*

TƯỞNG NIỆM

Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936-22.3.2006 ]

Hãy cho anh khóc
Tạp ghi bản scan

Giỗ đầu

1 2 3 4 5 6 7


Tưởng nhớ Thanh Tâm Tuyền
[13.3.1936 - 22.3.2006]

Bếp lửa reo đời quá vãng
Mãi nhớ em dẫu ngày chưa kịp tới
NLV

Koestler viết, trước Newton, những tri thức, sự kiện, như thuỷ triều, trái táo rớt xuống đất mà không theo hư không mà đi... chỉ là tản mạn, rời rạc...
Newton, xuất hiện, giơ cao cây đũa thần, và dàn nhạc giao hưởng bắt đầu chơi bản Vạn Vật Hấp Dẫn, những tản mạn rời rạc kia đều có vị trí của chúng, trong dàn nhạc.
Theo nghĩa đó, sau 1975, chưa có văn chương Việt Nam ở trong nước, cho đến khi nào, có một nhà văn Newton Mít, giơ cây đũa thần, chỉ vào trái tim của bóng đen, la lớn, Ơ Rơ Ka, nó đây nè!
*
Liệu giấc mơ về một cuộc cách mạng, thỏa mãn giấc mơ như lòng chúng ta thèm khát tương lai, của TTT, có gì liên can tới ‘lực lượng thứ ba’, vốn là một giấc mơ lớn, của Mẽo, nằm trong hành trang của Pyle, [Người Mỹ Trầm Lặng ], khi tới Việt Nam.
Giấc mơ lớn của Mẽo, từ đó, cái mầm của Người Mỹ Trầm Lặng  bật ra, khi Greene, trên đường trở về Sài Gòn, sau khi qua một đêm với tướng Leroy, Hùm Xám Bến Tre, như ông viết, trong Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách, Ways of Escape.

"Cách đây chưa đầy một năm, [Greene viết năm 1952], tôi đã từng tháp tùng Le Roy, tham quan vương quốc sông rạch, trên chiến thuyền của ông ta. Lần này, thay vì chiến thuyền, thì là du thuyền, thay vì dàn súng máy ở hai bên mạn thuyền, thì là chiếc máy chạy dĩa nhạc, và những vũ nữ.
Bản nhạc đang chơi, là từ phim Người Thứ Ba, như để vinh danh tôi.
Tôi dùng chung phòng ngủ với một tay Mẽo, tùy viên kinh tế, chắc là CIA, [an American attached to an economic aid mission - the members were assumed by the French, probably correctly, to belong to the CIA].  Không giống Pyle, thông minh hơn, và ít ngu hơn [of less innocence]. Anh ta bốc phét, suốt trên đường từ Bến Tre về Sài Gòn, về sự cần thiết phải tìm cho ra một lực lượng thứ ba ở Việt Nam. Cho tới lúc đó, tôi chưa giờ cận kề với giấc mộng lớn của Mẽo, về những áp phe ma quỉ, tại Đông phương, như là nó đã từng, tại Phi Châu.
Trong Người Mỹ Trầm Lặng, Pyle nhắc tới câu của tay ký giả York Harding – cái mà phía Đông cần, là một Lực Lượng Thứ Ba – anh ta xem có vẻ ngây thơ, nhưng thực sự đây chính là chính sách của Mẽo. Người Mẽo tìm kiếm một nhà lãnh đạo Việt Nam không tham nhũng, hoàn toàn quốc gia, an incorruptible, purely nationalist Vietnamese leader, người có thể kết hợp, unite, nhân dân Việt Nam, và tạo thành một thế đứng, một giải pháp, đối với Việt Minh CS.
Greene rất chắc chắn, về nguồn của Người Mỹ trầm lặng:
"Như vậy, đề tài NMTL tới với tôi, trong cuộc nói chuyện trên, về 'lực lượng thứ ba', trên đường vượt đồng bằng sông Cửu Long, và từ đó, những nhân vật theo sau, tất cả, [trừ một, Granger], là từ tiềm thức bật ra."
Ways of Escape.
Granger, một ký giả Mẽo, tên thực ngoài đời, Larry Allen, đã từng được Pulitzer khi tường thuật Đệ Nhị Chiến, chín năm trước đó. Greene gặp anh ta năm 1951. Khi đó 43 tuổi, hào quang đã ở đằng sau, nhậu như hũ chìm. Khi, một tay nâng bi anh ta về bài viết, [Tên nó là gì nhỉ, Đường về Địa ngục, đáng Pulitzer quá đi chứ... ], Allen vặc lại: "Bộ anh nghĩ, tôi có ở đó hả? Stephen Crane đã từng miêu tả một cuộc chiến mà ông không có mặt, tại sao tôi không thể? Vả chăng, chỉ là một cuộc chiến thuộc địa nhơ bẩn. Cho ly nữa đi. Rồi tụi mình đi kiếm gái."
*

