|
Khiem
Do
Thật sự sốc nặng khi nghe tin Charlie
Hebdo bị khủng bố.
đây là báo mình vẫn theo dõi từ 40+ năm nay, khi họ luôn gặp khó khăn
từ phía
chính quyền hay cực hữu đe dọa, có bận mình đến tòa án ủng hộ họ và bị
CA rượt
đuổi.
wolinski và cabu là 2 tác giả biếm họa mình ưa thích, ko ngờ lại chết
thảm thế
này !
Paris terror
attack
Đừng nghĩ là
Gấu này đểu quá, nhưng bèn lập tức liên tưởng tới cas Bọ Lập: Hay là
đến bây giờ
VC mới đọc ra câu chuyện về Người Đóng Vai Bác Hồ?
Bọ Lập
nằm ấp
Đóng
vai Bác Hồ
Anh
Tạo mắng mày ngu thế. Nó
bảo sao. Anh Tạo nói người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ
vai
người ta?
Nó bảo em đang vào vai Bác mà. Anh Tạo nói vào vào cái gì.
Hết kịch
là hết Bác nghe chưa!
Nó
ra hậu đài thở dài nói
Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết làm thế
nào?
Thằng
Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.
Tôi tin là như vậy. Tôi mong bắt thêm nhiều người nữa, càng nhiều càng
tốt. Đi tù là một trải nghiệm thú vị trong đời một con người. Tù chính
trị dưới chế độ cộng sản nữa. Biết đâu sau đó bạn sẽ trở thành nhà văn,
nhà thơ, họa sĩ chả biết chừng!
Hẹn sớm gặp anh, blogger Nguyễn Ngọc Già, dù ở bất cứ đâu.
Lê
Công Định
Bắt
càng nhiều càng tốt, sắp đến lúc
rồi!
Hôm kia làm việc với cơ quan an ninh,
tôi được thông báo sẽ chịu biện pháp nặng hơn nếu vi phạm lệnh quản chế
lần
nữa. Tôi trả lời rằng, "cùng lắm sẽ bị bắt tiếp thôi, tôi luôn sẵn
sàng!"
Note:
Gấu cũng mơ mơ hồ hồ tin như thế!
Cái cú bắt quả tang BL có thể là giọt nước làm tràn. Vì đấng
này thuộc lề phải, khôn tổ cha, theo nghĩa, không dễ gì phạm luật chơi
thật tàn
khốc, dã man do VC đặt ra, nghĩa là, thật khó ghép anh vào thành phần
phản động.
Bắt LCD lần thứ nhì là ô hô ai tai, có thể nghĩ như thế, nên hồi này
ông viết cực tới!
Congrat.
Lần trước ông bị bắt, Tin Văn đi 1
đường chia lửa thật là đẹp.
Đến độc giả, cũng khoái chí, hà, hà!
Le cas LVD
Trên trang Facebook, bạn
Khương Duy, trong ban biên tập tạp chí Phía Trước, có viết câu này, xin
mượn để kết bài viết: "Chết vì Tố Quốc? Quá muỗi! Sống vì Tổ Quốc, ấy
mới là chuyện đáng làm!"
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Việt Kiều Vũ
Quý Hạo Nhiên, hiện sống tại California, Hoa Kỳ. Ông cũng là
chủ trang blog Bolsavik và từng làm việc cho nhật báo Người
Việt ở quận Cam.
BBC
Note: Câu trên, chắc là thuổng Steiner:
To die for others is difficult enough.
To live for others is even harder.
Chết vì người đã khó,
Sống vì người còn khó hơn.
G. Steiner: Errata
Bọ Lập
nằm ấp
Tribute
to Bùi Ngọc Tấn
Đọc bài viết,
và nhìn bức hình đám tang của Bùi Ngọc Tấn, trên Văn Vịt, thấy thê
lương vô
cùng: Chỉ có mấy vòng hoa, và những vòng hoa phản động, thì băng rôn
đều bị gỡ
bỏ. VC khuyến cáo, chỉ được khóc trong nội bộ gia đình, đéo được khóc
lớn. Thế
là cả lũ nhà văn VC đéo thằng nào dám chường mặt ra trước ống kính máy
ảnh, máy
quay phim.
Không lẽ bạn
mình nằm xuống, mà không khóc. Lũ khốn không dám khóc, thì Gấu Cà Chớn
đi 1 đường
khóc BVVC [Bạn Văn VC] của Gấu vậy.
Nên nhớ Gấu
là tên đầu tiên điểm “Chuyện Kể Năm 2000”, trong bài điểm đã tiên tri
ra được,
cái điều sau này BNT thú nhận, ông cám ơn VC đã bắt giam ông, bởi là vì
nhờ
chính sách pha lê hóa xã hội Miền Bắc như thế, mà làm thịt được lũ
Ngụy, đưa
chúng đi cải tạo mút mùa lệ thuỷ, và đuổi thằng Yankee mũi lõ ra khỏi
xứ Mít,
và bi giờ
chúng đang năn nỉ nhà nước VC chúng ta, cho chúng quay lại!
Lê
Công Định
Như đã nói, cộng sản là chế độ phong
kiến hiện đại, nên nó bám rễ sâu rộng trong lòng những xã hội vừa thoát
khỏi
đêm trường phong kiến ngàn năm.
LCD
Người rành rẽ
về chủ nghĩa CS theo Gấu, là Hannah Arendt. Bà gọi nó bằng 1 cái tên
tổng quát
hơn, chủ nghĩa toàn trị. Và một khi gọi như thế, thì ít nhất, chúng ta
thấy được
hai cái nguồn của nó, mà LCD nhìn ra 1, chủ nghĩa phong kiến Á Châu, ở
Nga, ở xứ
Mít, thí dụ, và cùng nó, là Cái Ác Châu như Tolstaya vạch ra.
Chính vì thế mà ở
xứ Mít, Miền Nam, ở quá xa mặt trời, không bị ảnh hưởng, cho đến năm
1975, khi
bị Bắc Kít đô hộ.
Nguồn thứ nhì
đẻ ra Cái Ác Nazi.
Đây là những vấn đề rất ư là rắc rối, không đơn
giản như LCD phán. Xin trình ra bài viết của Arendt:
Thực vậy, đây là nỗi khốn khó của thời
đại chúng ta, mắc míu lung tung, đan xen lạ lùng giữa xấu và tốt, đến
nỗi, nếu
không có "bành trướng để bành trướng" của những tên đế quốc, thế giới
chẳng bao giờ trở thành một; nếu không có biện pháp chính trị "quyền
lực
chỉ vì quyền lực" của đám tư sản, cái sức mạnh vô biên của con người
chắc
gì đã được khám phá; nếu không có thế giới ảo vọng, thiên đường mù của
những
phong trào toàn trị, qua đó, những bất định thiết yếu của thời đại
chúng ta đã
được bầy ra một cách thật rõ nét, như chưa từng được bầy ra như vậy,
thì làm
sao chúng ta [lại có cơ hội] bị đẩy tới mấp mé bên bờ tận thế, vậy mà
vẫn không
hay, chuyện gì đang xẩy ra?
Và nếu thực, là, trong những giai đoạn tối hậu
của chủ nghĩa toàn trị, một cái
ác triệt để xuất hiện, (triệt để bởi vì chúng không thể suy diễn ra, từ
những động
cơ có thể hiểu được, của con người), thì cũng thực, là, nếu không có
chủ nghĩa
toàn trị, chúng ta có thể chẳng bao giờ biết được bản chất thực sự cơ
bản, thực
sự cội rễ, của cái ác.
Chủ nghĩa bài Do Thái (không phải chỉ có sự hận
thù người Do Thái không thôi),
chủ nghĩa đế quốc (không chỉ là chinh phục), chủ nghĩa toàn trị (không
chỉ là độc
tài) – cái này tiếp theo cái khác, cái này bạo tàn hơn cái kia, tất cả
đã minh
chứng rằng, phẩm giá của con người đòi hỏi một sự đảm bảo mới, và sự
đảm bảo mới
mẻ này, chỉ có thể tìm thấy bằng một nguyên lý chính trị mới, bằng một
lề luật
mới trên trái đất này; sự hiệu lực của nó, lần này, phải được bao gồm
cho toàn
thể loài người, trong khi quyền năng của nó phải được hạn chế hết sức
nghiêm ngặt,
phải được bắt rễ, và được kiểm soát do những thực thể lãnh thổ được
phân định mới
mẻ lại.
Chúng ta không còn thể cho phép chúng ta giữ lại
những cái gì tốt trong quá khứ,
và đơn giản gọi đó là di sản của chúng ta, hay loại bỏ cái gì là xấu,
giản dị
coi đó là một gánh nặng chết tiệt mà tự thân chúng sẽ bị thời gian chôn
vùi
trong lãng quên. Cái mạch ngầm của lịch sử Tây phương sau cùng đã trồi
lên trên
mặt đất, và soán đoạt phẩm giá của truyền thống của chúng ta. Đây là
thực tại
chúng ta sống trong đó. Đây là lý do tại sao mọi cố gắng chạy
trốn cái u ám
của hiện tại, bằng hoài vọng một quá khứ vẫn còn trinh nguyên, hay bằng
một sự
lãng quên có dự tính về một tương lai tốt đẹp hơn: tất cả những cố gắng
như vậy
đều là vô hiệu.
Arendt
'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha
hóa'
NBC
Nhảm. Nếu
phán như thế, thì đúng là tên mù sờ voi.
Mọi vấn đề của
Mít đều là sự tha hóa, Gấu cũng có thể phán như thế, mô phỏng tên tinh
số 1 Bắc
Kít.
Tên này, sau
khi được Nobel Toán, mở blốc mở biếc, GCC tò mò đọc, thì mới hỡi ơi.
Hắn viết về
cuộc chiến, như là giữa VC, mà theo hắn, là toàn thể xứ Mít, chống lại
Mẽo xâm
lược. Hắn không hề có 1 tí ý niệm gì về Ngụy, sự hiện hữu của cả 1 chế
độ như
thế, đếch có. Đây là do ngay từ nhỏ, hắn được học bổng của Tẩy, qua
Tẩy, chúi
mũi vô học, mù tịt về tất cả.
Cái chết của
giáo dục Mít, chính là do cái nền học vấn đặt trên nền tảng thù hận, mà
ảnh hưởng
tới mãi bây giờ, trong đó 1 có hiện tượng thật là rõ ràng: Không 1 tên
Bắc Kít
nhỏ 1 giọt nước mắt cho lũ Ngụy hết. Chúng thù lũ Ngụy đến không thèm
nghĩ rằng,
có lũ Ngụy ở trên đời, làm sao mà mong 1 giọt nước mắt, dù cá sấu.
Chúng thù Ngụy
còn hơn cả kẻ thù truyến kiếp là Tẫu, nên mới lạy lục Tẫu, cung phục
Tẫu, để lấy
cho được Miền Nam.
Cũng trên
cái nền tảng thù hận đó, 1 tên nhà văn như Bọ Lập chẳng hạn, đừng mong
hắn viết
1 dòng về Ngụy, và vẫn tự hào về sự nghiệp chống Mỹ đả Ngụy kíu nước,
như mọi
tên nhà văn VC.
Nếu suy nghĩ
như thế, thì phải chấp nhận VC như là bây giờ.
Chỉ có 1
cách suy nghĩ triệt để, là xổ toẹt tất cả, bởi là vì sự thực rõ ràng
như vậy: Hai
cuộc chiến thần thánh đúng ra không xẩy ra. Cả hai xẩy ra, là vì Việt
Minh muốn
nó xẩy ra, đề thu gom tất cả về tay chúng.
Còn say mê đắm
đuối với thành quả cách mạng, là còn chết.
Lũ Ngụy đếch
cần chúng khóc vì Ngụy. Nhưng cần 1 xứ Mít hết VC.
Một khi đặt
1 tên chăn trâu, học lớp 1, 1 tên y tá dạo ngồi lên đầu lên cổ cả 1 đất
nước
thì cần gì giáo dục? Đây là cái điều mà Tolstaya chỉ ra, lấy cái Cái Ác
Bắc
Kít, lấy những tên bần cố nông làm lực lượng chủ yếu thành phần nồng
cốt xây dựng
Cách Mạng, thì lại càng phải chết. Một con khỉ mặc đồ veston thì vẫn là
con khỉ,
như LCD phán!
Milosz phán,
về Brodsky:
Trong một tiểu
luận, Brodsky gọi Mandelstam là một thi sĩ của văn hóa. Brodsky chính
ông, cũng
là 1 thi sĩ của văn hóa, và hẳn là vì lý do này, ông tạo sự hài hòa với
dòng
sâu thẳm của thế kỷ, trong đó con người, bị đe dọa mất mẹ cái giống
người, khám
phá ra quá khứ như là một mê cung chẳng hề có tận cùng. Lặn sâu vô mê
cung,
chúng ta khám phá ra cái gì sống sót quá khứ là kết quả của nguyên lý
phân biệt
dựa trên đẳng cấp. Mandelstam, ở trong Gulag, điên khùng bới
đống rác
tìm đồ
ăn, [ui chao lại nhớ Giàng Búi], là thực tại về độc tài bạo chúa và sự
băng hoại
thoái hoá bị kết án phải tuyệt diệt. Mandelstam đọc thơ cho vài bạn tù
là khoảnh
khoắc thần tiên còn hoài hoài.
Như thế, văn
hóa, giáo dục còn dựa trên/làm nên đẳng cấp. Làm đéo gì có con người
bình đẳng
cá mè một
lứa như VC suy nghĩ.
Những tên chóp bu của chế độ VC đều vô văn hóa cả
thì làm
sao mà khá cho được!
Chế độ Ngụy
làm gì có 1 thằng ăn mày về văn hóa, bằng cấp, học vấn, kỹ năng làm bộ
trưởng,
thí dụ?
Nếu Cái Ác Bắc Kít, Cái Ác Á Châu, mà
chủ nghĩa CS là thuốc
bổ của nó, cho tầng lớp nồng cốt xây dựng Đảng VC, những đấng chăn
trâu, y tá dạo,
Trọng Lú… thì Cái Ác Nazi lại nảy sinh từ tầng lớp tinh anh số 1 của
Đức Quốc.
Nazi là con đẻ của thời kỳ Soi Sáng của Âu Châu.
Như 1 hệ luận, Steiner bèn phán, Văn
Hóa Đéo
Làm Tăng Tính Người.
Một đấng như... Nobel Toán mà... vô văn hóa ư?
Ngoài cái chuyên môn, tên này mù tịt về tất cả, nhất là về nỗi đau của
Mít.
George Steiner: Văn hoá không làm tăng
tính người.
(La culture ne rend pas plus humain)
Làm sao sống với ý nghĩ, rằng con
người, mặc dù những tiến bộ
bề ngoài, vẫn bị tù hãm trong bản tính cực kỳ dã man? Một con người dù
văn hóa
nở rộ nhưng vẫn không văn minh? G. Steiner từ bao lâu nay, vẫn coi đây
là chủ đề
suy tư, người ta có thể thấy ông u uất, bi quan, âu lo… Ông là như thế
đó.
Nhưng ngày nay, liệu chúng ta có được một chọn lựa nào khác, ngoài việc
nối lại
tư tưởng bi đát? Trong một châu Âu từ nay vắng bóng Thượng Đế, tin vào
Quỉ Sứ
chẳng phải là tốt hơn sao, để còn có cơ may xiết cổ nó?
-Thất bại của Âu châu
văn minh, phải chăng đối với ông, là
thất bại của văn hóa?
Đúng thế. Học vấn,
văn hóa mang tính triết học, văn học, âm
nhạc không ngăn chặn được điều ghê gớm tởm lợm. [Trại tù, lò thiêu]
Buchenwald
chỉ cách khu vườn của Goethe chừng vài cây số. Trong Đệ Nhị Chiến, ở
Munich,
khi thính giả bước vào thính phòng, nghe trình diễn một chuỗi nhạc
tuyệt vời
của Debussy, họ có thể nghe thấy những tiếng la thét của những con
người bị
tống xuất tới [trại tù] Dachau, kế ngay đó. Chẳng có một nghệ sĩ nào
đứng bật
dậy, nói: "Tôi không thể chơi nhạc. Tôi sẽ làm ô nhục mình, ô nhục
Debussy, ô nhục âm nhạc." Cuộc chơi đâu có mất đi, dù chỉ trong một
chốc
một lát, tính thiên tài của nó! Âm nhạc đâu có nói: không!
Sự hiện diện của những tạp chí tả
khuynh này nói lên cái gì?
Theo tôi, nó nói lên tính cách mở của văn học miền Nam. Chỉ có trong
khung cảnh
của một xã hội mở mới có thể có những sản phẩm văn hóa “ngược dòng” như
thế.
Trần
Doãn Nho
Không phải. Viết như thế là vơ vào. Là
nói tốt cho văn học
Miền Nam trước 1975.
Lũ này là VC nằm vùng, phải gọi đích danh như vậy mới đúng.
Ông này, rồi ông BVP, Gấu đều quen, và
đều khá thân, có thể
nói như vậy, khi cùng viết cho tờ Văn Học của NMG.
Nhưng chẳng ai viết nổi 1 bài
essay ra hồn, và Gấu cứ tự hỏi chính mình, tại làm sao lại như thế, và
sau cùng
vỡ ra, họ đều đã có thời đi học, đã từng đỗ đạt, và không làm sao quên
được ông
thầy, hình ảnh đứa học trò, là họ, và mảnh bằng mà nhờ đó, họ sống, và
trên tất
cả, bài luận mẫu, nhờ nó, họ viết.
Những gì sau này họ viết, thí dụ như trên, là
bản sao của bài luận mẫu của ông thầy ngày nào.
Lũ này đều là
VC nằm vùng, sau 1975 chúng đều ló mặt chuột ra cả, làm sao mà gọi là
chính sách
mở của văn học Miền Nam? Rõ nhất là trường hợp Vũ Hạnh, bị tố cáo đích
là VC nằm vùng, Cớm Ngụy bắt, sau phải thả, là vì không có chứng cớ, mà
luật pháp Ngụy ngu như thế. Thế là PEN Ngụy ra lệnh thả, phải thả! (1)
Đây là cái gót chân Achille của nó. Cái chết của văn học
Miền Nam, đúng như Gấu đã phán, trong bài viết về Võ Phiến, trích dẫn
sau đây, nhưng
sau này, khi đã thấm nọc độc Lò Thiêu, thì Gấu vỡ ra thêm. Miền Nam,
trong cuộc
chiến, vẫn nghĩ Bắc Kít, mũi tẹt da vàng, là Mít như họ.
Không phải. Khi chúng gọi
Ngụy, là chúng không coi là người, chứ đừng nói, là Mít. Đây là cách
gọi của
Nazi với Do Thái.
Bởi thế, chỉ đến khi lũ Ngụy đi tù, khi bị Bắc Kít đối xử, như
Nazi đối với Do Thái - giải phát chót - như Gulag của Xì, thì chúng nó
– trong có
Gấu nhe - lại có lại được phẩm giá làm người.
Đây là đòn “hồi mã thương” thần sầu,
hay nói như Camus, khi trích dẫn Holderlin: Chỉ ở nơi chốn đó mới có
được cứu rỗi!
…. Bởi vì,
văn chương Miền Nam, bản chất của nó, không mắc mớ gì đến tinh thần
chiếm đoạt,
tranh ăn thua, còn Miền Bắc, vẫn nằm trong dạng khai hoá, vẫn tự coi
như là quyền
năng chính thống, theo kiểu, cần dậy cho mày một bài học, và phải trả
bằng
xương máu, bằng đất đai: Đấy là ý nghĩa của nhiệm vụ khai hoá! Một cách
nào đó,
nếu chúng ta nhìn ra tương quan dây mơ dễ má, giữa Cách Mạng Pháp, và
chủ nghĩa
Cộng Sản, cùng lúc chúng ta nhận ra tính thực dân của văn học hiện thực
xã hội
chủ nghĩa: đây vẫn là một thứ văn chương quyền lực. Nhìn theo cách thế
đó,
chúng ta còn nhận ra tính giai đoạn của dòng văn chương phản kháng ở
trong nước.
Nó phải qua đi, để lộ ra con người với ngôn ngữ, những lời nói lành lặn
của
nó... (a)
Một bài viết dài thòng, y chang bài
của Thầy Phúc, làm đám
con nít, học trò như mấy Thầy ngày nào, mê ơi là mê, kám ơn rối rít,
thế là Thầy
sướng điên lên!
Thảm thật. Cả 1 cõi phê bình, cả một kho tàng là văn học thế
giới đều mở ra đối với hai Thầy, welcome hai Thầy, và hai Thầy đều lắc
đầu quầy
quậy!
Thiếu trầm trọng sự tưởng tượng, từ đó, sáng tạo.
Thiếu tưởng tượng là bỏ mẹ.
Cứ như bò nhai lại, bài luận ngày
nào, khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường!
Đề tài tôi
trình bày trong buổi hội thảo hôm này là “Tính văn học trong văn học
miền Nam”.
Chắc có người
cho rằng chữ dùng nghe có vẻ không mấy thích hợp. Và thừa. Đã nói về
một nền
văn học, sao còn đặt vấn đề “tính văn học”?
Xin thưa
ngay: lý do khiến tôi sử dụng nhóm từ “tính văn học” là vì văn học miền
Nam trước
đây được nhà cầm quyền nhìn với một nhãn quan chật hẹp và độc đoán. Họ
gọi văn
học miền Nam là “văn học thực dân mới”, “văn học đồi trụy”, “văn học
phản động”
hay sau này, gọi một cách nghe lịch sự hơn nhưng có vẻ xách mé, là “văn
học đô
thị”.[1] Toàn là những nhóm từ tiêu cực. Văn học thực dân mới là gì? Là
thứ văn
học chỉ dành để phục vụ chế độ thực dân. Văn học phản động là gì? Là
chống lại
đất nước, chống lại dân tộc. Văn học đồi trụy là gì? Là hư hỏng, xấu
xa. Vì thế,
văn học miền Nam được xem là “nọc độc”. Và những người viết lách được
gọi là
“những tên biệt kích văn nghệ.” Nghĩa là gì? Nghĩa là phi-văn học. Là
một nghịch
đảo với văn học xã hội chủ nghĩa, văn học yêu nước và văn học tiến bộ.
