Tạp Ghi
1
2
3
4
|
Lèm bèm về dòng văn
học "Lạc Đường"
Lá Huyết Thư, như trong trí nhớ của
tôi còn giữ lại được, hoặc tưởng tượng ra được, là câu chuyện thời
Trịnh Nguyễn Phân Tranh. Chúa Trịnh, một lần vào nam, trong một lần vi
hành, đã gặp một cô gái quê. Thế là một cuộc tình xẩy ra giữa “chàng
trai Bắc”, và “cô gái Nam”. Cô gái có thai, được Chúa Trịnh để lại “lá
huyết thư” (huyết này không biết lấy ở đâu ra, chắc là của cả hai), và
dặn dò, nếu ta chiếm được miền nam, sẽ đón nàng, còn trong trường hợp
ta thua chạy về bắc, nàng và con ra gặp ta…
Thế
rồi lớn lên, theo với cuộc chiến, ở miền nam, tôi cứ bị ám ảnh hoài,
bởi câu chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, ở miền bắc. Rồi tôi tự hỏi, tại sao
tác giả cuốn tiểu thuyết lại “tiên tri” được biến cố sau đó, ngay từ
hồi còn thực dân, chưa hề có một “điềm triệu” nào cho thấy cuộc chiến
“người chết hai lần, thịt da nát tan”, mãi sau này…
Tiểu thuyết lịch sử
Liệu có thể coi Lạc Đường của Đào Hiếu, tiểu thuyết lịch sử?
Có thể, nhưng phải xếp chung vào một loại, gồm hai nhánh: Một, của
những anh bỏ chạy, biện hộ cho họ. Đám này thường mượn lịch sử thực,
như là cái đinh, để treo tác phẩm dởm của họ. Cũng Nguyễn Huệ của tôi,
Trịnh Nguyễn phân tranh của tôi... Và một, của những kẻ, "tham
dự", như Đào Hiếu Hoàng Phủ Ngọc Tường... chẳng hạn.
Đám này, trong những tác phẩm lịch sử của họ, cũng
biện hộ, nhưng hách hơn đám bỏ chạy nhiều.
Hách vì đã tham dự.
Hách vì
không biến thành bọ, thành ruồi!
Than ôi, ruồi bọ thì có khi nào biết chúng là ruồi bọ đâu!
Bởi vì, chúng viết hồi ký, chúng viết tiểu thuyết lịch sử, chúng viết
đủ thứ cứt đái, để biện minh cho chúng, trong khi không hề tỏ ra một
chút ân hận, về hậu quả của việc chúng làm.
*
Nhưng, liệu có thể coi, Lạc Đường là một thứ tiểu thuyết trinh thám?
Somebody killed something.
Trong một số báo đặc biệt dành cho tiểu thuyết trinh thám, tờ Descant, The Detective Issue,
Winter 1985/86, trong lời tựa, người viết vinh danh Poe, coi ông là
thủy tổ của loại văn chương này, nhưng, viện dẫn Alice, trong Nhà Gương, the Looking-Glass House, khi nhận
xét, Một người nào đó
giết một điều gì đó, tác giả
cho rằng, đây là yếu
tố cơ bản của truyện trinh thám.
*
Nếu thế, phải coi Lạc Đường là
tiểu thuyết trinh thám!
Không phải một người nào đó
làm thịt một điều gì đó, mà
là, nguyên nhân
nào, những dũng sĩ diệt Mỹ Ngụy bị đột biến, biến thành ruồi?
Khi
cuốn tự truyện Lạc đường của tôi được
công bố, dư
luận khá xôn xao. Khen chê lẫn lộn. Có người còn mắng mỏ: “Anh cũng chỉ
là một
tên Việt cộng ngu xuẩn như 35 năm trước mà thôi…”
Ai cũng có lý của mình. Nên tôi im lặng. Cho đến khi
tình cờ đọc bài viết của Tiêu Dao Bảo Cự đăng trên talawas, thấy anh
lại nhắc
đến cuốn Lạc đường. Anh khen tôi không tiếc lời nhưng anh cũng trách
tôi: “Đào
Hiếu không hề có ý phản tỉnh về chuyện đúng sai của việc mình đã ‘tham
gia cách
mạng’ trong quá khứ.”
Lời trách ấy không bất ngờ đối với tôi nhưng nó vẫn
làm tôi suy nghĩ, không phải suy nghĩ về việc “không hề có ý thức phản
tỉnh” mà
suy nghĩ xem tại sao một người cũng đã từng sống một tuổi trẻ “dấn
thân” như
tôi lại đòi hỏi ở tôi một thái độ rạch ròi như thế?
