Ảnh hưởng [3]
Trong
cuốn tiểu thuyết Haroun và
Biển Chuyện, Hanoun and the Sea
of Stories,
một cậu bé sau chót đã tới được vuơng quốc biển cả của sự tưởng tượng,
mà tay
hướng dẫn viên đã mô tả như sau:
Cậu bé
nhìn xuống nước và thấy nó
do ngàn ngàn con nuớc khác nhau tạo thành, mỗi con nước có một mầu khác
nhau,
chúng đan trộn, xoắn xuýt vào nhau như một tấm thảm bằng chất lỏng thật
là đa
đoan, phức tạp đến ngỡ ngàng, nghẹt thở, và Iff giải thích, những con
nước đó
là Những Suối Chuyện, mỗi một con mầu như thế chỉ chứa Một Câu Chuyện.
Những
vùng biển khác nhau chứa những vùng chuyện khác nhau, và, người ta có
thể tìm
được ở đó đủ thứ chuyện đã được kể ra từ đời nào thuở nào, hoặc còn
đang được
bịa đặt; Biển Chưyện như thế đó thực ra là thư viện lớn lao nhất của vũ
trụ. Và
bởi vì chuyện được gìn giữ tại đây dưới dạng lỏng, cho nên chúng có khả
năng
thay đổi, trở thành bản khác, hay nhập vào chuyện khác để trở chuyện
mới. Hơn
nữa, khác hẳn thư viện sách, Biển Chuyện còn giống một nơi dự trữ những
chuyện
ký. Nó sống, không chết.
Trong khi
sử dụng chất liệu cũ,
thêm vào đó cái còn sống, còn tươi, người ta làm ra cái mới. Trong cuốn
Quỉ
Thi, tôi tìm cách trả lời câu hỏi: Cái mới từ đâu tới với thế gian này?
Ảnh
hưởng - cái dòng trơn tuột, tuồn cái cũ vào cái mới - là một phần của
câu trả
lời.
Trong
Những Thành Phố Vô Hình,
Italo Calvio miêu tả thành phố thần tiên Octavia, treo lơ lửng giữa hai
quả
núi, giống như một thứ mạng nhện. Nếu ảnh hưởng là cái mạng nhện trên
đó chúng
ta treo tác phẩm của mình, nếu như vậy, thì thế giới này chính là thành
phố
thần kỳ Octavia, đích thị nó, bảo vật lóng lánh về một thành phố mơ
mộng, đong
đưa trên mạng nhện, và cứ đong đưa như thế mãi, một khi mạng nhện còn
mang nổi
sức nặng của nó.
****
Lần
đầu gặp Calvino, là khi tôi
được yêu cầu giới thiệu một bài đọc của ông tại Riverside Studios ở
Luân Đôn,
đầu thập niên 1980. Cuốn “Nếu vào một đêm hè, một khách du lịch” [If on
a
Winter’s Night a Traveler] của ông vừa được xuất bản tại Anh và tôi vừa
làm một
bài tiểu luận dài về tác phẩm của ông trên tờ Điểm Sách London. Của
đáng tội,
đây là một trong những bài viết nghiêm trang, sớm sủa nhất về ông, xuất
hiện
trên báo chí Anh. Tôi biết, Calvino thích bài viết đó, tuy nhiên, tôi
cảm thấy
không được thoải mái, khi nói về ông, mà lại có ông ở đó. Sự không
thoải mái
càng tăng, khi ông muốn được coi bài giới thiệu của tôi, trước khi ông
chường
mặt ra trước công chúng. Tôi phải sử sự như thế nào, nếu ông tỏ ra
không khoái nó?
Ông
ta im lặng đọc, hơi nhíu mày,
đưa lại cho tôi, và gật gật cái đầu. Hiển nhiên là tôi đã qua được cuộc
hỏi
cung, đặc biệt là, ông tỏ ra hài lòng, khi tôi so sánh tác phẩm của ông
với của
một nhà văn cổ điển Lucius Apulius, tác giả cuốn The Golden Ass [Con
Lừa Vàng]
“Cho tôi
một xu, và tôi sẽ kể cho
bạn một câu chuyện thật là hay ho”, những người kể chuyện Milesian vẫn
thường
nói như vậy. Và những câu chuyện của Apulius về sự biến hình đổi dạng,
là đã sử
dụng phương cách thần kỳ của những tay kể chuyện cổ xưa, những câu
chuyện của
họ làm người nghe há hốc miệng, như muốn nuốt chửng hết tất cả. Calvino
cũng có
được cho ông cái đức kể chuyện này, và nhờ nó, ông kể thật là cừ, ở một
trong
những tác phẩm mới đây nhất của ông, “Sáu lời nhắc cho tân thiên niên
kỷ” [Six Memos
for the Next Millennium]: nhẹ như lông hồng, nhanh như cắt, chính xác
như hai
cộng hai là bốn, rõ như ban ngày, và rôm rả như thể trăm hoa đua nở,
nhà nhà
đua tiếng. Những đức tốt này luôn ở trong đầu tôi, khi viết Haroun và
Biển
Chuyện.