Do cách
hiểu hạn chế đó, nhà nước Cộng Sản đã tìm cách tiêu diệt văn học nền
văn học
này sau chiến thắng tháng 4/1975.
TDN
Đọc, sao tiếu
lâm quá!
Tại làm sao thằng
VC nói này, gọi nọ mà phải quan tâm?
Viết là viết.
Chỉ 1 câu đó,
là đủ vứt bài viết vô thùng rác rồi.
Cả 1 nền văn
học bảnh tỏng như thế, mà tên K kêu là “bất hạnh”, bởi là bị VC, “mi
làm phiền
ta quá”, nào đồi trụy, nào nô dịch, nào phần thư.
Rồi còn “thư ngỏ thư nghiệc” nữa
chứ!
Mấy đấng này
đúng là "tự hạ mình thái quá"!
Bất giác lại
nhớ đến lần viết thư ngỏ gửi... Grass. Chờ hoài, chờ hoài,
đếch thấy “feedback”,
“réaction” con mẹ gì hết, bèn nghĩ, hay là đánh động phía mũi tẹt biết
đâu dội
qua phía mũi lõ. Thế là gửi đăng VB, rồi gửi bạn quí, khi đó làm tờ
Việt
Mercury, bạn đếch quyết định được, bèn trình Xếp trực tiếp, cũng Mít,
Tên này
phán, phải viết lại, nêu ra những chi tiết, những sự kiện ... Gấu
cáu
quá, bèn chửi um lên, tao viết cái thư này cho thằng Grass, cũng nhà
văn như
tao, để lèm bèm về nước Đức, cũng bị chia cắt như xứ Mít,
cũng có Lò
Thiêu, Lò Cải Tạo như nhau, rồi nhân câu chuyện, nhờ ông ta tí chuyện
nhỏ. Đâu
phải tao viết thư cho... Tòa Án Đức?
Hắn là nhà
văn nhớn, hiểu ra liền tù tì: Ông Gấu đừng quan tâm, tôi sẽ
biểu mấy thằng đàn em của tui lo!
Trong bài phỏng vấn “Ðặt
lại giá trị văn học miền Nam 1954-1975 trong lịch sử văn học Việt Nam”
(7) do báo Người Việt thực hiện, nhà văn Phạm Phú Minh đã có một phát
biểu quan trọng. Ông phát biểu như thế này:
Nói chung đảng Cộng Sản có một đường lối văn nghệ [khác] được chỉ thị
từ Liên Xô và Trung Cộng, và tất cả những gì không phù hợp với đường
lối này thì đều bị phê phán là lạc hậu, phản động, bị cấm đoán và tiêu
hủy; các nhân vật văn hóa như Phạm Quỳnh, Nguyễn Tường Tam đều bị miệt
thị nặng nề. Ngay bài “Bình Ngô Ðại Cáo” của Nguyễn Trãi khi in lại
trong cuốn Lịch Sử Việt Nam cũng bị Trường Chinh và Tố Hữu gạch bỏ một
câu vì không phù hợp thế giới quan của đảng Cộng Sản. Họ không cần
những gì dân tộc Việt Nam hãnh diện là những “thành tựu” của mình về
văn hóa, họ chỉ cần những gì phù hợp với đảng Cộng Sản để xây dựng một
thế giới khác theo trí tưởng tượng (bệnh hoạn) của họ. Và đó là thảm
họa cho văn hóa nước Việt Nam của chúng ta.
Source
Không phải thế. Chẳng mắc
mớ đến Liên Xô, Trung Cộng, mà là do Vẹm quyết định, cả về hai mặt,
chính trị và văn hóa.
PQ bồi Tẩy, Việt Gian,
thịt. Nhất Linh, Quốc Dân Đảng, thịt. Đối với Vẹm, thằng nào không phải
Vẹm, có tí tên tuổi, là thịt. Đâu phải hai ông này, còn nhiều người
khác, bảnh sợ còn hơn cả hai ông này, thí dụ, Nhượng Tống cũng bị Vẹm
thịt. Rồi Ngô Tất Tố….
Gấu đã nói rồi, thằng VC
quá tởm, chúng chủ động gây ra cả hai cuộc chiến để thủ lợi. Cuộc chiến
chống Pháp, làm thịt sạch mọi tầng lớp trí thức, cách mạng đéo phải VC
ở Miền Bắc, pha lê hóa xã hội, xong mới hô hào chống Pháp. Pháp thời
gian đó, quá mệt mỏi, nhục nhã vì bị Nazi đô hộ, không có lòng nào, sức
lực nào để gây chiến tại xứ Mít, mới xin lại được từ Đồng Minh.
Lịch sử bây giờ rõ như ban ngày, chúng năn nỉ VC đừng gây chiến, hãy vô
Liên Hiệp Pháp…. Cuộc chiến chống Mẽo còn thê thảm hơn nhiều,
chúng biến cả Miền Nam thành bãi chiến trường, thành kẻ thù của cả dân
Mít, trừ dúm MTGP!
(1)
So với VC, khi bắt BL:
Vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập, blogger
vừa bị bắt hôm 06/12/2014, không đồng ý với tuyên bố của Bộ Công an nói
chồng
của bà bị 'bắt quả tang'.
Trang tin điện tử của Bộ Công an hôm
thứ Bảy nói: "Ngày 06/12/2014, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành
phố
Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình
sự đối
với Nguyễn Quang Lập, sinh năm 1956...
"Cơ quan An ninh điều tra Công an
thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi vi phạm
pháp luật
của Nguyễn Quang Lập để xử lý theo quy định của pháp luật."
Trao đổi với BBC hôm 07/12, bà Hồ Thị Hồng,
vợ ông Lập, nói: "Bắt quả tang cái gì, đang viết văn thì bắt quả tang
viết
văn à? Anh ấy đang ngồi viết văn...
"Anh ấy
bảo với tôi là anh đang
hoàn thành hai cuốn tiểu thuyết cho xong, sợ là ít hôm nữa già quá, mệt
quá
viết không nổi, thì anh phải viết trong lúc này, còn sức khỏe thì anh
phải viết
cho xong chương II cuốn tiểu thuyết cho xong việc, nếu không càng lớn
anh càng
yếu đi, anh không viết nổi.
"Anh đang ngồi viết văn thôi, viết
ở trên máy mà ông vẫn thường thường ngồi sáng tác... Khi bước vào nhà
tôi, họ
bảo 'bọn tôi là bên bảo vệ lên phòng xem phòng cháy, chữa cháy'.
"Họ chỉ mào đầu nói như thế, nhưng
7-8 người ập ngay vào, lao thẳng vào phòng khách, rồi phòng ngủ nơi
phòng làm
việc của chồng tôi đang làm.
"Ông đang ngồi viết một tập tiểu
thuyết, ông ấy vẫn còn đang sáng tác, ông bảo để hoàn thành cuốn tiểu
thuyết
ấy," vợ của blogger khẳng định.
Có
nước
nào
bắt người khốn nạn như nước VC?
Lũ VC chúng
làm nhục tất cả lũ Mít, vì những hành động khốn nạn như thế. Bịa đặt 1
cái cớ,
vô nhà dân, rồi vu cho đủ thứ tội, bắt quả tang!
Giả như lúc đó
BL đang ngồi ị, thì sao?
Vả chăng, viết
văn thì cũng là ị vậy!
Độc giả không quen với
cách bắt người của VC, có thể ngạc nhiên. Tại
sao lại phải bịa ra 1 cái cớ.
Đây là phòng trường hợp phi tang, như khi Cớm Liên Xô bắt nhà thơ Osip
Mandelstam, cho 1 thằng bạn quí của ông tới nằm vùng sẵn trong nhà, chờ
tới giờ.
Bắt Bùi Ngọc Tấn, cũng xêm
xêm, như ông viết:
Hành Quân
Đêm
….
Ðể tôi kể cho ông nghe. Ông xem có thằng
nào như thằng T.H. không. Ðầu năm 1968 thời gian ông đang rất gay go,
còn tôi ở
Hội Văn nghệ Hà Nội cũng đang điêu đứng vì bị nghi vấn có dính líu đến
một vụ
gián điệp, bị gọi hỏi nhiều lần, không được viết, không được in. Chỉ
làm thủ quỹ,
hàng tuần xách bị đi căng-tin mua bánh kẹo cho anh em. Trong cơ quan có
hai ông
nằm điều dưỡng ở Quảng Bá là ông T.H. và ông Huỳnh Tâm. Ông Huỳnh Tâm
là tổ trưởng
sáng tác bị dãn phế quản, không bao giờ ra khỏi cổng trạm điều dưỡng vì
quá lo
cho sức khoẻ. Thế mà hôm ấy dù mắc thêm bệnh viêm kết mạc, đau mắt nặng
vẫn lù
lù từ Quảng Bá về đền Ngọc Sơn, nói với tôi: "Bố cậu T.H. bị ô-tô kẹp
chết
ở Hải Phòng. Ông là thủ quỹ. Ngày mai mang tiền thay mặt anh em xuống
viếng."
Sau đó chánh văn phòng Hội Văn nghệ cũng chính thức giao nhiệm vụ cho
tôi về Hải
Phòng. (Nhân vật này đã đưa một bài thơ của tôi sang công an, tôi sẽ
nói với
ông sau.) Cơ quan từ chính quyền tới Ðảng, công đoàn đều rỗi việc. T.H.
lại là
người rất gần có thể nói là xoắn xuýt với lãnh đạo. Thế mà không ai đi.
Lại cử
tôi. Tôi hiểu ngay. Ðiệu hổ li sơn đây. Người ta cần tôi đi. Ðể khám
buồng tôi ở.
Làm gì có chuyện bố thằng T.H. chết. Nếu chết thật thì đã chẳng đến
lượt tôi đi
viếng. Sáu giờ chiều thằng T.H. lại dẫn xác đến đền Ngọc Sơn. Nó bảo nó
đến ngủ
với tôi để sáng mai cùng đi một thể. Chà chà! Không cho mình xoay xở
cái gì mặc
dù chẳng có gì cần đối phó xoay xở. Sáng hôm sau chúng tôi lên tầu về
Hải
Phòng. Rồi đi bộ về nhà thằng T.H. Ðến cửa nhà nó thấy bố nó đang ngồi
tiện gỗ ở
sân. Tôi bảo nó: "Bố mày không chết đâu T.H. ạ. Thôi tao đi đây." Mặt
nó tái đi. Ông đừng nghĩ nó tái mặt vì bố nó vẫn sống, nó ngượng với
mình.
Không đâu. Nó tái mặt vì mình về Hà Nội ngay trong khi chưa khám xong
nhà mình
thì thành ra nó chưa hoàn thành nhiệm vụ. Mình bảo: "Bình tĩnh. Mai tao
mới
về Hà Nội. Tao còn ở chơi Hải Phòng đã. Cứ yên tâm." Thế rồi tôi đến
nhà
ông.
Bùi Ngọc Tấn: Rừng Xưa Xanh Lá
[Trích diễn đàn
Talawas]
Hồi Ký của
Nadezhda, viết về chồng là nhà thơ Osip Mandelstam, Hy Vọng Chống Lại Hy Vọng, cũng mở ra bằng một vụ công an xét nhà trong
đêm, và sau đó bắt ông chồng.
Cũng có một
“ông bạn nhà văn”, như “có thằng nào như thằng T.H”, là me-sừ David
Brodski, một
dịch giả, ngay từ buổi chiều đã mò tới, và nhất định không chịu từ giã
khổ chủ.
Bữa đó chủ nhân lại có hẹn với nhà thơ Akhmatova, và trong nhà chẳng
còn có gì
ăn. Ông chồng đi qua nhà hàng xóm kiếm cách vay mượn tí đồ nhắm, cũng
một cách
đuổi khéo nhà dịch thuật, nhưng ông này nhẵng nhẵng đòi đi theo nhà thơ
thăm
dân cho biết sự tình. Ông chồng mang về được một quả trứng cô đơn [the
solitary
egg]. Nhà dịch thuật lại ngồi xuống, và cứ thế đọc thơ, những dòng thơ
Sluchevski và Polonski, là hai thi
sĩ mà chàng
chịu nhất [không có gì mà nhà dịch thuật không
biết, từ hai nền
thi ca thế giới, là Nga và Pháp]. Chàng cứ thế đọc đi đọc lại, nào khúc
này,
nào đoạn nọ… Chỉ mãi tới nửa đêm thì gia chủ mới nhận ra tại sao có cái
sự lỳ lợm
như vậy.
Khi nào tới thăm chúng
tôi, Akhmatova cũng ngồi
nơi xó bếp. Để “vinh danh” nhà thơ, và, như người Việt mình nói, “cho
nó đỡ tủi”,
chúng tôi dùng một miếng vải dầu phủ lên cái lò ga, làm thành một cái
bàn nhỏ
tiếp khách. Chúng tôi gọi cái xó bếp của mình là “giáo đường”, gợi ý từ
một nhận
xét của một người bạn của nhà thơ, là Narbut, khi nhìn thấy nữ thi sĩ
ngồi
trong xó bếp, đã thốt lên: “Làm gì ở đây, sao giống như một nữ thần
ngoại giáo
trong một giáo đường?”.
Akhmatova và
tôi chui vào giáo đường, để ông chồng của tôi một mình chịu trận với
nhà dịch
thuật mê thi ca. Chừng một giờ đêm, bất thình lình có tiếng gõ cửa. “Họ
tới là
vì Osip”, tôi nói, và đi ra mở cửa.
Tôi cứ nghĩ,
họ sẽ nói một câu, thí dụ như: “Bà mạnh khoẻ không?”, hoặc “Đây có phải
là nhà
của Mandelstam?”, hoặc một câu đại loại. Hoá ra là họ không có cái thói
quen
phí thì giờ với những câu mang tính nghi lễ. Hay là những công an chìm
trên thế
giới đều như vậy, tôi tự hỏi.
Chẳng thốt một
lời, chẳng một chút ngần ngại, như những tay lành nghề đã từng đánh
quen trăm
trận, “nhanh như chớp”, họ tiến thẳng vào trong, vuợt qua tôi [không
xô, không
đẩy, may quá!). Và căn phòng trong thoáng chốc, đầy người, người lo
kiểm tra giấy
tờ cá nhân, người mò mẫn, rờ nắn thân thể kiểm tra vũ khí.
Chồng tôi từ
căn phòng khách bước ra, và hỏi: “Mấy ngài tới là vì tôi?” Một tay công
an
chìm, người lùn lùn, nhìn M. [Mandelstam], với một nụ cười mà chẳng ra
nụ cười,
nói: “Giấy tờ?”. M. lấy giấy tờ từ trong túi quần ra. Sau khi kiểm tra
xong,
anh ta đưa cho M một lệnh bắt. M. đọc, và gật đầu.
Theo
thuật ngữ của giới công an chìm, thì đây
là những cuộc hành quân đêm, “night operation”. Như
bà vợ nhà thơ đuợc biết sau đó, những đấng bạn
dân “chìm”, họ luôn
luôn tin tưởng, trong những cuộc hành quân đêm như thế, họ dễ dàng đụng
độ với
những kẻ thù của cách mạng, của nhân dân. Và những con cái của họ, lại
càng tin
hơn nữa, rằng những ông bố đáng kính yêu của chúng đều là những đấng
anh hùng.
Và rất nhiều truyền thuyết về những cuộc hành quân đêm lãng mạn, hào
hùng.. như
vậy đã được chuyền tai nhau, chính bà vợ nhà thơ đã từng nghe kể, rằng
con gái
một đấng Chekist quan trọng [Nhân viên Cheka, mật vụ. Những thời kỳ sau
đó,
Cheka biến thành OGPU, GPU, NKVD, MVD, MGB, và sau chót KGB], kể, bằng
một cái
giọng hết sức hãnh diện, mà không kém phần thương yêu, lo lắng cho
người cha của
cô, trong cuộc hành quân đêm bắt tên nhà văn phản động Isaac Babel [tác
giả Kỵ
Binh Đỏ], tên này đã chống cự, “làm bị thương nặng một trong bốn người
của
chúng ta”. Rằng cha của cô rất yêu con cái, rất yêu thú vật, mỗi khi về
nhà,
ông thường ôm con mèo đặt nó vào lòng mình, ông luôn luôn nói với cô
con gái, đừng
bao giờ thừa nhận mình đã làm một điều gì tầm bậy, luôn luôn nói,
“không”,
trong những trường hợp như thế đó. Người cha của gia đình, yêu vợ con,
yêu con
mèo, con chó, người bạn dân sẽ “không bao giờ tha thứ cho những kẻ mà
ông ta
tra hỏi, về cái chuyện, họ thú nhận, họ đã làm những việc phản cách
mạng, phản
nhân dân, làm… nguỵ!”
-“Tại sao họ
lại làm như vậy”, cô con gái hỏi, như lập lại lời ông bố.
-“Hãy nghĩ tới
những khó khăn, những ‘gian khổ’ mà họ đem lại cho nhân dân, cho chính
họ, và
cho chúng ta”, cô gái nói thêm.
“Chúng ta” ở
đây, là những người tham dự những cuộc hành quân đêm, có bác hay không
có bác
[Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân], với những lệnh bắt người, lệnh tra
tấn, lệnh
tống giam, lệnh cải tạo…, và khi không hành quân đêm, khi rảnh rỗi, kể
cho con
cái nghe, về những nguy hiểm mà họ đã phải trực diện với kẻ thù của nhân dân, và con cái của họ chăm chú nghe, bồi
hồi cảm động, càng thương bố bao nhiêu, càng yêu quí chế độ, càng thù
ngụy bấy
nhiêu… Bà vợ nhà thơ kể lại, cứ mổi lần nghe một câu chuyện như vậy, là
bà
nghĩ đến cái lỗ hổng toác hoác ở nơi cái
sọ của nhà văn Isaac Babel.
Như vậy đấy,
họ trang bị tới tận răng, ùa vào căn hộ của chúng tôi trong đêm 13
tháng Năm
1934. Sau khi đọc lệnh, và chắc chắn chẳng có ma nào dám kháng cự, họ
lục soát
căn hộ. Nhà dịch thuật mê thơ ngồi một đống ở trong chiếc ghế bành, bất
động
như một khúc gỗ, bộ mặt cố làm ra vẻ giận dữ, bị thương tổn. Khi tôi
[bà vợ nhà
thơ] hỏi anh ta, liệu M. có thể mang theo vài cuốn sách, anh trả lời
một cách
thô lỗ: “Hãy để M. tự làm lấy.” Tới gần sáng, khi chúng tôi đã đuợc
phép đi lại
một cách tự nhiên trong căn hộ, nhà dịch thuật đứng bật dậy, xin phép
mấy bạn
dân: “Tôi có thể đi tiêu tiểu”, người chỉ huy cuộc hành quân đêm nói
bằng một
giọng khinh miệt, “Anh có thể về nhà”. “Ông nói sao?” “Nhà”, anh ta lập
lại, và
quay lưng, bỏ đi.
Đám mật vụ rất
ghét những “con mắt của nhân dân”, tức những chỉ điểm dân sự, như nhà
dịch thuật.
Chẳng có chi nghi ngờ: Brodski đã được lệnh luôn luôn bám sát chúng
tôi, đề
phòng trường hợp tụi này tẩu tán, xé, đốt bỏ bất cứ một bản thảo nào,
khi nghe
tiếng gõ cửa. (b)
Chính là vì những mắc mớ nhơ bửn như thế, mà Cớm VC dùng từ "quả tang",
khi bắt BL.
Vợ của nhà
văn Nguyễn Quang Lập cho biết không có chuyện chồng bà “nhận tội” và
“xin khoan
hồng” như tuyên bố mới đây của công an TP HCM (c)
“Họ nói
thế cho có cái cớ, chứ làm sao anh Lập phải nhận tội. Anh Lập là người
vô tội,
không có tội. Chỉ yêu đất nước làm sao mà có tội? Anh ấy là một con
người yêu đất
nước và làm cho đất nước tốt lên. Một con người như thế mà làm sao lại
bắt
anh?”.
Đúng như
thế,
nhưng theo Gấu, có tội, theo cái ý, xây tháp Babel, OK, nhưng đừng có
trèo lên,
của Kafka.
Lũ Bắc Kít VC
đều rất yêu nước, đó là sự thực. Gấu chẳng lèm lèm nhiều lần, giống Mít
được Trời
cho có mặt trên còi đời này, để thực hiện giấc mơ đốt sạch Trường Sơn
cũng phải
đốt, đánh một trăm năm cũng phải, chết trăm triệu cũng OK.
Nhưng trèo lên
Tháp Babel, là bỏ mẹ!
Tên Nobel Toán
mà chẳng yêu nước ư? Yêu nước đến nỗi, đếch thèm biết đến lũ Ngụy, mà
nếu biết,
thì cũng yên chí, cũng Việt Gian, bán nước cả thôi.
Chỉ có VC yêu
nước. Khi Bọ Lập còn là VC, chúng OK. Khi Bọ Lập thấy VC khốn nạn quá,
nói không
được, là a lê hấp, nằm ấp!
Tất cả những người dân Mít
đều yêu nước, nhưng yêu nước, phải được hiểu là, yêu VC.
Những LCD, Điếu cày... mà không yêu nước ư?
Yêu nước, như họ, như thế, là đéo yêu VC!
Bắt!
Bọ Lập
nằm ấp
Vô tiệm sách cũ, vớ được
cuốn lạ, Borges biên tập. GCC chưa từng nghe tới cuốn này! Kafka đóng
góp hai truyện, Josephine và Trước Pháp Luật. Trang Tử, Bướm mơ người
hay người mơ bướm.
Một truyện trong cuốn
sách: Người
đàn bà một mình với Linh Hồn Của Mình.
