*





















 
 

Steiner: Unwritten Books

Cái sự kiện, Gấu cầm lên cuốn "Ngôn ngữ và Câm lặng" của Steiner, một buổi đẹp trời tại một thư viện ở Toronto, Canada, và tá hỏa tam tinh, đúng như thế, khi khám phá ra Lò Thiêu, Gấu đã lèm bèm hơn một lần rồi.
Nhưng, một lần, bên chai rượu, với ông bạn NTV, cũng vào thời gian mới tới Canada được ít lâu, và đã “tập” viết lại, và tập dịch, đụng tới Steiner, NTV cho biết, anh đã từng đọc cuốn của Steiner, khi còn Sài Gòn, và không tá hỏa như Gấu. Và anh kết luận, ông phải có cái gọi là Lò Thiêu, ở trong ông rồi, gặp cuốn “Ngôn ngữ và Câm lặng”, thế là nó bùng ra.
Steiner không phải là sư phụ dậy viết văn – ông viết văn, thứ truyện ngắn, như Gấu, chắc không thể - nhưng ông tiêm vào Gấu thứ độc dược, còn hơn cả xì ke, Cái Ác Bắc Kít, có ở trong Gấu, nhưng nhờ đọc Steiner, mới bùng ra.

Có thể nói GCC là nơi Cái Ác Nazi đụng Cái Ác Bắc Kít, khi Gấu "may mắn" vớ phải cuốn của Steiner!
Vargas Llosa, cũng mê Steiner, nhưng chỉ 1 cuốn, là “Ngôn ngữ và Câm lặng”.

Gặp Steiner một phát, là bèn nảy ra cái tâm nguyện phải dịch ông này ra tiếng Mít, phải làm cho trận đụng độ cá nhân giữa Cái Ác Nazi vs Cái Bắc Bắc Kít, ở trong Gấu, thành 1 cơn cháy nhà!
Nhà là cái quê hương Bắc Kít của Gấu ngày nào!
Lạ, là ông Giời hình như nghe ra, “Phép Lạ” mà mi xin đó, ta OK rồi đấy.
Gấu đọc/dịch Phép Lạ Bí Ẩn, của Borges, là cũng là cho Gấu, và tất nhiên, cho những tên Mít như Gấu, những tên đã được Thượng Đế ban cho Phép Lạ Bí Ẩn: Giữa cánh tay tên quản giáo VC giơ lên, ra lệnh hành quyết tên tù Ngụy, và cái giây phút viên đạn bay vô đầu nổ tung óc, là 1 sát na, và 1 sát na là hằng hà thế kỷ, là thời gian vô tận.

Cả 1 nền văn chương hải ngoại chẳng đã chứng minh phép lạ này ư?

Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ. 

Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.

*

Bẩy cuốn sách chưa viết của Steiner. Nếu tám, thì chắc có bài về cuốn tỉu thiết chưa/không viết của GCC, đệ tử của ông!

Nhưng chắc là GCC sẽ viết, chừng trên 100 trang, về những ngày tù Đỗ Hòa. Ngoáy 1 phát là xong.

Author’s Note

Each of these seven chapters tells of a book which I had hoped to write, but did not. They seek to explain why.

A book unwritten is more than a void. It accompanies the work one has done like an active shadow, both ironic and sorrowful. It is one of the lives we could have lived, one of the journeys we did not take. Philosophy teaches that negation can be determinant. It is more than a denial of possibility. Privation has consequences we cannot foresee or gauge accurately. It is the unwritten book which might have made the difference. Which might have allowed one to fail better.
Or perhaps not.

-GS
Cambridge, September 2006

Mỗi, trong bảy, kể câu chuyện về 1 cuốn sách mà tôi hy vọng viết, nhưng không viết. Chúng kiếm đường giải thích, tại làm sao

Một cuốn sách không viết thì còn hơn cả một "void". Nó như cái bóng xăng xái đi kèm 1 tác phẩm mà người đó đã hoàn tất, vừa tiếu lâm vừa buồn rầu. Nó như 1 đời trong những đời mà chúng ta có thể sống....

