*







Gió O

MAI THẢO
Quán Bệnh


bay bướm của văn chương cũng chính là sự thất bại của một Mai Thảo - Sáng Tạo nhạt

*

*

Bài viết trên, chụp từ 1 cuốn sách ở nhà họa sĩ NDT, nhân 1 lần ghé thăm bạn bè ở Cali. Gấu đọc, và thú thật, buồn cười quá.

Vì nhảm quá!

Gấu quen HPA là từ thời còn đi học, qua ông anh vợ hụt, khi đó học Văn Khoa, quen HPA, còn Gấu, đậu Tú Tài II, truớc, và đang học Bưu Điện, chờ ra trường làm 1 tên thợ sửa máy.
Còn TSVC, là mãi sau này, khi sắp sửa mất nước, khi Gấu chẳng còn 1 tên bạn nào, ngoài Joseph Huỳnh Văn ra.

Như thể ông Trời biết trước, ta cho mi 1 tên bạn, để “sống” [sót] những ngày sau 1975.

Gấu biết Thầy Đạo, là cũng qua ông anh vợ hụt, khi cả hai cùng học Văn Khoa. Gấu không học Văn Khoa. Chỉ mãi đến khi đi làm Bưu Điện rồi, thì mới ghi tên học, theo kiểu hàm thụ. Đậu cái Dự Bị Triết. Lên chứng chỉ Triết Tây, thấy mặt thầy NVT, là bye, bye.
Thầy có thói quen, “thằng đó học tao”, mà Gấu lúc đó cũng đã có tí tiếng tăm, thành ra quê, nếu giả như bị nghe giới thiệu kiểu đó.
Vả chăng, cũng đâu cần bằng cấp nữa.

“Không phải dân khoa bảng”: Thầy Đạo cà khịa Gấu, nhảm. Cái bằng cử nhân Triết quá dễ dàng, cứ học thuộc cours của Thầy là đậu, ghê gớm chi đâu, so với Toán học. Thầy làm sao giải nổi 1 bài toán Đệ Nhất, thí dụ, nói gì Toán Đại Cương?

Gấu chưa từng có “cạc” nhà văn của Hội Nhà Thổ VC. Bạn Hồ Nam viết nhảm quá.
Sau 1975, Gấu đi tù VC hoài, làm gì có cái chuyện quen biết đám nhà văn VC.
HPA thì đúng là có cạc nhà văn của VC. Chính anh nói cho Gấu nghe vụ này, và người đỡ đầu, Bố Già, là Nguyễn Quang Sáng. Nghe anh nói, tụi chúng cằn nhằn, nhưng Bố Già “phản biện”, thằng đó mà không phải nhà văn thì tao là cái gì?

Khi Gấu làm trang Tin Văn, là hết giấc mộng văn chương rồi. Trang TV không hề có, theo cái kiểu suy nghĩ như của Hồ Nam, trong bài viết của anh.
Chỉ đến bây giờ, thì giấc mộng viết văn mới lại trở lại, theo nghĩa, viết 1 cuốn, tiểu thuyết, hồi ký gì gì đó, cho Gấu Cái, và tất nhiên, có Gấu ở trỏng.

Cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, là do Gấu bỏ tiền ra in, khi Nguyễn Đình Vượng, qua Trần Phong Giao, lắc đầu, và là cuốn mở ra nhà xb Đêm Trắng, của HPA. In 2000 cuốn, bán hết. Riêng nhà xb Sóng Mới đã lấy giùm 300 cuốn, còn lại bán lai rai. Bởi thế mà Gấu quá hết sức ngạc nhiên, sau 30 Tháng Tư 1975, có tên trong 12 tên nhà văn phản động đồi truỵ!

Chuyện này nói rồi.

