Ôi chao giá
như viết nổi như dòng như trên đây. Về Sài Gòn
Phải nhìn Sài gòn vào đúng thời gian của một tiếng nấc! Rồi cứ thế mà
nức nở. Mà nước mắt ngắn, nước mắt dài.
Bởi vì, cho dù chỉ nhìn nó lần đầu, bạn vưỡn có cảm tưởng đã sống hết
những cuộc tình thê lương của mình ở đó.
Ôi ôm em trong tay mà đã nhớ em những ngày sắp tới.
«Mais suis-je celui qui vit
ici, / qui est retourné
ici / qui
y est
retourné, retourné / et qui y retourne encore?», se demandait
l'employé de
bureau Bernardo Soares qui, comme M. Pessoa, ne quittait jamais
Lisbonne et
donc n'y retournait jamais...
Nhưng tôi là ai, phải chăng là kẻ sống ở đây, ở Sài Gòn/ Kẻ trở về đây/
Trở về, trở về/ Và còn trở về?
Tôi là kẻ chẳng bao giờ rời Sài Gòn, như tay nhạc sĩ họ Trịnh kia, nên
chẳng bao giờ trở về.
J'y étais déjà venu avant d'y être jamais allé.
Tôi là kẻ đã từng tới Sài Gòn, trước khi chưa từng tới đó.
*
Góc văn của Sài Gòn, như của Lisbonne, là Quán Chùa.
Cũng có con đường Tự Do, thay vì Rua da Prata, nhưng, bởi vì thiếu một
góc biển của Lisbonne, cho
nên cuối đường là bến tầu, với lòng mình phơi trên kè đá, với những ống
khói tầu mệt lả, và ném mẩu thuốc cuối cùng xuống lòng sông, là ném cả
hy vọng, cùng cuộc đời trôi theo, cùng muôn trùng những chuyến vượt
biển, theo ngón tay trỏ của pho tượng Đức Thánh Trần.
*
Ôi chao, nhớ ơi là nhớ, góc quán, góc bàn, những cây me bên ngoài, khúc
đường này là cuối con đường Gia Long, đầu kia, là Ngã Sáu Sài Gòn....
*
...vivre à Lisbonne comme s'il était une allumette froide tandis que
les maisons de ceux qui l'avaient aimé tremblaient à travers ses
larmes: Sống ở Lisbonne như thể nó là một cây diêm lạnh giá, trong khi
những căn nhà của những con người yêu thương nó run rẩy qua những dòng
nước mắt.
Ôi chao đúng cái cảnh Gấu chạy theo em mà nước mưa, nước mắt, nước mũi
chảy ràn rụa:
Khi nàng đi được một quãng
khá xa,
đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp
nàng, và
hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói.
Nàng nói.
Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn
đánh nàng,
bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên
đường: đầu
tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên
khuôn mặt
hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột
nhiên
có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi
về, tôi
bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Tứ tấu khúc về Bông Hồng Đen và Sài Gòn
Parce que, même si c'est la première fois qu'on la voir, on a
l'impression d'y avoir déjà vécu toutes sortes d'amours tronquées,
d'illusions perdues et de suicides exemplaires.
Bởi là vì, ngay cả khi, lần đầu tiên bạn nhìn thấy Sài Gòn, bạn có cảm
tưởng đã sống, ở trong đó, tất cả những cuộc tình cụt ngủn, những ảo
tưởng mất đi, và những cú tự làm thịt mình đáng làm gương cho hậu thế
Như TTT cho biết, ông cho
nhân vật chính
trong Bếp Lửa mượn tên thực
của ông ở ngoài
đời.
Chúng ta tự hỏi, liệu tình cờ, hay, bằng tiềm thức, ông đã
linh cảm ra được sự liên hệ, giữa, Tâm-ngoài đời, Tâm Bếp Lửa, Tâm-Hà
Nội-1954,
rồi tất cả qui về một tâm thật ấm áp, có tên là…Bếp Lửa?
*
Gấu đã lèm bèm, nhiều lần, cái tên rất ư rắc rối, rất nhiều dây
mơ rễ má.
Faulkner viết xong tác phẩm, không làm sao kiếm cho nó cái tên,
cho đến khi từ tiềm thức, những chữ của Shakespeare, âm thanh và cuồng
nộ bật
ra, cùng với nó, là ý nghĩa của tác phẩm:
Đây là một câu chuyện được kể bởi một tên khùng, đầy âm
thanh và cuồng nộ, và chẳng có ý nghĩa gì cả.
Chúng ta tự hỏi, liệu những từ ‘âm thanh và cuồng nộ’, có, là
để chờ cuốn tiểu thuyết?
