*


Trang TMT
1, 2
Giọt Mưa Trời Khóc
 1 2 3 4 5





... that any poem is reorganized time
Brodsky
Rằng, bài thơ nào thì cũng là thời gian được tái sắp xếp lại.
*
Viết như thế chỉ là miêu tả?

Proust nói, những gì đã sống đều mong được sống lại. Miêu tả là làm sự vật sống lại, theo sự "sắp xếp" của người viết.
Bụi
Như thế, cái gọi là tái sắp xếp thời gian, chỉ có nghĩa, với một thi sĩ, là, sống lại, một lần, một lần nữa, một kỷ niệm, hay hơn thế nữa, một giấc mơ chưa thoả.
Một khi mà bạn dám làm thơ, mà lại, làm thơ hay, hách xì xằng, thì như thế, cái đời thứ nhì, được tái sắp xếp lại đó, hoàn tất, làm đẹp thêm, cái đời thực, chẳng ra gì, lẽ tất nhiên, của bạn.
Theo kiểu dân gian thường nói, đen bạc thì đỏ tình !
*
Giọt nước mưa trời khóc còn ướt trên lưng bàn tay, thì nhìn thấy, thì bồi hồi, nhưng giọt nước mưa trời khóc ở trên tóc, trên trán, trên má thì làm sao nhìn thấy, và thế là ra câu hát thần sầu:
Have you ever seen the rain?
Em đã từng nhìn thấy mưa rơi?
*

Lần đầu nghe câu hát này, Hai Lúa giật mình tự hỏi, tại sao lại có một lời ca lạ kỳ như vậy.
Rồi chẳng bao giờ Hai Lúa tìm hiểu những lời tiếp theo.
Bởi vì câu hát đó, đến đó, là trọn vẹn đối với Hai Lúa.
Câu hát trọn vẹn của nó đối với Hai Lúa là như vầy:
Em có bao giờ nhìn thấy mưa rơi trên tóc, trên mặt, trên má em, bữa hai đứa mình đứng trú mưa, tại vỉa hè đường Lê Lợi, ngay trước rạp hát, kế bên Nhà Thương Đô Thành?
Làm sao em nhìn thấy được!
Và bây giờ, sau bao nhiêu năm, làm sao em nhớ được!
Chỉ có một mình anh nhớ, cho cả anh và em.
Và cũng chẳng ai thèm nhìn, thèm để ý, trừ cái thằng ngố đứng sững như trời trồng, buổi sáng bữa đó.
Đâu có thua gì Barbara, của Prévert.
Cũng có một cuộc chiến chó đẻ, rình rập.
Cũng cố vội vàng, hạnh phúc.
Nhưng thảm nhất, là những giọt nước mưa trời khóc, trên Đại Lộ Cộng Hoà, gần nơi cổng trường Đại Học Khoa Học.
Tôi ngồi chờ nàng thật lâu. Cơn mưa vẫn tiếp tục. Cuối cùng, tôi chạy vào bên trong trường tìm nàng. Tôi gặp nàng đứng nói chuyện cùng mấy người bạn học. Nàng rời đám bạn, và hai đứa chúng tôi vừa đứng đợi ngớt mưa, vừa nói chuyện, những câu nói nhạt thếch. Khi mưa ngớt, chúng tôi thản nhiên chào nhau ra về, mỗi người đi một ngả đường. Khi nàng đi được một quãng khá xa, đột nhiên tôi quay lại, và chạy theo, chạy thật nhanh. Tôi bắt kịp nàng, và hỏi, nàng còn yêu tôi hay là không. Nàng lắc đầu. Tôi bảo nàng nói. Nàng nói. Nàng nói thêm, nàng chưa hiểu tình yêu là gì. Tôi mệt và giận, muốn đánh nàng, bất chợt, tôi nhìn thấy tôi, trong tấm kiếng chiếc xe hơi đậu kế bên đường: đầu tóc rũ rượi, thở hổn hển, cánh tay trái lòng khòng, nước mưa rỏ trên khuôn mặt hốc hác, tôi đột nhiên nhận ra khuôn mặt thảm hại của tình yêu, tôi đột nhiên có cảm tưởng đã sống hết đời tôi, đã sống hết mối tình. Tôi bảo nàng đi về, tôi bảo tôi đi về. Tôi hiểu rằng tình yêu của tôi đối với nàng đã hết.
Khu Rừng Trong Đêm
*

