*


**
*
Trân trọng giới thiệu
*
Photo de Zoïa Kosmodeminanskïa, 18 ans, partisane russe, prise par un soldat allemand le 29 novembre 1941. C’est après avoir vu cette image que Littell s’est lancé dans l’écriture des Bienveillantes.
Hình Zoïa Kosmodeminanskïa, một nữ du kích Nga, bị quân đội Đức tra tấn và sau đó treo cổ, do một binh sĩ Đức chụp ngày 29.11.1941. Sau khi nhìn bức hình là Littell ngồi xuống bàn, viết Bienveillantes].
*
Những người Do Thái ở Hung tới Auschwitz ngày 26 Tháng Năm 1944. Họ có thể nhìn thấy ống khói lò thiêu, từ phía xa, nhưng những cựu tù nhân, trong đồng phục rằn, được lệnh câm miệng.

Trên Tin Văn đã giới thiệu Littell, trước khi ông được giải thưởng lớn. Về cuốn Một nửa của Hitler, [la Part de l'autre: phần của kẻ khác], như được biết, dựa trên một giả dụ:
Giả như trường Mỹ Thuật  không đánh rớt anh học trò này, thì, biết đâu...
[
08 octobre 1908 : Adolf Hitler recalé. Que se serait-il passé si l’Ecole des beaux-arts de Vienne en avait décidé autrement ? Que serait-il arrivé si, cette minute là, le jury avait accepté et non refusé Adolf Hitler, flatté puis épanoui ses ambitions d’artiste ? Cette minute là, aurait changé le cours d’une vie, celle du jeune, timide et passionné Adolf Hitler, mais elle aurait aussi changé le cours du monde]...
Nguồn
*
Cuốn Hitler của Mailer, Lâu Đài trong rừng, cũng đưa ra một giả dụ tương tự, theo như Coetzee, trong bài viết  Chân Dung Quỉ như là một nghệ sĩ trẻ
*
The greatest danger of recognizing totalitarianism as the curse of the century would be an obsession with it to the extent of becoming blind to the numerous small and not so small evils with which the road to hell is paved..
Nguồn
Nguy hiểm lớn lao nhất của việc nhìn nhận chủ nghĩa toàn trị như là một trù eỏ của thế kỷ... khiến người ta trở thành mù lòa trước hầm bà làng cái ác, làm thành hè đường của địa ngục.

Đừng để vinh dự nhỏ che lấp thực tại
Nguyễn Huy Thiệp từng đã được để kế bên, thí dụ Borges, từng có tên trong danh sách những người hy vọng đoạt Man Booker.
Ông xứng đáng là một "thực tại" che lấp, đủ thứ vinh dự, dù nhỏ, dù lớn.
Tuy nhiên, chính ông lại phủ nhận điều này, khi tuyên bố:
Tôi biết, khi tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là... Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si... Chúa còn bị hất hủi nữa là tôi .
Có vẻ như lời tiên đoán, và câu chúc ông, của Hoàng Ngọc Hiến, đã ứng nghiệm,
Có một sự không thuận buồm xuôi gió, khác hẳn lòng mong muốn của Hoàng Ngọc Hiến.
*
Qua bài viết của Thụ Nhân, trong số những người đã từng nhận giải thưởng, có Trevor. Nếu thế, sự chọn lựa Thiệp, có chủ ý, và thật quá tuyệt.
Trevor là một trong những bậc thầy của truyện ngắn hiện đại. Trong một bài viết về truyện ngắn, nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp, Gấu cũng đã mang Trevor ra để... đọ.
Tuyệt hơn nữa, Trevor là dân Ái Nhĩ Lan. Những truyện ngắn của của ông về miền đất quê hương của ông, nếu ai đã từng đọc, thí dụ Gấu, không làm sao không nhớ đến một miền đất Bắc Kít của Thiệp.
Trevor và Ái Nhĩ Lan của ông, luôn phải chống lại sự đô hộ của người Anh.
Có thể, đây là một hạnh phúc của họ.
*
Hình như có một tác giả ngoại quốc đã để những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp kế bên một số truyện của Borges. Trong bài viết "Chuyện Nghề" (The Writer's Apprenticeship), Borges viết: Nghề văn, nghề thơ, là một nghề kỳ cục. Chesterton có nói: "Chỉ có một điều cần - tất cả mọi điều." Với một nhà văn, tất cả mọi điều là một từ không chỉ có nghĩa "bao gồm"; phải hiểu theo nghĩa đen của nó. Thí dụ, một nhà văn cần sự cô đơn, và anh ta được chia phần, của nỗi cô đơn. Anh ta cần tình yêu, anh ta được chia, và luôn cả, tình yêu không được chia. Theo một nghĩa nào đó, nhà văn là một kẻ mơ-ngày, một kẻ sống cuộc đời kép. Anh ta bắt đầu viết, bằng cách bắt chước những nhà văn mà anh ta thích. Đó là cách nhà văn trở thành chính mình, bằng cách làm mất bản thân - cung cách kỳ cục của một cuộc sống kép, sống hết mình trong thực tại này, cùng lúc, trong thực tại khác - thực tại mà anh ta sáng tạo ra, thực tại "của những giấc mơ". Trường hợp Nguyễn Huy Thiệp, tôi nghĩ, thực tại "thực" của ông, một "nhân sĩ Bắc Hà", và một trong những thực tại "mộng", của ông: Nguyễn Huệ. Có thể, theo ông Thiệp, cái cảnh Nguyễn Huệ "nhét" gì gì đó, rất cần cho sự sống lại của "tinh thần Bắc Hà", không phải theo kiểu, "chỉ còn có tôi" của Nguyễn Hữu Chỉnh, hoặc "tôi nhét điếu thuốc vào mồm tên giặc lái", của Nguyễn Tuân.
Tại sao lại là Nguyễn Huệ?