The
Shadow of the Players
In one of the tales which
make up the series of the Mabinogion,
two enemy kings play chess while in a nearby valley their respective
armies battle and destroy each other. Messengers arrive with reports of
the battle; the kings do not seem to hear them and, bent over the
silver chessboard, they move the gold pieces. Gradually it becomes
apparent that the vicissitudes of the battle follow the vicissitudes of
the game. Toward dusk, one of the kings overturns the board because he
has been checkmated, and presently a blood-spattered horseman comes to
tell him: 'Your army is in flight. You have lost the kingdom.'
- EDWIN
MORGAN
Bóng Kỳ
Thủ
Một trong những truyện của
chuỗi truyện Mabinogion, hai ông vua kẻ thù ngồi chơi cờ,
trong lúc trong thung lũng kế đó, hai đạo binh của họ quần
thảo, làm thịt lẫn nhau. Giao liên, thiên sứ… liên
tiếp mang tin về, họ đếch thèm nghe, chúi mũi vô mấy con cờ bằng
vàng. Rõ ràng là tuồng ảo hoá bày ra ở thung lũng nhập thành
một với tuồng cờ tướng. Sau cùng, vào lúc chập tối, 1 ông
vua xô đổ bàn cờ, khi bị chiếu bí, đúng lúc đó, tên kỵ sĩ từ
chiến trường lao về, thưa hoàng thượng, VC lấy mẹ mất Xề Gòn
rồi!
Hà, hà!
Thú thực, GCC không hiểu tại
làm sao mà BL lại biết trước là mình sẽ được Cớm VC cho nằm ấp và nói
cho bạn của ông là thi sĩ Đại Hàn Chung Đo Quan, hay?
Cù Huy Hà Vũ, khi được báo chí Cali hỏi về vụ BL, trả lời, đấu đá nội
bộ.
Làm sao mà ông biết được, hay cũng chỉ đoán mò?
Ngay cả đoán mò, như thế, cũng thật khó hiểu?
Để đi 1 đường “kiến giải bí nhiệm”, bèn giới thiệu bạn đọc Tin Văn,
truyện cực ngắn sau đây, trong Sách
Quái, The Book of Fantasy, do Borges và mấy ông bạn của ông biên
tập.
Cuốn này, thuộc loại cực hiếm, theo như Bolano cho biết, trong 1 bài
viết của ông, GCC vừa mới đọc xong, vậy mà không biết cơ duyên nào Gấu
vớ được nó, trong tiệm sách cũ!
Post bản scan luôn, vì có tới 2 lỗi tiếng Tẩy, tếu thế: Les Enfants
Terribles, Những đứa trẻ khủng khiếp.
The Look
of Death
Cái Nhìn của Thần Chết
Jean Cocteau (1891-1963), Outstanding
and amazingly prolific
French writer. Of his book, the following is a selection. Poetry:
L'Opera,
L'Ange Heurtebise; novels: Le Grand Écart, Les Enfants Terribles;
criticism: Le
Rappel à l'ordre, Le Mystère Layc, Portraits-Souvenirs. Plays include:
La Voix
Humaine, Les Parents Terribles, Les Monstres Sacrés.
A young Persian gardener said to his
Prince:
'Save me! I met Death in the garden this morning, and he
gave me threatening look. I wish that tonight, by some miracle, I might
be far
away, in Ispahan.'
The Prince lent him his swiftest horse.
That afternoon, as he was walking in the garden, the Prince
came face to face with Death. 'Why,' he asked, 'did you give my
gardener a threatening
look this morning?'
'It was not a threatening look,' replied Death. 'It was an
expression of surprise. For I saw him here this morning, and I knew
that I
would take him in Ispahan tonight.'
Một tên làm
vườn Mít, nói với Ông Chủ VC của nó:
Hãy kíu tui!
Tôi mới gặp Thần Chết sáng nay, và Nó nhìn tôi ghê sợ quá! Tôi mong sao
tối
nay, xa khỏi nơi này, ở mãi tít... Phan Đăng Lưu!
Ông Chủ VC bèn tặng tên làm vườn con ngựa quí của mình.
Buổi chiều Ông Chủ VC dạo vườn, và gặp Thần Chết, bèn quở, sao mi lại
nhìn tên
làm vườn của ta bằng cặp mắt đe dọa, khiến ta phải cho nó con ngựa để
trốn mi
thật xa, tới tận PDL?
Đâu có phải cái nhìn đe dọa, mà là cái nhìn ngạc nhiên. Khi ta nhìn hắn
sáng
này, là ta biết tối nay ta sẽ rủ nó đi thăm PDL!
Bolano,
trong “Trong Ngoặc”, "Between Parentheses", trong “Một Truyện Ngắn
Tuyệt Hảo”, "A Perfect Story", nhắc tới nhà văn Saki,
Tin Văn đã từng giới thiệu ông này, qua kỷ niệm của Graham Greene về
ông.
Bolano,
nhắc tới Saki, thì bèn nhớ ra 1 nhà văn cùng thời với Saki, là Max Bia
Ôm [Max
Beerbohm] và cái truyện ngắn tuyệt hảo của ông này, trong “Sách Quái”.
Chỉ vì những
chi tiết ly kỳ như trên mà GCC phải lục lọi đống sách hầm bà làng, lôi
ra "Sách
Quái". Đọc cái truyện ngắn mà Bolano coi là tuyệt hảo, thì quả là quái
thật,
khoan nói tuyệt hảo. Truyện khá dài, thành ra tóm tắt dưới đây, qua bài
viết của
Bolano, scan dưới đây.
Câu chuyện 1
anh chàng sống thời mình, viết thời mình, và bèn thắc mắc, không hiểu
ba trăm năm
sau có ai nhắc tới mình, thế là bèn ước 1 phát, mình đang ở cái thời
300 năm
sau, rồi tìm quanh quất, trong thư viện, coi có cuốn nào của mình không!
Và thế là Quỉ
mò tới, đề nghị, OK, để ta lo cho, với điều kiện, linh hồn mi thuộc về
ta.
Gấu trải qua
kinh nghiệm này rồi, khi mới ra được hải ngoại, vô 1 tiệm sách ở
Toronto, thấy
"Ngày Dài Nhất" [dịch], rồi thấy “Những Ngày Ở Sài Gòn”, trong thư viện!
Nhưng phải đến khi có PC, lò mò sao lạc vô 1 thư viện ở Úc, tò mò gõ
cái tên tiếng Mít, Những Ngày Ở Sài Gòn, và, cuốn sách xuất hiện!
'Bored
to
the point of murder' ...
HH
Munro.
Photograph: Time Life Pictures/Mansell Collection
Saki
Trong Gánh Nặng Tuổi Thơ,
Greene nhắc tới Munro, [một trong ba ông, mỗi
ông tìm mỗi cách hất bỏ gánh nặng tuổi thơ, hai ông kia là Kipling, và
Dickens], và tự hỏi, không biết ông lấy ở đâu ra bút hiệu Saki.
Bài
viết trên Guardian giải
thích:
Hector Hugh Munro's pen-name
refers either to the cupbearer in the Rubáiyát of Omar Khayyam, which
is spoken
of disparagingly in more than one of his stories, or a type of South
American
monkey. I prefer to think it was the latter: not only did Saki have an
abiding
love for animals, but his mischievousness and capability for sudden
viciousness
are traits that seem, at least to my limited zoological knowledge,
eminently
monkey-like. [Saki là từ tác phẩm của Omar Khayyam, chỉ một sĩ quan hầu
rượu,
hoặc, một thứ khỉ Nam Mỹ]
*
Greene viết, bất hạnh, tuyệt
vời thay, trợ giúp, aid, hồi ức, [Gấu đã từng dịch ẩu là, bất hạnh là
thuốc bổ
của hồi ức]. Và những truyện ngắn hay nhất của Munro thì tất cả đều là
về thơ
ấu, sự hóm hỉnh, ẩu tả, anarchy, cũng như là sự độc ác, và bất hạnh của
nó.
Even when Saki is not writing
explicitly "horrific" stories, however, the unease is present. His
stories are more subtle variations on what William Burroughs, writing
of Naked
Lunch, described as the "frozen moment when everyone sees what is on
the
end of every fork". Or as VS Pritchett put it, "Saki writes like an
enemy. Society has bored him to the point of murder. Our laughter is
only a
note or two short of a scream of fear."
Saki
Ngay cả khi Saki không viết
về [tuổi thơ] kinh dị, thì vẫn thật nhức nhối khi đọc ông... Saki viết
như một
kẻ thù. Xã hội làm ông buồn bực đến nỗi chỉ muốn làm thịt một kẻ nào
đó. Độc
giả đọc ông, "thi thoảng" bật ra một tiếng cười, ấy là do quá sợ!
*
-Sơ Dạ Hương, tại sao?
-Một cái tên mượn từ Lâu Đài
Họ Hạ, truyện Hoffmann, Vũ Ngọc Phan dịch. Trong đó chỉ có một từ, là
thực.
Phỏng vấn Gấu
*
Có nhiều những hao hao rất
giống nhau trong quãng đầu đời giữa Kipling và Saki, và phản ứng của
Saki đối
với sự cơ cực, thì gần Kipling hơn là Dickens. Kipling sinh ở Ấn Độ.
H.H.
Munro, [tôi không khoái cái bút hiệu Saki không biết lấy ở đâu ra của
ông, nghe
vô duyên làm sao!], sinh ở Burma,
[Miến Điện]. Cuộc sống gia đình của những đứa trẻ như thế thì luôn bị
đổ vỡ.
Những nỗi cơ cực Kipling và Munro ghi lại cũng là những kinh nghiệm của
đám con
cái nhân viên dân sự, hay sĩ quan phục vụ tại những xứ sở thuộc địa tại
Đông
phương: một chiếc tắc xi đưa đến một căn nhà bà con lạ hoắc, đồ đạc
lỉnh kỉnh
khui ra, miếng ăn nước uống không làm sao nuốt trôi, và 4 năm trời xa
cách bố
mẹ, thiếu vắng sự thương yêu vỗ về chăm sóc, chỉ 4 năm thôi mà dài bằng
cả một
thế hệ [4 tuổi, thì là một đứa bé, 8 tuổi, đã là một cậu con trai].
Kipling tả
nỗi ghê rợn của thời gian này ở trong những cuốn như Baa, Baa Black
Sheep - một
câu chuyện mặc dù cái vẻ tình cảm của nó, nhưng thật khó mà đọc nổi:
Những lời
cầu nguyện của bà cô, những trận đòn, lá bài với từ “LIAR” [Tên Nói
Dối] ở mặt sau, sự quờ
quạng do bị bỏ mặc không biết bấu víu vào đâu cứ thế lớn dần và sau
cùng, là
nổi loạn
Có một điều gì thật hao hao
giống tuổi thơ của Gấu, ở những dòng trên.
Quái thế.
Gấu cũng từng có những chuyến
di chuyển như thế, tuy có tí khác: Ông cụ hồi còn sống, làm hiệu trưởng
một
trường tiểu học, không ưa Tây, nên bị chúng đì, không bao giờ được ở
yên chỗ,
di chuyển liên tục. Trong những kỷ niệm của Gấu, có những cảnh nằm ngủ
tại nhà
ga, chờ xe lửa giữa đống hành lý.
Thế rồi ông cụ bị một đấng
học trò làm thịt, và những năm tháng bất hạnh sau đó chính là cái tuổi
thơ mất
mát của Gấu, y chang những dòng trên đây.
*
An unfathomable mystery
Scholars
have pondered this
mystery for well over a century. Michael Slater’s biography begins with
two key
events in Dickens’s childhood: the imprisonment of his father for debt
and the
boy’s own humiliating experience working in a boot-polish factory. More
than
600 pages later the ageing Dickens, by now rich, famous and almost
universally
revered, is to be found hobnobbing with the queen, making genteel small
talk
about servants and “the cost of butchers’ meat and bread”.
In between came an enormous
amount of hard work. From the time he published his first story in 1833
till
his death in 1870, Dickens was frantically busy, not only with his
writing but
also with a crammed social diary and taxing commitments to charities,
causes
and campaigns. He was ruthlessly disciplined, versatile and prolific,
and
thrived on pressure. The attention Mr Slater gives to Dickens’s less
familiar
writings—the short stories, journalism and essays—is one of the things
that
distinguish his excellent biography.
Hai cái
cú bất hạnh làm nên
nhà văn Dickens, đều ở thời thơ ấu của ông: ông bố bị tù vì nợ nần, và
kinh
nghiệm đau thương của chính ông, khi còn là một đứa trẻ, phải đi làm
trong một
xưởng đánh bóng giầy. (1)
Bọ Lập
nằm ấp
Kafka viết cho bạn của
mình, là Osar Pollack vào bữa Chủ Nhật 24 Tháng
Tám,
1902:
Tớ ngồi trong 1 cái ghế tuyệt vời. Bạn không thể biết được, nó tuyệt
vời như thế
nào đâu. Ở nơi hai đầu gối của nhà văn thường đong đưa, có hai cái đinh
gỗ thực
là ghê rợn.
Nào, bi giờ
bạn chú ý nghe tớ nói nhe: Một khi bạn ngồi đúng điệu, viết cái đúng ý
nhà nước
VC, không cần delete cái con mẹ gì hết, thì… OK.
Nhưng đúng vào lúc, bạn tính viết cái thứ
mà sau này bạn yêu cầu như BL yêu cầu, thế là hai cái đinh gỗ bèn làm
việc, và
chúng đâm cho bạn những cú thấu tim thấu gan!
Và lời khuyên
của Kafka: Chớ bao giờ viết cái gì VC đéo ưa!
Nghe chưa, mấy
đồng chí đồng nghiệp viết văn VC của GCC!
Kafka to his
friend Oskar Pollak, on Sunday, 24 August, 1902: "I sat at my beautiful
desk. You don't know it. How could you? It is namely a good bourgeois
well-disposed
desk, meant for teaching. It has, there where usually the writer's
knees are,
two frightful wooden points. And now pay attention. When one sits
quietly, carefully,
and writes something good and bourgeois, then one is fine. But woe to
one who becomes
excited and twitches the body just a little, for then one inevitably
gets the
points in the knees and how it hurts. I could show you the dark
blue marks. And what does that mean, then? 'Don't write anything
exciting and
don't allow your body to twitch.'"
Cũng trong bài
viết này, còn một giai thoại nữa, liên quan tới sự quan trọng của “đúng
từ, từ đúng”, mot juste, [tiếng Tây trong nguyên tác],
và tới Borges.
Một lần Borges đi giang hồ vặt tới Portugal, và được 1 đấng ký
giả phỏng vấn, và nhân tiện, ông bèn hỏi ngược lại người phỏng vấn
mình, về
King Manoel II, mà Borges có làm 1 bài thơ về ông vua này, có phải, khi
thất
lạc ở sa mạc Bắc Phi, thì ông vua 16 tuổi.
Không, nhà vua khi đó 24 tuổi. Anh ký giả trả lời.
Borges
bèn lầu bầu, nếu như thế thì phải sửa, cái tiếng tính từ trong bài thơ,
không
phải mágico [magical] mà là místico
desierto [mystical desert]; không
phải sa mạc thần kỳ, mà sa mạc thần bí.
Đoạn tiếp
theo, sau đây, thì liên quan tới đề tài chúng ta đang lèm bèm:
Nhưng ngay cả
từ đúng, thì cũng vô phương cứu vớt, một bản dịch què.
Như Don Quixote chỉ ra,
về 1 đấng họa sĩ, vẽ một con tôm tệ quá, thế là anh ta bèn đi 1 đường
phụ đề, bằng
tiếng Mít:
Bắt ông què này thì làm
xấu hình ảnh xứ Mít VC của chúng ta.
Cứ làm như xứ
Mít VC của chúng ta đẹp lắm!
Merde!
Cớm VC giết dân Mít
Hình ảnh này chắc làm đẹp
xứ Mít?
Mấy tên
này,
đều thuộc loại tinh anh số 1 của xứ Bắc Kít, và chính vì thế mà bộ não
của chúng
bị thiến mất một mẩu, đúng mẩu có cái gọi là lương tri của con người,
chính vì
thế [lập lại], 1 cái mail rất bình thường viết đéo được!
Chúng chỉ cần
viết, mấy đứa chúng tao, khoa học gia Mít, cũng có chút tiếng tăm trên
chốn
giang hồ, viết cái mail này, đề nghị tụi mi cho tên què hưởng chế độ
tại ngoại.
GCC không biết VC có cái trò "đéo đẹp" này, của lũ tư bản?
Những entry
nào trong blog của tôi đã bị xóa bỏ, đề nghị các blog khác nếu lỡ post
lên thì
xóa đi ngay cho, không có chuyện gì hết, chỉ vì tôi muốn thế. NQL (1)
Cái
sự
nổi
tiếng như hiện nay của NQL làm GCC nhớ đến trường hợp của Harold
Robbins, một
nhà văn Mẽo, và bài viết về tay này trên tờ Người Nữu Ước, trong 1
số
đã lâu, hồi
Gấu mới ra ngoài này. Tác giả bài viết trên Người Nữu Ước phán, thật
chí lý, HR dư
sức đoạt Nobel, nhưng ông ta bán rẻ đời văn của mình, khi chọn làm nhà
văn
best-seller.
Quá đúng nếu áp dụng vào
trường hợp NQL. Ngày trước ông là nhà văn
đầy tiềm năng, triển vọng. Bây giờ ông là nhà văn best-seller, đầy
"tiền năng", và
đầy độc giả, không phải thứ đúng ra là độc giả của ông.
Những entry nào trong blog của tôi đã
bị xóa bỏ, đề nghị các
blog khác nếu lỡ post lên thì xóa đi ngay cho, không có chuyện gì hết,
chỉ vì
tôi muốn thế. NQL
Xóa đếch được. Muốn thế cũng đếch được.
" Public" 1 phát, là bỏ
mẹ!
Chính vì đọc mấy dòng trên, mà Gấu nghĩ, tay này hết “nửa” rồi
Từ khi mở blog [trang Tin Văn] mười mí niên, [cc 1997 nếu kể
cả thời gian VHNT trên lưới của PCL. Bà chủ báo cho riêng 1 account, tự
post bài,
không qua tòa soạn] Gấu chưa từng phải xóa bất cứ 1 cái gì.
Viết chưa tới, thì
sửa, chưa viết đã hăm he sửa, nhưng chưa hề phải delete, bất cứ 1 bài
nào.
Thiền sư PTH đã từng xoa đầu GCC: Viết ngàn ngàn trang, chưa
từng 1 lần sơ thất!
NTV giải thích, hai mạch Nhâm Đốc đã thông, viết cái đéo gì cũng
không [sợ] sai nữa!
Bảnh. Cực bảnh!
Tks “both” of “three” [còn 1 người
nữa, đành cám ơn xuông,
không dám nêu tên, hà, hà!]
NQT
Đúng là XHCN!
Về cái chuyện
BL ra lệnh xóa những entry mà anh đã xóa rồi, trên Blog của anh, ở
những Blog ăn
theo, và cùng với nó, là những dòng huênh hoang khoác lác của tên Gấu
Cà Chớn,
Gấu, tình cờ, vớ được 1 đoạn thần sầu liên quan tới Kafka, được Manguel
trích dẫn,
trong bài viết The Pillow Book,
trong cuốn A Reading Diary
của ông:
Kafka viết cho bạn của
mình, là Osar Pollack vào bữa Chủ Nhật 24 Tháng
Tám,
1902:
Tớ ngồi trong 1 cái ghế tuyệt vời. Bạn không thể biết được, nó tuyệt
vời như thế
nào đâu. Ở nơi hai đầu gối của nhà văn thường đong đưa, có hai cái đinh
gỗ thực
là ghê rợn.
Nào, bi giờ
bạn chú ý nghe tớ nói nhe: Một khi bạn ngồi đúng điệu, viết cái đúng ý
nhà nước
VC, không cần delete cái con mẹ gì hết, thì… OK.
Nhưng đúng vào lúc, bạn tính viết cái thứ
mà sau này bạn yêu cầu như BL yêu cầu, thế là hai cái đinh gỗ bèn làm
việc, và
chúng đâm cho bạn những cú thấu tim thấu gan!
Và lời khuyên
của Kafka: Chớ bao giờ viết cái gì VC đéo ưa!
Nghe chưa, mấy
đồng chí đồng nghiệp viết văn VC của GCC!
Kafka to his
friend Oskar Pollak, on Sunday, 24 August, 1902: "I sat at my beautiful
desk. You don't know it. How could you? It is namely a good bourgeois
well-disposed
desk, meant for teaching. It has, there where usually the writer's
knees are,
two frightful wooden points. And now pay attention. When one sits
quietly, carefully,
and writes something good and bourgeois, then one is fine. But woe to
one who becomes
excited and twitches the body just a little, for then one inevitably
gets the
points in the knees and how it hurts. I could show you the dark
blue marks. And what does that mean, then? 'Don't write anything
exciting and
don't allow your body to twitch.'"
Cũng trong bài
viết này, còn một giai thoại nữa, liên quan tới sự quan trọng của “đúng
từ, từ đúng”, mot juste, [tiếng Tây trong nguyên tác],
và tới Borges.
Một lần Borges đi giang hồ vặt tới Portugal, và được 1 đấng ký
giả phỏng vấn, và nhân tiện, ông bèn hỏi ngược lại người phỏng vấn
mình, về
King Manoel II, mà Borges có làm 1 bài thơ về ông vua này, có phải, khi
thất
lạc ở sa mạc Bắc Phi, thì ông vua 16 tuổi.
Không, nhà vua khi đó 24 tuổi. Anh ký giả trả lời.
Borges
bèn lầu bầu, nếu như thế thì phải sửa, cái tiếng tính từ trong bài thơ,
không
phải mágico [magical] mà là místico
desierto [mystical desert]; không
phải sa mạc thần kỳ, mà sa mạc thần bí.
Đoạn tiếp
theo, sau đây, thì liên quan tới đề tài chúng ta đang lèm bèm:
Nhưng ngay cả
từ đúng, thì cũng vô phương cứu vớt, một bản dịch què.