*

HPA tại nhà, ở 1 con hẻm đường Trần Quí Cáp, 2001 or 2002

Chợ Đũi, Huỳnh Phan Anh, và tôi

Chuyện HPA có cạc nhà văn của VC, thì cũng là chuyện bình thường.
Trước 1975, anh cũng chẳng mặn gì với cuộc chiến, và có thể còn mong 1 kết thúc như thế, Mỹ cút Ngụy nhào, đất nước thống nhất, thu về một mối.
Bởi thế anh hợp tác liền với chế độ mới, có tác phẩm đóng góp liền, cái gì gì “Những tháng ngày êm ả”.
Anh cũng chưa từng vượt biên, mà đi theo diện bảo lãnh, và rất bực cái nón, nhà văn lưu vong.

"Tôi nghĩ rằng sống còn chưa ra con người mà muốn trở thành nhà văn thì hơi khó. Anh phải là con người có giá trị thì những gì anh viết ra, người ta mới tin được. Tôi nghĩ trong khi chờ đợi làm nhà văn thì hãy làm người đã. Điều đó cũng có ích cho xã hội", nhà văn - dịch giả Huỳnh Phan Anh trò chuyện.

Hiện nay ông đang làm gì?
- Tôi im hơi lặng tiếng lo những việc của mình. Sống ở Mỹ nhưng tôi không là công cụ của ai, cũng không thỏa hiệp với ai. Tôi thỏa hiệp với mình còn chưa xong nữa là! (1)

-Ôi, trả lời phỏng vấn trong nước như vậy là ổn rồi, cho anh coi cái này, còn tệ hơn... [Sến Cô Nương]
-Nhưng đây là ông bạn chí thân của tui...
-Ô, nếu thế, phạng như vậy là còn nhẹ lắm! Nếu cần, viết thư riêng, phạng cho đã!
......

 -Mày viết như vậy, về thằng T. là nặng lắm đấy! [NXH]

Có thể Hồ Nam muốn nhắc tới mấy bài điểm sách của Gấu, viết cho tờ Tuổi Trẻ, thời gian Gấu bán báo, tại cái sạp của gia đình, ở trước chung cư Nguyễn Bỉnh Khiêm. Gấu đã viết về vụ này rồi, trong Những Đứa Con Của Trí Tưởng.
Gấu chưa từng tính bỏ nước ra đi, đó là sự thực.

*

"Chẳng ai thèm mua đâu", đấy là lời của me-xừ Trần Phong Giao, tổng thư ký báo Văn, tức cánh tay phải của ông Nguyễn Đình Vượng, khi tôi và Huỳnh Phan Anh hai đứa khệ nệ mang chồng sách ra khỏi nhà in Văn, và mang đi gạ bán cho một số nhà sách mong lấy lại vốn. TPG cũng là người đã quyết định “Không”, thay cho ông Vượng, khi tôi đưa bản thảo cuốn truyện cho nhà xb Văn in.
Vì ông nói không, nên HPA xúi, mày bỏ tiền ra in, tao mở nhà xuất bản, thế là miền nam xuất hiện nhà xuất bản Đêm Trắng Huỳnh Phan Anh chủ trương. Và cuốn đầu tay của nhà xb này, là cuốn Những Ngày Ở Sài Gòn, do chính tác giả, tức khổ chủ, bỏ tiền ra in lấy.

Khi biết Sống Mới lấy 300 cuốn, xỉa tiền liền, Trần Phong Giao lắc đầu, nói, không thể hiểu nổi!

Có thể, sự kiện ông mua giùm tới 300 cuốn, là có lời nói vô của Nguyên Vũ, lúc đó là tay viết tiểu thuyết ăn khách nhất, và là con cưng của nhà sách Sống Mới.
Anh có mặt tại nhà sách khi tôi bước vô. Tôi không quen anh, nhưng không hiểu sao, anh nói vô giùm cho tôi ít tiếng.