Trong thời đại ngày nay, thật khó mà nhìn ra bộ mặt
thật của bất cứ một vấn đề nào vì nó bị giấu kỹ trong nhiều lớp vỏ bọc
ngụy
trang tinh xảo. Nhưng thời đó, chuyện đúng hay sai của sự dấn thân rõ
ràng quá.
Vì kẻ thù đã chường mặt ra cùng với bom đạn, máy bay, xe tăng, đại
bác...
Những người có tấm lòng không thể không tìm kiếm một
chọn lựa.
Nhưng chọn lựa ai?
Ngô Đình Diệm? Ông vốn là quan Thượng thư Bộ Lại dưới
triều Bảo Đại, sau đó sang Mỹ núp bóng Hồng y Spellman rồi được Mỹ đưa
về thay
Bảo Đại. Ông ta có công lao gì với đất nước?
Những vị anh hùng như Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa
Thám bị giặc Pháp bêu đầu giữa chợ, Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành Hà
Nội… còn
Ngô Đình Diệm, ông ta đã đổ giọt mồ hôi nào cho cái đất nước này?
Thế còn Big Minh, ông Khánh, ông Thiệu, ông Kỳ? Họ là
sĩ quan của Pháp, nói tiếng Pháp, cầm cây súng Pháp và... ăn lương của
Pháp.
Làm sao những chàng trai đầy nhiệt huyết của thế hệ
anh và tôi có thể chọn lựa họ, đi theo ngọn cờ của họ?
Đào Hiếu.
*
Gấu này, thực sự không dám bắt bẻ những người như Đào
Hiếu, nhưng có vài ý nghĩ khác ông.
Một thằng Ngụy như Gấu chẳng hạn, không hề chọn mấy
ông trên, mà chọn đất nước Miền Nam. Và chẳng đi theo ai
cả, mà đi theo Miền Nam.
Những tên Ngụy khác, họ cũng nghĩ như tôi, họ có một miền
đất để bảo vệ. Họ đâu có đi theo ai?
Theo tôi, chính vì Miền Bắc, cũng nghĩ như ông Đào
Hiếu, cho nên mới tìm đủ mọi cách gây ra cuộc chiến lần thứ nhì, sau
1954, để nhử Mẽo nhẩy vô, thì mới có cớ mà phát động cuộc chiến, mới
lợi
dụng được những người nhiệt huyết như Đào Hiếu, và bè bạn của ông được.
Sau 1954, Pháp cút về nước, Miền Nam lo xây dựng Miền
Nam, dưới cái dù của Mẽo và thế giới tư bản, Miền Bắc lo xây dựng Miền
Bắc,
dưới cái dù Cộng sản. Miền Nam
khi đó chỉ có lèo tèo mấy anh cố vấn Mẽo thôi. Tây cút rồi.
Và như vậy làm sao thống nhất nước, với thủ đô là Hà Nội?
Do đó mới xẩy ra vụ đầu độc tù Phú Lợi, mà tôi tin
chắc là do mấy anh nằm vùng nhận lệnh Hà nội gây ra. Tôi nghĩ Tiêu Dao
Bảo Cự,
"có thể cũng nghĩ như tôi", nên nói đến "phản tỉnh".
Vào lúc đó, những người nhiệt
huyết Đào Hiếu không thể nào theo Ngô Đình Diệm, nhưng bây giờ, chế độ
Cộng Sản
còn khốn nạn hơn cả Diệm, những người nhiệt huyết như Đào Hiếu làm gì,
theo ai?
Kẻ thù bây giờ cũng rõ ràng, cũng chường mặt ra rồi đó.
Toàn là ruồi, như ông Đào Hiếu nói. Chẳng lẽ những người nhiệt huyết
như ông, sống
chung với ruồi? NQT
*
Đọc ông này, mới ngộ ra, là ông không chọn quê hương, mà lại chọn lãnh
tụ. Tếu thật.
Y chang Miền Bắc. DTH chẳng đã mặc khải điều này, khi thốt lên câu:
Miền Nam chửi Thiệu như điên!
*
Nói về phản tỉnh, thì "bạn Gấu", Cao Bồi, là người số 1. Ông không thể
"đi" được, vào những giờ phút chót của đời ông, một phần vì địa ngục
thì
đầy VC bạn ông mất rồi, [đây là ông nói, không phải Gấu], còn thiên
đường thì đâu có tới phần ông, và một
phần, vì, ông không thể nào trả lời được câu hỏi cho chính ông: Giả như
mà mình "phản tỉnh" vào phút chót, vứt bức điện vô thùng rác lịch sử,
hoặc đánh ngược lại, Đệ Thất Hạm Đội Mẽo đang hờm sẵn ở bên ngoài Vịnh
Hạ Long, thì sao nhỉ?
Liệu có thể cắt nghĩa thái độ, ‘khăng khăng
nói không
với phản tỉnh’ của Đào Hiếu?
Liệu có một thứ đạo đức Cộng Sản?