Như Don Quixote chỉ ra,
về 1 đấng họa sĩ, vẽ một con tôm tệ quá, thế là anh ta bèn đi 1 đường
phụ đề, bằng
tiếng Mít:
Bắt ông què này thì làm xấu hình ảnh xứ Mít VC của chúng ta.
Cứ làm như xứ
Mít VC của chúng ta đẹp lắm!
Merde!
Bọ Lập
nằm ấp
MR COGITO'S
ABYSS
At home it's
always safe
but just
over the threshold
when Mr
Cogito goes out
on his
morning stroll
he meets-the
abyss
this is not
the abyss of Pascal
this is not
the abyss of Dostoevsky
this is an
abyss
to Mr
Cogito's size
fathomless
days
fear-fraught
days
it follows
him like a shadow
waits in
front of the bakery
in the park
it reads the paper
over Mr
Cogito's shoulder
irksome as
eczema
affectionate
as a dog
too shallow
to swallow
his head
arms and legs
maybe one
day
the abyss
will fill out
the abyss
will mature
and be
serious
if only he
knew
what water
it drank
what grain
to feed it
now
Mr Cogito
could pick
up
a few
fistfuls of sand
and fill it
up
but he
doesn't
and so when
he goes home
he leaves
the abyss
at the
threshold
covering it
deliberately
with a scrap
of old cloth
Zbigniew Herbert: The Colllected Poems 1956-1998
Hố thẳm của
BL
Ở nhà thì
luôn luôn an toàn
Nhưng ngay ở
bậu cửa
Khi BL ra
ngoài, buổi sáng
Tính đi 1 đường
tản bộ
Thế là BL gặp -
hố thẳm
Không phải hố
thẳm Pascal
Cũng không
phải hố thẳm Dostoevsky
Cũng đếch phải hố thẳm PCT!
Đây là hố thẳm
của BL
[Có thể nói,
BL đẻ ra nó!]
Đúng tầm vóc
BL
Những ngày
sâu hoắm
Những ngày đầy
sợ hãi
Nó theo BL
như cái bóng
Đợi đằng trước
lò bánh mì
Ở nơi để xe,
nó đọc tờ báo, qua vai BL
Chán ngấy
như con chấy [eczema: vết chàm]
Màu mè như
con chó
Quá nông cạn
để đợp 1 phát
Nào đầu nào
tay nào chân
Có thể một
ngày
Cái hố thẳm
sẽ đầy
Sẽ trưởng
thành
Và sẽ nghiêm
trọng
[Đợp BL]
Nếu, chỉ nếu
BL biết
Anh ta uống
thứ nước chi
Hạt giống gì
anh ta trồng
Bi giờ BL
Có thể lượm
1 nhúm cát
Và làm đầy
nó
Nhưng anh ta
đếch làm
Và thế là
Khi anh ta về
nhà
Anh ta để nó
ở bậu cửa
Ý tứ che đậy
nó
Bằng 1 mớ rẻ
rách
Note: BL: Bọ
Lập. Nhưng còn có 1 nghĩa khác, với BL. Anh rành cái nick này lắm.
Không có nó, nhạt miệng lắm!
Hà, hà!
Mấy người
đã chán chủ nghĩa xã hội chưa?
Về hai Mùa
Xuân Lớn và về những Skvorecky
Milan Kundera
1
Vào Tháng Chín 1968, đang lúc
quá đau thương vì cú Liên Xô xâm lăng
Tiệp, tôi
có vài ngày ở Paris; Josef và Zdena Skvorecky cũng có đó. Hình ảnh một
anh
chàng trai trẻ bỗng trở lại với tôi, cùng với giọng đầy gây gổ:
-Mấy người đã
chán chủ nghĩa xã hội chưa?
Trong
cùng những ngày như thế đó, chúng tôi tranh luận dài dài với một
nhóm bạn
bè người Pháp; họ, nhìn thấy hai Mùa Xuân, một của Paris, và một của
Prague,
những biến động có vẻ giống nhau, cùng sáng rỡ lên vì sự nổi dậy, phản
kháng.
Thật sung sướng nghe, nhưng mgộ nhận vẫn còn đầy.
Mai 68 của Paris là một cuộc bùng
nổ không chờ đợi. Mùa Xuân Prague,
là
sự hoàn
tất của một tiến trình dài, cắm rễ ở trong Khủng bố Staline của những
năm đầu
sau 1948.
Mai 68 ở Paris, thoạt kỳ thuỷ của
nó, là do đám trẻ khởi động, đẫm
trong nó là
chất trữ tình cách mạng. Mùa Xuân
Prague được gợi hứng từ nỗi bi quan
hậu cách
mạng của đám người lớn.
Mai 68 là nhằm
chống lại văn hóa Âu Châu chán ngấy, trịnh trọng, xơ
cứng.
Mùa Xuân Prague là ngợi ca, là hứng
khởi, của chính cái thứ văn hóa đó,
nhưng
bao lâu nay bị nghẹt thở ở trong cái ngu si đần độn ý thức hệ, là chống
đỡ, bảo
vệ tinh thần Ky tô giáo thay vì cái sự vô đạo, vô thần! Và tất nhiên,
còn nghệ
thuật hiện đại nữa [je dis bien: moderne, non pas postmoderne. Kundera]
Mai 68 dán nhãn quốc tế ca. Mùa Xuân Prague lại đem đến cho
một quốc
gia nhỏ bé
cái nguồn gốc của nó, cái sự độc lập của nó.
Bằng một ‘tình
cờ tuyệt vời’, hai Mùa Xuân, không đồng thời, mỗi mùa
tới từ một
thời điểm lịch sử khác hẳn nhau, vậy mà gặp nhau, trên ‘bàn mổ’ của năm
đó.
2
Khởi đầu của
con đường đưa tới Mùa Xuân Prague,
được ghi dấu ở trong
hồi ức của
tôi, bằng cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Skvorecky, Những kẻ hèn
nhát, Les
Lâches, xuất bản năm 1956, và được đón nhận bằng một trận lửa thù
từ giới
chức nhà nước. Cuốn tiểu thuyết trình bầy một khởi đầu lớn lao của văn
học đó,
nói về một điểm khởi đầu lớn mang tính lịch sử: một tuần lễ của Tháng
Năm 1945,
trong đó, sau sáu năm bị Đức chiếm đóng, nước Cộng Hòa Tiệp lại ra đời.
Nhưng
tại sao lại hận thù như thế? Cuốn tiểu thuyết cực kỳ chống cộng, cực kỳ
phản
động? Không đâu, làm gì có chuyện đó! Skrorecky thuật câu chuyện một
anh chàng
trẻ tuổi mê khùng mê điên nhạc jazz (như Skvorecky), bị cuốn hút
vào cơn
lốc vài ngày của một cuộc chiến chấm dứt với đoàn quân Đức quỳ gối đầu
hàng,
trong khi kháng chiến Tiệp vụng về tìm kiếm nó, và trong khi người Nga
ùa tới.
Chẳng có tí chống cộng, nhưng mà là một thái độ, một không khí không
chính trị,
và, vui như tết: tự do như khí trời, nhẹ như tơ trời, không ý thức hệ
một cách
rất ư là bất lịch sự, vô lễ, hỗn láo, impoliment.
Rồi thì, chỗ
nào cũng thấy khôi hài, tiếu lâm, một thứ tếu tếu, cà chớn
không
hợp thời, không đúng lúc. Điều này khiến tôi nghĩ rằng trên khắp các
phần đất
của thế giới, con người cười không giống nhau. Làm sao nghi ngờ chất
hài của
Bertolt Brecht? Nhưng ông chuyển thể thành kịch trình diễn tác phẩm Người
lính can đảm Chveik cho thấy, ông chẳng hiểu gì về chất hài của
Hasek.
Tiếu
lâm của Skvorecky (cũng như của Hasek hay của Hrabal) là tiếu lâm của
những
người ở xa quyền lực, chẳng màng quyền lực, và coi Lịch sử như một mụ
phù thuỷ
già, mù, mà những phán bảo đạo đức của nó làm họ bật cười. Và tôi coi
thật có ý
nghĩa, chính cái tinh thần không-nghiêm trọng, bài-đạo đức, bài-ý thức
hệ đã mở
ra, vào lúc rạng đông của những năm 60, một thập kỷ lớn lao của văn hóa
Tiệp
(vả chăng, thập kỷ cuối cùng mà người ta có thể gọi là lớn lao)
3
Ui chao, những
năm 60 đáng yêu làm sao: tôi thèm nói, một cách đểu
cáng: một
chế độ chính trị lý tưởng, là một chế độ độc tài đang rã ra, une
dictature en décomposition, bộ máy đàn áp hoạt động càng ngày càng
trục
trặc, nhưng nó luôn luôn có đó, để mà châm chích, tạo hứng cho người
dân chửi,
chọc quê chế độ.
Lê
Công Định
1 hr · Edited
Thấy mọi người đang lo lắng về
quyết định chuyển tội danh mà cơ quan an ninh
điều tra dùng để khởi tố anh Nguyễn Quang Lập từ điều 258 thành điều 88
BLHS,
vì e ngại khung hình phạt nặng hơn, tôi xin tường thuật lại một chuyện
có thật
sau đây:
Vụ án của tôi cách nay 5 năm có phần tương tự, khi khởi tố thì theo
điều 88,
nhưng truy tố lại chuyển thành điều 79 với mức hình phạt cao nhất nặng
hơn. Lúc
gần ngày xét xử sơ thẩm, nhiều lần sau buổi làm việc với cơ quan an
ninh, tôi
hỏi các anh nhân viên điều tra rằng việc
thay đổi
tội danh có nghĩa là chính quyền muốn gia tăng hình phạt so với dự định
ban đầu
chăng.
Câu trả lời của các anh ấy đều trùng hợp và rất thú vị, khiến tôi bất
ngờ về
cách vận dụng luật pháp ở Việt Nam: "Hình phạt thì đã có và không cần
thay
đổi, chỉ chuyển tội danh vì tình hình chính trị-xã hội nay khác đi so
với ban
đầu."
Làm luật sư bao nhiêu năm mà tôi vẫn không hiểu hết hệ thống tư pháp
nước
nhà vận hành ra sao, mãi đến khi vào tù mới ngộ ra nhiều điều độc đáo.
Quả thật
nước ta có lắm "đặc thù", mà tôi thường ví von với bạn bè lúc trà dư
tửu hậu, rằng dù có thể khoác cho mình một bộ veston như thiên hạ,
nhưng khỉ
vẫn là khỉ, chứ không vì thế trở thành người!
Mẩu viết của Lê Công Định làm GCC nhớ tới bài đang dịch, mới được 1
khúc,
trình ra sau đây:
Lies I Lived
Dối trá tôi
sống
Anh tôi học trường Xô Viết
cuối thập niên 1940, khi người Mỹ là kẻ thù của chúng tôi. Chẳng ai
nhìn thấy họ,
lẽ dĩ nhiên, nhưng chính vì thế mà họ đáng sợ, bởi là vì, ai mà biết
được, họ có
thể có mặt ở khắp mọi nơi, giả làm những công dân Xô Viết, trong những
bộ đồ bình
thường hàng ngày vẫn mặc, chôm những bí mật của chúng tôi, những thứ
bảnh nhất,
và, ui chao, Chúa ơi, sẽ có 1 ngày chúng trở nên mạnh mẽ như chúng tôi,
kẻ thù nào
cũng đánh thắng như chúng tôi! Đó là điều ông anh tôi được dậy ở nhà
trường. Trên
tất cả, cấm ngặt, không được
cho ai biết, về phòng tập thể dục trong
trường, về
chúng tôi đã chạy nhanh ra sao, chơi trò hít đất được bao nhiêu cú, leo
dây
nhanh cỡ nào.... cấm ngặt!
Khi đến lượt tôi đi học, 10
năm sau đó, Xì đã chết, không khí thoáng hơn. Nhưng tôi vưỡn nhớ
những câu
chuyện của ông anh mình. Mặc dù anh cười ngất về cái sự hoang tưởng của
mấy ông
thầy, và, ở vào cái tuổi lên bẩy, tôi nghi ông anh của mình hơi có tí
bồng bột.
Tôi yêu nước tôi, và tôi muốn,
những đứa học trò Xô Viết chúng tôi khoẻ mạnh. Hãy để lũ trẻ Mẽo chạy
lòng dòng
dưới đất, vô phương leo tường, vì yếu nhợt!
Vào 1 ngày
xuân, tôi lúc đó lên tám, đang chơi làm
nhà, làm lâu đài trên cát, một cặp vợ chồng già đi về phía tôi. Bà già,
chân mập,
ông chồng như bị xuyễn, "Có đúng đuờng này đi tới Sở Thú không, cháu?
Đúng rồi! Kẻ
thù đây rồi! Tôi nghĩ thầm
Tôi trả lời liền lập tức, rất
can đảm, hết sức tự nhiên, giọng không 1 chút run, "Không, mấy người
đi lầm đường
rồi. Phải đi ngược lại!"
Cám ơn cháu nhiều lắm.
Cặp vợ chồng quay lại, trở
lối. Tôi ngồi, sướng điên lên, con thú bằng cao su nằm trong tay, toà
lâu đài bằng
cát ngoài sân kia, ta đã đánh lừa
được mấy tên gián điệp tư bản Mẽo rồi!
Sở Thú nằm ngay sau lưng
tôi, sau tòa nhà.
Nhìn kẻ thù xiêu xiêu xa
xa, ông chồng già làm cái giá cho bà vợ chân mập như bị phù, tựa vô,
bất
chợt tôi nhận ra, có cái gì sai ở đây. Tôi cảm thấy nhục nhã, xấu hổ.
Trong 1
thoáng, sự thực hiện ra trước mắt tôi chẳng cần 1 lời giải thích. Đó là
ý thức.
Đó là lương tâm. Đó là mặc khải: Một sự hiểu biết sáng chưng, không thể
nào tranh cãi, một thứ đạo đức đếch cần đến, ngay cả những câu hỏi,
hay lời
giải đáp.
Đây là thứ ý thức biến con khỉ thành con người!
Cái chết của xứ Mít, là do Cái
Ác Bắc Kít - đúng như Tolstaya phán, về nước của bà, Cái Ác Á Châu
[Nga] -,
cộng thêm cái thứ học vấn dậy hận thù ngay từ thuở còn con nít.
Bạn không thể tưởng tượng, Gấu, khi đọc bài viết của bà, Những Thời Ăn
Thịt Người, khi ở Trại Cấm
Thái Lan, đã "mặc khải" như thế nào.
Cả 1 tuổi thơ ở xứ Bắc Kít hiện ra
trước mắt, cùng cái đói, cái nhục, cái khổ....
Đau nhất, là thằng khốn,
được chính bà nội truyền cho, lòng thù hận, chính bà mẹ đẻ ra mình!
Bà cụ cứ ra rả vào tai thằng cháu, mẹ mày giết bố mày, mẹ mày rồi sẽ bỏ
chúng mày đi lấy chồng.
Thằng khốn càng thương mẹ bao nhiêu, càng thù mẹ bấy nhiêu!
Chỉ sợ mẹ đi lấy chồng!
Thê lương thật.
Chỉ đến khi bà cụ Gấu mất, lần hồi Gấu có lại được tình yêu mẹ của mình!
Bùi
Văn Phú
10 mins
Bọ
Lập đang bị giam. Tôi coi anh như là
một "tù nhân lương tâm". Các bạn quan tâm đến anh, hãy lên tiếng cho
anh được tự do. Một chữ ký, một lá thư sẽ là niềm an ủi và đem lại hy
vọng cho
anh. Bài này mình viết mấy năm trước.
Bọ Lập
nằm ấp
Bọ Lập
nằm ấp
Nguyen Pham
Xuan
9 hrs
· Edited
·
LẬP VẪN CHƯA VỀ (2)
Sáng nay (16/12/2014) vợ con Lập lại lên nơi
giam giữ Lập (số 4 Phan Đăng Lưu,
TPHCM) hỏi về việc thả chồng cha mình. Cán bộ điều tra vẫn bảo chưa có
lệnh.
Hồng, vợ Lập, bảo như vậy là các anh đã giam giữ trái phép chồng tôi từ
14h
ngày hôm qua (15/12/2014) vì đã quá hạn tạm giữ, nếu tạm giam tiếp thì
phải cho
chúng tôi biết cái lệnh đó. Bên điều tra bảo cứ về đi, chúng tôi có sai
phạm gì
thì chúng tôi chịu, nhưng vợ con Lập vẫn kiên trì ngồi đợi tại chỗ cho
đến lúc
này, bữa trưa ăn tạm ở quán bên cạnh. Đồ ăn của vợ con chuẩn bị cho Lập
vẫn
được đưa vào, nhưng có lúc một công an đã bực mình vì sự đòi hỏi của
gia đình
đã nói nếu cứ thế thì sẽ không cho thăm thế này nữa, cứ đúng lịch quy
định mới
được tiếp tế. Hồng và hai con trai sẽ ngồi đến 17h để xem có được thông
tin gì
về Lập không. Mà cái chắc là Lập vẫn chưa về.
Note: Được, được! NQT
Những người cam chịu lịch sử!
Mới có 2 ngày nhằm nhò gì!
Tôi thích lửng
lơ con cá vàng. Ở đâu không biết chứ ở ta cứ lửng lơ con cá vàng là an
toàn nhất.
Thông minh giỏi giang chỉ tổ người ta ghét. Ông Hoàng Ngọc Hiến nói
rồi, cái nước
mình nó thế, cứ ngu ngu hiền hiền là đắc lợi, ai cũng thương, quyền
chức cũng
dễ có, chứ láu táu ló cái tài của mình ra trước mắt thiên hạ thì khuynh
gia bại
sản có ngày.
Bọ Lập đã từng
trả lời talawas, như thế, chứng tỏ ông đã chọn cho mình 1 cách sống
trong 1 xứ
như xứ Mít VC.
Những bài viết trên Blog của ông, phần lớn nếu không muốn nói, tất
cả, đều post lại, như thế, tại sao VC bắt ông?
Chỉ có 1 lỗ
hổng, là BL rất ghét Tẫu. Như trong trả lời talawas cho thấy:
… Nguyễn Ái
Quốc ở Hồng Kông làm khá tử tế. Phim về Bác Hồ không làm tử tế có mà
bốc cám.
Nhân vật Bác Hồ do Trần Lực thủ vai cũng được, tương đối nhuyễn và
tránh được cứng
nhắc. Quay phim cũng khá. Tuy nhiên cứ thấy Bác ho hoài, khạc cả ra máu
thì khó
tin quá. Bác lúc đó còn trẻ, khỏe cơ mà? Cứ thủ vai lãnh tụ là phải ho
hục hặc
và uống thuốc bắc ư? Tôi cảm thấy phim này ca ngợi Bác thì ít, ca ngợi
Trung Quốc
thì nhiều. Việc Ðảng Cộng sản Trung Quốc giúp đỡ Bác trong những ngày
tháng cam
go là việc nên nhắc tới. Nhưng nhắc vừa thôi, nhắc quá thì không ổn vì
đây là
phim ca ngợi bản lĩnh Bác Hồ giữa bầy lang sói nhằm bảo toàn cách mạng
Việt Nam
cơ mà! Trần Ðăng Khoa ngồi cạnh tôi, rỉ tai tôi, đáng ra Trung Quốc
phải bỏ tiền
ra làm phim này mới đúng.
Tuy nhiên, bảo
rằng là chỗ của nhà văn không ở trong tù, thì sai.
GCC sợ rằng, nhà tù
mới là
chỗ ở của nhà văn, ở xứ Mít.
Nếu thực sự là nhà văn
Quái nhất, là
BL biết trước ông sẽ được VC cho đi tù!
Khó hiểu thật!
Cái nước
mình nó thế. BL lập lại HNH. Đọc Bolano viết về văn chương Chilê, thú
hơn, tuy
cũng thế:
Đây là cái
điều mà văn chương Chile dạy tôi. Đừng đòi hỏi gì hết, vì chẳng ai cho
gì hết.
Đừng bịnh,
vì chẳng ai giúp bạn. Đừng mong có tên trong tuyển tập, vì tên bạn bị
gạch bỏ từ
thời Diễm Xưa rồi. Đừng chiến đấu vì bạn luôn bị đánh bại. Đừng quay
lưng về
quyền lực, vì quyền lực là tất cả. Đừng hà tiện khi thổi đít những tên
ngu si,
đần độn, những tên giáo điều… nếu bạn
không muốn sống khốn khổ khốn nạn như chó, ở địa ngục Mít.
Đời ở xứ Mít cứ
thế tiếp tục,
chẳng có gì thay đổi.
CHILEAN
LITERATURE
This is what
Chilean literature taught me. Ask for nothing, because you'll be given
nothing.
Don't get sick because no one will help you. Don't ask to be included
in any
anthology because your name will always be omitted. Don't fight because
you'll
always be defeated. Don't turn your back on power because
power
is everything. Don't be stinting in your praise for idiots, the
dogmatic, the
mediocre, if you don't want to live a season in hell. Life here goes on
more or
less unchanged.
Chỗ đứng của
nhà văn phải là ở nhà tù, bắt buộc như vậy, nếu ở 1 xứ như xứ Mít. Một
đất nước mà nhà nước muốn bắt ai thì bắt,
làm gì có thứ nhà văn chống nhà nước bằng ôn hòa, bằng chỉ viết văn,
không dính
vô chính trị. Phi chính trị là 1 trò xa xỉ , “luxury” đối với tôi, một
nhà văn Thổ
tuyên bố, khi bị nhà nước lôi ra xỉ vả, cùng với Pamuk (1)
Cái
chết của 1 nhà
văn như Bọ Lập và đồng bọn, là chúng vẫn rất ư là tự hào vì thành
tích chống Mỹ cứu nước, trong khi càng ngày càng rõ ra, là cái chế độ
Ngụy hơn
hẳn chế độ VC. Khốn nạn nhất, cuộc chiến đó đúng ra không thể xẩy ra,
và nó xẩy ra, là vì dã tâm của VC, cố tình nhử Mỹ đem quân vô Miền
Nam.