Duyên Anh đã từng "order" HPA  - nhà văn, nhà phê bình, giáo sư triết, một trong những fondateurs của phong trào tiểu thuyết mới tại miền nam, người chủ trương nhà xb tiến bộ nhất, nhà xb Đêm Trắng - viết một cuốn phê bình tiểu luận về nhà văn Duyên Anh.
Theo HPA kể lại, nó kéo tao tới một thằng chuyên in sách của nó, và ra lệnh, chi cho thằng này 300 ngàn! (2)


AUDIENCE: You mentioned Don Quixote before in passing and I wanted to ask you if you would care to comment on Don Quixote?

BORGES: Don Quixote is perhaps one of the finest books ever written. Not because of the plot-the plot is flimsy, the episodes go nowhere- but the man, Alonso Quijano, who dreamt himself into Don Quixote is perhaps one of our best friends. At least he is my best friend. Creating a friend for the many generations to come is a feat which could hardly be equaled. And Cervantes has done that.

Borges @ 80: A WRITER IS WAITING FOR HIS OWN WORK

BORGES: Don Quixote có lẽ là một trong những cuốn sách tuyệt nhất được viết ra. Chẳng phải vì cốt truyện của nó - cốt truyện thì tầm thường, tình tiết chẳng đâu vào đâu - nhưng nhân vật Alonso Quijano, người mơ thấy mình là Don Quixote, có lẽ là một trong số những người bạn quý nhất của chúng ta. Hoặc ít nhất, ông là người bạn quý nhất của chính tôi . Tạo được một người bạn cho biết bao nhiêu thế hệ về sau như thế là một tuyệt kỹ khó bì . Và Cervantes đã làm được như thế .

K dịch

www.art2all.net

Tks

NQT

Gấu cũng tám bó. Gấu cũng đang “waiting for his own work”!
Gió O

Nguyễn Hưng Quốc.

MAI THẢO (1927-1998)

Sáng nay, vào trang facebook của Trần Triết mới biết hôm qua, ngày 10 tháng 1, là ngày giỗ thứ 17 của nhà văn Mai Thảo (8/6/1927 - 10/1/1998). Tôi với tay lên kệ sách, lấy tập thơ Ta thấy hình ta những miếu đền với lời đề tặng của ông vào tháng 7, 1989, lúc tập thơ mới được xuất bản: "Thân tặng Nguyễn Hưng Quốc. Thơ anh làm chơi thôi. Em đọc cũng nên trong tinh thần ấy." Mở sách, một cách tình cờ, lại gặp ngay bài "Tin xuân", với lời ghi của Mai Thảo: "tặng Nguyễn Hưng Quốc". Tôi cũng chẳng hiểu tại sao ông lại đề tặng bài thơ ấy cho mình. Lúc ông còn sống, trong những lần gặp nhau, tôi chưa bao giờ hỏi. Bây giờ muốn hỏi cũng không được nữa.

Note: Bà Huệ đi 1 đường Tưởng Niệm Mai Thảo, người, một cách nào đó, khám phá ra cõi văn của bà.
Gấu, noblesse oblige, bèn post lại trên TV, và đi ké vài đường của Gấu.
Tên này hẳn có đọc, nhưng viết, vào trang FB, của thằng cha căng chú kiết nào, mới biết vụ này!

Tuy nhiên, đọc mấy lời tặng ông em của ông anh, thì Gấu lại nhớ đến Mai Thảo, những lần ra Quán Chùa, lấy bài viết của Gấu, cho 1 mục thường xuyên viết cho Vấn Đề. Nhất là những buổi sáng sớm, sau 1 đêm cờ bịch, bạn bè, rượu, gái, ông mệt đừ, gọi 1 ly cà phe đen, và… viết, cho 1 truyện dài đang đăng trên 1 nhật báo nào đó.