Brodsky nói về thành phố quê hương của ông:
Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong thân".
Câu này cũng có thể áp dụng cho TTT, và Hà Nội của ông.
*
Chúng ta cứ thử tưởng tượng, nếu không xẩy ra cuộc di cư vĩ đại, những nhân vật ở trong Bếp Lửa làm sao sống?
*
Trong một, trong rất nhiều vụ thăm dò ý kiến bạn đọc, năm 1999, của Folio Society, một câu lạc bộ sách của Anh, về câu hỏi, hãy kể ra năm Bài Thơ của Thế kỷ, bốn bài được nêu ra, là của những nhà thơ tiếng Anh, [cũng chẳng có gì đáng kinh ngạc]: Yeats, Eliot, Auden, Plath. Nhưng bài thơ thứ năm, là của một nhà thơ tiếng Đức
, Rainer Maria Rilke. Và là một bài thơ khó nhai: Duino Elegies.
Coetzee, nêu sự kiện này, trong bài viết về Rilke, và giải thích, cho dù cái thứ tiếng Đức khó nhá đó, cho dù cái bài thơ khó nhai đó, thế mà vưỡn lọt vào danh sách "top five", điều này chứng tỏ, thơ, cho đến khi nào mà nó còn, tự nói lên, bằng thứ tiếng nói của đam mê, và của sự khẩn thiết, về những vấn đề lớn của hiện hữu con người, thì nó vẫn là của đám đông chứ không phải của thiểu số, như mấy ông nhà thơ Mít tự thổi phồng (1).
(1)
Tôi xin nhắc lại và diễn giải một ý của anh Thanh Thảo: thơ không phải dành cho đám đông, mà dành cho một số nhỏ người đọc. Thơ không đọc ở quảng trường mà dành cho sự sâu thẳm của tâm hồn và như thế chỉ có những người đọc tinh hoa mới hiểu được thơ mà thôi.
Nguồn
Ôi chao, đọc câu trên Gấu chỉ muốn... chửi bậy!
Bởi vì, chẳng lẽ mấy ông nhà thơ này tự cho họ là những tinh hoa?
[Thi sĩ : Độc giả của độc giả, tinh hoa của tinh hoa, Cà Rem của Cà Rem].
Câu giải thích của Coetzee còn giải thích thêm, về hiện tượng thơ trẻ ở trong nước, mà mấy vị đàn anh này chê, thiếu vốn sống.
Sự thất bại của thơ trẻ, chính là do nó vờ những câu hỏi lớn của người Mít chúng ta, nhất là của đồng bào trong nước, vờ số phận của họ.
*
Sinh năm 1875 tại Prague, thành phố thứ ba của Đế quốc Áo Hung, Rilke tởm nước Áo và tất cả những gì có mùi Áo, all it stood for, và chạy trốn nó, ngay khi nào có thể. Một phần của nỗi tởm, là do phản ứng những năm trẻ thơ khốn khổ khốn nạn ông trải qua tại những nhà trường nhà binh. Những cảm nghĩ của ông về Đức quốc, cũng chẳng ấm áp hơn được tị nào. Sau khi lấy vợ, vào năm 1901, ông dời qua Tây, và, ngoại trừ những năm chiến tranh, ông bị kẹt trong vùng đất của Những Quyền Lực Trung Tâm, the Central Powers, do vấn đề quốc tịch, ông chẳng bao giờ trở về.
*
Chúng ta tự hỏi, giả như không bị tống ra Bắc như một anh tù, liệu, sau 1975, TTT sẽ trở về Hà Nội, Miền Bắc?
Gấu tin, ông đếch thèm về!
Ông anh khác thằng em. Thằng em cố đấm ăn xôi, trở về tới hai lần. Lần thứ ba, nếu không nhận được lời cảnh báo, khí hậu Hà Nội bi giờ không đẹp, thì Gấu vẫn còn mò về dài dài…
*
Cái anh chàng Kiệt, trong Một Chủ Nhật Khác, nếu là từ Kiệt Tấn ngoài đời, và, nếu như thế, gốc Nam Bộ, nhưng chắc chắn, đã được tác giả ban cho, một tuổi thơ Bắc Kỳ, một ông bố Bắc Kỳ, cả hai đều khốn kiếp như nhau. Độc giả chắc còn nhớ, những buổi tối xám xịt của mùa đông lạnh giá của miền đất giá lạnh, Kiệt thủ thỉ bên bà mẹ, thổi cho bà nghe những khúc nhạc từ chiếc khẩu cầm, thổi giấu thổi giếm ông bố tàn nhẫn…
*
Cái ông bố khắc nghiệt của Kiệt, chắc là từ nguyên mẫu ông bố BHĐ, ở ngoài đời.

