The invention of solitude

Mấy bài
essays trong Collected Prose,
thần sầu! Trước Gấu cứ nghĩ tay này chỉ viết tiểu
thuyết, và nếu như thế, làm sao so được với Faulkner!
Một cách nào
đó, New York, và bộ ba, trilogy, viết về nó, của Auster giống “Quận
Cam”, giả
tưởng, của Faulkner. Phịa không à, so với thành phố thực. Mà thực, thì
cũng biến
thành phịa.
Paul Auster
còn mê điện ảnh. Trong số Obs đã dẫn, ông viết:
Je crois
qu'il n'y a rien de plus irréel que le cinéma! C'est un monde
complètement
artificiel. Le cinéma est bidimensionnel: c'est un simple rectangle, un
cadre à
remplir. Un roman est multidimensionnel: quand j'en écris un, je
percois
l'odeur et la saveur des choses, je suis immergé dans un monde, dans un
récit
qui se déploie. Mes romans n'ont rien de cinématographique: il y a peu
de dialogues,
peu de descriptions, le récit n'est pas divisé en scènes. Voilà
pourquoi je
prends plaisir à travailler de temps en temps sur des films: l'approche
est
complètement différente, On y raisonne non seulement en termes de
cadre, mais
de scènes: le récit comme l'espace sont totalement fragmentés, Et puis,
il faut
tenir compte du dialogue et montrer les lieux en guise de description.
Tôi tin rằng
chưa có cái gì phi thực cho bằng điện ảnh! Đó là 1 thế giới giả tạo.
Điện ảnh hai
chiều, chỉ là 1 hình chữ nhật, 1 cái khung để làm đầy. Tiểu thuyết đa
chiều,
khi tôi viết 1 cuốn tiểu thuyết tôi ngửi ra mùi vị sự vật, tôi ngập vô
1 thế giới,
1 câu chuyện kể, và nó cứ thế mở mãi ra. Những cuốn tiểu thuyết của tôi
không
có tính điện ảnh: ít đối thoại, ít miêu tả, câu chuyện kể không chia
thành những
xen, chính vì thế mà tôi mò tới điện ảnh...

Quận Cam,
Yoknapatawpha
County, của
Faulkner
The invention of solitude
Note: Cái tít của của cuốn
tiếng Việt, đúng
như GCC phán, nhưng nhà xb thay đổi.
Cám ơn vị
độc giả rành nội bộ vụ này.
NQT
Gấu không có
cuốn The Invention, nhưng trong Collected
Prose, có The Invention, và nó kết thúc bằng lá
thư của bà vợ nhà thơ Mandelstam viết cho chồng, nhưng chẳng hề gửi.
Liệu cũng nó?
Concluding
sentences for The Book of Memory.
From a
letter by Nadezhda Mandelstam to Osip Mandelstam, dated 10/22138, and
never
sent.
"I have no words, my darling, to write this letter
... I am writing
it into empty space. Perhaps you will come back and not find me here.
Then this
will be all you have left to remember me by .... Life can last so long.
How
hard and long for each of us to die alone. Can this fate be for us who
are
inseparable? Puppies and children, did we deserve this? Did you deserve
this,
my angel? Everything goes on as before. I know nothing. Yet I know
everything-each
day and hour of your life are plain and clear to me as i? a delirium-In
my last
dream I was buying food for you in a filthy hotel restaurant. The
people with
me were total strangers. When I had bought it, I realized I did not
know where
to take it, because I do not know where you are .... When I woke up, I
said to
Shura: 'Osia is dead.' I do not know whether you are still alive, but
from the
time of that dream, I have lost track of you. I do not know where you
are. Will
you hear me? Do you know how much I love you? I could never tell you
how much I
love you. I cannot tell you even now. I speak to you, only to you. You
are with
me always, and I who was such a wild and angry one and never learned to
weep
simple tears-now I weep and weep and weep ... It's
me: Nadia. Where are you?"
* * *
He lays out
a piece of blank paper on the table before him and writes these words
with his
pen.
The sky is blue and black and gray and yellow. The
sky is not there, and
it is red. All this was yesterday. All this was a hundred' years ago.
The sky
is white. It smells of the earth, and it is not there. The sky is white
like
the earth, and it smells of yesterday. All this was tomorrow. All this
was a
hundred years from now. The sky is lemon and rose and lavender. The sky
is the
earth. The sky is white, and it is not there.