Cũng những dòng đó, "Thân tặng Nguyễn Hưng Quốc. Thơ anh làm chơi thôi. Em đọc cũng nên trong tinh thần ấy", trên nụ cười của ông, khi thấy Gấu nhìn tò mò, viết gì mà gấp như thế, và, thay vì ông trả lời, thì là 1 tên thợ sắp chữ của nhà in nào đó, xuất hiện, nhận mấy tờ bản thảo, vội vàng chạy ra xe, vẫn còn đang nổ máy, bên lề đường. (2)

*


*
Tôi cũng chẳng hiểu tại sao ông lại đề tặng bài thơ ấy cho mình. Lúc ông còn sống, trong những lần gặp nhau, tôi chưa bao giờ hỏi. Bây giờ muốn hỏi cũng không được nữa.

Bài thơ mà ông anh tặng ông em, nếu suy ra từ câu nhắn nhủ, đừng coi trọng, thì “đừng coi trọng”, nhưng nếu suy từ nội dung bài thơ, thì quá rõ, cần gì dựng ông anh dậy.
Một con én không làm nổi Mùa Xuân, nhưng một con kuốc, thì lại được!
Tưởng Niệm Mai Thảo


Mai Thảo on Đinh Hùng

Anh Đinh Hùng, tôi kể lại anh nghe chuyện nhỏ này. Nghĩ nó, tuy cũng trà dư tửu hậu mà thôi, có chiếu sáng cho tôi phần nào về một vài bình diện thi sỹ. Một buổi chiều tuần trước, tôi cùng Thạch Chương và Thanh Tâm Tuyền đến chơi một người bạn. Ở đây, chúng tôi tình cờ gặp lại nhà thơ Bùi Giáng. Với tôi, cõi thơ Bùi Giáng là một trong những cõi thơ bát ngát nhất hiện nay của thơ ta. Thơ Bùi Giáng là một vực thẳm không cùng. Một cánh rừng dầy đặc.

Gối đầu lên đám bèo

14.3.1973

... Anh kín mít bởi lẽ đúng anh không được phép nói bất cứ một điều gì nữa. Mai Thảo hắn bảo với anh như vậy, hôm tối thứ bẩy. Hắn nói khi anh tới sát bờ vực, xong anh lui lại trong khi có những người nhắm mắt đưa chân tới thì anh không còn quyền để nói, không được nói bất cứ điều gì. Bởi rõ ràng anh còn và người khác thì đã mất. Hôm ấy anh thật say, anh ứa nước mắt, chảy nước mũi ròng ròng. Anh cười, anh thua nó, anh bảo je suis la^che, c'est comme ca. Nhưng thật ra anh khóc mùi. Chạy xe về trong phố đêm anh vẫn còn thấy nước mắt mình ròng ròng. A, đây là lần thứ ba anh khóc trước mặt người khác. Mới đầu, hình như bao giờ cũng vậy, với ai anh cũng tưởng anh phải chăm lo cho kẻ ấy - kể cả Mai Thảo - anh sợ người ta sẩy chân, nhưng sau cùng hóa ra chính anh là kẻ bám víu vào người ta. Tối hôm thứ bẩy, Mai Thảo nó nhất định không bỏ dở câu chuyện, nó nhất định phanh phui đến cùng, nó nhất định ném anh đứng trơ vơ ra đó, nó bắt anh thú nhận rằng anh không hơn nó, anh đừng có giọng kẻ cả, "đắc thắng". Người thứ ba trong bàn là Phan Lạc Phúc chịu trận hai thằng như chịu hai tên khùng. Nhưng dường như anh cũng sung sướng, mãn nguyện, biết rằng thật ra mình chẳng là cái gì, chẳng ai cần đến mình, mà chính mình nhu nhược cần đến người khác quá nhiều.

.............................................................

Viết kể với em, lúc này anh nhớ đến một câu thơ của Milozs : Je suis plus mort que les morts de Lofoten. (b) Nhảm. Mai Thảo nó bảo: ca, c'est de la littérature, sống không như vậy. Điều đó chính anh vẫn nói. Anh cũng chẳng hiểu tại sao lại mang kể cho em? Có lẽ cũng chỉ cốt để nói hình như anh cũng đang bám víu vào em. Một kẻ chết đuối bám vào một kẻ chết đuối. Nguy hiểm. Em hiểu tại sao nhiều lúc anh muốn thôi viết cho em - có thể sau thư này - anh bất định quá.

