TƯỞNG NIỆM
|
Tưởng Niệm Cách Mạng Hung
Hãy
cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Ðau dấu đạn
Ðêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
12-56
Chấm dứt huyền
thoại Cộng Sản
*
Hai bài thơ,
thật lạ lùng,
cùng bắt đầu
và chấm dứt, như nhau.
Hãy
cho anh khóc bằng mắt em
Hãy học thuộc lòng bài thơ này của tôi.
Những
ngày hạnh phúc của tôi ở Địa Ngục
Đó là
tập thơ của một tiếng nói
kháng chiến Hung, viết
trong trại tập trung cải tạo Stalin, bằng cọng chổi, và máu, trên giấy
đi cầu. Ông vừa
mất ngày 1 Tháng Chín, thọ 95 tuổi.
Đau khổ không phải là một đức hạnh, có lần nhà thơ nói. [Người
Kinh Tế 16-22 Tháng Chín 2006]
*
Nhà thơ đang ngắm ngọn lửa phần
thư 30
Tháng Tư 1975 Sài Gòn, và nhắn nhủ:
Đó là khi thành phố của bạn bị đốt rụi,
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.*
Hãy cho anh khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Thế mới đúng
là áo thụng vái nhau chứ! NQT
Gyorgy Faludy
Hungarian poet
and author whose life and work were his
homeland's 20th century history.
George Gomori
Saturday
September 9, 2006
The
Guardian
Then,
in 1950 he was charged with being an American agent.
Asked the identity of his CIA contact, he gave the names of William
Blake and
Edgar Allan Poe. Faludy decided to agree to the wildest accusations,
hoping
that he would yet survive Stalin, and was sent to the infamous Recsk
labour
camp (1950-53)
Khi được nhà
nước tra hỏi, mấy điệp viên Xịa thường liên lạc với mi là
ai, ông cho tên William Blake và Edgar Allan Poe. Tội gì tao cũng nhận,
bởi vì tao sẽ sống dai hơn chế độ của tụi mi
Kỷ niệm lần thứ 50 Cách Mạng
Hung, chúng ta đã có bài thơ của TTT,
Hãy cho
anh khóc bằng mắt em,
Những cuộc
tình duyên Budapest
Viết liền ngay
khi nó nổ ra.
Tin Văn sẽ
giới thiệu thêm, một truyện ngắn về nó,
Truyện ngắn
Prayer, xuất hiện năm 1966.
Bản tiếng Anh,
lần đầu xuất hiện trên TLS số đề ngày 1 Tháng Chín 2006.
Truyện kết
thúc bằng câu:
Có thể nhìn
thẳng vào cái chết, với hy vọng.
"It is
possible to face death with hope"
Moscow 1941: Một thành
phố và những người dân của nó trong cuộc chiến.
Đây có lẽ là cuốn sách mấy anh
VC, nhất là "người Hà
Nội" nên
tìm đọc.
Và hãy luôn
nhớ câu cảnh cáo dưới đây, từ bài điểm sách trên, mỗi khi
hát,
"Hà Nội ta vẫn
hiên ngang hất đầu
lên trời":
Nga xô
hiện đại càng cố gắng sử dụng chủ nghĩa anh hùng trong chiến
tranh bao nhiêu
- như huyền
thoại về chân lý muôn đời, nước Nga xô là một -
thì càng
cho thấy, Hitler và Stalin đều quỉ sứ chẳng thua gì
nhau.
*
Phải đợi một nửa thế kỷ, nhân
loại mới tìm ra tên của nó:
Một cuộc cách
mạng đạo đức.
[Bìa báo Tin
Nhanh, L'Express Inter, số đề ngày 19-25 Tháng Mười, 2006].
Cái tấm bia tưởng niệm đó, được giấu đằng sau một bức màn, tại trụ sở
xưa kia của Đảng Cộng Sản Hung,
không phải tưởng niệm những người nổi dậy,
mà là những công chức CS, bị những người nổi dậy giết,
khi họ chiếm được trụ sở Đảng, vào năm 1956.
[Người Kinh Tế 21-27
Oct, 2006]
*
Đó là khi thành phố của bạn bị đốt rụi,
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.
*
Hãy cho anh
khóc bằng mắt Em
Những cuộc
tình duyên Budapest
["Quốc Tế Ca"
(1) của những người tù VC]
(1) Chữ của ĐT
Trước
1975, Gấu có một anh bạn,
sĩ
quan Thủ Đức. Anh người Nam, cứ mong mãi, "Bắc Tiến thành công, thống
nhất đất nước", tao sẽ có dịp thăm Hà Nội. Coi nó có đẹp
như tụi mày ca hay
không !