Chúng, sống xong định mệnh của chúng, trong thảm kịch
Macbeth, chưa đã, chưa đủ, đòi sống thêm một lần nữa, thảm kịch Nam
Bắc, đen trắng,
loạn luân trong thế giới của Faulkner?
*
Nếu như thế, cái tên
Trăng Huyết,
của một truyện ngắn của Ngọc
Minh, đã có cùng với người đàn bà đầu tiên của nhân loại.
Nó liên quan đến chuyện kinh nguyệt của phái nữ.
Một lần qua điện thoại, Gấu kể lại cho tác giả nghe, cái cảm
giác lần đầu đọc nó, khi vừa xuất hiện, không khí truyện ‘ma quái’ quá,
NM trả
lời, phần ‘ma quái’, anh có thể nhận ra được, trong gia đình em
cũng có một
người trải qua một thời kỳ ‘ma quái’, như anh 'đã từng trải qua', nhưng
còn phần
kia, tại sao trăng huyết, anh không hiểu nổi đâu.
*
Ôi chao, lại nhớ TL, trong
Bụi.
Có lần cô than: Giá thầy là đàn bà, thì có phải dễ dàng biết
bao!
*
Tên nhân vật chính
Người Thứ Ba, của
Greene, Harry Lime, là
từ 'Graham Greene’ [lime greene], và từ “the ‘
quicklime’, in which murderers
were said to be buried”.
[quicklime, vôi sống, chôn theo cùng với những tên sát nhân]
*
Trăng Huyết có
post trên Tin Văn, Gấu còn nhớ mài mại, câu chuyện ông anh và cô em
cùng lớn lên, ông anh cứng cỏi, hung bạo, có lần đèo cô em đi chơi bằng
xe máy, [xe đạp], làm em té, bị thương, đi cà nhắc, thành thử cô em cần
tới ông anh, đủ hai ba thứ đường cần, anh là anh, là người yêu, là
nguời bảo vệ, là người đền bù, vì làm em què dở, rồi ai lấy em?...
Thế rồi ông anh có bồ, cô em cảm thấy bị phản bội, cũng kiếm một ông bồ
già, để trả thù. Tất cả những chuyện đó, cùng một lúc, xẩy ra vào lần
đầu tiên cô thấy cô có kinh, vào đúng tuần trăng khủng khiếp đó.
Thành thử cái ông đặt sáng tác đầu tiên bằng cái tên
Trăng Huyết, hoặc là ông không
hiểu thế nào là trăng huyết, hoặc hiểu, nhưng vẫn coi đây là trăng
huyết, theo nghĩa, tác phẩm đầu tiên của nhân loại, chăng?
Đông Phương Bất Bại chẳng đã ao ước, giá như là đàn bà, như Thánh Cô,
thì hạnh phúc biết là dường nào!
Những lèm bèm về
Trăng Huyết, ở
trên, là do Gấu tưởng tượng ra, truyện chưa chắc đã như vậy.
*
Me xừ Tướng Về Hưu của NHT,
sau khi góp phần xây dựng xong xuôi Địa
Ngục ở... trên trái đất, trước khi về hưu, bèn ghé thăm Sài Gòn.
Tâm trạng
cô đơn, không còn việc gì để làm, miền nam làm thịt xong rồi, đói no
thì đã có cô con dâu lo, "phúc lợi" trông vào việc nuôi heo bằng thai
nhi... không khí đó, "Tôi gục đầu lên nỗi buồn", có cái "air" văn
chương miền nam.
Không phải tự nhiên mà có người nhận xét, không làm
thịt được miền nam, không có những ông như NHT.
Khúc chót, chỉ gồm toàn những mẩu, những đoạn, những tờ thư lả tả...
của
Nỗi Buồn Chiến Tranh
khiến độc giả miền nam tự hỏi, không hiểu Bảo
Ninh đã từng ghé mắt đọc
Tiếng Động
của Thanh Tâm Tuyền?
Thiếu, là thiếu một... tiếng hát, thí dụ, của... Gréco, "sang
nhất",
hoặc "mèng hơn", của Khánh Ly, của Lệ Thu... , ở trong thế giới NHT.
Chính vì thiếu, cho nên ông phịa ra tiếng hát thuỷ thần, để thay thế?
Nhật
Ký Tin Văn
"Tình cờ", Gấu đọc bài viết của ông con, viết về ông bố, Nguyễn Đình
Thi. Thời gian sắp đi xa. Những giấc mộng chót, áp chót...
Bài xoàng. (1) Ông con thua xa ông bố. Nhưng có một hai chi tiết thật
tuyệt. Tin Văn
sẽ scan bài viết, và đi một vài đường lèm bèm ở bên lề.