Mới đây, Nguyễn Mạnh Côn kể với anh về cái lần hụt chết của anh ta. Đó là bữa anh ta bơi ở Hồ Tây, bị vọp bẻ cứng cả tay chân, anh ta lật mình nằm ngửa coi như xong, không ngờ thế nào lại gối đầu lên được một đám bèo. Nhờ đó mà anh ta thoát chết. Anh quen với anh ta cũng đã lâu, nhưng rất ghét không ưa trò chuyện với anh ta bao giờ - sở dĩ có cuộc nói chuyện lần này vì anh ta viết cho Tập San Quốc Phòng anh phải đến nhà lấy bài ................

Em thấy không, chỉ một đám bèo giữa hồ rộng và người ta sống. Dễ sợ. Mình là đám bèo của nhau. Lúc này anh chỉ còn tin là em là kẻ duy nhất nghe được những gì vang động nơi anh.

Đó khúc nhạc của mình đó, em yêu.

TTT to Đảo Xa

Mình là đám bèo của nhau.

Lần đầu Gấu đọc "Thư Gửi Đảo Xa", thua.
Bây giờ, đọc lại, tuyệt cú mèo!
Hà, hà!

Milosz. Không phải Milozs. Cũng phải Czeslaw Milosz, Nobel văn chương, mà là Oscar Milosz

Oscar Milosz by Kundera

21. Sinh nhật húy nhật

Les morts de Lofoten sont moins morts que moi (a)
Oswald L. de Milosz

Giữa trưa mệt té xỉu trên đồi
Quanh mình vẳng tiếng cuốc liên hồi
Đào huyệt chôn ư? Ơi chúng bạn
Cứ để yên xác tù nằm phơi
Nhìn xem gương mặt hắn thanh thản
Lộng nắng bừng say chợp ngủ vùi
Người mang cầm hãm đặng bêu riếu
Hắn “cũng đành xấp ngửa theo đời
Cho hết cuộc ham mê rồ dại” [1]
Hắn tự chôn huyệt gió đáy trời.

(a) 

TOUS LES MORTS SONT IVRES 

Tous les morts sont ivres de pluie vieille et froide
Au cimetière étrange de Lofoten
L'horloge du dégel tictaque lointaine
Au coeur des cercueils pauvres de Lofoten 

Et grâce aux trous creusés par le noir printemps
Les corbeaux sont gras de froide chair humaine
Et grâce au maigre vent à la voix d'enfant
Le sommeil est doux au morts de Lofoten

Je ne verrai très probablement jamais
Ni la mer ni les tombes de Lofoten
Et pourtant c'est en moi comme si j'aimais
Ce lointain coin de terre et toute sa peine 

Vous disparus, vous suicidés, vous lointaines
Au cimetière étranger de Lofotene
- Le nom sonne à mon oreille étrange et doux.
Vraiment, dites-moi, dormez vous, dormez-vous ? 

- Tu pourrais me conter des choses plus drôles
Beau claret dont ma coupe d'argent est pleine.
Des histoires plus charmantes et moins folles ;
Laisse-moi tranquille avec ton Lofoten. 

Il fait bon. Dans le foyer doucement traine
La voix du plus mélancolique des mois.
- Ah! les morts, y compris ceux de Lofoten -
Les morts, les morts sont au fond moins morts que moi. 

Oscar Vladislas de Lubicz Milosz

Éditions André Silvaire 

Có thể, TTT đọc bài thơ này, cùng lúc với thơ Nguyễn Bắc Sơn, cùng lúc, viết thư cho đảo xa & về lại Sài Gòn từ Đà Lạt…. và, nhận ra cái ý tưởng bàng bạc giữa thơ của Oscar Milosz, và của NBS: 

Tous les morts sont ivres
&
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ biến thành mây bay. 