Một khi
còn
ca ngợi thành tích chống Mỹ cứu nước, là còn cố tình chấp nhận cái chế
độ khốn
nạn hiện nay.
Chống cái
con khỉ. Tha ngay lập tức là sao.
Những ngày tù của Bọ Lập, càng nhiều càng tốt,
là những ngày bớt đi cái nhục làm mất Miền Nam của hắn ta và đồng bọn.
NQT
Khi Diệm còn, chỉ có lèo
tèo mấy tên cố vấn Mẽo. Chỉ sau khi VC thành lập MTGP, và Diệm bị Mẽo
làm thịt, Mẽo mới đổ quân vô Việt Nam, khi đám tướng lãnh gật đầu đồng
ý, sau khi lấy tiền giết Diệm.
Nhà văn Mẽo Hitchens chửi Kennedy, mi là 1 tên găng tơ (1)
(1)
Hitchens
kết án,
đúng là
hành động của lũ găng tơ. Thú vị hơn, Orwell cũng dùng từ này, để chỉ,
chính nước
Anh của ông:
“Đế quốc Anh ở Miến Điện, là chủ nghĩa găng tơ”
"L'impérialisme britanique en Birmanie, c'est du gangstérisme"
Xi [Sư] hay….Vi Xi ?
Phật Giáo có bao nhiêu phần trăm… VC nằm vùng,
và bao nhiêu phần trăm… tội, trong vụ làm
mất Miền Nam?
Căng, nhe?
Wed, Apr 10,
2013 at 8:07 PM
thu tu Texas
Ong Tru,
Chi co ong
viet nhu vay, nhung la su that !
Cam on Ong va chuc
ong cung gia dinh binh an
Đa tạ. NQT
Mậu
Thân & Sawada Pix
Mùa Xuân nói
chuyện Mậu Thân
Những người
Cộng sản rất khôn khéo trong việc giấu diếm những tội ác của họ. Và
càng giỏi
hơn, khi chối tội, khi không dám nhận ai là tác giả những tội ác đó.
Khi chiến
tranh chấm dứt, họ dễ dàng có được những "Viện Bảo Tàng, Nhà Trưng Bầy
Tội
Ác Mỹ Ngụy", phần lớn hình ảnh, tài liệu là do báo chí, giới truyền
thông
Tây Phương cung cấp. Nhưng thật khó mà kiếm ra, và chắc là vô phương có
được những
hình ảnh về cảnh giết người hàng loạt, trong biến cố Mậu Thân tại Huế
chẳng hạn,
khi người Cộng Sản phải bỏ chạy. Đã từ lâu, dư luận đồn đại, đằng sau
tội ác đó
có bóng dáng của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhưng ông chẳng bao giờ lên
tiếng, cho
dù chỉ để phủ nhận (1). Cũng vậy, vụ giết hại những người theo Trotsky.
Chẳng
ai là đao phủ. Chỉ có nạn nhân. Ở đây, những người Cộng Sản Việt Nam có
vẻ như
không chấp nhận lối của giải thích, về sự tầm phào của cái ác (the
banality of
evil, chữ của Hannah Arendt khi bàn về tính tình, thái độ của những tên
đao phủ
Nazi).
Trước khi chết,
tổng thống Pháp, Francois Mitterrand đã "chiến đấu với chính mình", để
có được lời nói cuối, về việc ông đã tham gia trong chính phủ Vichy,
trước khi
gia nhập lực lượng kháng chiến. Việc ông cho tới năm 1986, là bạn thân
của René
Bousquet, một viên chức trong chính quyền Vichy theo Đức Quốc Xã, bị
kết án năm
1989 về tội ác chống lại nhân loại, khi đẩy người Do-thái vào lò thiêu.
Trong
cuốn "Hồi Tưởng qua hai giọng nói" (Memory in two voices), với người
đối thoại là Elie Wiesel - một nạn nhân sống sót tại lò thiêu người,
Nobel Hòa
Bình 1986 - khi nói ra những tội ác đó, ông chỉ làm một sửa soạn bất
khả tri
trước khi chết, một cái chết không có sự an ủi của một niềm tin. Tôi
không biết
tôi có "biết" không. Tôi không biết tôi có "không biết"
không: điều không thể quy định một cách ngay thẳng, công bằng trong từ
"niềm
tin", ông nói. Và ông nói thêm, dẫn lời ghi trên bia mộ Willy Brand,
cựu
thủ tướng Tây Đức: "Tôi đã làm cái điều tôi có thể làm".
Những người
Cộng Sản Việt Nam, tuy không có niềm tin về một Đấng Toàn Năng, nhưng
thừa sức
làm điều họ có thể làm.
Nhưng đối với
chúng ta, đâu là điều chúng ta có thể làm? Sau này, những con cháu đời
thứ năm,
thứ "mười mí" của đám lưu vong, khi phải truy tìm nguyên nhân bỏ nước
ra đi của những ông cố bà cố, họ sẽ hoang mang giữa đống tài liệu chứa
trong
thư viện. Và càng hoang mang hơn, giữa đống hồi ký, được viết ra với
quá nhiều
niềm tin, của những người quốc gia, khi phải giải thích vai trò của họ
trong biến
cố lịch sử, trong việc làm mất Miền Nam.
Nếu có
chăng, một chứng cớ hiển nhiên về tội ác của những ngưòi Cộng Sản, thì
chỉ là một
bức hình đăng trên trang bìa tờ Time
(Thời Báo) thời gian sau khi ông
Diệm bị
giết ít lâu, chụp một ông xã trưởng Miền Nam bị du kích chặt đầu, rồi
đặt cái đầu
lên bụng tử thi, bên dưới là bản án. Bức hình đã làm cả thế giới sáng
đó không
thể uống cà phê, ăn điểm tâm. Và đây có thể coi như "niềm tin còn một
chút
này", đối với những quân nhân Hoa Kỳ, Đồng Minh, khi họ tham gia cuộc
chiến
tại Việt Nam. Nhưng cũng chẳng biết ai là đao phủ. Cũng vậy, thủ phạm
hạ sát những
ký giả ngoại quốc trong vụ Mậu Thân tại Chợ Thiếc. Hình như sau đó, khi
được hỏi,
Trần Bạch Đằng trả lời không biết, y hệt Trần Văn Giàu trả lời, trong
vụ giết hại
Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu.
"Pictures
to be killed" (Những tấm hình để giết đi), là một thuật ngữ được giới
báo
chí Mỹ dùng, khi gửi những hình ảnh họ biết không thể sử dụng, ít ra
vào thời
điểm đó. Trong chiến tranh Việt Nam, đã có những bức hình chụp cảnh
Việt Cộng
dùng mã tấu, binh sĩ Mỹ dùng búa, tàn sát lẫn nhau, như trong một phim,
thời kỳ
"khai hóa" dân da đỏ. Cảnh tàn sát ở Mỹ Lai... tất cả những hình ảnh
đó, sau này đã được sử dụng, khi cần một cái cớ để rút khỏi Việt Nam
"trong danh dự" đối với tổng thống Nixon. "Nghe nói", phong
trào phản chiến ở Mỹ cũng do CIA bỏ tiền ra, thuê người đi biểu tình.
Những người
Cộng Sản vẫn thường nói, hãy quên quá khứ, xúm nhau lại xây dựng tương
lai.
Chúng ta sẵn sàng quên quá khứ, và có khi cũng chẳng cần điều họ có thể
làm,
như tổng thống Pháp F. Mitterrand đã làm. Nhưng chỉ cần họ không quên
tinh thần
"chống Mỹ cứu nước", không phải của họ, mà là của những người dân Miền
Nam, của những người họ gọi là Ngụy, giống như những người họ gọi là
Tề, ở Miền
Bắc, trong cuộc chiến tranh chống Pháp.
Trong thời
gian người Mỹ tham chiến tại Miền Nam, có những gia đình cấm con em
không được
làm sở Mỹ, có những công chức, ngày đi làm, tối chạy xe ôm, nhưng nhất
định
không để cho người Mỹ vô nhà của họ, với những hợp đồng thuê mướn thật
hấp dẫn.
Nghe nói, vẫn chỉ là nghe nói, Ngô Đình Nhu đã từng cho người ra ngoài
Bắc, bảo
thẳng với ông Hồ, nếu còn tiếp tục đánh phá Miền Nam, thì chính ông là
người có
tội ác với lịch sử, trong việc đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam, và nếu
cần, ông sẽ
gửi con tin, là hai người con ruột của ông, qua một nước trung gian là
Thụy sĩ.
Nhiều viên
chức Cộng Sản đã cay đắng thú nhận, họ thắng người Mỹ trên chiến
trường, nhưng
thua trên thị trường, thua đồng đô la.
Chỉ mong họ
đừng bao giờ gây ra cảnh cả nước Việt Nam cay đắng vì Mỹ, như Miền Nam
đã từng
cay đắng.
Như các cô
gái bán ba đã từng cay đắng khi người Mỹ, bắt chước ông Tú Vị Xuyên,
chơi trò đổi
tiền đô la đỏ.
Note: Bài viết
này, Gấu viết đúng vào Tết Mậu Thân, tất nhiên không phải 1968, gửi
đăng báo Tết, tờ Người Việt,
thời gian
bạn quí là Tổng Thư Ký, order. Bài gửi đi, không biết đăng
hay không, không thấy
trả lời, tất nhiên, nhuận bút cũng
không. Sau, hỏi 1 anh bạn cũng ở Cali, anh cho biết, không thấy, và
như thế, nếu có đăng, thì chỉ có thể trong số Tân Xuân, không
phải Báo Tết.
Gấu bèn gửi
cho tờ VHNT trên lưới của Phạm Chi Lan, làm quen.
Bà trả lời, HPNT này
là 1
nhân vật “controversial”- chữ của PCL - có lẽ anh nên cho bài khác, có
thể may
mắn hơn chăng, ấy là nói về giao tình giữa anh và VHNT.
Và quả thế
thực!
Về cái anecdote, Nhu cho người ra Hà Nội, nhắn Bác Hồ, cần con tin, ta
sẽ gửi con
của ta ra, đừng gây chiến, Mẽo sẽ làm nát bấy xứ Mít, Gấu nghe qua 1
người bạn, mê VC lắm. Nhưng bây giờ thì rõ ra là, Nhu không đến
nỗi ngu
như thế.
Ông biết VC bằng mọi cách phải gây chiến, nhưng ông vẫn quyết không cho
Mẽo đổ
quân vô Miền Nam. Mà thằng Mẽo, thì Gấu rất rành, 10 năm làm bồi
cho nó,
làm sao không rành. Tao là thằng chi tiền, tao nói, mày không nghe, là
thịt!
LS Trần Văn
Tạo: Án tử một khi đã thi hành thì không còn cơ hội sửa sai
Note: Nhảm.
Bác Hồ làm thịt Phạm Quỳnh, đã có sẵn bản thú tội, sửa sai, trong túi,
để cho đám
con cái của ông: Lịch sử sau này sẽ đánh giá, sửa sai!
Như vậy,
"technically", việc cụ Diệm và cụ Nhu không muốn để người Mỹ tham dự
vào chiến trường và chính trường Miền Nam là một thất sách, thua thiệt
hay một
điều đáng ca ngợi, ủng hộ?
Note: Một vị
độc giả, rất thân với trang TV, mail hỏi mấy câu, liên
quan tới bài viết trên. GCC xin được tuần tự trả lời:
Ông Diệm với
ông Nhu, do chưa từng có kinh nghiệm làm bồi Mẽo, vả chăng, chắc cũng
chưa từng
đọc “Người Mẽo Trầm Lặng” của Graham Greene, nên không làm sao hiểu
được ý
đồ của tụi
Mẽo.
Mẽo không hề
có 1 ý đồ nào xấu cả, trong cái việc dính dáng vào Việt Nam cũng như
nhiều nơi
khác trên thế giới. Chúng tới đâu, là cũng do thiện ý mà tới, thế mới
khổ.
AFTERWORD
Reading
Graham Greene in the Twenty-First Century
Đọc GG trong thế kỷ 21
Monica Ali
Cuộc
chiến Mít, với những tội ác của nó, con
số người chết, 1 đất nước ngày càng tàn tạ, mất mẹ lương tâm đạo đức,
mất tất cả
"cái gọi là Mít", là do VC phịa ra, rồi biến nó thành hiện thực, khởi
từ "ý hướng tốt" của anh Mẽo trầm lặng, cố tìm 1 lực lượng thứ ba,
không
theo Tẩy, Tẫu, Mút Ku.... 1 tên Mít đúng là Mít, cho xứ Mít!
Những
tài liệu,
văn kiện, sự kiện liên quan tới cuộc chiến giữa anh Tẩy và Việt Minh,
mới nhất,
từ phía Tẩy đưa ra, mà Gấu đọc, thời gian sau này, cho thấy, cuộc chiến
đó có thể
tránh được, ít ra là về phía Tẩy, nhưng Vẹm, không chỉ cố tình và còn
mong mỏi,
làm đủ mọi cách cho nó xẩy ra, để làm cỏ sạch những đảng phái khác, mà
chúng gán
cho tội Việt Gian, bán nước, chưa kể những nhà ái quốc như Phạm Quỳnh,
thí dụ.
Bởi vì chỉ có cách đó, mới thu gom mọi quyền lực vào tay chúng.
Cũng
thế là
cuộc chiến thứ nhì, với Mẽo, chỉ có cách đó, mới biến cả 1 miền đất
thành thù
nghịch.
Cuốn
Người Mỹ Trầm Lặng là 1 bằng chứng chết người, của
những thiện ý, của Mỹ, khi họ nhẩy vô Miền Nam
Bắc Kít bắt đúng gân Mẽo, khi thành lập MTGP: Chỉ có cách phịa ra cuộc
chiến Mít thì mới thắng nó!
Nên nhớ, lịch sử Mít đã từng xẩy ra Trịnh Nguyễn phân tranh, giữa Đàng
Ngoài và Đàng Trong.
Bắc Kít thua, không làm sao lấy được Miền Nam.
Nhờ nhử Mẽo vô mà thắng!
Như vậy, Diệm phải bị làm thịt, như Thiệu, phải bị Mẽo hứa lèo...
Họ là Mít, không phải bồi của Mẽo, đơn giản chỉ có thế, và, có lẽ như
thế!
Ngô Đình Diệm mang trong
ông huyền thoại về một con người Mít hoàn toàn Mít, không đảng phái,
không Đệ Tam, Đệ Tứ, không Việt gian bán nước cho Tây, cho Tầu, cho
Liên Xô. Cùng với huyền thoại về một vĩ nhân Mít hoàn toàn Mít đó, là
huyền thoại về một lực lượng thứ ba, như Gấu đã từng lèm bèm nhiều lần,
đây là đề tài của cuốn Người Mỹ Trầm
Lặng của Greene. Fowles khuyên anh
chàng Mẽo ngây thơ, trầm lặng, mang Phượng về Mẽo, quên mẹ nó lực lượng
thứ ba đi: lịch sử diễn ra đúng như vậy, nước Mẽo đã dang tay đón bao
nhiêu con người Miền Nam bị cả hai bên bỏ rơi, những cô Phượng ngày
nào. (1)
Phạm Quỳnh bị
VC làm thịt. Bi giờ được VC phục hồi bằng những dòng "sự thực" được con
thuyền Noé
của Bọ Lập chuyên chở (a) :
Bia tưởng niệm nhà văn hóa Phạm Quỳnh
ở nguyên quán Lương Ngọc
(Bên phải là Bia mộ trước Lăng cụ Tú Phạm Điển)
Ảnh: VTK, 22 – 11 – 2014.
Ngày mồng Một tháng Mười năm Giáp Ngọ,
tức 22 – 11 – 2014, nhạc sĩ Phạm Tuyên cùng đông đủ các con trai gái,
dâu rể, cháu chắt đã về Làng văn hóa Lương Ngọc, xã Thúc Kháng huyện
Bình Giang tỉnh Hải Dương để khánh thành Bia tưởng niệm thân phụ của
ông là cụ Phạm Quỳnh.
Cùng đi có TS sử học Nguyễn Văn Khoan, tác giả sách “Phạm Quỳnh, một
góc nhìn”, NXB Công An Nhân dân 2011, có dẫn lại lời Hồ Chủ tịch an ủi hai con gái cụ Phạm: “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ
được lịch sử đánh giá lại sau này”. Vị khách mời thứ hai là
GS Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, người từ năm 1975 đã phát
biểu quan điểm đánh giá nhân vật Phạm Quỳnh với huyện ủy Cẩm Bình: “Có
công minh lịch sử mới có công bằng xã hội”. Về đến làng Lương Ngọc,
chúng tôi thấy còn những vị sau đây tham gia lễ khánh thành: ô. Phạm
Văn Tỏ, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ Hải Dương cùng các ô. Nguyễn
Huy Thư, Bí thư Đảng ủy, Bùi Huy Cường và Phạm Kiệt, Chủ tịch và Phó
chủ tịch UBND xã Thúc Kháng. Còn có mặt một vị khá đặc biệt nữa phải
nhắc đến dẫu ông đã trở về làm dân sau 5 khóa liền được đảng bộ
và nhân dân Thúc Kháng bầu làm Bí thư Đảng ủy và chủ tịch xã, người đã
bền bỉ 17 năm cùng lãnh đạo và bà con dân làng và Hội đồng hương Lương
Ngọc các địa phương đưa danh hương Hoa Đường xưa trở thành Làng Văn hóa
nay – đó là ô. Vũ Đình Năng.
Cụ Phạm Quỳnh lâm
nạn trong những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, di hài được tìm
thấy năm 1956....
Người của lịch sử, đánh giá lại!
Lâm nạn!
Đểu như Vẹm!
Lê Công Định
Đây là
di tích hang Pác Bó. Bảng ghi chú có đề bài thơ của cụ Hồ viết năm 1941.
Tôi có một "thắc mắc không biết hỏi ai" rằng: Lịch sử Đảng nước nào
mà phải dịch? — with Khanh Vu Duc.
...............
Cần mở
ngoặc thêm về Ngô Đình Diệm và sự
thất bại không thể nào khác của
ông ta ở đây. Một lãnh tụ không có huyền thoại đã là không ổn, ngoài ra
họ Ngô
lại còn là một giáo dân Thiên Chúa.
Thái Dúi (1)
(1) Bạn
phải đọc ngược, thì mới
ra tên của anh này.
Diệm thất bại, là
đúng. Ông
không có huyền thoại, theo cái kiểu tự đút ống đu đủ vào đít mình thổi
mình, mà chỉ có bi thoại, như cả một Miền Nam có bi
thoại, là một
lòng một dạ tin vào thằng anh ruột Bắc Kít của nó.
Nhân vật Diệm này, là do niềm
tin về một lực lượng thứ ba, và một Mít hoàn toàn Mít, theo nghĩa quốc
gia, dân tộc, không Việt gian, Pháp gian và nhất là không Cộng sản. Đây
là đề tài
cuốn Người Mỹ Trầm Lặng của
Greene. Khi tác giả viết truyện đó, ông
không thể ngờ, nó tiên tri ra thời hậu chiến Mít, chứ không phải là ở
thời khi
bắt đầu, với cú bom xe đạp ở Catinat.
Đây cũng là điều dân
Miến nói
về nhà tiên tri Orwell:
Tờ Asia
Literary Review, [Đọc văn Á
châu] số mới nhất, có bài viết của Andrew Lam, Love your Parents,
Follow
Your Bliss, kể câu chuyện ông chọn viết văn thay vì làm y sĩ, ngược
lại ý
muốn của cha mẹ, và một số bài dành cho Miến điện.
Bài xã luận, Editor’s Notes, viết:
Ở Rangoon,
người ta nói, Orwell viết câu chuyện của Miến điện trong ba cuốn tiểu
thuyết,
không phải một, và họ gọi ông là Nhà Tiên Tri. Những ngày Miến, Burmese
Days,
là câu chuyện quá khứ thực dân thuộc địa của Miến, Trại Loài Vật, Animal
Farm, những năm khủng khiếp dưới chế độ độc tài của tướng Ne Win,
và 1984:
Ác mộng ngày hôm nay, tạm dịch cụm từ “the soulless dystopia
of today”.
*
Ngoài ra họ Ngô lại còn là một giáo dân Thiên
Chúa.
Đúng là đồ khốn kiếp!
Obama đen thùi lùi mà làm tổng thống Mẽo đấy!
Tín hữu Ky Tô không phải là Mít.
Dân Nam Bộ cũng không phải Mít.
Chỉ Bắc Kít là Mít.
Đó là lý luận của những tên Thái Dúi, Đông B này.
Đọc blog của chúng,
giọng đầy
hận thù với Ky Tô giáo, chúng gọi là Kiêu dân.
Kiêu sao bằng Bắc Kít?
Ác sao bằng Bắc Kít?
Độc sao bằng Bắc Kít?
Cứ coi tình trạng đất nước bây
giờ thì rõ.
Bác Hồ,
như hồ sơ mật Điện Cẩm
Linh ngày càng làm lộ ra, là một người bán mình cho Đệ Tam Quốc Tế.
Người ăn lương
của Đông Phương Cục, và là nhân viên của cơ quan này, suýt mất mạng
trong vụ
Stalin thanh trừng đám cựu trào. Những điều trên bây giờ đều là những
sự kiện,
facts, không phải huyền thoại. Bác Hồ có thể là vĩ nhân, nhưng không
phải hoàn
toàn của dân Mít chúng ta. Chán thế. (a)
Cái lịch sử mà Bác dịch, là lịch sử Đệ Tam Quốc Tế, mà ĐCS Mít, là 1
trong những lông lá của nó.
We Can’t
Breathe
Chuyện Mẽo
tra tấn tù, Gulag Mẽo, tra tấn bằng uỷ nhiệm thư [tức mướn nhà tù &
tra tấn
tù ở nước chư hầu của Mẽo], trên TV đã lèm bèm nhiều rồi.
Chúng cực kỳ
khốn kiếp, nhất là vào thời kỳ Bush, nhưng, sau đó, chúng bật mí hết,
khác hẳn
xứ Mít.