Trên Tin Văn đã
từng giới thiệu cuốn Những kẻ
nói thầm:
Đời sống riêng tư trong nước Nga của Stalin, của Orlando Figes, qua bài
viết
Witness Protection [Bảo vệ chứng nhân] của Lewis Siegelbaum, trên tờ
Điểm sách London.
số 10 Tháng Tư
2008.
Cuốn sách trên 700 trang của Figes, cũng nêu trường hợp,
có những con người nhất định không chịu phản tỉnh, thí dụ nhân vật
chính của cuốn
hồi ký trên, “cũng nhà văn, nhà thơ” như Đào Hiếu.
Đó là tác giả bài thơ nổi tiếng tại Liên Xô, và tại
Bắc Việt, Đợi anh về:
Konstantin Simonov (1915 -79)
Đợi anh dzề em nhé
Mưa có rơi dzầm dzề
Ngày có dzài nê thê….
Gấu đã có thời cũng rất mê bài này, hình như Tố Hữu dịch ra tiếng Việt?
*
Simonov là một nhà văn tài năng và có nhiều mê đay nhất. Và đã lãnh
thẹo do gần gụi với quyền lực. Dòng dõi quí
tộc [so với Khải, con quan], và nhà binh. Ông sống sót bằng cách tái
tạo ra mình
[reinventing himself] khi nhập vai một anh thợ tại một cơ xưởng, trong
khi đó,
mần thơ. Nghề văn của ông cất cánh trong thời kỳ xẩy ra những vụ thanh
trừng, [Khải
vào lúc này, cũng có tác phẩm để đời là cú
đập Vũ Bão] nhưng đạt đỉnh cao, vào
thời chiến tranh với bài thơ Đợi anh
về. Tuy ông thoát chết, nhưng không hoàn
toàn lành lặn: Vào năm 15 tuổi, ông chứng kiến bố dượng bị bắt, năm 19,
ba bà cô
phiá bên mẹ của ông bị tống ra khỏi Leningrad, hai bị đưa đi lao động
cải tạo,
và một bị bắn. Trong hồi ký, ông nhớ lại những nỗi đau này nhưng cho
biết, ông
phục hồi khi nghĩ tới hình ảnh món trứng “ôm lết”, muốn ăn món này, thì
phải đập
bể vỏ trứng, và nhờ thế vượt lên những bất công giáng xuống đời ông.
Hình ảnh món
"vừa ôm vừa lết" trở đi trở lại nhiều lần trong hồi ký. Sau khi chiến
tranh chấm dứt ông
là biên tập viên, và là một viên chức trong Hội Nhà Văn. Ông có thể
biện hộ, và chống
đỡ cho một số nhà văn Do Thái, trong có vài người là bạn của ông, nhưng
ông không
làm, khi họ bị buộc tội phản động, bất trung. Có người giải thích: Ông
quá
dâng mình cho Stalin, quá si mê hào quang quyền lực.
Xế chiều, chúng tôi đến Trung tâm Nhập ngũ.
Thực chất đó là một trại tập trung.
Đào Hiếu: Lạc
Đường
*
Gấu đã từng tới Trung tâm Nhập ngũ nhiều lần.
Đào Hiếu, chắc chỉ một lần.
Không hiểu ông dùng từ "tập trung" theo
nghĩa nào.
Tập trung Lò Cải tạo? Không.
Tập trung Lò Thiêu, lại càng không.
Vậy, "thực chất" ở đây, ông muốn 'liên
tưởng' tới trại tập trung, thứ nào?
*
Quang Trung, Trung tâm Ba Tuyển mộ Nhập ngũ của tiểu
khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định [?], làm công việc tiếp nhận, khám sức
khoẻ,
rồi sau đó chuyển qua quân trường những tân binh khoẻ mạnh. Ai đã từng
ở đó đều
biết. Thực chất là trại tập trung, nhưng không "thực chất", là trại
[tập trung] cải tạo.
Gấu cứ ba tháng “đến hẹn lại lên”, từ sau cú Mậu Thân,
cùng với lệnh Tổng Động Viên, cho tới khi có luật hoãn dịch vì lý do
gia cảnh,
con trai độc nhất trong gia đình, sau khi thằng em trai tử trận.
Đó là quãng đời thê thảm tuyệt vời, hay tuyệt
vời thê thảm của Gấu. Cứ như thể, do thằng em chết, nên Gấu có thằng
con trai đầu lòng, và có thêm
cô
bạn, nhờ lần
đi trình diện đầu tiên, “mai anh đi rồi”,
cô thấy bộ dạng thê thảm quá nên nhận lời đi ciné.
Khi được hoãn dịch, trở về, thì chuyện rước đèn
đường phố Sài Gòn trở thành chuyện thường ngày ở Sài Gòn.