Đúng ý Alain, như Steiner trích dẫn làm đề tử trong cuốn mới ra lò của ông, Thơ của Tư tưởng: 

Toute pensée commence par un poème.
(Every thought begins with a poem.)
Mọi tư tưởng bắt đầu bằng 1 bài thơ

-Alain: "Commentaire sur 'La Jeune Parque," 1953 

Tất cả những người chết thì đều say

Tất cả những người đã chết thì đều say mưa,
[một thứ mưa] xưa, và lạnh
Ở nghĩa trang là lạ là Mạc Đĩnh Chi ở Sài Gòn
Đồng hồ băng tan tích tắc ở xa xa
Ở trái tim của những chiếc hòm nghèo nàn của Sài Gòn

Và nhờ những lỗ thủng được khoét bởi mùa xuân đen
[VC gọi là Đại Thắng Mùa Xuân, Đỉnh Cáo -
hay Cao thì cũng được - Chói Lọi]
Những con quạ mập phì vì thịt người lạnh
Và nhờ ngọn gió gầy có tiếng nói của con nít
Giấc ngủ mới mềm dịu biết bao với những người chết ở Sài Gòn 

[Cái gì gì giống như “Ngã ở trên núi khi vác củi”:
Hồn dưng dưng chẳng chút oán sầu?]
Có lẽ Gấu sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy [lại]
Biển Vũng Tầu,
Không,

Những nấm mồ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi
Cũng không.

Nhưng, rõ ràng là, ở trong thằng cu Gấu
[Thằng cu Nghệ, TTT, đúng hơn],
Mới yêu thương làm sao,
Cái nơi chốn xa xăm và tất cả nỗi khổ đau của nó. 

Lũ Chúng Ta [chữ của VHC]
Mất tích, tự tử, lạc loài
Ở nơi nghĩa địa là lạ là Mạc Đĩnh Chi
-Ui chao, chỉ nội cái tên thôi mà đã dội ở nơi tai Gấu
Một cái gì là lạ và dịu dàng.
Thực sao, hãy nói cho Gấu biết, bạn ngủ ư, bạn ngủ ư?

Toa có thể kể cho moa nghe những chuyện tức cười hơn
Rượu vang thì đẹp và cái ly sành của moa thì đầy
Những chuyện thú vị, và ít khùng điên ba trợn
Hãy mặc moa với Sài Gòn của toa

[Toa ở đây là ông bạn miệt vườn, bạn quí của thằng Bắc Kít di cư là GCC] 

Trời thì đẹp. Trong bếp lửa,
Nhè nhẹ kéo dài,
Tiếng thở dài dài,
Buồn xiết bao,
Của những ngày ở Sài Gòn.
-Ui chao! những người chết, kể cả những người đã chết ở Sài Gòn,
Những người chết, những người chết, nói cho cùng,
Thì không chết bằng Gấu chết.

Source


Mai Thảo

Tưởng Niệm Mai Thảo

Gió O

Trong bài viết về Mai Thảo, của Hồ Nam, tức Vương Tân, ông cho biết bút hiệu Nhi của MT, là từ tên 1 em, Nhi, không phải Nhị, như Gấu lầm, trong viềt về ông.

Hồ Nam đã từng viết 1 bài về Gấu, trong đó, ông coi truyện ngắn của Gấu thua của Nguyễn Nhiệp Nhượng.
Không phải vậy.

Hai thứ truyện ngắn đó không thể so sánh. Của Gấu, dù giả tưởng thế nào, thì cái nền của nó, là đời thực, là cuộc chiến, là thần chết đang hăm he gọi tên từng đứa, qua lệnh...  nhập ngũ.
Còn của NNN, hư ư ảo ảo, rất giống thứ truyện của Julien Green, mà có lẽ ông chưa từng đọc.