Tuy cuốn
tiểu thuyết nằm trong
dạng những cuộc phiêu lưu kỳ quái của một đứa trẻ, tôi muốn, làm thế
nào, có một
cách nào, xoá đi sự phân chia giữa văn chương nhi đồng và những cuốn
sách dành
cho người lớn. Nói cho cùng, đây là vấn đề làm sao tìm cho được đúng
cái giọng
kể của nó, và Apuleius và Calvino đã giúp tôi tìm ra nó. Tôi đọc lại bộ
tiểu
thuyết lớn gồm ba cuốn của Calvino, The Baron in the Trees, The Cloven
Viscount, và The Nonexistent Knight, chúng cho tôi những chìa khoá tôi
cần. Bí
mật được bật mí: hãy sử dụng ngôn ngữ chuyện cổ tích, trong khi cố làm
sao đừng
vướng vào cái giọng làm ra vẻ đạo đức một cách dễ dãi, rẻ tiền.
Mới đây,
tôi lại nghĩ về Calvino.
Lời nhắc nhở thứ sáu, trong những nhắc nhở dành cho tân thiên niên kỷ
của ông
là về vấn đề “kiên định” [consistency: kiên định, tin cái gì thì cứ thế
mà
theo, không làm sao nghĩ khác đi được]. Kiên định là thiên tài đặc dị
của tay
Bartleby the Scrivener của Melville, người hùng khó hiểu này chọn cho
mình một
cách ở đời: tốt nhất là đừng. Bạn có thể thêm vào đó, Michael Kohlhaas
của
Kleist, hay Nigger of the Narcissus, của Conrad. Tay này luôn luôn nhắc
nhở,
rằng thì là, mình phải sống cho tới khi mình chết, hay là người hùng
chuyên môn
uýnh lộn với những quái vật, là những cối xay gió, tức nhân vật nghĩa
hiệp
khùng Quixote, hay anh chàng Đo Đạc Đất của Kafka, hít hà hoài về phía
Toà Lâu
Đài chẳng làm sao tới được.
Chúng ta
nói tới kiên định mang
tính sử thi, nó là một ám ảnh đẩy tới bi kịch hay huyền thoại. Nhưng
kiên định còn
được hiểu từ cái phần âm u của nó, thí dụ như hình ảnh Ahab, khùng điên
với
chính mình, trong cuộc truy đuổi tàn sát chú cá voi trắng, hay của
Savonarola,
kẻ đốt sách, hay Khomeini, khi định nghĩa cuộc cách mạng của ông là một
cuộc
nổi loạn chống lại lịch sử, chính nó.
Càng ngày
tôi càng thấy mình bị
cuốn hút vào giá trị của ghi chú thứ sáu của Calvino, vốn chưa được
khai phá.
Tân thiên niên kỷ đang đè lên chúng ta những bóng đen kiên định, với
tất cả
những dấu hiệu của nó: những tay chùm chăn hạng thầy, những đệ tử khùng
của
Quixote, những tên đầu óc bé tí bằng sợi tăm, những con ông cháu cha,
bè phái, những
ông tự ban cho mình là hiệp sĩ của chân lý. Nhưng vào lúc này, tôi như
đang làm
đúng cái điều mà David Malouf cảnh cáo – nghĩa là, tôi đang loay hoay
bàn về
bản chất của chính công việc viết lách của tôi, vừa phôi thai, vừa mỏng
manh
[bởi vì chưa thành hình]. Vì vậy, tôi phải ngưng tại đây, và hài lòng
với chính
mình, về ảnh hưởng của Calvino - sự giúp đỡ, khuyến khícha ông, trong
những tác
phẩm đầu tay, và ảnh hưởng này vẫn tiếp tục ngân lên ở trong tôi.
Tôi cũng
phải nói thêm là, ngoài
Cavino, còn rất nhiều nghệ sĩ, cả của Rome
thời cổ điển lẫn của Ý thời hiện đại, họ luôn luôn hiện diện trên vai
tôi. Khi
viết cuốn Shame [Xấu Hổ], tôi đọc lại bản nghiên cứu lớn lao về mười
hai vị César,
của Suetonius. Tôi như nhìn thấy họ, những hoàng đế của La Mã đó, trong
những
cung điện của mình, khùng điên vì ngai vàng, vì quyền lực, vì dâm đãng,
kẹt
cứng vào âm mưu hãm hại, đâm chém lẫn nhau. Chỗ này, là một âm mưu, chỗ
kia, là
một đảo chánh, tuy nhiên, chẳng có gì vượt quá những bức tường cung
điện; chẳng
có gì thay đổi ở phía bên ngoài những bờ tường của nó. Quyền lực là
chuyện
trong gia đình. Cung Điện vẫn
luôn luôn
là Cung Điện.