Cứ thế, ròng rã cho đến khi cô đi lấy chồng, hết một
đoạn đời tuyệt vời.
Mất cô bạn, thì có Cô Ba thay thế.
Đào Hiếu chọn lãnh tụ, thay cho quê hương
Miền Nam
của ông.
Chọn như thế khôn quá, vì có ai so được với… Bác
Hồ?
Những lãnh tụ của Miền Nam, như ông chỉ ra, đều là bồi
Tây, bồi Mẽo, tại sao những thằng Ngụy lại chọn chúng?
Hỏi tức là trả lời vậy.
Ông có vẻ khoái câu nói của tay Cộng sản Milovan
Djilas, “Hai mươi tuổi mà không theo
cộng sản là người không có trái tim. Bốn mươi tuổi mà không bỏ cộng sản
là
người không có cái đầu."
Và ông khẳng định:
"Tôi không có gì phải phản tỉnh về việc mình đã
làm trong quá khứ. Đó là một quá khứ đẹp, một chọn lựa đẹp."
Không lẽ tình cảnh đất nước bây giờ, thảm kịch
biến thành ruồi, không có phần đóng góp của ông?
Nếu có, thì quá khứ làm VC nằm vùng không thể đẹp
được. Chọn lựa không thể đẹp được.
Và đó là lý do “phản tỉnh”.
Đâu có phải "tự nhiên" mà một người như Cao Bồi, "đi" không được.
Cỡ đó mà còn phản tỉnh nữa là!
Có bao giờ, ông tự hỏi, tại sao tụi nó, những
tâm hồn
ngày nào đầy nhiệt huyết, nay biến thành ruồi, còn ông thì không?
Ông viết, đâu đó, ông chọn lựa, làm VC nằm vùng là do đọc hiện sinh.
Nếu thế ông phải biết Camus đã từng vô Đảng, và không đợi đến "trong
một tháng, trong một năm", đã chuồn.
Đâu cần phải đợi đến lúc 40 tuổi?
*
Khi ông biệt động Đào Hiếu thẩy bom vô đồn gác, ông có tự hỏi, liệu có
đứa bé nào trong đó không?
Có thể có lắm chứ. Con mấy người lính, mò ra đồn chơi với bố, thí dụ.
Câu hỏi này, chỉ có Camus trả lời được.
Tôi nghĩ ông nên đọc lại Les Justes
của tay nhà văn hiện sinh này. NQT
*
Còn Dieter?
-Trời biết Dieter muốn gì. Thanh danh, tôi nghĩ vậy.
Và một thế giới xã hội chủ nghĩa. Smiley nhún vai. "Họ mơ tưởng hoà
bình
và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
-Trời đất!
Smiley im lặng một lát:
-Tôi không hy vọng bạn hiểu. Bạn chỉ nhìn thấy tận
cùng của anh ta. Tôi đã nhìn thấy khởi đầu. Anh ta là một trong những
người xây
dựng thế giới. Những người tưởng là xây dựng, nhưng thật ra là hủy diệt.
Đêm Thánh
Vô Cùng
"Họ
mơ tưởng hoà
bình
và tự do. Và bây giờ, họ là những tên sát nhân, những tên gián điệp."
Câu này áp dụng cho Đào Hiếu, cũng đặng.
Một độc giả talawas đọc Lạc Đường, và rất tâm đắc, cái cảnh người thực
việc thực nhà văn thực nhà biệt động thành thực, Đào Hiếu tà tà phóng
xe trên đường phố Sài Gòn, và đi qua một trạm gác của cảnh sát hay nhân
dân tự vệ, hay đồn quân cảnh... nhẹ nhàng thẩy gói chất nổ vô, và tà tà
đi tiếp. (1)
Gấu này đã từng được hưỏng hai trái bom của
Đào Hiếu hoặc của bạn của ông. Cũng chuyện nhỏ, nhưng chuyện lớn là,
một nhà văn như Đào Hiếu, có khi nào phản tỉnh cái chuyện giết người
khơi khơi như vậy không?
Văn Cao, chỉ giết có một người, một tên "Việt gian", mà sau đó, hết làm
nhạc được.
Còn Đào Hiếu thì sao? Chắc ông tự hào?
Rất tự hào và không hề phản tỉnh?
(1) ... Nhiều chi tiết rất
ấn tượng, ví dụ ông tả “phi vụ” của biệt động Sài Gòn, (tác giả) dùng
xe Honda
chạy ngang bốt gác và hất trái mìn hẹn giờ vào phía chân bốt gác, tiếp
tục chạy
mà không tăng tốc độ, hồi hộp chờ nghe trái mìn... phát nổ v.v…, quả là
những
trang hồi ký rất thực và quý hiếm. Một vài chi tiết cảm động khác như
chuyện
ông về thăm ngôi nhà mẹ ông, rồi đề cập đến những nhân vật cùng thời
với ông và
còn đang sống. Thái độ của ông rất thẳng thắn, sòng phẳng. Những điều
ấy làm
toàn bộ cuốn hồi ký có một giá trị chân thực cao, chiếm được niềm tin
của độc
giả ở thời buổi vàng thau lẫn lộn, khi nhiều người viết sẵn sàng đưa
những chi
tiết không thể kiểm chứng vào trong bài viết của mình để qua đó tự đề
cao mình,
hoặc vì một dụng ý nào khác.