*

Bức hình chụp tại lan can phía bên ngoài phòng ông em, bạn C.
[Nguồn: website tân hình thức, số đặc biệt về TTT]
Brodsky nói về thành phố quê hương của ông:
Petersburg đẻ ra một nền văn chương được đánh dấu bởi sự "âu lo, như thể nó được viết ra từ mép bờ trái đất. Và nếu có thể đưa ra một quan niệm chung, một âm điệu nào đó, thì đó là sự vong thân".
Câu này cũng có thể áp dụng cho TTT, và Hà Nội của ông.
*

Nỗi buồn chiến tranh vs Thân phận tình yêu
Cái tên truyện, tên một bài viết, là hết sức rắc rối, đa đoan.

Bếp Lửa là Tâm, là Hà Nội, là 1954, là trở về mái nhà xưa, là Thanh, là một tiếng hát.
Từ tiếng hát của Thanh, lần trở lại tiếng hát Trương Chi, trở đi với tiếng trầm hùng định mệnh của Hòa Tấu Khúc Số 5 trong Một Chủ Nhật Khác, tiễn đưa cuộc đời anh chàng Kiệt.
Nhưng tại sao 'thân phận tình yêu' biến thành 'nỗi buồn chiến tranh'?
Tên nào bảnh hơn tên nào?
*
Bài điểm sách đầu tiên khi ra được hải ngoại, của Gấu, là bài viết về cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh, của Bảo Ninh. Ngay khi đó, Gấu đã nhận ra, Thân Phận Tình Yêu mới đúng với nó. Nhưng tác giả của nó, quá mê cái danh hão, một cuốn sử thi viết về chiến tranh, [kể câu chuyện về nhân vật phản diện và những kinh hoàng của cuộc chiến được sống bởi những người bộ đội nổi tiếng. Match du monde], nên đành đoạn bỏ Thân Phận Tình Yêu.
Mới đây thôi, trả lời phỏng vấn, ông Bảo Ninh phán, Thân phận tình yêu nghe sến quá.
Đúng, nó sến quá, sến như Madame Bovary của Flaubert.
*
Llosa viết cả một cuốn sách về mối tình đầu của ông, [về mấy lần đầu trong đời đọc Madame Bovary], "The Perpetual Orgy". Ông mở ra cuốn tiểu luận của mình, bằng một câu của Flaubert:
The one way of tolerating existence is to lose oneslf in literature as in a perpetual orgy.
[Cái cách tha thứ cho chuyện chót lỡ sinh ra đời, là tự đánh mất mình vào trong văn chương, như là mất mình ở trên cái giường]
[Thư Flaubert gửi cho Cô Leroyer de Chantepie, ngày 4 Tháng Chín 1858.]
Câu trên y chang của Phương, trong Thân Phận Tình Yêu:
"Chẳng còn đêm nào như đêm nay đâu. Anh muốn hiến đời anh cho một sự nghiệp gì đó, còn em quyết định sẽ phung phí đời mình, sẽ huỷ diệt nó trong cuộc chiến này".
*
Tại sao BN lại... ngu, lại... tham vàng bỏ ngãi như thế, chúng ta tự hỏi?
Kỳ tới, Gấu sẽ post câu trả lời cho cái ngu Bảo Ninh, của Llosa.
Gấu đọc War Sadness
Trong văn chương Việt Nam, chưa có nhân vật nữ nào nói nổi một câu như câu trên.
Nói không nổi, mà sống, càng không nổi.
Càng nghĩ càng tức cho cái ngu của ông-bạn-nhà-văn-VC của "Gấu-nhà văn không-VC"!
*
Cái tít tiếng Tây, tác phẩm của Christiane de Rochefort, Le Repos du Guerrier, được Hoàng Hải Thuỷ phóng tác là Yêu Mệt, làm sao lấy được chữ guerrier thêm chữ yêu mệt vô, thì ra được cái tít tác phẩm của Bảo Ninh, theo Gấu.
Nói tõ hơn, thân phận tình yêu thiếu mất cái ý chiến tranh, mất mát đổ vỡ, nỗi buồn chiến tranh mất cái ý yêu mệt, thành thử chưa có một cái tên nào bảnh cho tác phẩm bảnh này.
Tay điểm cuốn phim của đạo diễn phù thuỷ Roger Vadim khen, the film’s ending has a touch of genius about it. Cụm từ touch of genius, [tạm dịch, một tí thiên tài], có thể áp dụng cho Bảo Ninh.

Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên
Cái sự không thể hoàn tất sử thi Điện Biên của NĐT, có thể còn là do lý do sau đây.
Pensez-vous que l'avenir du roman, ainsi que votre propre avenir de romancier, s'écartera déplus en plus du romanesque, de la fonction imaginative ?
Naipaul: Oui. Continuer à écrire des romans « de création » serait possible à condition de croire à l'existence d'une société ordonnée, au sens où après les troubles vient le calme, et où toutes les crises retombent dans ce grand calme sous-jacent. Mais cela n'existe plus pour la majorité des gens, et ce type d'oeuvre d'imagination leur est de moins en moins utile. Ils vivent dans un monde instable, aux changements rapides, ils ont besoin qu'on les aide à le saisir, à le comprendre et à le contrôler. Et c'est ainsi que l'écrivain peut être à leur service.
Tiếp tục viết tiểu thuyết 'sáng tạo' chỉ có thể, với điều kiện tin rằng có một trật tự xã hội, theo nghĩa, sau những bát nháo như thế, sẽ có trầm lắng, vốn là nền cho khủng hoảng. Cùng tắc thông là vậy. Nhưng đa số cái lũ người đang gây khủng hoảng bát nháo kia không còn cần đến sự tưởng tượng, đếch cần sử thi Điện Biên, mà chỉ cần đô la Mẽo. Thành thử nhà văn không còn có tích sự gì trong một xã hội như thế.
[Trích Naipaul trả lời tờ Transition, số 40, tháng 12/1971]

*
[Hình báo Khởi Hành]
As a young man he liked to say he was heimatlos, homeless, without a country. He even asserted a right to decide his own origin. "We are born, so to speak, provisionally, it doesn't matter where; it is only gradually that we compose, within ourselves, our true place of origin, so that we may be born there retrospectively.”
Coetzee viết về Rilke
Khi còn trẻ, ông thích nói về mình, tôi thì không nhà, không nước. Ông còn đòi cho mình cái quyền được quyết định gốc gác của riêng  mình. "Chúng ta sinh ra, thì cứ nói, theo kiểu dự trữ, chẳng quan trọng gì cái chuyện, sinh ra ở đâu. Dần dà, bạn sẽ tạo nên, ở bên trong bạn, cái nơi chốn thực sự cội nguồn, và nếu như thế, chỉ một khi nhìn ngoái lại, bạn mới phải tự hỏi, hình như quê của mình là ở cái chỗ kia kìa, cái xứ Đoài mây trắng lắm của riêng mình đó..."
Mai Thảo có lần kể một anecdote về TTT. "Hắn" nói, bạn cầm một cây lao, quay người lại, và phóng mạnh, cây lao tới đâu thì là quá khứ của bạn tới đó, cắm xuống chỗ nào thì là đó là nơi bạn sinh ra.
Một lần, một buổi sáng sớm, chỉ có hai anh em, ngồi nhâm nhi ly cà phê tại Quán Chùa, nhắc tới Mai Thảo đời thường, TTT đưa ra nhận xét, nhớ đại khái, đàn ông sống độc thân, ở vào cái tuổi đó, rất dễ mất quân bình [Đàn bà chắc cũng vậy?],  khó chịu lắm, Mai Thảo không thế. Gấu nhắc lại anecdote trên, ông cười, nhân đó kể câu chuyện về anh chàng học trò xóm nhà lá, ở mãi cuối lớp, không chịu nghe ông thầy giảng bài, còn chọc phá mấy người ngồi bạn cùng bàn, sẵn chiếc khăn lau bảng trong tay, ông vo tròn thành một cục, sự tức giận anh học trò khiến ông thêm sức mạnh chăng, vì cái khăn vo tròn như cục đạn bắn thẳng tới tận cuối lớp, cùng tiếng thét giận dữ của ông thầy, "Mang nó lên đây!", khiến anh học trò líu ríu làm theo, Gấu bỗng nhớ đến câu văn để đời của ông, qua miệng nhân vật Thạch:
-Em đã biết tay anh chưa ? (Chửi tục!).
*
D. H. Lawrence: Đừng bao giờ tin tưởng nghệ sĩ. Hãy tin câu chuyện kể.
Câu này thật đúng, với Bếp Lửa.
Trong lời tựa, lần xuất bản thứ tư, TTT viết:
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Chúng ta tự hỏi, bằng cách nào, mà chỉ trong hai ba tháng, viết xong một cuốn tiểu thuyết thơ tạo "dấu ấn" cho cả một thời đại như thế?
Chỉ có thể giải thích, thời gian viết, là hai ba tháng, chỉ là thời gian xổ ra hết, tất cả cuốn sách đã được tích tụ ở trong đầu.
Cũng vậy, là Thơ ở đâu xa, như ông kể lại, khi được thả, ông ngồi gập mình, "thổ ra" tất cả những bài thơ tù chứa chất ở trong đầu, trước khi về gặp lại vợ con.