|
Dạ Vũ Ký Bắc
Hàng cây trong công viên
bên đường nhớ rừng
Cùng thi nhau vươn cao
như muốn trút hết nỗi buồn lên trời.
Biển
Một
lần, nhậu cùng một ông bạn trẻ tuổi hơn, cũng nòi thi sĩ, đã từng
có thơ đăng trên Trăm Con. Cũng cùng quê Bắc, và cái ý thơ Đêm Mưa Gửi
Bắc, là cũng cùng ngậm ngùi.
Say thơ, say rượu, đọc tới hai câu trên,
anh gật gù:
-Thơ không cần làm nhiều. Chỉ hai câu này, là có thể chẳng cần làm thơ
nữa, cũng vẫn được, anh ạ!
Đọc lại, bỗng liên tưởng tới cái di chúc của nhà thơ Du Tử Táo:
Khi tôi chết hãy liệng mẹ
cái thây tui xuống biển!
Thì trút lên
trời hay liệng xuống biển thì cũng mêm
xôi, mắm xốt [từ chữ même chose, tiếng Tẩy mà ra]
*
Phương
Nghi lúc nào cũng vội vội, vàng
vàng
Mùa Thu không đâu xa mà ở
trong đôi mắt
Hồ Thu và đôi mắt của cô
cùng một mầu
Sinh nhật
Mấy câu trên,
lấy ý từ Đằng Vương Các Tự, của Vương Bột, một trong tứ trụ, thời Sơ
Đường
Lạc dà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc.
Trần Trọng San, [trong cuốn Hán Văn, nhà xb Bắc Đẩu,
lần in thứ bẩy
tại Canada], dịch là: Ráng chiều rơi xuống cùng cái cò đơn chiếc đều
bay; làn nước sông thu
với bầu trời kéo dài một sắc.
Nguyên tác, động từ bay, phi, chỉ dùng một lần, để tả
hai vật cùng bay một lúc, một, từ dưới bay lên, và một từ trên rơi
xuống.
Thành thử TTS, tuy đã nhận ra cảnh tuyệt vời này, dịch "ráng chiều
rơi xuống", nhưng sau đó, ông lập lại động từ bay một lần nữa, trong
"đều bay", hỏng!
Theo Hai Lúa, câu dịch đại khái phải như thế này:
Ráng chiều rơi xuống cùng lúc với cái cò đơn chiếc kia bay lên [bay
lên, không phải đều bay!]
Bởi vì, phải cả hai cái bay, mới nối liền một
dải, như câu sau cho thấy:
Hồ Thu cùng Trường Thiên - nhờ ráng chiều rớt xuống và cái cò cô đơn
bay lên cùng một lúc - nên mới - cộng được cả trời đất -
trời đất từ nay xa cách mãi - bỗng chốc được liền lại - kéo dài thành
một vạch - là nhất sắc mùa thu!
Câu thơ của Hai Lúa, từ ý thơ trên, nhưng, vì thiếu một cái cò đơn
chiếc, mà thành ra dư ra... hai hồ thu.
Bởi vì có tới ba hồ thu, ở đây.
Mùa Thu không ở đâu xa, [đâu cần phải vội vội vàng vàng đi tìm], mà ở
ngay trong đôi mắt của cô.
Hồ Thu và Đôi Mắt của cô cùng một mầu.
Cái ý "cộng thành một", nhờ hai vật cùng bay, một xuống, một lên, làm
người đọc liên tưởng tới cảnh người đẹp bay lên trời trong Trăm Năm
Cô Đơn, và để tả nó, Garcia Marquez đã
phải sử
dụng những nấc thang vải, hay một cái thang vải kiểu ốc xoắn, như ông
kể lại trong bài trả lời phỏng vấn.
Khi viết tới đoạn Người Đẹp
Remedios
bay lên trời, tôi loay hoay hoài, làm sao cho người đọc tin nổi đây.
Bữa
đó, tôi ra vườn và thấy người đàn bà vẫn thường tới lo việc lau chùi,
quét
dọn; lúc đó bà ta đang phơi những tấm khăn trải giường, và đang năn nỉ
gió: "mày đừng thổi bay tứ tung những tấm khăn của tao nhe!", thế là
tôi
vớ ngay lấy, và sử dụng những tấm khăn đang phất phơ trong gió kia, như
là cái thang cuốn, nhờ đó Người Đẹp cùng bay lên trời với chúng. Đó là
cách tôi làm cho độc giả tin. Đối với bất cứ một nhà văn, vấn đề là, độ
khả tín. Bạn có thể viết bất cứ điều gì, chừng nào còn tin được.
Chuyện nghề
Đọc Thơ Đường, sững sờ trước cái đẹp của nó, Hai Lúa lẩn thẩn, cứ nghĩ
tới cái đẹp của một thời La Hy, như Lukacs đã từng phán về nó. Thơ
Đường, giống như Hùng Ca của Tây Phương, là một Cái Đẹp khép kín, tròn
trịa, con người không sao thay đổi chi được, mà chỉ có thể chiêm
ngưỡng. Trong Thơ Đường, chưa có cái gọi là tâm thức lưu vong, chỉ xuất
hiện sau đó, cùng với tiểu thuyết. Nếu Đỗ Phủ có nói tới cái khổ làm
người, ông cũng không hề phát giác ra nỗi cô đơn của nó, một khi những
thần thi như Lý Bạch đã nhẩy xuống sông ôm vầng trăng mà... tịch!
Nếu tiểu thuyết là để diễn tả cõi không nhà siêu việt, thì thơ sẽ là
căn nhà của một cõi không nhà siêu việt đó!
Trong
Lý thuyết về Tiểu thuyết (1916), lưu vong có nghĩa: trục xuất ra khỏi
Hy Lạp cổ.
Nếu thế, Thơ Sau Thơ Đường có nghĩa: Bị trục xuất ra khỏi Thơ Đường?
Thơ là một cõi lưu vong khi không còn Thơ Đường?
Lưu Vong và Tiểu Thuyết
|
|