Cũng một anh
sĩ quan Ngụy như thế, mặt cứ nghệt ra, khi đi đăng ký cải
tạo, và được ông cán bộ hạch hỏi:
-Chúng mày sẽ
đối xử với chúng ông như thế nào, nếu chúng mày chiếm
được
Hà Nội ?
Bài thơ của TTT, xuất hiện
lần đầu tiên, ở hải ngoại, trên tờ Văn Học, của Nguyễn Mộng Giác, trong
mục Tạp Ghi do Gấu, NQT, phụ trách, vào năm 1998, nhân đọc bài trên tờ
NYRB.
Bức hình, đầu
lâu Stalin lăn lóc trên đường phố, là cũng từ số
báo này.
[Volume 43,
Number 18 · November 14, 1996 Review Hungary's
Revolution: Forty Years On By Timothy Garton Ash].
Một nhà thơ,
ra đi từ Miền Bắc, nhận xét, lần đầu đọc, cứ
tưởng là của một ông Tây !
Nhưng phải đợi
Đặng Tiến - có thể thoạt đầu, như ông thường nói, 'vui
thôi mà' - coi đây là một thứ "Quốc
Tế Ca", ý nghĩa của bài thơ mới lộ hẳn ra.
Cũng thế, cuộc
cách mạng Hung, phải đợi nửa thế kỷ, mới định danh, khi
thêm vào hai chữ "đạo đức".
Trong bài viết
của Ash, ông nhận xét, nhân loại ngày càng biết ơn nó,
vì nếu không có nó, không có Mùa Xuân
Prague, là Âu Châu bị
nhuộm
đỏ từ lâu rồi.
Gyorgy
Faludy, tiếng nói của kháng chiến Hung,
mất ngày 1 Tháng Chín, 2006, thọ 95 tuổi
[Người Kinh Tế, số đề ngày 16 Tháng Chín 2006]
Không có viết và mực, ở trong trại tập
trung Stalinist tại
Hung, Gyorgy Faludy
dùng cọng chổi để viết, bằng máu, và trên giấy vệ sinh. Đau khổ, như
một lần ông nói, không phải là một đức hạnh. Nhưng ba năm của ông tại
Recsk, từ
1950 đến 1953, theo một nghĩa nào đó, quả là những năm tháng mặc khải.
Tập thơ xuôi, "tản văn", như lối nói hiện nay, nổi tiếng ở bên ngoài
nước Hung, kể
lại quãng đời
hưng phấn một cách âm u đó, darkly inspiring, tức thời gian ông ở tù
"VC
Hung" được ông đặt tên là “Những
Ngày Hạnh
Phúc Của Tôi Ở Địa Ngục”.
Vẫn theo một nghĩa nào đó, Mr Faludy
chọn nhà tù. Ông đã được đề nghị,
một cơ may, chạy trốn quê hương, qua Áo tái định cư, nhưng từ chối, và
lý luận, rằng, tôi phải tận mắt chứng kiến, những đau khổ, những rùng
rợn, cho dù tới đỉnh cao cỡ nào, mà những người Cộng Sản mơ tưởng ra
được, cho xứ sở của tôi. Trong bài thơ Mừng Thượng Thọ 70 Ông Xì, ông
liệt
kê danh sách những số phận dành cho kẻ can đảm: giầy đinh thúc vào mạng
mỡ, đạn bắn vào đầu, và giá treo cổ. Và tất nhiên, làm sao tránh
khỏi, số phận của thi sĩ, sau bài thơ: Ông chọn nhà tù,
chẳng mấy chốc sau đó.
Thân thể trong tù, như Bác Hồ nói, nhưng cái đầu của nhà thơ thì ở bên
ngoài nhà tù. "Đói khủng khiếp, lạnh cứng người," ông viết, "tôi co
cụm, thu lu thành một đống trên sàn đá, phủ lên người đủ thứ mảnh vải
đầy chấy rận rệp, áo choàng, giống như một tấm lều, và thở qua tay
áo, thổi hơi thở vô thân mình để sưởi ấm nó, và cứ thế làm thơ". Khi
tay
quản giáo chìa cho ông xem, những bài thơ của người cháu trai của anh
ta, nhà thơ nhăn mũi, phán, suy đồi, và phản cách mạng.