Gấu tin chắc,
sau này hậu thế sẽ hiểu ra rằng thì là, cả hai cuộc chiến Mít đều không
xẩy ra,
nếu thực sự Vẹm muốn làm cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nuớc.
Cuộc chiến
chống Pháp là do Vẹm cố tình để cho xẩy ra, dù Pháp năn nỉ hết mực,
đừng, đừng,
để có cớ làm thịt sạch các đảng phái đối lập, nhất là VNQDD. Phải làm
nổ ra cuộc
chiến, để chụp cái mũ Việt Gian cho chúng, làm cỏ sạch chúng, rồi mới
lo đối
phó với Tẩy sau.
Cũng thế là
cuộc chiến chống Mẽo. Chúng phịa ra cú đầu độc tù, để thành lập MTGP,
khiến Mẽo
hoảng quá, nhảy vô Miền Nam.
Những sự kiện trên là sự thực lịch sử. Không bịa đặt ra được.
Thê thảm nhất, là
Mẽo khủng quá, thành ra Vẹm phải lạy thằng Tẫu, phải dâng vợ con cho
Tẫu, phải,
phải, phải…. nếu không làm sao thắng Mẽo?
Bởi vậy, thấy
VC thù Tẫu sôi sùng sục, Gấu thấy tiếu lâm quá. Có tên nào còn nhớ đã
từng ôm nó
vào lòng, nhường vợ cho nó đâu?
Nên nhớ
Diệm bị Mẽo xử vì
dám cãi lệnh chủ, không khứng cho Mẽo đổ quân vô Miền Nam.
Bọ Lập
đi nằm ấp
Lê Công Định
3 hrs ·
Sáng hôm qua tôi lên
phường trình diện định kỳ hàng tháng. Lần này các anh an ninh nói ít
lại và cẩn
thận hơn những lần trước. Sự quan tâm chính vẫn là các bài viết đăng
trên FB
của tôi. Từng bài một được mang ra để tra vấn mục đích viết. Tôi chỉ
biết cười,
vì với tôi viết cũng như suy nghĩ, như hít thở, như niềm vui, chẳng
biết để làm
gì! Tuy nhiên, có hai câu hỏi thú vị.
Một là, tôi nghĩ gì
về việc bắt giam hai bloggers Hồng Lê Thọ (trang Người lót gạch) và
Nguyễn Quang
Lập (trang Quê Choa) gần đây. Tôi trả lời các anh an ninh, như vẫn trả
lời bất
kỳ ai hỏi tôi từ khi xảy ra các sự kiện ấy đến nay, rằng tôi thật sự
ngạc nhiên
khi hai vị này lại bị lựa chọn để bắt và dường như có điều gì đó bí ẩn
mà tôi
chưa hiểu ra.
Hai là, tôi nghĩ gì
về ba bài báo công kích tôi của các tác giả Vũ Hợp Lân, Loa Phường và
Đông La,
bởi theo các anh an ninh những bài đó viết hay. Tôi cười ha hả và đáp,
yêu ghét
là chuyện thường tình mà độc giả dành cho các bài viết của tôi, có khen
ắt phải
có chê, mà tôi thường thích nghe lời chỉ trích hơn lời khen. Tuy nhiên,
đối với
ba bài báo chửi bới đó, tôi chỉ có vài từ sau đây để nhận xét và đề
nghị ghi
vào biên bản làm việc: “Thiếu trung thực, thiếu đầu óc và thiếu văn
hóa.” Thú
thật những bài đó đã không làm tôi bận lòng chút nào.
Điều đặc biệt và dấu
ấn của buổi làm việc là sự xuất hiện của cô Phó Chủ tịch Phường trẻ
trung và
xinh đẹp. Cô đến để chứng kiến và quan sát. Tôi thực sự vui vì bộ máy
lãnh đạo
chính quyền địa phương ngày càng trẻ hóa. Người trẻ tuổi sẽ mang đến
hơi thở
mới cho sinh hoạt hành chính vốn dĩ già nua và nặng nề ở nước ta bấy
lâu. Người
trẻ tuổi thường đọc và học được nhiều điều hay trên mạng internet, điều
đó sẽ
góp phần làm thay đổi cung cách làm việc và giúp thấu hiểu nỗi niềm của
dân
chúng để phục vụ tốt hơn.
Khác với cảm xúc về
ba bài báo chán chường nói trên, sự trẻ trung và xinh đẹp luôn làm tôi
bận
lòng, ôi trời!
Trường hợp
Lê Công Định
Một là, tôi nghĩ gì
về việc bắt giam hai bloggers Hồng Lê Thọ (trang Người lót gạch) và
Nguyễn Quang
Lập (trang Quê Choa) gần đây. Tôi trả lời các anh an ninh, như vẫn trả
lời bất
kỳ ai hỏi tôi từ khi xảy ra các sự kiện ấy đến nay, rằng tôi thật sự
ngạc nhiên
khi hai vị này lại bị lựa chọn để bắt và dường như có điều gì đó bí ẩn
mà tôi
chưa hiểu ra.
LCD
Gấu cũng nghi.
NQL khôn lắm, lửa ma trơi, tắt lịm từ hồi nào rồi, sao... bắt?
Đọc thấy trên net, VC ra "bản tin", đã thú tội, xin về nhà, sống bình
thường...
Tếu quá!
NQT
Con đò chở Sự
thật
“Trước sau bọ
Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền “Sự thật” đến với dân,
chỉ vậy
thôi, không có gì khác.”
Câu khẩu hiệu
nhà văn Nguyễn Quang Lập lấy làm tôn chỉ cho trang blog của mình được
nhiều
trang đăng lại sau khi ông bị bắt. (1)
"Sự thực",
theo Gấu, là cái món khó nhá nhất, đối với 1 nhà văn.
Làm sao Bọ Lập có được cái
món “sự thực” đó để mà chuyên chở?
Đám VNQDD, bị
VC làm thịt sạch, vì là Việt Gian, đến nay, lại được VC cho phục hồi,
như Nhất
Linh, Hoàng Đạo…?
Phạm Quỳnh cũng
bị làm thịt vì là Việt Gian, bây giờ cũng lại được phục hồi?
Diệm chết vì
không chịu cho Mẽo đổ quân vô Miền Nam, sự thực hay dối trá?
Rõ ràng là chế độ Ngụy bảnh hơn chế độ VC ở Miền Bắc, Bọ Lập có dám nói
lên sự thực, là tao đã lầm, vì đã góp phần huỷ diệt chế độ Ngụy, để xây
lên địa ngục VC cho cả nước Mít?
Với riêng Gấu,
sự thực cuộc chiến Mít, thì nằm ở trong… giả tưởng, và, quái làm sao,
của
Kafka, một trong hai tác giả gối đầu giường của Sến Cô Nương.
Trong "Y Sĩ Đồng
Quê", chẳng hạn.
GCC đã lèm bèm nhiều lần rồi, về viên y sĩ, sao giống hệt DTH,
cả hai cùng thi nhau la lên, “ta đã bị lừa, bị lừa!”, vào ngày 30
Tháng Tư 1975
DTH, vì là đàn bà, vừa la
vừa khóc rưng rức, và còn cho biết, trong đời, chỉ có hai lần khóc, như
khi trả
lời 1 tay ký giả.
Nhưng cái
truyện ngụ ngôn về Tháp Babel của Kafka, áp dụng vô xứ Mít, mới tuyệt.
Kafka phán,
xây tháp Babel, OK, nhưng đừng có leo lên! (1)
Xây tháp
Babel, chính là giấc mơ đẹp của xứ Bắc Kít, thoát ra khỏi lũy tre làng,
thoát
khỏi thiên nhiên khắc nghiệt, thoát khỏi Cái Ác Bắc Kít…
Leo lên nó,
là Xứ Mít bây giờ!
(1)
If it had been possible to build the
Tower of Babel without climbing it, it would have been permitted.
Franz Kafka
Gấu đã nói rồi,
xứ Mít cần giả tưởng, thay vì sự thực!
Cả 1 thời kỳ
1954, và Hà Nội, những ngày VC ở hang Pác Bó bò về, sau này nhân loại,
nếu muốn
tìm hiểu, sẽ phải kiếm "Bếp Lửa" của TTT.
1975: Đọc đỡ
hai cuốn “Nỗi Buồn Chiến Tranh” của Bảo Ninh, và “Một Chủ Nhật Khác”
của TTT.
V/v Sự thực
cuộc chiến Mít. Có hai người nhìn ra, và đều là Nga cả. Nga, không phải
Liên Xô.
Một, là Tolstaya. Và một, là Solzhenitsyn.
Trên Tin Văn đều giới thiệu
cả hai.
Tolstaya, khi đọc Conquest, viết về mùa gặt lớn nhất, là Cuộc Cách Mạng
Nga, lấy
đi 20 triệu người, những người "cam chịu lịch sử" - cái từ ghê tởm này
là
của Bùi
Ngọc Tấn - đã coi đây là thời ăn thịt
người,
và nguồn gốc của nó là Cái Ác Á Châu. Solzhenitsyn thì nhìn ra cuộc
chiến Mít,
không phải giải phóng dân tộc, mà là tranh chấp quyền lực giữa những đế
quốc. Ông
bị Paz chê là sai, nhưng Solz đúng, càng đúng khi lịch sử bây giờ đưa
ra ánh sáng
vai trò của Tẫu, đằng sau anh Bắc Kít: Chúng dâng cả vợ con cho Tẫu,
cốt làm
sao thôn tính được Miền Nam. Làm đếch gì có giải phóng dân tộc, thống
nhất đất
nước. Solz phán sự thực trên vào thời gian 1975, trong lần trả lời 1
đài truyền
hình Tẩy, trong 1 chương trình văn học do Pivot phụ trách, trước khi Bắc Kít làm thịt Nam Kít.
Bọ Lập có dám
nói ra sự thực đó không?
Nhân nghe GS
Ngô Bảo Châu có dự định viết blog (khi biết tin Nguyễn Quang Lập bị
bắt…)
Note: Người
viết không rành, thành ra viết nhảm về Sakharov. Trên Tin Văn có giới
thiệu về ông
Sakharov này, qua đó, cho thấy, làm sao quàng ông, với đám tinh anh số
1 Bắc Kít,
như Nobel Toán.
Hay Trung Kít, như Bọ Lập.
Adam Michnik
Cái tay”
Nobel Toán người Mít làm Gấu nhớ đến Shakarov, mà TV đã từng giới thiệu
nhân đọc
1 bài viết về ông trong Quê Hương Tưởng Tượng
của Rushdie. Ông Nga này rất yếu ớt, hơi tí là nhè, như Gấu còn nhớ
được, nhưng
khi đụng trận [bị lôi ra để đóng vai ngôn sứ, thiên sứ, thiên chức…],
thì lại
thật là dũng cảm. Ðể Gấu gõ Google, coi bài đó còn không, và cũng lúc,
giới thiệu
bài viết mới về ông, mà TV đã hăm he dịch hoài, nhưng vờ hoài.
Cái tít bài
viết của NBC là cũng đầy ngụ ý. Ông tính chơi chữ. Thường thì đám ly
khai sợ hãi
bị vấp ngã, thí dụ như NBC, sợ, nên không dám đứng giữa Ba Ðình, nhìn
về phía Xác
Bác Hồ, Lăng Liên Xô, mà phán, dẹp chế độ, dẹp Cờ, dẹp Lăng, dẹp Bộ Lạc
[cờ lăng,
clan] Mít Ðỏ, Bắc Kít độc ác như rắn như rết, làm lại từ đầu, từ... cái
khúc cuối Trăm
Năm Cô Ðơn, cố kiếm ra 1 thằng bé Mít không đuôi.
Nhưng, ở đây, là đám VC sợ hãi
cố bảo vệ chế độ, chứ không phải đám ‘rân chủ’ [chữ của đám VC trên
net] sợ vấp
ngã.
Nói về đám ly khai sợ "vấp
ngã" [chữ của thi sĩ kiêm nghề cớm NTH], tờ Người Kinh Tế, khi tưởng niệm Solz,
đi 1
đường thật là tuyệt.
Chép ra đây, để tặng đám
suy tư bằng 1 nửa bộ óc.
“Vào
thời kỳ Xô viết, nói sự thực đòi hỏi can đảm lớn, và đem đến những hậu
quả đáng
sợ. Chính vì lý do đó, ly khai chống đối chẳng có bao, và thuộc đám trí
thức hạng
nặng, như Shakarov, người làm ra bom nguyên tử
cho Liên
Xô. Ngày nay, sợ hãi không hẳn đã là cái rọ bịt miệng trí thức. Nói sự
thực tuy
vẫn nguy hiểm, như vụ làm thịt nữ ký giả Anna Politkovskaya vào năm
2006, cho
thấy. Nhưng ẩn núp ở đằng sau sự im lặng của nhiều người thì không phải
là sự sợ
hãi mà là ‘appetite’: Một ‘appetite’ [sự ngon miệng] phủ lên bổng lộc,
và địa vị
mà hầu hết đám trí thức ‘enjoy’, [thưởng thức], như là tà lọt trung
thành của hệ
thống Xô Viết.”
Nguồn
Về Sakharov
I conclude with some words of
Leszek Kolakowski that, I am
convinced, reflect Andrei Sakharov's view: "No victory is
irreversible,
no defeat is definitive. That is what makes life worth living."
The New York Review 13 Jan 2011
Note: Khi NBC được Nobel Toán,
GNV đã mơ mòng tưởng tượng ra, một
cú tương tự như trên.
“Chàng” đứng giữa Bắc Bộ Phủ, Ba Đình, Lăng Bác H… dõng dạc cảnh cáo:
"Không có chiến thắng nào mà
không có thể đảo ngược, không có
thất bại nào là chung quyết. Đó là điều làm cho cuộc đời xứng đáng để
cho chúng
ta sống, nó".
Ui chao, mừng hụt! NQT
Sakharov by Rushdie
Ai, ngoài Sshulz ra, ảnh
hưởng
tới ông?
Kafka, tuy nhiên, thật khó mà
kiếm thấy một nhà văn không bị ảnh hưởng bởi Kafka, ngay cả khi người
này không
viết cùng một cái văn phong như của Kafka. Kafka là một giai đoạn văn
học
mà bạn bắt buộc phải vuợt qua [Kafka is a literary stage you have to go
through]. Tôi luôn luôn tưởng tượng ra cái xen, Kafka đứng, hai tay
trên bờ
cửa sổ, nhìn bên trong vào cuộc đời [looking inside into life]. Như thể
ông nhìn ra
phía bên ngoài từ cái chết, ngay cả khi ông đang còn sống. Tôi chưa tìm
ra điều
này, ở bất cứ nhà văn nào khác. (1)
Blogger Nguyễn Hoàng Vi bị CA trả thù man rợ
vì các
hoạt động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền
CTV Danlambao -
Lúc 15:30' chiều ngày 9/12/2014, côn an CS đã huy động hàng chục những
kẻ lạ mặt đánh đập dã man blogger Nguyễn Hoàng Vi. Đây là hành vi trả
thù nghiêm trọng của nhà cầm quyền CSVN đối với Hoàng Vi vì các hoạt
động vinh danh ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 và kỷ niệm tròn 1 năm ngày
thành lập Mạng Lưới Blogger Việt Nam của cô.
Vụ tấn công xảy ra trước
sự chứng kiến của hàng chục viên côn an, dân
phòng đang bao vây và chốt chặn trước nhà riêng của Hoàng Vi tại hẻm
107 (đường Phan Văn Năm, quận Tân Phú, Sài Gòn).
Khi Hoàng Vi đang đi bộ
gần nhà, cô bất ngờ bị 3 người phụ nữ lạ mặt
lao xe đến tấn công. Hoàng Vi vừa tránh được cú lao xe đầy ác ý thì bất
ngờ xuất hiện hàng chục kẻ lạ mặt khác chặn từ hai đầu xông đến túm
tóc, rồi đánh đập cô túi bụi.
Trận đòn thù tàn ác của bọn chúng khiến Hoàng Vi nằm gục xuống đất.
Vừa đánh, những kẻ lạ mặt
liên tục vu khống Hoàng Vi "giựt chồng", xung
quanh là đông đảo lực lượng côn an, dân phòng đứng nhìn và bảo kê cho
nhóm người lạ mặt này.
Mẹ ruột Hoàng Vi nghe tin
vội cùng một số người dân xung quanh đến can
thiệp, lập tức nhóm người lạ mặt này cùng với côn an, dân phòng vội bỏ
đi mất.
Trước hành vi côn đồ của lực lượng côn an, blogger Nguyễn Hoàng Vi dù
rất đau đớn nhưng vẫn quyết định đón xe taxi đến trực tiếp trụ sở bộ CA
để biểu tình phản đối. Trên đường đi, cô tiếp tục bị bám theo bởi một
nhóm mật vụ đông đảo.
Khi xe đến đoạn đường Cách mạng tháng 8, nhóm côn an này liền ập đến đe
dọa, đồng thời gây áp lực buộc tài xế taxi đưa xe vào trụ sở côn an
phường 10, quận 3 gần đó.
Trước sự phản đối của Hoàng Vi và gia đình, sau một hồi giằng co, nhóm
công an này đã áp lực buộc được người tài xế taxi áp giải cô về nhà.
Hiện nay, một lực lượng ô hợp lên đến 50 người, bao gồm côn an, dân
phòng, cán bộ... đang đóng chốt và bao vây trước nhà riêng của blogger
Nguyễn Hoàng Vi. Không khí khủng bố đang bao trùm lên gia đình nữ
blogger này tại hẻm 107 – Phan Văn Năm, Tân Phú, Sài Gòn.
talawas: Anh cũng từng nổi
lên – xin lỗi anh, lại phải dùng từ này – như một trong những nhà văn
đặc biệt
của phong trào Đổi Mới. Trên bìa 4 bản dịch tiếng Pháp của cuốn Những
mảnh đời
đen trắng có những dòng so sánh anh với Borges và Kafka. Nhiều năm gần
đây, nhà
văn Nguyễn Quang Lập không xuất hiện với một tác phẩm mới có tiếng vang
nữa...
NQL: Ðó là người ta quảng
cáo
bìa bốn cho vui chứ tôi làm sao sánh được với mấy ông đó. Ðến văn họ
viết ra
tôi còn không hiểu nữa là… Tôi không bỏ văn chương, thậm chí yêu nó hơn
bao giờ
hết. Sở dĩ tôi ngừng viết văn lâu ngày vì có nhiều lẽ. Ngày xưa mình
điếc không
sợ súng viết lăng nhăng thế, bây giờ khi sắp chết rồi lại vỡ ra rằng
cái thứ
mình viết ra thiên hạ đã bỏ qua từ tám hoánh. Tôi muốn viết một thứ mơi
mới mà
không biết viết thế nào. Ðọc Bùi Hoàng Vị, Nguyễn Bình Phương tôi cứ
thèm được
như họ. Thèm là thèm trẻ như họ, văn hóa như họ, quyết liệt như họ. Hơn
nữa,
tôi có một gia đình lớn mà tôi cần phải gánh vác. Hai mươi năm qua chưa
khi nào
tiếng gọi của đồng tiền ngưng réo bên tai tôi, cho tôi yên được một vài
ba
tháng, thế thì làm sao viết văn? Bảo Ninh, Trung Trung Ðỉnh mắng tôi:
“Mày ngu
lắm, mày tưởng viết mấy thứ báo biếc, kịch kiếc, phim phiếc mà có tiền
à. Thời
buổi đổi thay rồi, viết văn hay bây giờ không giàu thì cũng không nghèo
đói
đâu!” Tôi không ngu, tôi bán lúa non vì nếu không bán thì con tôi đói.
Nói thế
chứ tôi cũng đã viết xong một tiểu thuyết, gọi là Tình Cát, đúng 450
trang,
định đưa in thì cháy ổ cứng. Tôi dốt vi tính nên mới thế. Chán quá,
định bụng
bỏ quách văn chương thì Trung Trung Ðỉnh khích tôi: “Mày nói phét, mày
không
viết được cái gì, ngượng, nên ai hỏi thì bảo cháy ổ cứng, tao còn lạ
gì!”. Tức
khí tôi quyết chí viết lại, đến nay đã được trăm trang.
Ðến văn họ
viết ra
tôi còn không hiểu nữa là…
GCC cũng nghĩ như thế!
I have been
told that there are two human responses to the perception of chaos:
naming and
violence. When the chaos is simply the unknown, the naming can be
accomplished
effortlessly-a new species, star, formula, equation, prognosis. There
is also
mapping, charting, or devising proper nouns for unnamed or
stripped-of-names
geography, landscape, or population. When chaos resists, either by
reforming
itself or by rebelling against imposed order, violence is understood to
be the
most frequent response and the most rational when confronting the
unknown, the
catastrophic, the wild, wanton, or incorrigible. Rational responses may
be
censure, incarceration in holding camps, prisons, or death, singly or
in war.
There is however a third response to chaos, which I have not heard
about, which
is stillness. Such stillness can be passivity and dumbfoundedness; it
can be
paralytic fear. But it can also be art. Those writers plying their
craft near
to or far from the throne of raw power, of military power, of empire
building
and counting-houses, writers who construct meaning in the face of chaos
must be
nurtured, protected. And it is right that such protection be initiated
by other
writers. And it is imperative not only to save the besieged writers but
to save
ourselves. The thought that leads me to contemplate with dread the
erasure of
other voices, of unwritten novels, poems whispered or swallowed for
fear of
being overheard by the wrong people, outlawed languages flourishing
underground, essayists' questions challenging authority never being
posed,
un-staged plays, canceled films-that thought is a nightmare. As though
a whole
universe is being described in invisible ink.