*
Về chuyện nhà văn kiêm đao phủ, như trường hợp Đào Hiếu, Todorov có lèm
bèm, như sau:
G. Lukács, bản thân không dính dáng gì tới
việc bẩn,
dirty business, khẳng định: Bổn phận cao cả nhất, đạo đức cách mạng
Cộng Sản,
đó là chấp nhận sự cần thiết phải hành động một cách vô đạo đức. Đây là
hi sinh
lớn lao nhất cách mạng đòi hỏi ở chúng ta. Niềm tin của người Cộng Sản
chính
hiệu, đó là, ngay cả cái ác, tự thân nó, thông qua cách mạng, cũng biến
thành
ân sủng, hạnh phúc thánh." (P. Hollander trích dẫn). Orwell, qua
Torodov,
coi đây là "tội ác cần thiết", bắt buộc phải có. Nhưng ông tin rằng,
những người giết người "trên giấy", tức là những người chưa từng
chính mắt nhìn thấy người giết người, chưa từng cận kề một cái xác
chết, chỉ
những người đó mới ngợi ca tội ác cần thiết. "Điều này chỉ được miêu tả
bởi một kẻ, giết người thiết yếu chỉ là một từ. Nếu có người nghĩ trái
lại, thì
đó không phải là một trí thức lỗi lạc, mà đây cũng là một viên cảnh
sát, hay là
một người lính".
Về trại tù.
Một xã hội
không có trại tập trung cải tạo không thể được coi là một thế giới toàn
trị.
Đây là con ách chủ bài của nó, nơi hiện thân, của "địa ngục có thực".
Hơn cả cái chết, nó được sử dụng như là nền tảng của khủng bố. Nó là xã
hội
toàn trị được cô đặc lại, được yếu tính hoá, khuôn vàng thước ngọc cho
cái thế
giới xô bồ rộng lớn ở bên ngoài. Ai bị đưa đi trại cải tạo? Kẻ thù của
nhân
dân. Nhưng kẻ thù đều đã bị trừ khử hết rồi. Nhà nước đành phải coi là
kẻ thù
tất cả mọi người. Trại cải tạo ở Bulgarie có tên là: Tổ ấm, nơi phục
hồi con
người thông qua lao động. Hậu quả ra sao, xin ghi lại nhận định của
David
Rousset, từ năm 1951: "Nhằm nhò chi ba chuyện đau khổ, chết chóc trong
thế
giới trại cải tạo. Thê thảm hơn thế nhiều: con người sống ở đó. Đó là
nơi con
người biến thành một cái rẻ rách, hoàn toàn vứt đi, đối với chính họ.
Không
phải tù nhân, mà luôn cả cai tù cũng chịu đựng cuộc "hóa thân" khủng
khiếp này. Những nhà nước, xứ sở có trại cải tạo đều thối rữa đến tận
xương
tuỷ".
Sự sụp đổ đế quốc Cộng Sản xuất hiện một số tác phẩm
của những người đã từng "ăn nằm" với nó. So với những hiểu biết tương
đối nhiều về Nazi - sự tầm phào, dung tục của cái ác (the banality of
evil),
đao phủ bàn giấy, cá nhân quyền thế, vâng lời cấp trên... bây giờ người
ta mới
được biết về mặt sau "cung đình", nhưng trớ trêu là, những tài liệu
mới mẻ này thường "trái ngược" nhau. Mới đây thôi, trùm mật vụ
Nicaguara, Tomas Borge, còn "mê hoặc" nhà văn Đức Gunter Grass, và
rất nhiều du khách Hoa-kỳ. Paul Hollander, tác giả bài viết "Bạo động
chính trị trong hệ thống Cộng Sản" (Partisan Review 3, 97), cho biết,
bạn
của ông, một giáo sư triết học, đã coi Borge là một thi sĩ "tốt", và
là chủ nhân một nhà tù tiến bộ nhất thế giới. Lương tâm trùm KGB cuối
cùng,
Vladimir Krychkov, người toan tính cách "mạng" Gorbachev vào năm
1991, cũng thật là trong sáng. Ông nói chuyện với David Remnick, ký giả
Mỹ: Nếu
cần sám hối, hãy cho mọi người được sám hối. Thái độ của tôi đối với
Stalin rất
rõ ràng: Tôi kết án sự đàn áp, kết án những hình thức tập trung quyền
lực ông
ta đã phát triển... Khi ông ta lên cầm quyền, chỉ có người thay trâu
cày, khi
ông ta ra đi, nước Nga có bom nguyên tử... Tin tôi đi, chỉ trong vòng
hai mươi
năm nữa thôi, ông ta sẽ được nhắc tới như một vị thánh"
Kẻ bán xới
Khi viết về đồng chí Victor Serge, Sontag đặt
câu hỏi,
do cái chuyện người đời, làng văn vờ ông:
Liệu có phải chẳng có đất nước nào coi ông là đồng bào
của họ chăng?