Tay quản giáo giận tái mặt.
Bị tống vô xà lim, chật cứng, tối thui, nhà thơ trải qua hàng giờ vận
nội lực, trở thành chết cứng, rồi biến hoá, transfixed, thành một sợi
nắng mùa đông chạy dài trên sàn xà lim. Ông tưởng tượng mình đang ở
Biển Nam.
Ông và bạn tù mở một đại học đặc biệt, dậy thơ ca, lịch sử và văn
chương. Một bạn tù huýt sáo trọn bài "Don Giovanni" của Mozart, một
người khác kể "Chiến Tranh và Hòa Bình". Nhà thơ đề nghị bạn tù nhớ ở
trong đầu họ, thơ của ông, khi ông viết chúng ra, theo cách như ở trên
đã nói. Nếu có người nào được thả, thì người này sẽ tới thăm bà xã
nhà thơ, và đọc cho bả nghe.
Ông được thả vào năm 1953, khi Stalin chết, nhưng trại tù chẳng bao giờ
thả [tha, cũng được] ông. Nó trở lại thí dụ, như trong bài thơ sau đây,
làm vào năm 1983.
Learn
by heart this poem of mine,
Books
only last
a little time,
And
this one
will be borrowed, scarred,
Burned
by
Hungarian border guards,
Lost
by the
library, broken-backed,
Its
paper dried
up, crisped and cracked,
Worm-eaten,
crumbling into dust,
Or
slowly brown
and self-combust,
When
climbing
Fahrenheit has got
To
451, for
that's how hot
it
will be when
your town bums down.
Learn
by heart
this poem of mine
*
Hãy học
thuộc lòng bài thơ này của tôi,
Sách thọ đâu được bao lâu ?
Và cuốn này thì sẽ bị mượn, bị vạch nát,
Bị đốt bởi lính biên phòng Hung,
Bị mất bởi thư viện, bị long gáy,
Những trang sách khô, ròn, rồi vỡ vụn ra,
Bị gián, mọt ăn, gặm, nát thành bụi,
Hay cứ thế từ từ vàng ố đi, tự huỷ diệt bằng hơi nóng,
Một khi nhiệt độ leo đến 451 Fahrenheit,
Đó là khi mà thành phố của bạn bị đốt rụi.
Hãy thuộc lòng bài thơ này của tôi.
Chàng mê thơ rất sớm, và tất
nhiên, không chỉ thơ, mà còn những quán cà phê Budapest, và một cuộc
sống văn chương. Nhưng ông bố khoa học gia lắc
đầu, phán, Budapest hiện đã có 20 ngàn thi sỡi, không một thằng nào
trong số đó, nuôi nổi thân. Thế là ông đóng thùng ông con, tống đi
Vienna, học kỹ sư hóa. Chẳng ông thầy hóa nào biết đến ông, ấy là vì
ông dành thời giờ, thay vì học hóa, thì là để dịch và cho xb những dòng
thơ của Francois Villon, một thi sĩ nổi loạn người Pháp, thế kỷ 15, và
ông khởi nghiệp thơ của mình bằng cách đó. Ông còn viết một bài thơ
phạng Hitler và được ông này thưởng cho 14 năm tù, nhưng ông trốn được,
bằng cách giúi tiền vào túi quần tay quản giáo. Và khi cuộc chiến bùng
nổ, ông
chơi một cái thuyền, làm một chuyến du ngoạn tới Morocco, tìm cách
tới Mẽo, và đăng lính Sao Sọc.
Làm thơ bằng những dấu chân
chim.
Ông trở lại Budapest sau chiến tranh, để chứng kiến, quan sát, điều mà
ông gọi là, "một nền dân chủ được xây dựng lên mà đếch cần đến những
người dân chủ" ['democracy being built without democrats"].
Tháng Mười 1956 Cách Mạng Hung bùng ra, chống lại sự chiếm đóng của
Liên Xô. nhà thơ tắm đẫm mình vào trong đó, như là một thành
viên của phái đoàn. Phái đoàn gì cơ chứ? Phái đoàn Hội Nhà Văn bên cạnh
Hội Đồng những công nhân điều hành cuộc cách
mạng. Nhưng khi chiến xa Liên xô tràn tới, ông lại chuồn đi Tây Phương:
Vienna, Florence, Malta, New York, và Toronto. Tại đây, ông sống chung
nhà với một tay khiêu vũ, dancer, người Mỹ tên là Eric Johnson.