Cũng là một cách tưởng niệm, một ông anh, và qua ông mà có được, một vị
thầy. NQT
(1): Xoàng. Khi nào hưõn, hưỡn, Gấu sẽ đi một đường về mấy ông nhà văn
VC này, và cái nguyên nhân tại sao... xoàng!
*
Áp dụng vào trường hợp Nguyễn Đình Thi,
liệu có thể nói, phần sáng suốt của ông là văn chương, phần u tối mụ
người, là cố bám chút đỉnh chung? Và ông đã cố ‘souder’ cả hai lại với
nhau?
Kinh nghiệm Nguyễn Đình Thi
*
Trong những giây phút
cuối cùng trước khi từ biệt thế giới này của nhà văn Nguyễn Đình Thi,
tôi có ghé vào tai ông hỏi nhỏ, nhưng rất dõng dạc, ông muốn được chôn
ở đâu, góc nhà vườn Vĩnh Yên, hay nghĩa trang Mai Dịch? Nghe tôi hỏi
như vậy, nhà văn Nguyễn Đình Thi cố gắng mở mắt ra nhìn tôi, rồi ông
thều thào,
thôi con ạ, tổ chức đã lo... đừng có làm trái lời...
Tôi hiểu, cho đến phút
cuối cùng của cuộc đời, nhà văn Nguyễn Đình Thi vẫn là một cán bộ trung
thành, luôn
tuyệt đối chấp hành những ý kiến của tổ chức...
Nhà văn Nguyễn Đình Chính:
Ngôi nhà
sàn ở
Phúc Yên
[Kỷ niệm 4 năm ngày mất của nhà văn Nguyễn Đình Thi.
An Ninh thế giới
cuối tuần, số 70, Tháng 5, 2007]
*
Và bỗng nhiên ông đổi giọng xưng hô mày tao hung dữ:
-Tao thích ở với bà con nông dân lao động. Họ không thớ lợ. Dễ chịu.
-Vâng. Nhân dân lao động. Giang hồ tứ chiếng. Cửu vạn. Làm thuê. Lưu
manh trộm cắp. Đĩ điếm... Dễ chịu.
ÔngThi ngồi im.
*
Cuốn Mạc Xịt đầu tiên mà Gấu được đọc, là cuốn bằng tiếng
Tây, trong tủ sách "Que sais-je?", Gấu nhón từ kệ sách của TTT, trong
căn
phòng
của ông, trong, một hai lần, vắng ông, theo chân ông em vô, vì
một
chuyện lặt vặt gì đó.
Cứ như là đi vô thánh đường!
[Hai câu thơ
:Khi anh đi anh đi vào
sương đen/ Sương rất độc tẩm vào người nỗi chết
là trong một bài thơ TTT làm, treo trên tường, nơi bàn viết, thời gian
sắp bị gọi đi Thủ Đức, hình như vậy. Không phải thơ đăng báo. Còn mấy
câu nữa, nhớ đại khái, khi anh đi trời đầy sương mù, sương trên má em,
trên đám cỏ, thành phố khuya dài, chùm áo cũ, chúng ta một mình, bơ
vơ... ]
Cuốn sách mỏng chắc ông mang theo, từ Hà Nội, vì bên lề, có
nhiều câu ghi chú, là những nhận xét, hoặc cảm nghĩ của ông, bằng tiếng
Tây.
Tôi bỗng nhớ đến một lần bà cụ C. nói, hồi ở Hà Nội, mỗi lần chui vô
Tàng Kinh
Các, tức thư viện thành phố, là ông mò tới khu kinh điển Mác Xít, đến
nỗi mật
thám Tây phải ghi tên ông vô sổ bìa đen.
Không biết có phải ông biết thằng em chôm sách của ông, và
cũng sách Mác Xít, khi thằng em cũng bắt đầu mê đọc sách,
ông ban
cho ba lời khuyên, trong có một, là từ kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thi.
Vừa đọc, vừa học, vừa dịch, vừa viết.
Cung cách viết trang Tin Văn, là vẫn trong tinh thần này, cộng thêm tí
hồi tưởng, nhìn lại, trong khi chờ chuyến tầu suốt.
Cũng trong tinh thần đó, khi dịch tước "hiệp sĩ văn chương" của
Steiner,
"Extraordinary Fellow", Gấu
bèn dịch là Nghiên Cứu Sinh, (1) vì nghĩ rằng, ông này, tuy là thầy
thực,
nhưng suốt đời đọc sách, không coi mình là một ông thầy, bởi vì với
Steiner, thầy
là phải
cỡ Alain cơ. Mà Alain chỉ là một ông giáo làng!