Is it because no country can fully claim him?
“A political exile since my birth”, một lưu vong chính
trị kể từ khi sinh ra, như ông nói về mình.
Bất giác nghĩ tới Đào Hiếu.
VC nào ‘claim’ ông?
Ruồi hay bọ?
*
Tại sao Cách Mạng chết?
'Why
Revolutions
Die'.
Đó là câu hỏi thật sự,
mà những anh VC nằm vùng phải đặt
ra, phản tỉnh hay không phản tỉnh
*
Dispatches from the heart of the revolution
Andreï Makine confirms
his status as a major novelist
in this moving tale of an African Marxist
Stephanie Merritt
Sunday June 22, 2008
The Observer
Human Love
Andreï
Makine
Sceptre £12.99, pp249
In Andreï Makine's version of history, a
fragment is
found among Che Guevara's notebooks after his death entitled 'Why
Revolutions
Die'. Makine's 11th novel is an extended answer to Guevara's query, and
to the
related question of what revolutions are for in the first place. 'For
what is
the point of such liberating turmoil,' asks Elias Almeida, the African
revolutionary whose story is narrated here, 'if it does not radically
change
the way we understand and love our fellow human beings?'
Makine is not greatly celebrated in this
country but
in his adopted homeland of France, where he has lived and written in
French
since seeking political asylum from Russia in 1987, he is considered
one of the
leading contemporary European novelists. Much of his fiction has
focused on
Russian lives lived in the shadow of the Soviet experiment and
sustained by
dreams of the West. In Human Love he turns his attention to the failure
of the
Marxist ideal in another context: the Soviet-backed revolutions in Africa and their aftershocks that rumble on into
the
present.
Nguồn
Bản tin từ trái tim của cách mạng chuyển đi:
Tại sao Cách Mạng chết bất đắc kỳ tử ngay sau khi thành
công?
Tại sao VC nằm vùng biến thành ruồi?
Tại sao Yankee mũi tẹt biến thành bọ?
*
Hãy tìm đọc Tình Người, tác
phẩm thứ 11 của Andrei
Makine, nhà văn lưu vong Nga.
Trong bản văn viết về lịch sử của ông, một mẩu được tìm
thấy ở trong Sổ Ghi của Che,
sau khi ông chết, nhan đề là: Tại sao Cách Mạng chết?
Cuốn tiểu thuyết của Andrei Makine là để tìm câu trả lời cho quan tâm
của Che,
và cho câu hỏi, Cách Mạng, “ba cái trò làm xàm giải phóng này là cái
quái
gì, nếu nó không thay đổi đến tận cơ bản cách mà chúng ta hiểu và yêu
những bạn
người của chúng ta?”
Trên Tin Văn đã từng giới thiệu Makine.
Tây phương
vẫy gọi
Chuyện tình
"Làm
cho văn chương trở thành điếm đàng là một
tội ác chống lại nhân loại".
*
Victor
Serge, tác giả cuốn "Trường hợp đồng chí Tulayev", là người nghĩ ra từ
"toàn trị" để gọi nhà nước Xô Viết
Minh Thùy: Ở chương 18 có tiêu đề: Lời thú
tội của một
sát thủ. Anh viết:
Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay, thân phận của
các nước nghèo chẳng khác nào một cô gái điếm: vì nghèo, vì không có
trình độ
nên muốn tồn tại chỉ còn cách bán đi cái “vốn tự có” của mình. Đó là
dầu thô,
là cao su và những tài nguyên thiên nhiên khác. Chua chát thay nhân dân
chỉ
được hưởng một phần nhỏ lợi tức do “vốn tự có” mang lại. Phần lợi lớn
đều chảy
váo túi những mụ tú bà là các tập đoàn kinh tế Anh, Mỹ, Pháp, Đức,
Nhật… và
những tên ma cô dắt mối là chính quyền bản xứ. Tôi thấy câu này anh kết
tội dữ
dội, nhưng cũng xác đáng và đúng....
Đào Hiếu: Đó là một trong những ý quan trọng của tác
phẩm.
Minh Thùy: Và tôi thấy anh dám thẳng thắn viết ra như
vậy là dũng cảm lắm.