He wakes up. He walks back and
forth between the table and the window. He sits down. He stands up. He
walks
back and forth between the bed and the chair. He lies down. He stares
at the
ceiling. He closes his eyes. He opens his eyes. He walks back and forth
between
the table and the window.
He finds a fresh sheet of paper. He lays it out on
the table before him and writes these words with- his pen.
It was. It
will never be again. Remember.
1980-1981
Khởi đầu của
khởi đầu
The invention of solitude (Khởi
sinh của cô độc)
Blog GM
Theo Gấu Cà Chớn, cái tít tiếng
Mít, "Khởi sinh của cô độc", nhảm.
Phải dịch là Sự Phát Minh Ra Cô Đơn.
Người dịch không nắm được tinh
thần của từ “invention”, phịa ra,
sáng chế ra, phát minh ra, phát kiến, và chỉ nắm được, nếu đối chiếu
nó, với từ
“đối cực” của nó, là “découverte –discover”, khám phá, tìm thấy,
kiếm ra.
Người ta không nói, sự phịa ra, phát minh ra Châu Mỹ, mà nói, khám phá
ra Châu Mỹ. Vì
nó vẫn
có đó, từ thời Bà Nữ Oa đội đá vá Trời, hoặc thời Đồ Đá, hoặc Đồ Điểu,
Đồ "Hai Đê" [tên 1 cái blog của nhà văn Bắc Kít Nhật Tuấn], thí dụ,
nhưng
chỉ đến
khi ông Kha Luân Bố đi giang hồ vặt, và nhìn thấy nó, thì chúng ta mới
biết có
Tân Thế Giới
Paul Auster dùng từ invention,
là vì ông muốn nói tới cõi văn chương,
của ông,
và của rất nhiều tác giả khác.
Nó được phát minh ra, phịa ra, chứ không phải...
khám phá thấy.
Độc giả, như GM, khám phá ra
nó, khám phá
ra Paul Auster, thì lại OK!
Cái cú “invention” này Gấu đụng
rồi, khi viết cho trang VHNT của Phạm
Chi Lan,
bị đấng độc giả của nó, chửi, thằng cha Gấu này coi thường….. hạ
giá cái
con mẹ gì đó… văn chương!
Trao
đổi giữa GCC và VHNT [PCL]
Qua
trao đổi email với BBT, tôi được biết một số ý kiến của vài bạn đọc
trong diễn đàn Ô Thước. Tôi xin ghi lại nguyên văn một email của bạn
đọc:
Gởi BBT VHNT,
Ý kiến của vài bạn đọc
trong diễn đàn OT cho thấy tác giả NQT thỉnh thoảng gây ngộ nhận với
phương pháp trích dẫn trong các bài viết của ông: tỉ dụ như có bạn phải
hỏi lại xem câu văn là trích hay của tác giả NQT v.v.
Ngay trong bài viết về Chân Dung và Đối Thoại của Trần Đăng Khoa, ông
cũng làm tôi hoang mang không biết lúc nào là văn TDK, lúc nào chuyển
sang NQT. Xin lỗi về sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người đọc nhưng
nếu trích dẫn mạch lạc thì kém mấy cũng hiểu được vấn đề hơn.
Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérature est "invention" = Văn
chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng chữ nhưng sai lạc trong
cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng
văn chương lên cao hơn ý tác giả trình bầy.
Xin góp ý với ông NQT và BBT".
Độc giả VHNT [PCL phụ trách]
Phúc đáp,
Trước hết, tôi (NQT) rất cảm ơn bạn đọc đã theo dõi
những bài viết của tôi trên VHNT. Những thắc mắc hoàn toàn liên quan
tới văn chương, cho thấy nhu cầu trao đổi giữa người viết và người đọc
là cần thiết, và có tác dụng tốt cho cả người viết lẫn độc giả. Tôi đã
trả lời riêng cho độc giả trên, nhưng suy đi nghĩ lại, thấy đây là một
vấn đề cần bàn thêm, với sự tham gia của nhiều độc giả khác nữa. Như
vậy, chúng ta (bạn đọc, BBT, người viết) sẽ càng gần gũi nhau hơn.