TM
Tôi được biết
rằng có hai cách đáp ứng của nhân loại, khi đụng hỗn mang, hoặc đặt tên
cho nó,
hoặc thoi lại nó, tức sử dụng bạo lực. Khi hỗn mang giản dị chưa biết,
đặt tên
thì cũng dễ. Khi hỗn mang cưỡng lại, hoặc tự nó tái cấu trúc, hoặc nổi
loạn chống
lại luật lệ được đặt để, thì, bạo lực được hiểu như là một đáp ứng
thường thấy
nhất, hữu lý nhất khi đụng cái hỗn mang chưa biết… Tuy nhiên, có 1 đáp
ứng thứ
ba, mà tôi chưa nghe thấy, là ‘stillness’[yên lặng] và stillness, thì
có thể là
do sợ quá, thành tê liệt “á khẩu”, nhưng nó thể là… nghệ
thuật. Những nhà văn hì hục viết lách,
ngay kế bên, hoặc xa xa tí tí, với Bắc Bộ Phủ, những nhà văn xây dựng
cái có
nghĩa, khi trực diện hỗn mang, những người đó phải được nuôi dưỡng,
phải được bảo
vệ. Một cú "imperative" - cấp bách, khẩn thiết - ngoạn mục như thế đó,
không chỉ cứu những nhà văn bị vây hãm mà thực ra là để cứu chúng ta.
… Thương Bọ Lập quá. Theo cái đà này, chắc phải chịu khó
viết blog.
GS Ngô Bảo Châu
FB Chaungo
… Trên trang blog Quê Choa, nhà văn này đã sớm tỏ rõ ông
chính là một trí
thức thứ thiệt, có cái nhìn sắt bén về thế thái nhân tình, về hiện tình
xã hội
– chính trị Việt Nam. Ông không ngần ngại đăng tải những bài khá nhạy
cảm,
những lập trường phản biện khá dứt khoát có thể làm cho cơ quan chức
năng khó
chịu.
Thái độ của ông chính là thái độ của một nhà văn chân
chính, một kẻ sỹ có
tinh thần trách nhiệm với xã hội mình đang sống, tuy bị tai nạn ngặt
nghèo vẫn
hết mình cống hiến. Khác với Nguyễn Khải, phải chờ đợi đến cuối
đời mới
đi tìm cái tôi đã mất, Nguyễn Quang Lập nhìn lại chính mình, chính cái
lò sản
sinh ra mình ngay trong giai đoạn sung mãn nhất của cuộc đời một nhà
văn.
Trong một khung cảnh một xã hội đang có những xáo trộn
trầm trọng, kinh tế,
giáo dục trên đà khủng hoảng, trong giai đoạn nhà cầm quyền hằng khuyến
khích
trí thức phản biện, hiến kế để vươn lên và hoà nhập cùng thế giới phát
triển,
sự có mặt của những người như Nguyễn Quang Lập sẽ tạo lòng tin, sẽ là
cơ may
cho dân tộc.. (1)
Note: Sắc bén,
không phải sắt bén.
Trường hợp NK, theo Gấu,
đằng sau cái tôi đã mất là 1 vì Thượng
Đế của ông, như ông ta thú nhận, không có Đảng là tôi là 1 linh mục.
Còn NQL, ông
ta đâu nhìn lại chính mình, chính cái lò sản sinh ra mình, khi viết
Blog?
Cái sự viết
Blog, đâu chỉ mình ông ta?
Những trang
Blog của NQL cũng không có những dòng nhìn lại chính mình, nhìn lại cái
lò VC của
mình?
Nếu có, thì
phải có cái giọng dõng dạc, ê đi chỗ khác chơi, VC!
Đây là cái sự
lập lờ của những người như ông. Chưa 1 tên nào dám nhỏ 1 giọt nước mắt
dù thứ cá
sấu cho cái chế độ mà ông ta trực tiếp tham dự vào cái việc hủy diệt
nó, chưa tên
nào dám nói tao sai, và có tội, vì đã đóng góp vào công cuộc xây dựng
lên địa
ngục Mít như hiện nay.
Phải có 1 người
như vậy thì may ra tình hình mới thay đổi.
Khi Gấu ra hải
ngoại, và viết, về Bắc Kít, về VC... NMG phán, may là anh đi trễ, chứ
anh đi sớm, qua đây,
viết như anh là chúng làm thịt anh rồi!
Theo Gấu,
trong nước, ít ra cũng phải có tên như Gấu Cà Chớn, như thế đó!
[Tính thêm hà, hà! nhưng
sợ ông Nobel nghĩ Gấu chọc quê ông ta!]
And it is imperative not
only to save the besieged writers but
to save
ourselves:
Đó là cú cấp bách, ngoạn mục, để cứu Bọ Lập, và cứu chính chúng ta, lũ
Mít!
“But I
came to the conclusion that America’s greatness is being able to say we
made a
mistake and we are going to correct it and go from there.” (2)
Mẽo bảnh hơn
VC ở điểm này: Chúng dám công bố sự thực.
Một ông nhà
văn như Bọ Lập, có dám nói thẳng ra như bà Dương Thu Hương, cuộc chiến
ngu xuẩn?
Nhà
văn
chọn bên
Tôi chọn sống ở
miền bắc, thay vì miền nam Việt Nam.
Graham Greene
Vào ngày 17 tháng
Giêng 1970, tờ Thời Báo Luân Đôn cho đăng lá thư ngỏ của người con trai
17 tuổi của nhà văn ly khai người Liên Xô, Yuri Daniel, gửi cho nhà văn
người Anh, Graham Greene, cầu cứu ông này can thiệp cho ông bố bị nhà
nước Liên Xô
cho nắm ấp, khi tình trạng sức khỏe của ông bố coi bộ không xong. Ông
nhà
văn nguòi Anh bèn lên tiếng, trong một lá thư, (in trong Thư Gửi Báo
Chí,
Yours etc. Letters to the Press 1945-89, nhà xb Christopher Hawtree,
London),
trích đoạn sau đây:
"Thư này đúng ra phải
gửi tới báo Pravda và báo Izvestia, nhưng hai báo này đã vờ đi [đã thất
bại
trong việc cho in] không đăng những lời phản đối của công dân Xô Viết,
khi
xẩy ra vụ án xử hai nhà văn ly khai Daniel-Sinyavsky, thành thử tôi đâm
ra
ơn ớn, rằng lá thư của tôi cũng chịu chung một số phận như trên.
Như nhiều nhà văn
Anh,
tôi đang đợi nhận tác quyền ở Liên Xô, nơi hầu hết những cuốn sách của
tôi
đã được xuất bản. Tôi đã viết thư cho ông Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Liên
Xô
ở Moscow, nhờ ông ta giúp giùm tôi một việc, là chuyển những số tiền
đó,
tới Bà Sinyavsky và Bà Daniel, hầu các bà có thêm chút "xây sả", và đi
thăm
nuôi chồng hiện đang ở tù.... Tôi chẳng thấy thú vị gì, lại đi thăm
Liên
Xô vào lúc này, bằng số tiền đó, một khi mà những nhà văn trên còn nằm
trong
tù, cho dù kỷ niệm những chuyến đi vui vẻ hạnh phúc cũ, vẫn còn ngời
ngời
ở trong tôi.
Có nhiều cơ quan, thí
dụ như Đài Phát Thanh Âu Châu Tự Do, mở ra những chiến dịch chống Liên
Xô,
Tôi mong rằng những cơ quan như trên đừng coi lá thư này của tôi, như
là
một cú chống Liên Xô. Nếu tôi phải chọn sống, ở Liên Xô hay ở Hoa Kỳ,
tôi
chắc chắn sẽ chọn Liên Xô, cũng như vậy, tôi sẽ chọn Cuba để sống thay
vì
những nước cộng hòa ở Nam Mỹ, như Bolivia, bị láng giềng phương bắc
thống
trị. Hay là sống ở Bắc Việt Nam thay vì Nam Việt Nam. Nhưng bạn càng
yêu
một miền đất bao nhiêu, bạn càng bị lôi cuốn vào việc lên tiếng phản
đối
bấy nhiêu, một khi công lý bị thất bại ở đó."
Thái độ của Greene,
chọn sống ở Liên Xô thay vì Huê Kỳ như trên, đã bị nhiều ký giả phóng
viên nhiều báo sỉ vả. Chỉ có một người bênh ông, là James Brazil (từ
Ilford). Ông này nhận xét:
"Ông Greene, như
nhiều
người, nhận thấy thật khó khăn, khi phải hòa giải, một bên là lòng
ngưỡng
mộ cách sống Xô Viết, (the Soviet way of life), và một bên là hình thức
toàn
trị của chính quyền ở đó, tức cái chính quyền đã làm cho lối sống kia
trở
thành khả hữu. Tôi tin rằng sự lưỡng lự, phải nói là sự lầm lẫn của
ông,
là thành thực. Nhà văn người Nga, Dostoevsky đã từng nói: ".... Cái đầu
con
người ta, nếu một khi chấp nhận ý tưởng bình đẳng (equality, ai cũng
như
ai), thế là mất đi ý niệm về tự do. Nếu ôm lấy tự do, là mất tiêu bình
đẳng."
(".... the human mind, if it accepts the idea of equality, almost
invariably
loses the concept of liberty. If it maintains the idea of liberty, it
loses
the conception of equality).
Lê Công Định
3 hrs ·
Sáng hôm qua tôi lên
phường trình diện định kỳ hàng tháng. Lần này các anh an ninh nói ít
lại và cẩn
thận hơn những lần trước. Sự quan tâm chính vẫn là các bài viết đăng
trên FB
của tôi. Từng bài một được mang ra để tra vấn mục đích viết. Tôi chỉ
biết cười,
vì với tôi viết cũng như suy nghĩ, như hít thở, như niềm vui, chẳng
biết để làm
gì! Tuy nhiên, có hai câu hỏi thú vị.
Một là, tôi nghĩ gì
về việc bắt giam hai bloggers Hồng Lê Thọ (trang Người lót gạch) và
Nguyễn Quang
Lập (trang Quê Choa) gần đây. Tôi trả lời các anh an ninh, như vẫn trả
lời bất
kỳ ai hỏi tôi từ khi xảy ra các sự kiện ấy đến nay, rằng tôi thật sự
ngạc nhiên
khi hai vị này lại bị lựa chọn để bắt và dường như có điều gì đó bí ẩn
mà tôi
chưa hiểu ra.
Hai là, tôi nghĩ gì
về ba bài báo công kích tôi của các tác giả Vũ Hợp Lân, Loa Phường và
Đông La,
bởi theo các anh an ninh những bài đó viết hay. Tôi cười ha hả và đáp,
yêu ghét
là chuyện thường tình mà độc giả dành cho các bài viết của tôi, có khen
ắt phải
có chê, mà tôi thường thích nghe lời chỉ trích hơn lời khen. Tuy nhiên,
đối với
ba bài báo chửi bới đó, tôi chỉ có vài từ sau đây để nhận xét và đề
nghị ghi
vào biên bản làm việc: “Thiếu trung thực, thiếu đầu óc và thiếu văn
hóa.” Thú
thật những bài đó đã không làm tôi bận lòng chút nào.
Điều đặc biệt và dấu
ấn của buổi làm việc là sự xuất hiện của cô Phó Chủ tịch Phường trẻ
trung và
xinh đẹp. Cô đến để chứng kiến và quan sát. Tôi thực sự vui vì bộ máy
lãnh đạo
chính quyền địa phương ngày càng trẻ hóa. Người trẻ tuổi sẽ mang đến
hơi thở
mới cho sinh hoạt hành chính vốn dĩ già nua và nặng nề ở nước ta bấy
lâu. Người
trẻ tuổi thường đọc và học được nhiều điều hay trên mạng internet, điều
đó sẽ
góp phần làm thay đổi cung cách làm việc và giúp thấu hiểu nỗi niềm của
dân
chúng để phục vụ tốt hơn.
Khác với cảm xúc về
ba bài báo chán chường nói trên, sự trẻ trung và xinh đẹp luôn làm tôi
bận
lòng, ôi trời!
Trường hợp
Lê Công Định
Một là, tôi nghĩ gì
về việc bắt giam hai bloggers Hồng Lê Thọ (trang Người lót gạch) và
Nguyễn Quang
Lập (trang Quê Choa) gần đây. Tôi trả lời các anh an ninh, như vẫn trả
lời bất
kỳ ai hỏi tôi từ khi xảy ra các sự kiện ấy đến nay, rằng tôi thật sự
ngạc nhiên
khi hai vị này lại bị lựa chọn để bắt và dường như có điều gì đó bí ẩn
mà tôi
chưa hiểu ra.
LCD
Gấu cũng nghi.
NQL khôn lắm, lửa ma trơi, tắt lịm từ hồi nào rồi, sao... bắt?
Đọc thấy trên net, VC ra "bản tin", đã thú tội, xin về nhà, sống bình
thường...
Tếu quá!
NQT
Walter
Benjamin nhận xét, không phải tự nhiên mà cái cú Hóa Thân - đang là
người, buổi sáng
ngủ dậy, thấy biến thành bọ - xẩy ra ở nhà, mà không ở nơi quán trọ,
với 1 tên
suốt đời chạy long nhong để bán hàng, nuôi thân, nuôi gia đình. Anh
chàng tên Tâm,
trong Bếp Lửa, của TTT, lưu
vong, viết thư về cho em gái ở nơi quê nhà,
buộc vào quê hương, không phải bạn bè, mà phải là máu mủ. Nhà văn Mẽo,
Philip
Roth, trong 1 lá thư viết cho bạn, được dùng làm epitaph cho bài viết
“Hãy nhìn
về phía nhà mình, hỡi Thiên Thần”, trong "Roth Unbound”, của Claudia
Roth Pierpont,
viết: Kafka mới khôn khéo làm sao khi để cho cái cú Hóa Thân xẩy ra
trong gia đình.
Gia đình ở đây đứng như là, stands for, [gạch đít, trong nguyên
tác], cái
nhận ra, điều mà chúng ta trông mong từ gia đình, the recognizable, we
know
just what to expect from the family.
Thành ra không
thể nói, Bọ Lập không biết, ông sẽ bị "gia đình" bắt nằm ấp. Ông biết,
và nói cho bạn của ông, là, gia đình sẽ
cho ông đi nằm ấp.
Gia đình, của ông, với chúng ta, lũ Ngụy, là cái địa ngục VC, những
người như Bọ Lập, hay Tướng Về Hưu, hay Quái Vật Siêu Nhân Anh Hùng
Núp, làm nên.
Đếch có Ngụy,
đếch có Gấu Cà Chớn ở trong “gia đình” đó!
Có thể lũ Bắc
Kít sẽ rất ư là bực mình, khi lũ Ngụy cứ khăng khăng nghĩ rằng là văn
học miền
nam trước 1975, của chúng, bảnh hơn nhiều so với Bắc Kít. Nhưng quả là
nó bảnh hơn,
nhưng, do đâu, vì lý do gì?
Ở đây, chính
là cốt lõi của cái gọi là Cái Ác Bắc Kít. Điều này, không phải Gấu nói,
mà là
Brodsky nói.
Coetzee, viết,
trong 1 lá thư ngỏ, gửi Vaclav Havel, Brodsky đề nghị tông tông Havel
vứt mẹ cái
quan điểm, chủ nghĩa CS Đông Âu bị hải ngoại đặt để, mà nó nằm trong
tim, trong
hồn, trong não Đông Âu, 1 thứ tội tổ tông. Và cái sự tái giáo dục nó,
là phải bằng
thức ăn hàng ngày, với những liều lượng của Proust, Kafka, Faulkner,
hay Camus.
Cái làm cho
văn chương miền Nam trước 1975, bảnh như vậy, là do như thế: Nó được
tiêm thuốc
chủng độc CS, từ những liều lượng như trên!
Though On
Grief and Reason intermittently
alludes to, and sometimes directly addresses, Brodsky's own
exile/immigrant
status, it does not, except in an odd and inconclusive exercise on the
spy Kim
Philby, address politics pure and simple. At the risk of
oversimplifying, one
can say that Brodsky despairs of politics and looks to literature for
redemption.
Thus, in an
open letter to Vaclav Havel, Brodsky suggests that Havel drop the
pretense that
Communism in Central Europe was imposed from abroad and acknowledge
that it was
the result of "an extraordinary anthropological backslide" whose
basis was no more and no less than original sin. As president of the
Czech
state, Havel would be well advised to operate on the premise that man
is inherently
evil; the reeducation of the Czech public might begin with doses of
Proust,
Kafka, Faulkner, and Camus in the daily papers (On Grief, pp. 218-22).
(Elsewhere
Brodsky criticizes Aleksandr Solzhenitsyn on the same grounds: for
refusing to
accept what his senses plainly tell him, that humankind is "radically
bad"; Less Than One, p. 299.)
Coetzee: The
Essays of Brodsky [in Stranger Shores]
Bao giờ thì
Bọ Lập quay về nhỉ? Khi biết tin Bọ Lập bị bắt, tôi lại nhớ Việt Khang,
Trần Vũ
Anh Bình… Lẽ nào con người hát và viết, nói điều mình nghĩ lại có thể
là tội phạm?
Hơn nữa, đó lại là những con người yêu nước. Buổi chiều dừng chân trú
cơn mưa ở
vỉa hè, chợt thấy nơi đó bày bán những cây gậy bằng tre. Tôi nhìn địa
chỉ và
ghi lại. Biết đâu Bọ Lập khi bước ra, ông vẫn cần một cây gậy mới để đi
cùng,
trong vòng vây thương mến của mọi người chào đón ông.
Tuấn Khanh
Nếu những người
như Bọ Lập không thể là tội phạm, thì lũ Ngụy là tội phạm vậy!
Cái địa ngục
Mít bây giờ, như thế đó, là có sự đóng góp của Bọ Lập.
Ông đẻ ra lũ
người bắt ông
bây giờ, làm sao nói, không tội phạm?
NQT
Con thuyền của
anh Lập, dập dìu sóng vỗ khi nào, là một con thuyền lẻ loi. Lật bởi sự
tồi tệ của
thể chế chính trị. Chìm bởi sự đơn độc của chính nó giữa vài ba con
thuyền đơn
độc khác. Đắm bởi sự bạc bẽo của phần lớn chúng ta.
Note: Đây là
câu văn của Sến, trong bài viết về Bọ Lập, được VOA trích dẫn
Đọc, thấy... tếu
quá!
Bà này viết văn, vưỡn kênh kiệu như mọi “khi nào”!
Hãy đốt cuốn
sách này!
Trong cuốn
này, có hai bài viết, bảnh nhất, theo GCC, thì đều mở ra bằng 1 ý của
Kafka.
Bài của người
chủ biên, Toni Morrison [cuốn sách nhỏ, mỏng dính, nhưng do PEN Mẽo
xb], Peril:
Hiểm Nguy. Có 1 câu bảnh nhất, tặng Bọ Lập thì chàng sướng điên
lên được, dù
đang nằm ấp:
Cuộc đời và tác phẩm của một nhà văn đếch phải là một món quà cho
nhân loại. Chúng là sự cần thiết của nó.
Peril
Toni Morrison
Authoritarian regimes,
dictators, despots are often, but not always, fools. But none is
foolish enough to give perceptive, dissident writers free range to
publish their judgments or follow their creative instincts. They know
they do so at their own peril. They are not stupid enough to abandon
control (overt or insidious) over media. Their methods include
surveillance, censorship, arrest, even slaughter of those writers
informing and disturbing the public. Writers who are unsettling,
calling into question, taking another, deeper look.
Writers-journalists, essayists, bloggers, poets, playwrights-can
disturb the social oppression that functions like a coma on the
population, a coma despots call peace; and they stanch the blood flow
of war that hawks and profiteers thrill to.
That is their peril.
Ours is of another sort.
How bleak, unlivable, insufferable existence becomes
when we are deprived of artwork. That the life and work of writers
facing peril must be protected is urgent, but along with that urgency
we should remind ourselves that their absence, the choking off of a
writer's work its cruel amputation, is of equal peril to us. The rescue
we extend to them is a generosity to ourselves.
We all know nations that can be identified by the
flight of writers from their shores. These are regimes whose fear of
unmonitored writing is justified because truth is trouble. It is
trouble for the warmonger, the torturer, the corporate thief, the
political hack, the corrupt justice system, and for a comatose public.
Unpersecuted, unjailed, unharassed writers are trouble for the ignorant
bully, the sly racist, and the predators feeding off the world's
resources. The alarm, the disquiet, writers raise is instructive
because it is open and vulnerable, because if unpoliced it is
threatening. Therefore the historical suppression of writers is the
earliest harbinger of the steady peeling away of additional rights and
liberties that will follow. The history of persecuted writers is as
long as the history of literature itself. And the efforts to censor,
starve, regulate, and annihilate us are clear signs that something
important has taken place. Cultural and political forces can sweep
clean all but the "safe," all but state-approved art.
I have been told that there are two human responses
to the perception of chaos: naming and violence. When the chaos is
simply the unknown, the naming can be accomplished effortlessly-a new
species, star, formula, equation, prognosis. There is also mapping,
charting, or devising proper nouns for unnamed or stripped-of-names
geography, landscape, or population. When chaos resists, either by
reforming itself or by rebelling against imposed order, violence is
understood to be the most frequent response and the most rational when
confronting the unknown, the catastrophic, the wild, wanton, or
incorrigible. Rational responses may be censure, incarceration in
holding camps, prisons, or death, singly or in war. There is however a
third response to chaos, which I have not heard about, which is
stillness. Such stillness can be passivity and dumbfoundedness; it can
be paralytic fear. But it can also be art. Those writers plying their
craft near to or far from the throne of raw power, of military power,
of empire building and counting-houses, writers who construct meaning
in the face of chaos must be nurtured, protected. And it is right that
such protection be initiated by other writers. And it is imperative not
only to save the besieged writers but to save ourselves. The thought
that leads me to contemplate with dread the erasure of other voices, of
unwritten novels, poems whispered or swallowed for fear of being
overheard by the wrong people, outlawed languages flourishing
underground, essayists' questions challenging authority never being
posed, un-staged plays, canceled films-that thought is a nightmare. As
though a whole universe is being described in invisible ink.
Certain kinds of trauma visited on peoples are so
deep, so cruel, that unlike money, unlike vengeance, even unlike
justice, or rights, or the goodwill of others, only writers can
translate such trauma and turn sorrow into meaning, sharpening the
moral imagination.
A writer's life and work are not a gift to mankind;
they are its necessity.