Đào Hiếu: Thì mình nghĩ vậy thì phải viết vậy, rồi nó
ra sao thì ra thôi...
Đào Hiếu trả lời Da mầu
*
Gấu này, sở dĩ “đọc triết đọc chiếc”, "đọc Mác đọc Miếc",
là để đặt ra những giới hạn cho mình, như là một “Gấu, nhà văn”, khi
đụng tới
những vấn đề ở ngoài phạm vi văn học,
theo nghĩa, nhà văn là kẻ được thông tri ‘tốt’ về thời của mình, tránh lâm vào tình trạng dốt
đặc
cán táu, "sáng tạo" ra những gì nhân loại biết từ khuya! Cứ thử tưởng
tượng, một ông chẳng hề biết gì về môn tâm lý học, viết tiểu thuyết tâm
ný!
Sở dĩ mấy tay chê Gấu không có bằng cử nhân
triết,
không
phải đệ tử Nguyễn Văn Trung, không phải giới khoa bảng mà dám bàn loạn
cào cào về
triết,
không rành tiếng Tây mà đòi đọc sách Tây, là do đố kỵ, tất nhiên, và do
ngu quá, không hiểu nhà
văn là “nhà”
gì!
Ngay cả Thầy Nguyễn Văn Trung, khi phán thằng
cha Gấu không biết gì về hiện sinh, là cũng hiểu "sai" về cách hiểu
hiện sinh của Gấu. Ông có bao giờ biết, Gấu này chỉ đọc trần có một câu
trong Buồn Nôn mà.. khỏi bịnh! Và bắt đầu viết!
Những lời phán của Đào Hiếu như trên, về toàn
cầu hóa,
là rơi đúng vào trường hợp ếch ngồi đáy giếng.
Thảm nhất là chính vì những sự ngu dốt như thế, ông đi
theo Mặt Trận. Không chỉ riêng ông.
Cái tình trạng theo MT của những người như ông, đúng là bán "vốn tự
có", [bầu nhiệt huyết], do "không có trình độ", mà ra!
Gấu giả dụ như thế này: Giả dụ như chính Miền
Bắc gây
ra cuộc chiến thứ nhì, thì sao? Chính họ tìm đủ mọi cách để cho Mẽo
phải nhẩy vô Miền Nam
thì sao?
Vụ Maddox, nhân loại đã có câu trả lời,
vụ này [đầu độc tù Phú Lợi, đổ tội cho Diệm, thành lập MT],
thì muôn đời!
Nhà văn là nhà gì?
Nhà văn là nhà dám đặt ra những câu hỏi như thế đấy!
Nhà văn không phải là kẻ chẳng biết một tí gì
về kinh tế học, về toàn cầu hóa, ếch ngồi đáy giếng, tưởng tượng ra
những anh Lã Bất Vi tân thời!
Có ông mù tịt về tôn giáo, đòi giải thiêng Đức Phật!
*
Nhà văn Lê Lựu, phán, chúng vào nhà ta, chúng hãm hiếp vợ con ta, làm
sao để yên?
Nhưng chúng đâu có vào nhà ông đâu. Và chúng ở đây sợ chính là một ông
như ông Lê Lựu. Ông này đuổi cổ gia đình Ngụy ở ngay bên cạnh nhà Gấu,
vứt hết đồ đạc ra ngoài đường, để chiếm nhà, ngay sau ngày 30 Tháng Tư
1975 một ít lâu!
Cũng là một "cas" đặc biệt. Chủ nhân căn nhà
tên Q. trưởng phòng hành chánh [hình như vậy] trường Quốc Gia Bưu Điện.
Ông ăn cướp nhà, tên Đ. Nhà là nhà của Bưu Điện, cho nhân viên ở, tới
khi về hưu thì trả lại cho BĐ. Ông Đ. tuy từ Hà Lội mới dzô, nhưng rất
rành luật Ngụy, bèn tống ông kia ra, lấy nhà, sau khi "hoá giá", bán
lại cho tư bản Đỏ, kiếm đâu cả ngàn cây. Vào năm 2000, về Sài Gòn, Gấu
không nhận ra chúng cư NBK đã từng ở từ khi ra trường Bưu Điện, 1963
tới 1988.
**
Wimbledon 2008
Ana
Ivanovic: Tennis's Next Megastar
Reared
in the war-torn Serbia
of the 1990s, Ivanovic has
risen from her home country's ashes to become the best in the game, the
leader
of the unlikely Serbian revolution that includes Jelena Jankovic, the
second-ranked woman in the world, and Novak Djokovic, No. 3 on the
men's side.
At 20, Ivanovic has all the assets of a megastar-in-the-making: looks,
power
and a healthy dose of humility.Chi tiết a "healthy dose of humility" thật
tuyệt!