Xin trả lời v/v trích dẫn.
Trong quá khứ, tôi đã hơn một lần được bạn đọc, và
một số bạn văn, góp ý về v/v trích dẫn. Đây không phải là vấn đề "nhập
nhằng" giữa viết và dịch, mà là do lười biếng, không chịu phân đoạn rõ
rệt. Một phần ỷ y, người đọc nếu chú tâm một chút, sẽ nhận ra. Tôi lấy
thí dụ, trong bài viết "Văn chương sám hối?", một độc giả hỏi đoạn:
"Trần Đăng Khoa sinh ngày... y chẳng đam mê gì, và nói chung, y là một
gã vô tích sự", là trích dịch, hay là của NQT. Ngay trước đó, tôi đã
viết: "Xin ghi lại Chân Dung Tự Họa để độc giả tiện bề theo dõi." Nhưng
tôi đã sơ ý không dùng ngoặc kép để phân biệt, và chấm dứt phần trích
dẫn. Thứ nữa, nếu là một văn bản in, tôi có thể dùng chữ in nghiêng
(italic), để phân biệt, nhưng trên VHNT, không thể sử dụng hai kiểu chữ
(font) khác nhau..
Tôi nhắc lại, ở đây, không có "sự kém cỏi về tầm hiểu biết của người
đọc", mà chỉ có "sự ẩu tả của người viết". Xin nhận lỗi, và cố gắng
khắc phục.
"Về dịch thuật, khi chuyển ngữ câu La littérarure
est "invention" = Văn chương là "bịa đặt". Dù đúng theo lối dịch từng
chữ, nhưng sai lạc trong cả câu văn. Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi
thấy Nabokov muốn nâng văn chương lên cao hơn ý tác giả đã trình bày"
Ở đây, tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả email.
Trước hết, lại nói về trích dẫn. Tôn trọng Nabokov,
khi trả lời, tôi không hề để chữ invention vào trong ngoặc, như là bạn
đã "tự ý" đặt vào. Và đây là một lầm lẫn, đưa đến lầm lẫn thứ nhì, khi
bạn viết: "Đọc nguyên câu bằng Pháp ngữ, tôi thấy Nabokov muốn nâng văn
chương lên cao hơn ý tác giả (NQT) đã trình bày."
Như trong bài trích dẫn, "Người đọc tốt và người
viết tốt" (trong Văn Chương tập I, bản tiếng Pháp, nhà xb Fayard, loại
sách bỏ túi), Nabokov phân biệt giữa văn chương (giả tưởng, bịa đặt),
và sự thực. Ông đã viết một cách thật là "nặng nề": Văn chương là bịa
đặt. Giả tưởng là giả tưởng. Gọi câu chuyện là "chuyện thực", là làm
nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. (La littérature est invention. La
fiction est fiction. Appeler une histoire "histoire vraie", c'est faire
injure à la fois à l'art et à la vérité.)
Vì sự thực liên quan tới
hiện thực cho nên ông giải thích thêm: Thiên Nhiên không ngừng đánh
lừa. (La Nature trompe sans cesse). Ông viết: "Mọi nghệ sĩ lớn đều là
ảo thuật gia lớn, và cũng thế, Thiên Nhiên là tổ sư đại bịp.... Nhà văn
của giả tưởng chỉ việc đi theo con đường Thiên Nhiên đã vạch ra"
(Tout grand écrivain est un grand illusionniste,
mais telle également est l'architrompeuse Nature.... L'écrivain de
fiction ne fait que suivre la voie tracée par la Nature.)
Người viết hy vọng trong
một số tới, sẽ cống hiến bạn đọc VHNT bản chuyển ngữ bài viết của
Nabokov, và chúng ta sẽ bàn luận thêm về giả và thực, trong văn chương.
Một lần nữa, xin cảm ơn tất cả.
NQT
Mua vui cũng
được chỉ vài trống canh
Trong bài mở
đầu cuốn tiểu luận về văn chương Littératures I, "Độc giả tốt và nhà
văn tốt",
Nabokov viết:
"Văn
chương không sinh ra vào cái ngày mà một chú bé hớt hơ hớt hải chạy từ
một
thung lũng ra bên ngoài, la bai bải, ‘chó sói, chó sói’, và đằng sau
chú là một
con sói chạy bén gót; văn chương bắt đầu khi cậu bé la, ‘chó sói, chó
sói’ và đằng
sau chú, chẳng có một con sói nào.