Tôi học
được rất nhiều, từ
Suetonius, về bản chất ngược ngạo của quyền lực, ở những tinh hoa bậc
thầy của
chúng, và tôi đã sáng tạo ra cho chính tôi, và những độc giả của mình,
một ông
trùm quyền lực Pakistan, ở trong Shame: một ông trùm tắm đẫm hận thù và
máu
trong những vụ giết chóc, nhưng lại bị trói chặt bởi những liên hệ về
huyết
thống, bà con, hôn nhân, và sự kiện mấu chốt, quan trọng nhất ở trong
cuốn sách
của tôi: ông trùm đã tìm cách chan hòa quyền lực tới toàn cõi bà con họ
hàng,
trên toàn lãnh thổ của ông ta. Với nhân dân, chẳng có một quyền lực, họ
là khán
thính giả, trong cuộc đấu đá, tranh ăn giữa những ông trùm lớn nhỏ đó.
Cung
Điện vẫn tiếp tục cai trị, nhân dân vẫn tiếp tục rên xiết dưới gót giầy
của nó.
Nếu
Suetonius ảnh hưởng Shame,
thì Quỉ Thi - một cuốn tiểu thuyết mà đề tài chính của nó là sự hóa
thân, đã
ảnh hưởng rất nhiều từ Ovid; còn Đất
Dưới Chân Nàng, The Ground Beneath
Her
Feet, là được nuôi dưỡng bởi huyền thoại Orpheus và Eurydice,
trong khi
đọc
Georgics, của Virgil, là chính, và thật là thiết yếu, không có không
được. Về
một cuốn sách nào đó của tôi, trong tương lai, có thể là nó sẽ bị ảnh
hưởng bởi
Florence, như tôi hiện đang bận rộn, và sững sờ bởi một Florence của
thời
Renaissance, nói chung, và bởi nhân vật của Nicolòs Machiavelli, nói
riêng.
Cái việc biến
Machiavelli thành một con quỉ làm tôi ngỡ ngàng, đây là một trong những
màn vu khống thành
công nhất của lịch sử Âu Châu (1). Trong văn chương Anh, thời
hoàng kim Elizabeth
của nó, có chừng trên bốn trăm qui chiếu về Machiavelli, chẳng có cái
nào ra
hồn. Vào lúc này, chưa hề có một tác phẩm nào của Machiavelli được dịch
sang
tiếng Anh; những nhà viết kịch Anh bèn dựa vào một bản dịch tiếng Tây,
The Anti-Machiavel, để tạo ra những chân dung quỉ của họ. Cái mặt nạ
hắc ám vô
đạo đức mà họ sáng tạo ra cho Machiavelli vẫn tiếp tục làm u tối danh
tiếng của vị
thầy. Là một “văn hữu” của ông, bản thân cũng có chút kinh nghiệm về
quỉ hoá, tôi cảm thấy đã đến lúc thẩm định lại một Florence
đã bị tổn hại.
Tôi cố
trình bầy sơ lược, điều
gọi là hiện tượng thụ phấn, sự ảnh hưởng lẫn nhau về văn hóa. Không có
nó, văn
học sẽ chỉ mang tính tỉnh lẻ, địa phương. Trước khi kết luận, cho phép
tôi được
vinh danh thiên tài điện ảnh Federico Fellini. Tôi đã học được từ những
phim của
ông, coi từ thuở mới lớn, là, làm cách nào chuyển hóa những kỷ niệm,
những
nguyên liệu thật dũng mãnh của tuổi thơ và của cuộc đời riêng tư của
mình,
thành chất liệu cho một tác phẩm lớn lao, và quá nữa, thành huyền
thoại. Tôi
cũng xin được vinh danh những bậc thầy Ý khác như là Pasolini,
Visconti,
Antonioni, De Sica, và còn nhiều, nhiều nữa, bởi vì ảnh hưởng và sự
kích thích
do đọc người khác mà sáng tạo ra cái của mình, là không bao giờ chấm
dứt.
NQT
dịch giới thiệu
Đính chính:
(1) Câu "The
demonization of Machiavelli strikes me as one of the
most successful acts of slander in European history": Cái việc biến
Machiavelli thành một con quỉ làm tôi ngỡ ngàng, đây là một trong những
màn vu khống thành
công nhất của lịch sử Âu Châu - câu này tôi,
NQT, dịch
sai, đã sửa lại, sau khi đối chiếu với bản hiệu đính trên talawas.
Nguyễn
Tiến
Văn dịch là: Việc ma quỉ hóa Machiavelli vẫn chấn động tôi như là một
trong những hành vi phỉ báng thành công nhất trong lịch sử Âu Châu.
Anh giải thích
thêm, câu này còn hàm ý, chuyện liên quan tới chính bản
thân Rushdie, qua tác phẩm Quỉ Thi. Rushdie chẳng đã từng bị Hồi giáo
coi là quỉ, khi "phỉ báng" đạo Hồi?
Câu
hiệu đính
của Trịnh Hữu
Tuệ trên talawas: Tôi thấy rằng việc bôi nhọ Machiavelli là một
trong những hành động vu khống thành công nhất trong lịch sử Âu Châu.
Cám ơn anh
Trịnh Hữu Tuệ.
NQT