*

TƯỞNG NIỆM

1 2


*
KYOICHI SAWADA - Tan Binh, Vietnam, 1966 The body of a Viet Cong soldier is dragged behind an armored vehicle en route to a burial site after fierce fighting on February 24, 1966.(UPI)  Shortly after I opened the UPI picture bureau in Saigon in March of 1965, Sawada, who had been confined to a darkroom for the wire service in Tokyo showed up. He had taken his vacation time and paid his own way to Vietnam. Even though he was the same age of most young photographers covering the war he had a maturity and sense of artistic commitment that made him seem older and wiser. Though most of us shot with Nikons, Sawada was a Leica man, and he used it like the precision instrument it is. In 1965, he won both the Pulitzer Prize and the World Press Photo grand award. In 1972, after his death in Cambodia, he received the Robert Capa Gold Medal. (Dirck Halstead).
Tân Bình, Việt Nam, 1966. Xác VC bị thiết giáp kéo tới nơi chôn cất, sau trận đánh ác liệt vào ngày 24 tháng Hai, 1966 [UPI]. Chỉ ít lâu sau khi tôi mở phòng hình ảnh của UPI tại Sài Gòn vào tháng Ba năm 1965, thì Sawada, nhân viên phòng tối tại Tokyo trình diện. Anh tự trả tiền cuốc đi, nhân một dịp nghỉ phép, Mặc dù cùng trạc tuổi với đám nhiếp ảnh viên chiến tranh, nhưng vẻ trưởng thành, thái độ nghiêm túc với nghề nghiệp và với nghệ thuật chụp hình khiến anh trông già dặn hơn họ.... (Dirck Halstead).
*
Hỏi đường VC. Hình Huỳnh Thành Mỹ [AP]
HUYNH THANH MY (alias) HUYNH CONG LA
Born: June 1, 1937 in Long An, Vietnam 
Died: October 10, 1965 near Can Tho, Vietnam  Although he was only 5'3 and weighed just 110 lbs., Huynh Thanh My was one of the toughest photographers of the Vietnam War. He had a Bachelor of Arts Degree and for several years he carried heavy network news equipment around the battlefield for CBS, until he was lured to AP in 1963 to work as a staff photographer. In May, 1965, he was wounded by machine gun fire but returned to the front lines as soon as he was released from the hospital. While covering a fight between the Viet Cong and SVN Rangers in the Mekong Delta later that year, Huynh Thanh My was wounded in the chest and arm. As he waited to be evacuated by helicopter, the enemy overran the makeshift aid station and killed the wounded. Nearly the entire Saigon Press Corps marched in Huynh Thanh My's funeral procession to the Mac Dinh Chi cemetary. Huynh left behind his 19-year-old widow and seven-month-old daughter. His younger brother, Huynh Cong Ut was hired by the AP in 1965 and covered the rest of the war, winning a Pulitzer Prize in 1973. Better known as Nick Ut, he now lives in Los Angeles.  (Requiem)
Trong số những ký giả, phóng viên chiến trường chết tại Việt Nam, Huỳnh Thành Mỹ là người đầu tiên, và được nhắc nhở nhiều nhất, ít ra cũng giữa đám đồng nghiệp tại hãng AP. Cuộc chiến khi đó tương đối còn sớm sủa, nếu chỉ tính về con số tử vong. Thần Chết còn mải thăm dò con mồi, chưa lựa chọn nạn nhân giữa đám người lăng xăng với cái máy chụp hình, cái camera, cuốn sổ tay, như thể ba thứ đồ linh tinh, cộng thêm mớ dây nhợ lằng nhằng, kể luôn cả hai chữ báo chí, Press, gắn trước ngực, là những bùa trừ tà, súng đạn phải tránh né.
Những buổi sáng, nếu có Radiophoto, khi xong việc, hoặc ở lại sở phụ giúp một đồng nghiệp làm ca sáng, chờ tới trưa coi UPI có hình cần chuyển, hoặc theo ông Hưng, đồng nghiệp làm cho hãng AP tới văn phòng hãng này, ở tầng lầu phía bên trên passage Eden, nhìn bức hình Huỳnh Thành Mỹ phóng lớn treo trên tường, uống ly cà phê kiểu Mỹ, nói dăm ba câu tiếng Tây với Horst Fass, trưởng phòng hình ảnh, rồi cùng ông Hưng đi kiếm mấy cuốn truyện "série noire" của một tay bán sách dạo ở một con hẻm chật cứng giữa hai bức tường gần bên tiệm thuốc tây trên đường Tự Do.
Năm di cư thứ hai mươi [1974], khi viết bài Tử Địa, nghĩ đến những đứa con tư sinh của đất Bắc ở cả hai miền lúc ấy, tôi đã mở bài bằng câu trích đề của Anh, tuyên xưng nó là câu văn bất hủ. [Người ta có thể nghĩ tôi quá lời, sử dụng "ngoa ngôn". Nabokov còn "ngoa" hơn nhiều khi ông bảo: "Cả sự nghiệp của triều đại Sa Hoàng Đại Đế sánh không bằng nửa vần thơ của Pushkin."]
TTT: Trong đất trời
Liệu Gấu này có ngoa ngôn, khi dõng dạc phán: Cả một sự nghiệp 'đường ra trận...', 'mãi mãi tuổi hai mươi', cả một 'nhật ký họ Đặng'... sánh không bằng 'nửa' lời ca của Trần Thiện Thanh: Trong khói súng xây thành, mắt quầng thâm mất ngủ... Sao không hát cho những bà mẹ già, những người còn mải mê, những người vừa nằm xuống chiều qua?