Chuyện chú bé nói láo, rồi
sau đó bị
sói ăn
thịt, ở đây chỉ là phụ thuộc. Điều quan trọng là giữa chú sói ở một góc
rừng và
chú sói ở góc trang sách, có một mắt xích long lanh. Mắt xích đó, lăng
kính đó,
là nghệ thuật văn chương."
"Văn
chương là bịa đặt (invention). Giả tưởng là giả tưởng. Gọi một câu
chuyện (là)
‘chuyện thực’ là làm nhục cả nghệ thuật lẫn sự thực. Tất cả nhà văn lớn
đều là
những nhà ảo thuật gia lớn, nhưng Thiên Nhiên chính là một tổ sư đại
bịp. Thiên
Nhiên luôn luôn đánh lừa, từ một trò bịp bợm giản dị về tái tạo (de la
simple
supercherie), tới chuyện mà con mắt tuyệt vời, đa đoan phức tạp trong
những
công trình nhái đi nhái lại nhằm bảo vệ loài bướm, loài chim… Nhà văn
của giả
tưởng chỉ việc đi theo con đường mà Thiên Nhiên đã vạch ra."
Bắt chước.
Tái tạo. Mà con mắt người ta bằng ba trò ảo thuật. Sáng tạo chỉ có
nghĩa là lập
lại?
Có người cho
rằng Nguyễn Du đâu có sáng tạo, mà là "ăn cắp" Tầu. Khi túng, mượn đỡ
Thanh Tâm Tài Nhân.
Ăn cắp, đạo
văn… là những từ nặng nề. Nhưng Picasso xúi: cứ việc ăn cắp, và hỏi
lại: bạn có
gì không, để cho tôi ăn cắp? Một ông nhà văn khác, (tôi quên mất tên)
nói thẳng:
chỉ có những bậc đại gia mới lấy đồ trong túi người khác như móc từ túi
của
mình, nói rõ hơn, chỉ những thiên tài mới biết ăn cắp. Còn hạng thường
nhân
chúng ta, chỉ biết bắt chước, mô phỏng, nhái đi nhái lại (imiter).
Những người
coi văn chương là cao quí, là nói về sự thực, làm hiển hiện chân lý
chắc buồn
khi tôi rẻ rúng văn chương, chỉ là chuyện mua vui cũng được một vài
trống canh…
Họ có thể tự hỏi: Chẳng lẽ trong văn chương, không có một chỗ dành cho…
hiện thực?
Có, có. Như
chúng ta đã biết, Lão Tôn khoe với Đức Phật, ta có 72 phép thần thông,
trong đó
có phép "câu đẩu vân", chớp mắt ở đây, chớp mắt đã cách đây hàng ngàn
dặm. Hiện thực ở trong văn chương, chính là dấu vết mà Tôn Ngộ Không để
lại,
trên bàn tay Đức Phật, sau khi đã đi khắp ta bà thế giới, với trí tưởng
tượng của
một nhà văn.
Hãy trở lại
với chú nhỏ và con sói của chú. Chúng ta có thể tóm tắt câu chuyện như
sau: điều
huyền diệu của nghệ thuật nằm ở trong cái bóng của con sói mà chú bé
bịa đặt
ra, trong giấc mơ của chú về chó sói… (la magie de l’art était dans
l’ombre du
loup qu’il a délibrément inventé, dans son rêve du loup.)
Sau cùng chú
bé chết, câu chuyện về chú trở thành một bài học bên những đống lửa
trại. Nhưng
nhà ảo thuật tí hon, chính là chú. Nhà phát kiến (l’inventeur), chính
là chú.
Updike nói về
chú bé: Đứa trẻ trở thành một vết thương nhức nhối cho bộ lạc, và bộ
lạc bỏ mặc
cho nó chết.
Còn cái chết
nào đau thương cho Nguyễn Du hơn là cái chết "hoài Lê"? (2)
NQT
Phát minh
ra, phịa ra.. cô đơn.
Đúng như vậy,
ấy là bởi vì Paul Auster, khi dùng chữ đó, ông tin rằng, cái cô đơn của
ông,
trước đây đếch có, chưa ai phịa ra được. Cũng thế là Nữu Ước ở trong
tiểu thuyết
của ông.