Đây
là cái thiếu nhất của các nhà văn siêu sao Mít,
những "Megastar Mit Writers", trong cũng như ngoài nuớc!
Time
Reared in the war-torn Serbia
of the 1990s, Ivanovic has
risen from her home country's ashes to become the best in the game, the
leader
of the unlikely Serbian revolution that includes Jelena Jankovic, the
second-ranked woman in the world, and Novak Djokovic, No. 3 on the
men's side.
At 20, Ivanovic has all the assets of a megastar-in-the-making: looks,
power
and a "healthy dose of humility".
“Vịn cây vợt”, là cả một xứ sở Serbia điêu
tàn vì
chiến tranh của những năm 1990, Ivanovic vươn lên từ tro than của xứ sở
quê
hương của cô và trở thành một đại cao thủ trong môn thể thao quần vợt,
kẻ dẫn
đầu cuộc cách mạng Serbia bao gồm những tài năng như Jelena Jankovic,
số 2 trên
toàn thế giới, phía nữ, và Novak Djokovic, số 3, phía nam. Ở vào tuổi
đôi mươi,
Ivanovic có tất cả những phẩm chất, và “của quí”, trong việc tạo thành
một siêu
sao: những nét quyến rũ, sức mạnh, và một “liều lượng khỏe mạnh của sự
khiêm
tốn."
Có vẻ như những ông nhà văn VC nằm vùng như
Đào Hiếu,
thiếu phẩm chất sau cùng này, một “liều lượng khỏe mạnh của sự khiêm
tốn”.
Cứ giả sử, sau khi đánh thắng hai thằng đại
đế quốc
thực dân cũ và mới, bèn thừa thắng xông lên, có được cái nhà Việt Nam
to bằng mười khi trước, và bèn phách lối, đầy tự
hào về sự
chọn lựa thời trai trẻ của mình, thì cũng được đi, nhưng cái đất nước
khốn nạn
như hiện nay, là có niềm tự hào ngày nào ở trong đó, mà không thấy tủi
nhục
[humiliated], không có được tí thuốc "humility", khiêm nhường, lại tiếp
tục đổ tội
cho
thằng đế quốc mới có tên là "toàn cầu hóa", thì hết thuốc chữa!
*
Không phải nhà văn là không có quyền viết về toàn cầu
hoá. Nhưng nhà văn viết, về toàn cầu hoá, ở cái chỗ mà nhà kinh tế
ngưng lại. Đây
là điều nhiều nhà văn đang làm, khi phải giải thích Cái Ác Nazi, và
tưởng tượng
ra tuổi thơ “dị dạng” của một Hitler, như trong Toà lâu đài ở trong
rừng của
Mailer.
Cái trò ngồi chửi đổng toàn cầu hóa, hay là tiếc hùi hụi cái vốn trời
cho của gái Mít bị các cựu đồng chí của Đào Hiếu đem
đi bán, đổi
lấy tí “nhục nhã” [humiliation] thay vì khiêm nhường, [humility], mà
được coi là
can đảm, dũng cảm thì quái thật.
Nói đến dũng cảm, ở đây, Gấu lại nhớ một câu
chuyện tiếu
lâm, về một giáo sư đại học nói chuyện với sinh viên, nghề này cần dũng
cảm, có
khi phải nếm phẩn, nếm nước tiểu… để chẩn đoán bịnh, như Việt Vương Câu
Tiễn ngày
nào. Thế rồi ông thầy lôi một lọ nước đỏ lòm, tanh tưởi ra, nhúng ngón
tay vô,
rồi đưa lên miệng mút đánh chụt một cái, xong, hất hàm hỏi, có ai dám
làm như
ta?
Cả lớp đứng nhìn nhau. Sau cùng có trò Đào Hiếu, có bầu
nhiệt huyết dũng cảm đứng lên, thò tay vô lọ nước dơ, rồi cũng mút đánh
chụt một
cái. Thầy giơ tay khen:
-Dũng cảm, dũng cảm! Nhiệt huyết, nhiệt huyết!
Nhưng sau đó, thầy lắc đầu:
-Thầy quên nói, nghề này còn rất cần sự quan sát. Trò
thấy không, lúc nẫy thầy thò ngón tay trỏ vô lọ nước dơ, nhưng lúc đưa
miệng mút,
thì mút ngón út.
Và thầy chìa ngón tay trỏ vẫn còn mùi tanh tưởi ra, dí
vào mũi trò Đào Hiếu!
*
Ui chao, Gấu cứ nghĩ cái cảnh mấy ông thầy Yankee mũi tẹt đánh lừa đám
VC miệt vườn Đào Hiếu, mà cười đến vãi nước mắt ra!
Giả như trường Mỹ
Thuật không đánh rớt anh học trò này, thì, biết đâu...
|
|