Than ôi, một ông suốt đời thù ghét, chỉ một thứ, chủ nghĩa
toàn trị, qua hai 'phát hiện' của nó, là CS và Nazi, mà lại ban cho ông
ta cái chức tước Viện Sĩ Ưu Tú của Nhân Dân thì nhảm
thật.
Đáp
lời HN
(1) Sự thực, từ này do NTV đề nghị. Gấu thấy chí lý quá, bèn gật đầu!
*
Nhà sàn chú Thi ở Hưng Yên
Giấc đại mộng, viết sử thi
Điện
Biên Phủ, của NĐT, sau những
Xung
Kích, Vỡ Bờ, làm Gấu nhớ đến những tác phẩm đã hoàn tất, nhưng
không cho xuất bản của TTT, như
Ung
Thư, Thềm Sương Mù, không khí Miền Bắc, Hà Nội, và
Đêm Xóm Lách Mịt Mùng, không khí
Sài Gòn, Miền Nam.
NĐT là lớp đàn anh của TTT. Ông có một cuộc chiến chống Pháp, mà ông
hăm hở tham gia, còn TTT lắc đầu, [ra ngoài đó, thì cũng là một cách
đánh đĩ,
Bếp Lửa] .
TTT có một cuộc cách mạng
tưởng tượng, mà
những câu thơ cho
thấy, khi cách mạng Hung bùng nổ ra,
và một cuộc chiến mà ông chưa từng bắn một viên đạn, sau đó. Chúng ta
tự hỏi, tại sao
những dở dang, như thế?
Bài thơ "Hãy cho anh..." ra mắt
độc giả hải ngoại lần đầu tiên trên mục Tạp Ghi, báo Văn Học Tháng Ba
1997.
*
Theo tôi, TTT sở dĩ không cho xuất bản Ung Thư, một tiếp nối
của Bếp Lửa, và một lô những tác phẩm hoặc đã hoàn tất, hoặc dang dở,
như Thềm
Sương Mù, Giấu Mặt, Đêm Xóm Lách Mịt Mùng… là vì tất cả những tác phẩm
đó, đều
đã mất lý do hiện hữu của chúng rồi.
Tại sao tôi không thể yêu những gì chúng yêu… nếu chúng
chiếm được cuộc đời, tôi chọn hư vô, nhân vật Trí trong Cát Lầy đã từng
phát
biểu, và đã chọn hư vô, là cái chết.
Khi người Mỹ nhẩy vô Việt
Nam, là TTT biết, cuộc cách
mạng
ông mơ tưởng, [như lòng chúng ta thèm khát tương lai] đã không thể thực
hiện.
Tương lai sẽ là:
Chúng nó làm Cộng Sản
Chúng ta làm tù nhân
Ở đây như loáng thoáng lời cảnh cáo của
Adorno, sau Lò Thiêu [sau thất bại của chiến thắng, tù đầy, cải tạo,
rồng rắn - xin khúc đuôi tha hồ mà đuổi - lũ lượt cắn đuôi nhau
bò
xuống cá bé cá lớn…] mà còn làm thơ [mà còn cho xb những thứ đó] thì
thật là dã
man.
Nhưng để tạ lỗi những đứa con tinh thần không được cất tiếng
khóc chào đời, ông viết
Một Chủ Nhật
Khác, câu chuyện một anh chàng đã bỏ chạy,
nhưng trở về, để chết một cái chết lãng nhách, bị một ông sĩ quan khùng
lầm là
VC và đòm một phát.
Tôi nghĩ số phận
Điện Biên Phủ,
'thành mây thành khói, cũng
theo hư không mà đi', là cũng tương tự.
Những tác phẩm của TTT, và cuộc cách mạng mà ông mơ tưởng, hãy cho anh
khóc bằng mắt em, bị mấy anh Yankee mũi lõ 'bức tử'.
Sử thi Điện Biên, bị chiến thắng, mà thực ra, là, chiếm đoạt, Miền Nam,
làm cho câm tiếng.
Văn Cao, do đói quá, đành phải bưng bát cơm
của tổ chức, rồi cầm súng đi giết người, và sau đó, không thể nào làm
nhạc có
lời được nữa, là cũng xêm xêm.
Sự kiện ngồi lỳ trên đầu một, hay nhiều thời đại sĩ phu Bắc
Hà, của NĐT, cũng là một nguyên nhân, khiến cho sử thi
Điện Biên tịt ngòi.
Thành thử sự chế diễu ông bố của ông con khiến bài viết về
ngôi nhà sàn của chú Thi ở Phúc Yên trở thành xoàng.
Nhưng nếu không xoàng, chẳng lẽ dám hách hơn ngôi nhà sàn
ở...
Bắc Bộ Phủ?
*