Và đây cũng là
ý của Nabokov, khi gọi là nhà văn là kẻ
phát minh, l’inventeur, ảo thuật gia, l’enchanteur.
Cô đơn của
Paul Auster, như trong bài dưới đây cho thấy, đúng là do ông phịa ra,
và có tên
là «loneliness solitude», “cô đơn mình ên”!
Khởi nguyên
của cô độc, tếu quá! NQT
LA SOLITUDE
La solitude
est l’un des motifs majeurs de l'oeuvre de Paul Auster. De Daniel Quinn
(Cité de verre) à Sydey Orr (Dans le
scriptorium), les personnages de
l'ecrivain newyorkais éprouvent ce sentiment de loneliness.
PAUL AUSTER
Espaces
blancs et disparitions
par Gerard
de Cortanze
….
Mais
l'essentiel est ailleurs. La solitude, chez Paul Auster,
n'a pas une connotation négative. « La
solitude est un fait, dit-il. C'est la vérite de notre vie,
c'est exactement cela et rien d'autre: on est seul.
» En anglais, à la différence du francais, deux mots peuvent qualifier
la
solitude. Il y a solitude, mais aussi loneliness.
Le premier est un terme
neutre, descriptif il énonce un état,
constate, exhibe un fait. Il en est tout autrement pour le second
terme. Loneliness désigne une sorte de
sentiment d'abandon, relève du domaine de
l'émotion, de la sensation, du ressenti. À lire les trajectoires des
personnages de Paul Auster
- Quinn dans Cité de Verre, le petit orphelin de Mr Vertigo, jusqu'à l'ex-star du baseball et le
privé dans Fausse Balle - et bien entendu
celle de Paul Auster lui-rnême décrite dans le Diable par
la queue ou l'Invention de la Solitude, il ne fait aucun doute
que la
solitude, chez lui,
contient une grande proportion de loneliness. La solitude, chez Paul
Auster, est
une «Loneliness
solitude ».
Khác tiếng Tẩy,
tiếng Anh có tới hai từ để chỉ sự cô đơn. Một, solitude,
trung tính, dùng để mô tả, nói lên sự kiện. Từ thứ nhì,
loneliness, mới thật là bảnh, và thuộc
miền cảm xúc...
Cái cô đơn mà Paul Auster phịa ra, Mít chỉ có Cô Tư hiểu được,
và đặt tên là "cô đơn mình ên"!

From
Cakes to Stones
A note
on Beckett's French
Note: Gấu vẫn nghĩ tay
Auster này chỉ viết tiểu thuyết. Không ngờ viết phê bình tiểu luận thật
ác. Nhất là những bài viết về thơ. TV sẽ giới thiệu tiếp, bài viết
về Già Ung, và về Celan: Thơ lưu vong, The poetry of Exile.
Tuyệt.
Từ
Bánh tới Ðá
Một ghi chú về Tiếng Tây của Beckett.
Mercier
and Carnier là cuốn tiểu
thuyết thứ nhất của Bekett viết bằng tiếng Tây. Hoàn tất vào năm 1946,
nhưng được giữ lại không cho xb, tới 1970; nó cũng là cuốn cuối, trong
những tác phẩm dài hơn, được chuyển qua tiếng Anh. Cái sự trễ nải này
có vẻ như cho thấy, Beckett không mặn với nó. Giả như ông không bệ
Nobel, [mà ông đã từng than, thật là đại họa, khi được tin], có thể nó
chẳng được trình mặt với đời. Sự dùng dằng này ở nơi tác giả, xem ra
hơi bị lạ, bởi là vì, nếu nó là 1 tác phẩm của thời kỳ di chuyển, thì
liền lập tức, nó đưa chúng ta trở lại với Murphy and Watt, và
khiến chúng ta hướng tới những tuyệt tác của những năm đầu của thập
niên 1950; tuy nhiên đây quả là một tác phẩm sáng chói, với những nét
mạnh và quyến rũ của riêng nó, chẳng bàn cãi lôi thôi, đây không phải
một tác phẩm lập lại, một phó bản, của bất cứ một trong sáu cuốn tiểu
thuyết của Beckett. Ngay cả khi không ở đỉnh cao, thì Beckett vẫn là
Beckett, và đọc ông, thì không như đọc, bất cứ 1 tay nào khác.