Không phải tiếc cuộc đời đã sống
Mà một đời bỏ lỡ
Nhớ hoài

Thơ GCC

Cái sự kiện, Gấu cầm lên cuốn "Ngôn ngữ và Câm lặng" của Steiner, một buổi đẹp trời tại một thư viện ở Toronto, Canada, và tá hỏa tam tinh, đúng như thế, khi khám phá ra Lò Thiêu, Gấu đã lèm bèm hơn một lần rồi.
Nhưng, một lần, bên chai rượu, với ông bạn NTV, cũng vào thời gian mới tới Canada được ít lâu, và đã “tập” viết lại, và tập dịch, đụng tới Steiner, NTV cho biết, anh đã từng đọc cuốn của Steiner, khi còn Sài Gòn, và không tá hỏa như Gấu. Và anh kết luận, ông phải có cái gọi là Lò Thiêu, ở trong ông rồi, gặp cuốn “Ngôn ngữ và Câm lặng”, thế là nó bùng ra.
Steiner không phải là sư phụ dậy viết văn – ông viết văn, thứ truyện ngắn, như Gấu, chắc không thể - nhưng ông tiêm vào Gấu thứ độc dược, còn hơn cả xì ke, Cái Ác Bắc Kít, có ở trong Gấu, nhưng nhờ đọc Steiner, mới bùng ra.

Có thể nói GCC là nơi Cái Ác Nazi đụng Cái Ác Bắc Kít, khi Gấu "may mắn" vớ phải cuốn của Steiner!
Vargas Llosa, cũng mê Steiner, nhưng chỉ 1 cuốn, là “Ngôn ngữ và Câm lặng”.

Gặp Steiner một phát, là bèn nảy ra cái tâm nguyện phải dịch ông này ra tiếng Mít, phải làm cho trận đụng độ cá nhân giữa Cái Ác Nazi vs Cái Bắc Bắc Kít, ở trong Gấu, thành 1 cơn cháy nhà!
Nhà là cái quê hương Bắc Kít của Gấu ngày nào!
Lạ, là ông Giời hình như nghe ra, “Phép Lạ” mà mi xin đó, ta OK rồi đấy.
Gấu đọc/dịch Phép Lạ Bí Ẩn, của Borges, là cũng là cho Gấu, và tất nhiên, cho những tên Mít như Gấu, những tên đã được Thượng Đế ban cho Phép Lạ Bí Ẩn: Giữa cánh tay tên quản giáo VC giơ lên, ra lệnh hành quyết tên tù Ngụy, và cái giây phút viên đạn bay vô đầu nổ tung óc, là 1 sát na, và 1 sát na là hằng hà thế kỷ, là thời gian vô tận.

Cả 1 nền văn chương hải ngoại chẳng đã chứng minh phép lạ này ư?

Anh đã xin Thượng Đế cho anh một năm để hoàn thành tác phẩm: Quyền năng vô hạn của Người đã bảo đảm điều này. Vì anh, Thượng Đế đã hoàn thành một phép lạ bí ẩn: Sự thắng thế, dẫn đầu của đối thủ Đức sẽ giết anh, ở một giờ giấc nhất định, nhưng trong tư tưởng của anh, một năm đã qua đi, giữa lệnh bắn của viên đội, và cuộc hành quyết. Hoang mang, anh đi tới ngỡ ngàng; từ ngỡ ngàng tới cam phận, từ cam phận tới lòng tri ân bất ngờ. 

Anh đâu có tài liệu chi, ngoài hồi ức của riêng mình. Đám rong chơi tài tử, vốn đã quên những chương đoạn mơ hồ, phù phiếm, họ không thể tưởng tượng, anh đã từng có được một sự nghiêm thủ hạnh phúc, khi làm chủ từng khổ thơ thêm vô đó. Anh không làm, cho hậu thế, ngay cả cho Thượng Đế, cũng không, những thưởng ngoạn văn chương cũng chỉ là vô danh đối với anh. Hết sức tỉ mỉ, không cử động, hết sức bí mật, anh dệt đúng thời gian, mê cung vô hình, kiêu hãnh của anh. Anh làm đi làm lại hai lần, hồi thứ ba. Anh bỏ đi những biểu tượng quá lộ liễu: tiếng đập của thời gian, của âm nhạc. Chẳng có gì thúc hối anh. Anh bỏ bớt, anh cô đọng, anh khuếch đại. Có chỗ, anh trở lại nguyên bản. Anh thấy mình trở nên trìu mến cái sân, doanh trại, một trong những mặt tiền của nó, trước mặt anh, đã sửa đổi quan niệm của anh về tính tình của Roemerstadt. Anh khám phá ra rằng, những tạp âm nặng nề đã làm Flaubert bực mình rất nhiều, chỉ là những mê tín thị giác, sự yếu đuối và giới hạn của chữ viết, không phải chữ có âm thanh, trầm bổng... Anh kết thúc bi kịch của anh. Anh chỉ còn bận tâm với mỗi một câu. Anh đã kiếm thấy nó. Giọt mưa lăn trên má anh. Anh bắt đầu một tiếng kêu man rợ, xoay mặt qua một bên. Ba bề, bốn phía, một luồng hơi đẩy anh té xuống.