*

Gấu vs Hồ Nam

Bài viết của Hồ Nam, rất nhiều chi tiết sai. Nguyễn Tiến Văn không quen biết gì với nhóm Tập San Văn Chương, anh cũng không viết văn bao giờ, cho tới bây giờ.
Một thứ mastermind, đệ tử của Nguyễn Đức Quỳnh, mê làm chính trị, không phải văn chương, như Gấu nghĩ.
Tập San Văn Chương ra đời rất lặng lẽ, đâu có như Hồ Nam viết.
Tờ Nghệ Thuật, như Gấu biết, là của Vũ Khắc Khoan, tiền làm báo, của Râu Kẽm, như chính ông sau này xì ra, trong lần tranh cử với Thiệu, 500 ngàn, như Gấu còn nhớ được.
Đam mê trò chơi văn chương mà gán cho Gấu, sợ cũng không đúng. Gấu chưa từng coi nó là trò chơi, chán thế! (1)

(1)

Gấu này cứ trở đi trở lại với kỷ niệm, cái lần vô một thư viện Bắc Mỹ, tình cờ cầm cuốn Ngôn ngữ và Câm lặng của Steiner lên, và nhìn ra cái trang Tin Văn sau này.
Nhân ngày 30 Tháng Tư năm nay, 2008, Gấu tự hỏi chính mình, "huyễn hoặc nào đưa đến huyền thoại Tin Văn", mô phỏng bạn hiền DT.
Và, làm sao "giải hoặc"? 

Chỉ đến những ngày cuối đời, như ngày này, Gấu mới hiểu ra ngọn ngành.
Huyễn hoặc khủng khiếp mà cuốn sách gây ra ở nơi Gấu, chính là hình ảnh nhà văn Tam Ích, tà tà xếp những cuốn sách của ông thành một chồng, rồi tà tà leo lên, tròng cái thòng lọng vô cổ, rồi bye bye cuộc đời, sau khi đưa chân đá đổ chồng sách.
Trong cái chấn động mà những trang sách, những dòng chữ của Steiner gây nên ở nơi Gấu, có  hình ảnh của Tam Ích, như trên!
Cùng với hình ảnh đó, là lời than của ông: Tuổi trẻ của tôi đúng là thật tuyệt vời, nếu tôi không vớ phải những cuốn sách viết về Lò Thiêu.
Nếu như thế, Tam Ích đi theo Cộng Sản, là cũng giống như Koestler, khi gia nhập Đảng Cộng Sản Đức: Hitler ante portas? (2)

(2) Mấy chục binh đoàn VC đang chờ ở cửa ngõ Sài Gòn!

*

Marx lật ngược triết học Hegel, ra chủ nghĩa Marx.
Nếu như thế, Gấu lật ngược kinh nghiệm Tam Ích, ra trang Tin Văn, mà ở dưới nền của nó, là 'huyễn hoặc': Giả như dân Mít chúng ta, nhất là đám Yankee mũi tẹt biết đến Lò Thiêu, liệu có để xẩy ra Lò Cải Tạo?

*

Note: Một độc giả Tin Văn, mail, đưa ra một 'huyễn hoặc' thật là hắc ám:
Giả như dân Mít biết đến Lò Thiêu, và bèn hành xử y chang ông "Ba X" nào đó, thì mất mẹ giống Mít ư?
Ui choa thế thì khủng khiếp quá! NQT


*

Tập San Văn Chương không làm xb. Có thể là Hồ Nam lầm với nhà in của nó, là của ông già của 1 thành viên trong ban chủ trương.
Lửa rơm? TSVC chết 1974, do NTG, lo trị sự, chán làm báo, chán đi lấy quảng cáo.
Ra tuyên ngôn?
Suốt thời gian có mặt, chỉ có lời phi lộ, do GCC viết, nhằm đưa ra dịnh nghĩa, về nhà văn, 1 kẻ biết rành về thời của mình.