Mercier and Camier và là hai gã
đựa rựa, chừng nửa đời người, quyết định bỏ mọi thứ ở lại phía sau, và
chơi một chuyến đi. Như Bouvard của Flaubert, như
Laurel và Hardy [Thằng Ốm và Thằng Mập], như những “cặp-giả”, khác
trong những tác phẩm của Beckett, họ không phải là những hai nhân vật
khác nhau, mà là hai phần tử của một thực tại bộ đôi, và “một chẳng thể
sống, nếu thiếu một”. Mục đích của chuyến đi, hướng đi, nơi tới thì
chẳng bao giờ được nói thẳng ra. “Cả hai đã bàn bạc, cân nhắc cái được
cái mất, cái mặt tối, cái mặt hồng. Ðiều chính xác độc nhất mà họ có được, sau những bàn bạc, là,
chuyến đi sẽ không rơi vào miền không tên”.
Beckett,
sư phụ của dấu phẩy, và chỉ bằng vài câu văn, vài cú phẩy, là gạt bỏ
mọi khả thể về một cái “goal” của chuyến đi.
Thật giản dị, Mercier và Camier OK gặp nhau, và gặp nhau [sau lầm lẫn thương
đau, bởi vì, xém tí nữa là Gấu Ðực vờ Gấu Cái, đúng vào lúc bả cần đến
Gấu Ðực nhất!], và lên đường! Họ chẳng bao giờ đi tới đâu, chỉ hai lần
vượt qua hai thành phố, một Hà Nội, một Sài Gòn. Thực sự, vượt những
thành phố giới hạn hoàn toàn không phải là diễn tiến của cuốn sách.
Cuốn sách không phải là về Mercier và Camier làm cái gì, mà là về, họ là ai, là cái gì.
Chẳng có gì xẩy ra. Hay,
chính xác hơn, cái xẩy ra là cái không xẩy ra. Ðược trang bị bằng đủ
thứ vui nhộn, nào ô dù, túi xách, áo mưa, hai nhân vật quanh quẩn trong
thành phố, và vùng phụ cận, gặp đồ vật, con người: họ thường ngưng,
nghỉ ở đủ những thứ hạng những quán, những ba, những nơi chốn công
cộng; kết giao với một em điếm có trái tim ấm áp tên là Helen, họ làm
thịt một anh cớm; họ mất dần đồ đạc mang theo, và mỗi người mỗi ngả. Ðó
là những sự kiện ở bên ngoài trời, tất cả đều được kể một cách thật
chính xác, thông minh và duyên dáng, và cảm động, và được xen kẽ bằng
vài đoạn miêu tả đẹp tuyệt vời (“Biển thì không xa, nhìn thấy nó, quá
một tí những thung lũng phía đông, chân biển nhợt nhạt như tường trời
nhợt nhạt”). Nhưng cái cực riêng của cuốn tiểu thuyết, cái mà dân phê
bình gọi là bản chất, substance, thì nằm ở trong những cuộc chuyện trò
của Mercier và Camier:
Nếu đếch có mẹ gì để nói,
thì nói mẹ làm gì. Camier
Chúng ta có điều để nói. Mercier.
Thế thì tại nàm sao chúng ta không thể nói? Camier.
Nhưng chúng ta cố. Mercier
Trong 1 đoạn thần sầu của
Nói về Dante, Talking about Dante, Mandelstam viết:
Ðịa ngục, và nhất là Lò Luyện Ngục, vinh danh dáng đi
của con người [nhất là cái dáng cao đen, đi nhẹ như đêm vào đời GNV,
như đã từng được TCS vinh danh, “Từ vườn khuya bước về, bàn chân ai rất
nhẹ, tựa hồn những năm xưa. Borges cũng tán về đoạn này, cũng nhắc tới Lò
Luyện Ngục, y chang Mandelstam, qua câu thần sầu, BHD đi trong cái đẹp, như đêm: She walks in beauty, like
the night] (1)
GCC mới
tập
đọc Paul Auster, và cũng chỉ mới đọc mấy bài essays!
Cuốn trên, khoe hàng thôi, chưa đọc! Nhưng "Collected Prose", quá tuyệt!