get across my sense of the
truth, I’ll
turn to irony and tell you, for example, what John Ashbery said in my
book:
“Having lived in Paris unfits you for living anywhere, including Paris.”
I love
the sentiment of W. G. Sebald’s that you quote in Never Any End to
Paris:
“Everything our civilization has produced is entombed.” Like you,
Sebald
responded to modernism by opening this tomb, both of you recalling
Borges, who
you say “rewrote the old.” You look forward by looking back. I’m
curious as to
when and why you think this form of creativity became so important.
Borges,
Sebald. The world seems to be full of messages written in some secret
code. We
look—I look—for something we can’t identify but that we have lost. Not
long ago
I dreamed of a poem written in some unknown algebra. It had a
Kabbalistic air,
Jewish, although maybe the air was Islamic, Chinese Islam, or maybe
just
Italian—from the time of Petrarch. This poetry was from a strange,
stateless
algebra that sent me to the center of the world’s mystery. Of course,
perhaps
this mystery never existed. As we look back in time, man and his
activities
seem diminished to the point of appearing completely insignificant. Any
idea of
a future dissolves. And this would explain, for instance, why the story
of my
youth in Paris, the portrait of my ambition to triumph there as
Hemingway did,
must be treated with a monumental irony, as well as a Cervantesque
compassion.
To finish
up, given that your books frequently deal with other writers, I’d like
to ask
you about your friendship with Roberto Bolaño, who, as you know, has
become a
very popular writer in the United States. Did the friendship leave
traces in
your literature?
Meeting
Bolaño in 1996 meant that I no longer felt alone as a writer. In that
Spain,
which was trapped in a provincialism and an antiquated realism, finding
myself
with someone who from the very first moment felt like a literary
brother helped
me to feel free and not consider myself as strange as some of my
colleagues
would have me believe. Or maybe it was the opposite: I was stranger
still. We
laughed together very much. We wrote letters to imbeciles and we talked
of a
beauty that was short-lived and whose end would be disastrous.
Translated
from Spanish by Scott Esposito.
Trang
Vila-Matas
Vila-Matas
trả lời
The Paris Review
Thú chôm
chĩa
Note: Bài
này mà chẳng thần sầu sao?
Đọc, bỗng nhớ ông
anh nhà thơ, Quán Chùa, và những
ngày Mậu Thân, cả hai đánh chắn suốt đêm, khi ông phải trực chiến tại
Cục Tâm
Lý Chiến.
Gấu đã tả cái cảnh hai anh em len lỏi, xuyên qua những bức tuờng khu
Trại Gia Binh, để đến điểm hẹn, là 1 chiếu bạc.
Gần sáng, Gấu về nhà, đánh răng,
rửa mặt, chạy xuống UPI, số 19 Ngô Đức Kế, [con đường từ Tự Do đâm ra
công trường
Mê Linh, có tượng Đức Thành Trần], xem có radiopho cần chuyển cữ sáng,
thường là
không, vì chuyển hết cữ tối hôm trước, trừ khi có hình khẩn cấp mới
nhận trong
đêm.
Thế là hai anh em lại gặp lại, vừa uống cà phê, vừa bàn về đủ thứ
chuyện, và thường là về sách, về 1 cuốn vừa đọc...
Thời gian đó, vì là Mậu Thân, nên gần như chỉ
có hai anh em.
Đọc thư gửi đảo xa lại bồi hồi thương ông anh, ông gần như chẳng
có ai để tâm sự, có lẽ ý nghĩa của cái nick Lỗ Bình Sơn, là từ đó chăng?
Thời gian đó,
thời gian Mậu Thân, GCC có cô bạn, tối nào cũng mò tới, hà, hà, nhờ đó
viết được
cái truyện ngắn Cõi Khác [Cõi Khác thì cũng 1 thứ… Đảo Xa chứ gì nữa!]:
Những
ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám
riết vào
da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp
hối của
thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút
lặng câm
nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh
thành phố,
trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô
bạn một
cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm
thương
như vậy...
Đau khổ nhất
là những
ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc,
nghe tiếng
người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua
đường
dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua
đi, cô bạn
rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên
cao, trên
tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi
theo bóng
mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm
thành phố,
chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng...
Chỉ mong
gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ,
hai gã
chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này
hay
không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả
loài người
đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Tôi thích những trích dẫn, những dòng lạ mà chúng ta đưa vô bản văn của
mình.
Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngu
ngốc,
"để viết, thì đừng nợ bất cứ ai".
Trong bài viết,
Vila-Matas nhắc tới Susan Sontag, người đã từng chấp nhận thách đố của
Walter
Benjamin, viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn trích dẫn, và những gì của
riêng mình,
thì giống như giàn giáo, sẽ được dẹp bỏ, khi ngôi nhà xây dựng xong.
Ui chao, vào
đúng đêm 30 Tết Ta vừa rồi, GCC bèn ngộ ra, GCC, chính hắn, đã thực
hiện được
cả hai giấc đại mộng của W. Benjamin:
Viết lịch sử từ đáy, và, viết 1 tác phẩm
chỉ gồm toàn trích dẫn.
Và đó là
trang Tin Văn.