Thú chôm
chĩa
Note: Bài
này mà chẳng thần sầu sao?
Đọc, bỗng nhớ ông
anh nhà thơ, Quán Chùa, và những
ngày Mậu Thân, cả hai đánh chắn suốt đêm, khi ông phải trực chiến tại
Cục Tâm
Lý Chiến.
Gấu đã tả cái cảnh hai anh em len lỏi, xuyên qua những bức tuờng khu
Trại Gia Binh, để đến điểm hẹn, là 1 chiếu bạc.
Gần sáng, Gấu về nhà, đánh răng,
rửa mặt, chạy xuống UPI, số 19 Ngô Đức Kế, [con đường từ Tự Do đâm ra
công trường
Mê Linh, có tượng Đức Thành Trần], xem có radiopho cần chuyển cữ sáng,
thường là
không, vì chuyển hết cữ tối hôm trước, trừ khi có hình khẩn cấp mới
nhận trong
đêm.
Thế là hai anh em lại gặp lại, vừa uống cà phê, vừa bàn về đủ thứ
chuyện, và thường là về sách, về 1 cuốn vừa đọc...
Thời gian đó, vì là Mậu Thân, nên gần như chỉ
có hai anh em.
Đọc thư gửi đảo xa lại bồi hồi thương ông anh, ông gần như chẳng
có ai để tâm sự, có lẽ ý nghĩa của cái nick Lỗ Bình Sơn, là từ đó chăng?
Thời gian đó,
thời gian Mậu Thân, GCC có cô bạn, tối nào cũng mò tới, hà, hà, nhờ đó
viết được
cái truyện ngắn Cõi Khác [Cõi Khác thì cũng 1 thứ… Đảo Xa chứ gì nữa!]:
Những
ngày Mậu Thân căng thẳng, Đại Học đóng cửa, cô bạn về quê, nỗi nhớ bám
riết vào
da thịt thay cho cơn bàng hoàng khi cận kề cái chết theo từng cơn hấp
hối của
thành phố cùng với tiếng hỏa tiễn réo ngang đầu. Trong những giờ phút
lặng câm
nhìn bóng mình run rẩy cùng với những thảm bom B52 rải chung quanh
thành phố,
trong lúc cảm thấy còn sống sót, vẫn thường tự hỏi, phải yêu thương cô
bạn một
cách bình thường, giản dị như thế nào cho cân xứng với cuộc sống thảm
thương
như vậy...
Đau khổ nhất
là những
ngày cô bạn đi lấy chồng. Vẫn những ngày tháng ngây ngô bên mớ máy móc,
nghe tiếng
người nói xôn xao từ những thành phố xa lạ phía bên ngoài địa ngục, qua
đường
dây điện thoại viễn liên, mơ màng tưởng tượng chiến tranh rồi sẽ qua
đi, cô bạn
rồi sẽ hạnh phúc, hạnh phúc... Hết còn nỗi ngây thơ tưởng mình ở trên
cao, trên
tận đỉnh cồn, thấy hết, hiểu hết. Vẫn những đêm dài điên cuồng đuổi
theo bóng
mình sợ hãi trốn sâu dưới đáy địa ngục, trong những hang cùng ngõ hẻm
thành phố,
chạy hoài, chạy hoài, không còn nơi để ghé, không còn chỗ để ngừng...
Chỉ mong
gặp lại những hồn ma quen, những gã phóng viên người Nhật, người Mỹ,
hai gã
chuyên viên Phi Luật Tân, để hỏi coi họ có còn luyến tiếc đất nước này
hay
không, chỉ muốn la lớn, tôi yêu em, tôi yêu em, cho cả thế giới, cả
loài người
đều nghe...
Cho người chết gật đầu thông cảm.
Tôi thích những trích dẫn, những dòng lạ mà chúng ta đưa vô bản văn của
mình.
Tôi không hiểu những người ghét chúng, và khẳng định một cách ngu ngu
ngốc,
"để viết, thì đừng nợ bất cứ ai".
Trong bài viết,
Vila-Matas nhắc tới Susan Sontag, người đã từng chấp nhận thách đố của
Walter
Benjamin, viết 1 cuốn sách chỉ gồm toàn trích dẫn, và những gì của
riêng mình,
thì giống như giàn giáo, sẽ được dẹp bỏ, khi ngôi nhà xây dựng xong.
Ui chao, vào
đúng đêm 30 Tết Ta vừa rồi, GCC bèn ngộ ra, GCC, chính hắn, đã thực
hiện được
cả hai giấc đại mộng của W. Benjamin:
Viết lịch sử từ đáy, và, viết 1 tác phẩm
chỉ gồm toàn trích dẫn.
Và đó là
trang Tin Văn.
Le Plaisir
Des Citations
Thú chôm chĩa.
Tôi ư? Chỉ là
một hình ảnh mà tôi theo đuổi, chỉ thế”
Gérard de
Nerval
Tôi mê
những
dòng chữ lạ mà chúng ta tuồn vô những bản văn của chính chúng ta. Tôi
không hiểu được những người ghét chúng, và tuyên bố một cách ngu ngốc
“viết,
OK, nhưng đừng nợ bất cứ một ai”. Mê mết những trích dẫn, tôi đi dưới
mưa trên
con phố Père-Lachaise, để mặc mình cuốn
đi trong dòng lũ tiềm thức của những thiên thu ngày tháng. Tôi đi về
phía ngôi mộ Nerval. Giấu mặt, tôi hy vọng một người nào đó sẽ khám phá
ra rằng, tôi
luôn luôn
tìm kiếm con người cội nguồn của tôi, trong những con người giông giống
tôi, những mặt nạ khác, những giọng nói khác. Tôi đi trên con phố le
Père-Lachaise,
đẫm mình trong những trích dẫn tràn đầy từ Trong
khi chờ những năm tháng không trở lại”, tập thứ ba những hồi ức
sáng
ngời của
Cesar Antonio, những hồi ức không làm sao hiểu nổi, nếu như không có
trích dẫn,
bởi vì tác giả đã làm những bảng tóm tắt văn hóa, tất cả những gì xẩy
ra dưới mắt
mình.
Rồi tôi nhớ
đến cái bài tựa của Susan Sontag, cho cuốn Vaudou
Urbain của Edgardo Cozarinsky: “cái sự sử dụng rộng lượng những
trích dẫn
dưới dạng đề từ làm nhớ tới những cuốn phim với những bức riềm, là
những trích
dẫn, của Godard.