Nothing Twice
Nothing can ever happen twice
In consequence, the sorry fact is
That we arrive improvised
and leave without the chane to pratice.
...
Why do we treat the fleeing day
with so much needless fear and sorrow?
It's in its nature not to say:
Today si always gone tomorrow

With smiles and kisses, we prefer
to seek accord beneath our star,
althought we're different (we concur)
just as two drops of water are.
Wislawa Szymborska
*
Chẳng có gì xẩy ra hai lần,
Thành thử,
Buồn,
Chúng ta tới với đời, theo kiểu "ứng tác', nghĩa là, chỉ để nói lèm bèm, viết lèm bèm, cái nọ xọ cái kia.
"Lèm bèm xong, là anh đi",
Chẳng được thực hành, dù chỉ một cái hôn, thí dụ vậy ! (1)

Nước trôi qua cầu,
Ngày tháng lừng lững khốc liệt ra đi,
Thì kệ mẹ nó !
Hà cớ gì mà sợ, mà buồn?
Bản chất của chúng, làm sao làm được điều này:
Ôm em hôm nay, mà vưỡn được ôm em ngày mai?

Với nụ cười và nụ hôn,
Đôi ta cùng gật gà gật gù, bên dưới vì sao số mệnh của mỗi đứa.
Mặc dù chúng ta khác biệt nhau [chúng ta kèn cựa],
Y như hai giọt nước khác biệt nhau.
(1) Ta hôn em một lần,
Về đau răng gần chết.
Thành thử đâu dám hôn, lần thứ hai !
*

*
Fernando Pessoa

Tôi mong thơ của tôi giống như kim cương
Bởi vì, như người ta nói, kim cương là "for ever".
Thần Chết chẳng thể làm mờ.
Chẳng thể lẩn quất, xục xạo.
Chỉ có thơ,
Mới làm chúng ta quên đi sự ngắn ngủi cay nghiệt, buồn bã
Của những ngày của chúng ta
Và mang chúng ta trở lại với sự tự do cũ kỹ thuở nào,
Mà có thể chúng ta chưa từng biết.


Có lần Gấu lèm bèm, chỉ về mấy chữ, trong một bài thơ của Vũ Hữu Định, được Phạm Duy phổ nhạc.
Gấu coi ba chữ này, là thần sầu, là kim cương, là for ever!
Đó là "Mai Xa Lắc".
Mai Xa Lắc, Far Future, mà lại ở Trên Đồn Biên Giới, thì quả là xa thực.

Nhưng, sau đó, Gấu suy tư mãi, tại làm sao ba chữ Mai Xa Lắc này nó lại thần sầu đến trở thành For Ever?

Và Gấu nhận ra, ấy là vì những hình ảnh gần gụi thân thương - cái mà Pessoa chê thật là chê đó - của thành phố Pleiku:
Trời thấp thật gần
Đi dăm phút trở về chốn cũ
May mà có em

Không thì buồn chán, cay nghiệp lắm lắm....

Nói rõ hơn, tất cả bài thơ, là để sửa soạn, phạng ra cái đòn chết người:
Mai Xa Lắc, Trên Đồn Biên Giới,
Còn Một Chút Gì Để Nhớ Để Thương!

Pessoa nói, cái "Far Future" đó, nó không bị làm mờ bởi Thần Chết.
Nhưng Vũ Hữu Định bèn phản pháo, bằng hình ảnh "đẹp như cái chết": Trên Đồn Biên Giới.

Tuyệt cú mèo chưa?