Cả 1 cõi văn học Bắc Kít không biết 1 tí gì về thời của họ. Đọc bài trả lời phỏng vấn DTH là biết, và vì thế mà bà mới cho rằng, đây là văn minh thua dã man, Ngụy thua thứ dơ bửn hơn nhiều, là Cái Ác Bắc Kít.
Giả như 1945, Bắc Kít biết bị VC bịp, liệu họ lao vào cuộc chiến chống Pháp, và coi những đảng phái khác đều là Việt Gian?
Cũng thế, là với cuộc chiến chống Mỹ.

Hồ Nam viết trước Gấu nhiều. Anh nổi tiếng với thơ theo như Gấu còn nhớ được, vì hồi đó, không đọc được thơ. Còn ba cái hồi ký đời làm báo, không phải chỉ của anh, mà của tất cả đám Mít, đều rất ít chất văn học. Bài viết của anh về Mai Thảo, thí dụ, không cho chúng ta thấy 1 văn tài của MT mà là một Mai Thảo đời thường, nhậu nhẹt, ga lăng với gái, kể cả cave. Đây là 1 điểm quá yếu của lũ Mít chúng ta. Hãy lấy trường hợp Camus, thí dụ, để…  minh họa: “Ký sự Algérie” của ông, đến bây giờ vẫn quá nóng, và liền mới đây, được tái bản, cho thấy, độc giả cần nó như thề nào, để hiểu một Algérie vào lúc này!

Rồi những bài viết khi ông khi làm tờ Combat!

Trong đời Gấu, được Phạm Phú Minh, đi 1 đường xoa đầu, thật là tuyệt vời:

Đọc "Nơi Người Chết Mỉm Cười"

 Phạm Xuân Đài

 (trích báo Thế Kỷ 21, số tháng Chạp 1999).

 Trong thập niên 60, bút hiệu Sơ Dạ Hương đã xuất hiện trên báo văn học ở Sài Gòn. Đó là Nguyễn Quốc Trụ, người từ thời ấy ngoài sáng tác, đã viết phê bình sách, và sau 1975 đã ở lại Việt Nam rất lâu, mãi đến gần giữa thập niên 1990 mới chịu ra đi.... NNCMC là cuốn thứ nhì ông xuất bản ở hải ngoại, sau Lần Cuối, Sài Gòn ông xuất bản năm ngoái.

 Sách này gồm các tạp ghi văn học, những bài mà tác giả cho rằng "Gọi Tạp Ghi thực không đúng, nhưng cũng chẳng biết gọi là gì." Trong một mức độ nào đó, các tạp ghi này cũng có thể gọi là các bài nhận xét và phê bình văn học, với một cung cách tự do thoáng đãng không bám chặt vào một cái khung có sẵn của trường phái hay chủ thuyết. Tác giả là một kẻ khổ công đọc tài liệu văn học Việt Nam và thế giới, đặc biệt là văn học tây phương, bài viết của ông tràn ngập sự kiện, dẫn chứng (dĩ nhiên thuộc văn học). Các bài tạp ghi thường cảm hứng từ một vấn đề, một tác giả, một tác phẩm mà tác giả gặp thấy trên con đường lặn lội mênh mông vào thế giới yêu thích của ông, đem lại cho người đọc rất nhiều suy nghĩ cũng như tài liệu về các sự kiện ấy. Không phải người Việt Nam nào, ngay trong giới cầm bút, cũng có điều kiện, khả năng và lòng ham thích tìm hiểu, cập nhật tình hình văn học khắp nơi như Nguyễn Quốc Trụ đang làm, vì thế những tạp ghi của ông, mà xen lẫn là các mẩu dịch của những tác giả nước ngoài, giúp ích cho chúng ta rõ được một phần các khuynh hướng đang diễn tiến.

Ngoài những vấn đề văn học, một số bài viết về các kỷ niệm với bạn bè, các kỷ niệm của chính mình về thời đã qua. Tất cả đều nằm trong một không khí chung, là sinh hoạt văn học. Đọc Nguyễn Quốc Trụ để hình dung ra con người của ông, hình như đối với người này, không có gì khác, ngoài văn học.

PXĐ

Tks. Happy New Year to U

NQT