Truyện ngắn...

Đặng Tiến
đọc
Nguyễn Xuân Thiệp


Tôi Cùng Gió Mùa
The Missing First Page
[Trang thứ nhất thiếu]
Hồ gia đao pháp, do mất mấy trang đầu, cho nên Hồ Phỉ không làm sao thấu đáo võ công gia truyền.
Cái anh chàng thầy lang, nhờ chôm được mấy trang đầu, nhờ vậy mà nổi danh giang hồ.
Càn Khôn Đại nã Di, Vô Kỵ quá rành, vậy mà không địch nổi mấy vị sứ giả Minh Giáo, từ Thiên Trúc tới. Nhờ bị thánh hỏa lệnh vả vô mặt, để lại vết, và Tiểu Siêu dịch qua tiếng Tầu, chàng ngộ liền. Phần mở ra Càn Khôn Đại Nã Di, không được ghi trên miếng da dê, mà khắc vào mấy thánh hỏa lệnh.
Nếu cái sự đọc chẳng bao giờ chấm dứt, [no reading can eber be final], cái bản văn chẳng bao giờ tận cùng, thì, ẩn dụ kể câu chuyện của sự thất bại đọc: “all allegorical narratives tell the story of the failure to read” Paul de Man.
*
The Missing First Page là tên một chương của cuốn A History of Reading, một câu chuyện về việc đọc sách, của Alberto Manguel.
Tác giả mở ra chương sách bằng một ẩn dụ Kafka.
*
Tất cả những ẩn dụ, ám dụ đều như muốn nói, rằng, cái không thể hiểu được thì không làm sao hiểu được, và điều này, thì chúng ta đều đã biết từ lâu rồi. Từ hồi BHD xưa lận. Nhưng, những vấn đề mà chúng ta phải cụng cựa với chúng, trong một ngày như mọi ngày, thì hoàn toàn khác. Về vấn đề này, có một ông, có lần hỏi: "Tại sao bướng thế? Nếu bạn chỉ việc theo đúng những ẩn dụ, bạn, chính bạn, sẽ trở thành ẩn dụ, và bằng cách đó, giải quyết được tất cả những vấn đề của mọi ngày".
Một người khác nói: "Tôi đoán, đó cũng là một ẩn dụ."
Anh đầu nói: "Bạn thắng."
Anh sau nói: "Than ôi, chỉ trong ẩn dụ".
Anh đầu: "Không, trong đời thực. Nếu chỉ là ẩn dụ mà thôi, thì bạn thua."
[Allegorically, you have lost].
*
Gấu lèm bèm theo kiểu lăng ba vi bộ, bạ đâu xâu đấy, về thơ tù, vô tình rớt đúng ẩn dụ Kafka, "thắng trong đời thực, thua trong ẩn dụ".
Và cái trang thứ nhất bị thiếu của cả một nền văn học Miền Nam, chỉ đến khi vô tù, chúng ta mới tìm thấy nó!
Cái đám bỏ chạy, cái đám hội luận, thay vì đi vô tù, tìm, [làm sao đi?] thì lại về trong nước, hỏi VC!
*
Đọc mấy anh hội luận, khổ cực nhất, cứ như bị ai xỉa xói vô mặt, nước nhà độc lập thống nhất, kẻ thù cũ mới, lớn cỡ nào, thì cũng làm thịt hết cả rồi, tuy nhà nước thắng, mà có bỏ... ai đâu?

Camus @ Combat

Sự khủng hoảng của con người

Nhật Ký Anne Frank