Liệu có một cách viết có tính thơ?
Y a t-il une écriture poétique?
Vào thời cổ điển, văn xuôi, prose, và thơ, là hai đại lượng [grandeurs], sự khác biệt giữa chúng, đo được [mesurable], khoảng cách giữa chúng chẳng khác chi giữa hai con số, tiếp cận nhau, và nếu khác nhau, là chỉ vì con số này lớn hơn, hoặc nhỏ hơn, con số kia, tức là về lượng, quantité. Nếu tôi gọi văn xuôi, một bài viết/nói tối thiểu, un discours minimum, một cái xe chuyên chở tiết kiệm nhất, ít tốn nhất, của tư tưởng, và nếu tôi gọi a, b, c, những thuộc từ đặc biệt của ngôn ngữ, vô dụng, chỉ dùng vào việc trang điểm, giống như những nhịp, vần, điệu đều đặn, quen thuộc, của hình ảnh, thì, tất cả cái bề mặt của những từ, des mots, thu gọn trong phương trình kép của Ngài Jourdain:
Thơ: Văn xuôi + a + b +c
Văn xuôi: Thơ - a - b - c
Như thế, hiển nhiên, văn xuôi và thơ khác nhau, về lượng, chứ không phải do bản chất [Mais la différence n'est pas d'essence, elle est de quantité].
Roland Barthes: Độ không của cách viết
Đây chính là điều liên quan tới cái gọi là thơ tân hình thức, theo Gấu.
*
Ba mươi lăm năm cho trò chơi thơ đã đủ để Ngu-Yên có được những kinh nghiệm làm thế nào tách bạch giữa thơ hay và thơ dở, giữa thơ mới và thơ cũ, giữa sáng tác và sáng tạo, giữa ý thơ và tứ thơ, giữa thơ ngâm và thơ diễn, giữa làm đẹp nghệ thuật và làm xấu thơ ca và giữa nhiều thứ khác mà người đam mê tìm hiểu về giá trị của một nền văn học nghệ thuật muốn đi tìm. Mỗi mỗi ý tưởng lạ như thế  là sự chan hoà giữa những trải nghiệm trong sáng tác và cả trải nghiệm trường đời của một chàng trai lúc nào cũng chỉ muốn ham vui, ham vui trong đời sống và ham vui khi làm thơ.
Ba mươi năm chỉ cũng chỉ "uổng hoa phong nguyệt hoài trăng rằm", chưa đủ chín để có được những kinh nghiệm tầy trời như Ngài phán đâu!
Giữa sáng tác và tối tác, thì Gấu ngu này còn tách bạch được, và chẳng dám lẫn lộn, nhưng xin hỏi Ngài Lương Thư Trung, làm sao tách bạch giữa sáng tác và sáng tạo?
Giữa tứ thơ và ý thơ? Theo Ngài, tứ thơ là cái gì, ý thơ là cái gì?
Khi Ngài sử dụng những từ như thế, Ngài phải cho biết, thí dụ, theo Ngài, sáng tạo, sáng tác, khác nhau như thế nào, và  bạn của Ngài, sau ba muơi lăm năm chơi trò chơi thơ đã tách bạch ra được, như thế nào?
Ngay ở đầu bài, Ngài cho biết, mới vội vã đọc tác phẩm đầu tay của bạn Ngài, vậy mà đã khen um lên như thế.
Mình Ngài chưa đủ, còn viện dẫn Krishnamurti.
Khen như thế, thành thực mà nói, là 'gây khó khăn' cho bạn mình, vì rõ ràng là những lời khen thùng rỗng kêu to như thế chỉ làm độc giả chán ngấy, cả thi sĩ lẫn thơ!

Với nhãn quan đó, dưới mắt Ngu-Yên, làm thơ mới chỉ là bước đầu của sáng tác.
Bước đầu thôi ư? Thế bước cuối?
Vả chăng cái câu trên của bạn, buồn cười quá đi mất. Với nhãn quan đó, rồi lại dưới mắt....
Viết đã dở, lại còn viết bằng cái giọng khệnh khạng bố chó xồm nữa mới ghê!
Vái nhau vừa vừa thôi, cha nội! Chừa chỗ cho Gấu vái ! (1)
NQT
Nguồn
(1) Gấu nhớ, Đặng Tiến có lần khen một câu thơ rất bình dân của Nguyễn Khuyến, nhưng ông phán, phải đọc câu thơ lên, bằng cái giọng thật nặng của dân Miền Trung thì mới hết sẩy con cào cào được.
Mô phỏng ông, câu văn bình thường trên của Gấu, tốt nhất, nên đọc giọng Nam thì mới ra "ý thơ" của nó !
*
”Sáng tạo trong sáng tác là bất chợt nẩy sinh trong lúc sáng tác một con đường sáng tác khác hẳn những con đường đã đi."
Hoá ra, sáng tạo/sáng tác khác nhau, là như vậy. Và đây là của nhà thơ Ngu Yên, không phải của LTT.
Câu trên thực chất, chỉ là một lối nói quẩn.
Không khệnh khạng, thì nó giản dị như vầy: Trong khi viết nẩy ra tứ lạ.