Tay thanh niên trẻ đẹp trai này lần ra dấu vết của nhà thơ tại Malta
sau khi đọc Những Ngày Hạnh Phúc Của Tôi Tại Địa Ngục. Mr Faludy sống
tại đây, sau khi bà vợ mất. Ông cảm nặng Eric, và làm một số
bài sonnets vì anh ta. Tại Toronto, họ chia một căn phòng nhỏ cùng với
một đôi chim sẻ. Đôi chim thường đậu trên bàn máy chữ của nhà thơ. Và
chỉ
bay lên khi tiếng chuông báo hiệu chấm dứt một dòng.
Trên hai chục năm, đến 1989, khi chế độ Cộng Sản sụp đổ, nhà thơ sống
tại
Canada. Sau hết, nhà thơ cũng trở về cố hương, sách của ông hết còn bị
cấm sau bốn thập kỷ, và sống trong trong một căn hộ rộng rãi trông ra
sông Danube, do nhà chức trách thành phố ban cho ông. Tại quê nhà, ông
gây sốc cho nhân dân, khi bỏ Eric, chạy theo một em nữ thi sĩ nhí, nhỏ
hơn ông 60 tuổi, duyên dáng, uyển chuyển, và kết hôn với em, và xuất
hiện với em, gần như hoàn toàn khỏa thân, trên trang bìa tờ Penhouse,
ấn bản tại Hung. Với mớ tóc dài, trắng phau tỏa lên hai bờ vai, với đôi
mắt nâu và cái nhìn chiếu xoáy, ông trông như một ông tiên trong truyện
cổ tích, cùng với nàng Fanny của ông tiên.
Được dân chúng ngưỡng mộ, vinh danh, cùng những giải thưởng, ông làm
thơ cho đến tận cùng. Tập thơ chót của ông, xuất bản năm 2003, có tên là Thế Kỷ Giông Bão.
Ông thường có thói quen dậy thật sớm, ngắm dòng sông Danube chảy bên
ngoài, nhịp dòng sông cũng là nhịp của những bài thơ chảy trong máu ông.
*
.... Within the poetry of
the Hungarian Gyorgy Faludy, who has died aged 95, Hungarian and other
European traditions mingle, and there can be found a record of the
turbulent 20th century.
Guardian
[Trong thơ của nhà thơ có truyền thống Hung và những truyền thống Âu
Châu khác được trộn lẫn hòa nhập, và từ đó, là một ghi nhận về cơn chao
đảo của thế kỷ 20].
Đặng Tiến cũng phán, gần như tương tự, về TTT, chỉ thiếu cái
khúc "a record of the turbulent 20 th century", nhưng theo Gấu, có thể
thay bằng câu của TTT, viết về Bếp Lửa, và về Hà Nội 1954, "đi và ở đều
là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết....".
Nguồn
*
Thơ Thanh Tâm Tuyền, tự nó, là một thế giới, và đồng thời một không
gian nhìn ra thế giới. Đây là đặc tính của thơ Thanh Tâm Tuyền, ở những
nhà thơ khác dù rất hiện đại, cũng không có, hoặc không rõ nét. Ví dụ
trong thơ Tô Thuỳ Yên, chủ yếu ta thấy thảm kịch Việt Nam; thơ Lê Đạt
chủ yếu phản ánh tâm cảnh người dân châu thổ Sông Hồng; thơ Dương Tường
đưa vào nhiều tiếng nước ngoài, thảnh thót giọt mưa dương cầm tím mộng
scheherazade, vẫn là cái liếc nhìn ra thế giới, không phải là tầm nhìn
sâu thẳm, xâu xé, xoáy vào thân phận làm người, chủ yếu là người nhược
tiểu. Nói như vậy, không có ngụ ý rằng thơ Thanh Tâm Tuyền nhẹ tính
cách dân tộc. Phân biệt dân tộc với nhân loại là phiến diện: trong thế
giới có Việt Nam và
trong Việt Nam
có thế giới. Trong « Guernica» của
Picasso có Bến Tre, trong tranh khắc gỗ đình làng Việt Nam có
Picasso. Tôi nói thơ Thanh Tâm Tuyền trong hình thức và nội dung là một
bước ngoặt trong nghệ thuật và tâm thức Việt Nam là
vậy.
Tuy nhiên cũng phải ghi nhận với ít nhiều tiếc rẻ là lối thơ Thanh Tâm
Tuyền không có người thừa kế.
Nguồn
|
|