TM
Bài viết của
TM quả là hách xì xằng, mở ra cuốn sách nhỏ, với cái tít thật chửi bố
nhật ký
ĐTT gì gì đó: Hãy đốt cuốn sách này!
Có vài thứ chấn
thương viếng thăm con người, sâu quá, tàn bạo quá… chỉ lũ khốn kiếp là
nhà văn
mới chuyển dịch được nó, và biến đau buồn thành cái có ý nghĩa, làm
nhọn hoắt
trí tưởng tượng về mặt đạo hạnh.
Nadine Gordimer, trong bài
viết Witness: The
Inward Testimony, trích dẫn Kafka, nhà văn nhìn, giữa những điêu
tàn, nhiều điều, và trong nhiều điều đó,
có những
điều khác những điều người trần mắt thịt nhìn thấy [tạm dịch cụm từ,
the writer
sees among ruins “different (and more) things than others…”], it is a
leap out
of murderers ‘row, it is a seeing of what is really taking place [đó là
cú vọt
ra từ dẫy sát nhân, đó cái nhìn cái thực sự xẩy ra], và từ ý đó, bà đưa
ra cái ý
nội chứng (inward testonomy), mà chỉ nhà văn nhà thơ mới làm được: A
leap from
muderers’row that only the poet can make.
Bài viết của
Nadine Gordimer cũng quá khủng, Gấu “loay hoay hì hục” [chữ của TTT]
đọc hoài,
mà cũng chưa vỡ ra được: Cái nhìn vọt ra từ dẫy sát nhân!
Bài của
David Grossman, nhà văn Do Thái, “Viết trong bóng tối”, GCC đọc cùng
với cuốn sách
cùng tên của ông, cũng khởi từ một ngụ ngôn của Kafka, “A Little
Fable”: Khi tên
ăn thịt sống khép lại gần bạn, thì thế giới của bạn nhỏ mãi lại, và
cùng với nó,
là cái ngôn ngữ diễn tả nó, when the predator closes in on you, your
world does
get smaller. So does the language that describes it.
Đây là thực trạng của thế
giới văn chương… VC. Những đấng nhà văn
của nó, đã không đọc, và đọc thì cứ quanh quẩn mãi ở những tác giả…. vô
hại, thế
giới cứ thế nhỏ mãi đi, chưa kể tên ăn thịt sống, là nhà nước của
chúng, do chúng
bắt buộc chọn, sau khi làm thịt Ngụy: cái sự cả triệu người “viu” trang
Quê
Choa, là 1 thảm họa - "bất hạnh" thuổng tên K - chứ đâu phải hãnh
diện?
GCC tin chắc
Bọ Lập mừng quá, khi bị VC cho nằm ấp, như vậy, là ta trốn được trang
Quê Choa!
Do ít đọc, ánh lửa
ma trơi nhoáng lên rồi tắt ngấm, từ lâu rồi, với nhà văn nhớn NQL.
Franz Kafka
A Little
Fable
"Alas,"
said the mouse, "the whole world is growing smaller every day. At the
beginning it was so big that I was afraid, I kept running and running,
and I
was glad when I saw walls far away to the right and left, but these
long walls
have narrowed so quickly that I am in the last chamber already, and
there in
the corner stands the trap that I must run into."
"You only need to change your
direction," said the cat, and ate it up.
Nguyễn quang Lập (đứng dậy,
chống hai tay vào hông cho đỡ nóng):
Tôi muốn hỏi lại, các anh đã bị đưa ra
khỏi Hội Nhà Văn ba năm, sau đó thành ba mươi năm. Tại sao khi người ta
yêu cầu
các anh viết đơn để được vào lại, thì các anh lại viết? (1)
Note: Bảnh thật!
Cái hiểm
nguy mà Morrioson báo động, ở về phía chúng ta, nhà văn, là, ngay cả
đến ánh lửa
ma trơi cũng đã tắt ngúm từ đời nào rồi: rằng cái cuộc sống của chúng
ta mới thảm
hại làm sao, nếu đếch có tác phẩm nghệ thuật. Rằng cuộc sống và tác
phẩm của nhà
văn phải được bảo vệ, điều này thì thực là khẩn thiết, nhưng song song
với khẩn
thiết này, là 1 khẩn thiết mà chúng ta phải nhắc nhở chúng ta, là sự
thiếu vắng
cái ánh lửa ma trời hiếm hoi kia, và đây mới là nỗi hiểm nguy của chúng
ta:
How
bleak,
unlivable, insufferable existence becomes when we are deprived of
artwork. That
the life and work of writers facing peril must be protected is urgent,
but
along with that urgency we should remind ourselves that their absence,
the
choking off of a writer's work, its cruel amputation, is of equal peril
to us.
The rescue we extend to them is a generosity to ourselves.
Bọ Lập
đi nằm ấp
Nhân đây
cũng xin báo: Bọ Lập xin rút tên mọi hội hè đoàn thể mà bọ đã có tên
trước đến
nay, từ Hội nhà văn đến Văn đoàn độc lập, từ Hội sân khấu đến Hội điện
ảnh v.v.
Bọ Lập không thích và chả phục Cao Hành Kiện nhưng rất mê câu nói này
của ông:
Sáng tạo văn học là một hoạt động đơn độc mà không một phong trào nào,
một phe
nhóm nào có thể giúp được, ngược lại nó rất dễ bị những thứ đó giết
chết. Chỉ
khi nhà văn là một cá nhân biệt lập, không thuộc về một phe nhóm, trào
lưu
chính trị nào thì hắn mới có được tự do hoàn toàn.
Bọ Lập suy
nghĩ rất nhiều về điều này và quyết định nghe theo ông, dù biết mình đã
già,
tài cán chẳng bao nhiêu, viết lách sẽ không còn được nhiều nữa.
Source
V/v CHK: GCC
sự thực, đếch tin Bọ Lập đọc được CHK, thành ra "không thích với cả
phục", thì cũng
là 1 cách nói, của chung dân Mít, đọc thằng đéo nào cũng đếch phục.
Tuy nhiên,
cái câu của CHK, nếu mê, thì thật khó mà nói "chẳng thích mới chả phục"!
CHK chủ trương
1 thứ văn chương lạnh.
Làm sao mà 1 ông, ngày có cả triệu người “view& like”,
mê, phục?
Nói ra thì lại
nói quơ vào: Khi trang TV của GCC có 1 ngàn visit/ngày, Gấu hoảng quá,
hay là có
gì lầm lẫn ở đây?
Không lẽ Mít
đọc & chịu & mê …. Sebald, thí dụ?
Hà, hà!
Một vị bác sĩ,
GCC quen, hồi mới ra hải ngoại, khi nghe Gấu nói, trang TV rất được Mít
ở Đông Âu
mê, ông ngạc nhiên quá, anh nói sao, trang của anh, tôi không đọc nổi,
vì tôi là
bác sĩ, đến với văn chương như 1 thú vui, đọc anh mệt lắm, làm sao đám
Đông Âu đọc
được anh?
V/v viết như là một cách để
kiếm sống
Trông vào viết để có miếng ăn
ư? Tôi nghĩ, tốt nhất, nên bỏ cái ý nghĩ đó đi. Đây là kinh nghiệm của
riêng tôi.
Lý do tôi viết – ‘văn chương lạnh’ – tôi gọi như vậy - bởi vì nó không
liên
quan tới thị trường. Đây là một yêu cầu nội tại. Chỉ khi nào bị thúc
bách thì tôi
mới cầm lên cây viết. Không phải để bán sách. Có thị trường sách, và
chúng ta
không chống đối chuyện khuyến mãi sách, bởi vì có thứ văn hóa tiêu thụ.
Nhưng
chúng ta đừng lẫn lộn hai thứ đó. Nhà văn phải thật là rạch ròi về
đường ranh
giữa sự tiêu thụ văn hóa, cultural consumption, và văn chương nghiêm
túc. Liệu
anh ta viết cho sự tiêu thụ của người khác hay là viết cho chính anh
ta? Theo cái
nhìn của tôi, văn chương nghiêm túc được viết dính cứng vào với mình,
serious
literary writing is inherent written for oneself. Chính là vì viết cho
chính mình
như thế mà chúng ta mới đạt tới được cái chân thực của cuộc đời, và nhờ
đó mà có
một cái gì có giá trị để mà cống hiến cho độc giả. Cũng vậy, là với
những từ,
những con chữ. Khi độc giả đọc chúng, họ cũng có thể kinh nghiệm chúng.
Điều này
“chuyển hóa” người đánh dấu, [This ‘transcends’ the marker]. Descartes nói, “Tôi suy tư vậy tôi hiện hữu”.
Với nhà văn, điều này không có nghĩa, “Tôi trình bầy chính tôi, vậy tôi
hiện hữu
[‘I express myself therefore I am']," nhưng mà là, “Tôi viết, vậy tôi
hiện hữu”.
Bằng viết, anh ta không còn sống trong mù lòa, ngớ ngẩn, mà trong sự
sáng suốt
của tâm hồn. Tự thân, kinh nghiệm tự hiểu mình và xác nhận giá trị
những gì
viết ra - xẩy ra trong khi viết – thì cũng là khẳng định giá trị của
nhà văn và
điều này đủ là một phần thưởng rồi.
Về ‘văn
chương nghiêm túc’
Không phải tất
cả những nhà văn theo đuổi văn chương. Bạn có thể lèm bèm về văn
chương, viết
cái tạp này, cái phiếm kia, cái biếm nọ. Nhưng, cái mà tôi đang viết là
cái nói
tới sự thực, là đối diện với nó. Bạn còn phải vượt lên sự yếu đuối của
bạn nữa
đấy, bởi mỗi nhà văn là một con người. Bạn phải tự vượt chính mình,
theo cái kiểu
tự học, vượt cái tôi đáng ghét, chỉ biết có mình, để có một cái nhìn
thật rõ
ràng về thế giới, và nhìn với ý thức, với lương tâm của mình. Đó là
điều mà tôi
gọi là ‘văn chương nghiêm túc’. Đông hay Tây thì cũng vẫn vậy, luôn có
thứ văn
học đó, nó là thứ văn học độc nhất được viết ra, sẽ được truyền từ đời
này qua
đời khác. Nó vượt quá biên cương. Nó vượt rào cản ngôn ngữ, và có thể
dịch thuật.
Nó có thể được đọc hoài hoài. Nó thì phổ cập và thiên thu, và đây là
kho tàng của
nhân loại
... Tôi
không chỉ viết bằng tiếng TQ, mà còn có thể viết bằng tiếng Pháp, và
đây là một
thách thức mới. Liệu nhà văn có thể chuyển hoá xứ sở, những giới hạn
của tiếng
nói mẹ đẻ của anh ta, để làm nên tác phẩm ở trong một ngôn ngữ khác?
Tôi tin tưởng
nhiều nhà văn trả lời câu hỏi này bằng tác phẩm văn học, và qua đó,
chứng tỏ,
đây là một điều có thể làm được. Và đây cũng là kinh nghiệm của tôi. Hát Ban
Đêm là vở kịch thứ năm của tôi được soạn bằng tiếng Pháp, và nó
vừa được chuyển
qua tiếng Đức. Tôi tin rằng, một nhà văn chẳng những có thể chuyển hóa
biên
cương mà còn chuyển hóa ngôn ngữ của riêng anh ta.
Walter
Benjamin nhận xét, không phải tự nhiên mà cái cú Hóa Thân - đang là
người, buổi sáng
ngủ dậy, thấy biến thành bọ - xẩy ra ở nhà, mà không ở nơi quán trọ,
với 1 tên
suốt đời chạy long nhong để bán hàng, nuôi thân, nuôi gia đình. Anh
chàng tên Tâm,
trong Bếp Lửa, của TTT, lưu
vong, viết thư về cho em gái ở nơi quê nhà,
buộc vào quê hương, không phải bạn bè, mà phải là máu mủ. Nhà văn Mẽo,
Philip
Roth, trong 1 lá thư viết cho bạn, được dùng làm epitaph cho bài viết
“Hãy nhìn
về phía nhà mình, hỡi Thiên Thần”, trong "Roth Unbound”, của Claudia
Roth Pierpont,
viết: Kafka mới khôn khéo làm sao khi để cho cái cú Hóa Thân xẩy ra
trong gia đình.
Gia đình ở đây đứng như là, stands for, [gạch đít, trong nguyên
tác], cái
nhận ra, điều mà chúng ta trông mong từ gia đình, the recognizable, we
know
just what to expect from the family.
Thành ra không
thể nói, Bọ Lập không biết, ông sẽ bị "gia đình" bắt nằm ấp. Ông biết,
và nói cho bạn của ông, là, gia đình sẽ
cho ông đi nằm ấp.
Gia đình, của ông, với chúng ta, lũ Ngụy, là cái địa ngục VC, những
người như Bọ Lập, hay Tướng Về Hưu, hay Quái Vật Siêu Nhân Anh Hùng
Núp, làm nên.
Đếch có Ngụy,
đếch có Gấu Cà Chớn ở trong “gia đình” đó!
Có thể lũ Bắc
Kít sẽ rất ư là bực mình, khi lũ Ngụy cứ khăng khăng nghĩ rằng là văn
học miền
nam trước 1975, của chúng, bảnh hơn nhiều so với Bắc Kít. Nhưng quả là
nó bảnh hơn,
nhưng, do đâu, vì lý do gì?
Ở đây, chính
là cốt lõi của cái gọi là Cái Ác Bắc Kít. Điều này, không phải Gấu nói,
mà là
Brodsky nói.
Coetzee, viết,
trong 1 lá thư ngỏ, gửi Vaclav Havel, Brodsky đề nghị tông tông Havel
vứt mẹ cái
quan điểm, chủ nghĩa CS Đông Âu bị hải ngoại đặt để, mà nó nằm trong
tim, trong
hồn, trong não Đông Âu, 1 thứ tội tổ tông. Và cái sự tái giáo dục nó,
là phải bằng
thức ăn hàng ngày, với những liều lượng của Proust, Kafka, Faulkner,
hay Camus.
Cái làm cho
văn chương miền Nam trước 1975, bảnh như vậy, là do như thế: Nó được
tiêm thuốc
chủng độc CS, từ những liều lượng như trên!
Though On
Grief and Reason intermittently
alludes to, and sometimes directly addresses, Brodsky's own
exile/immigrant
status, it does not, except in an odd and inconclusive exercise on the
spy Kim
Philby, address politics pure and simple. At the risk of
oversimplifying, one
can say that Brodsky despairs of politics and looks to literature for
redemption.
Thus, in an
open letter to Vaclav Havel, Brodsky suggests that Havel drop the
pretense that
Communism in Central Europe was imposed from abroad and acknowledge
that it was
the result of "an extraordinary anthropological backslide" whose
basis was no more and no less than original sin. As president of the
Czech
state, Havel would be well advised to operate on the premise that man
is inherently
evil; the reeducation of the Czech public might begin with doses of
Proust,
Kafka, Faulkner, and Camus in the daily papers (On Grief, pp. 218-22).
(Elsewhere
Brodsky criticizes Aleksandr Solzhenitsyn on the same grounds: for
refusing to
accept what his senses plainly tell him, that humankind is "radically
bad"; Less Than One, p. 299.)
Coetzee: The
Essays of Brodsky [in Stranger Shores]
Bọ Lập Nằm Ấp
Bọ Lập đi nằm ấp: Đây là đòn
"pha lê hóa" xã hội, như cách nói của Bùi
Ngọc Tấn!
Nên nhớ BNT
chưa hề tố cáo Đảng & Nhà Nước…. khi bị đưa đi tù, vì tội chống
Đảng, mà ông
luôn kêu là oan. Hơn thế nữa, ông coi việc đi tù, của những người như
ông là cần
thiết:
Trong cuộc
chiến tranh khốc liệt này, miền Bắc thực hiện chủ trương pha lê hoá hậu
phương.
Những người đã từng cộng tác với Pháp, với Mỹ, những người có biểu hiện
thiếu
lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, những phần tử đáng ngờ,
những kẻ trộm
cắp, du thủ du thực,... tóm lại tất cả những gì là vẩn đục so với yêu
cầu trong
như pha lê của một xã hội cần pha lê hoá, đều bị tập trung cải tạo và
đó được
coi là một biện pháp không thể thiếu. Hơn nữa, nó còn có ý nghĩa răn đe
những người
khác, hướng tất cả vào mục tiêu chung.
BNT
Như thế, không
thể coi CKN2000 là "bản cáo trạng" được.
Chưa hề có 1
tên Bắc Kít làm cái việc “bản cáo trạng” cả. Đại thi sĩ Kinh Bắc, khi
được Ông
Giời ban cho cơ hội đó, thì bèn ngồi nắn nón, viết, không phải bản
cáo trạng, mà
là bản tự kiểm, để được về nhà với vợ con, và làm thơ tình, tìm lá diêu
bông.
Gấu đã
nói rồi, chỉ cần 1 tên Bắc Kít làm được cái việc có tí lương tri đó, là
số phận xứ
Mít thay đổi!
Trong khi đó,
1 bà, như Muller, Nobel văn chương, khi dự 1 bàn tròn văn học, “Liệu
văn chuơng có thể làm chứng”,
cho biết, mặc dù những cuốn sách của tôi được đọc như thế, nhưng tôi
không nghĩ
về mình như là người chứng khi viết chúng. Tôi chưa làm cái chuyện,
viết văn!
Interviews
INTERVIEWER
A few years
ago, you wrote a piece for a symposium in Stockholm on the theme “Can
literature bear witness?” In that text, you mentioned that, although
your books
are often read as testimonies, you don’t think of yourself as bearing
witness
as you write them.
MÜLLER
I never set
out to write literature. When I started writing, back then in the
factory—
INTERVIEWER
When you
were hounded out of your office—
MÜLLER
That’s
right. Back then in the factory I wrote because I had to, as a matter
of
self-assurance, because all doors were closed. I didn’t know where to
turn,
didn’t know how things would go on, my father had died, I couldn’t go
back to
the village, I didn’t have any perspectives at all, and there was a lot
of fear
because the secret police were harassing me daily. It was an absurd
situation—they’d kicked me out of my office but I still had to work. I
couldn’t
leave the factory, couldn’t give them a pretext to dismiss me. And so I
started
writing, and suddenly there was this rearview mirror, and everything
started
coming back about my life in the village. I wasn’t trying to write
literature,
I just put it down on paper to gain a foothold, to get a grip on my
life.
GCC mua số báo, tính đi 1
đường giới thiệu, thì tòa báo đã cho đọc free.
Có thể, họ cũng nghĩ như Gấu, cần cho đọc free quá!
Lại nói về “viết
lách nhẹ không”
Theo nhà văn
Bảo Ninh, cuốn Ký ức vụn
"viết lách nhẹ không, như chơi, mà cuốn hút
người
đọc ngay lập tức.. Đây là một tác phẩm sâu nặng buồn vui. Buồn nhiều
hơn
vui". Dù trang bìa quyển sách ghi đây là tạp văn chọn lọc, Bảo Ninh cho
rằng,
tác phẩm này gần với thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết hơn, dù nó
không mang
tính hư cấu. "Sự thực thì tôi thấy Ký
ức vụn là một cuốn tiểu thuyết.
Cuốn
ấy viết cho những người cùng thời cùng kiểu với tôi. Bởi tiểu thuyết là
thế.
Không có đời mình trong đó, nhưng đọc thấy đời mình, đời bạn bè mình,
thấy lại
trước mắt năm tháng đã qua, những năm tháng hiện hữu trong các câu
chuyện và cả
ở khoảng trống giữa các câu chuyện. Thời thơ ấu, tuổi học trò, mối tình
đầu,
tang thương chiến tranh, đời văn, quê nhà và tha hương lang bạt. Trần
Vàng Sao.
Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đoàn Anh Thắng. Phùng Quán. Bạn bè ở Huế…", Bảo
Ninh
bày tỏ.
Bảo Ninh
cũng chia sẻ, không chỉ ông mà nhiều độc giả, nhất là độc giả trẻ thích
thú tìm
đến với cuốn Ký ức vụn và đó
là điều đáng mừng cho văn học.
eVăn
Gấu
đọc NQL,
khi ông vừa xuất hiện trên VHNT của PCL, trong bài viết về Quảng Trị. Nổi
Chìm Một Thị Xã.
Thấy được
quá.
Rồi khi mới
viết Blog. Quá được.
Nhưng sau đó
thì không được nữa.
Nói 1 cách gọn
ghẽ, thì như thế này:
NQL khi mới
viết, có nhiều lửa lắm, và viết, là muốn đốt cháy, muốn đả phá, muốn
chống lại,
[đốt cháy, đả phá, chống lại… cái gì thì tùy bạn thêm vô], sau đó, ông
viết để
nịnh bợ cuộc đời.
Có lần Gấu
nhận xét, ông xuất hiện như ánh lửa ma trơi, rồi vụt tắt.
Làm nhà văn ở
trong 1 thế giới toàn trị, khó lắm, cũng phải thông cảm cho ông.
Được như vậy
cũng là tốt rồi.
Nên nhớ, Bảo
Ninh nhận xét “viết lách nhẹ như không”.
Ông không viết,
“viết nhẹ như không”.
Đây là lời
chê nặng nhất, còn nặng hơn cả những dòng của GCC.
Được, được!
NQT
Trang
NQL
Lâu
ngày không đến Nhà hát
kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi
có vở mới không ông,
mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối
của ông,
quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng
có vai.
Mình
nói đùa ông kinh doanh
vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê
tôi đóng
đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật
Minh, đúng
là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng
phải nó không còn giống
nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng
nhân vật
Bác Hồ.
Ngày
xưa thì nó nổi như cồn
nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chàng Bác Hồ tại đại hội Tua,
hoá trang
thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi
nghe y
chang, khiến nhiều người xem rất cảm động.
Kịch,
Phim bất kì đoàn nào có
vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân
khấu
hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện
trước đám
đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy,
chỉ thế
thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.
Cả một
mùa hè năm 1995, nó
chạy xô từ Bắc vào Nam,
thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ an, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh
chừng 5
phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng,
đứng trên ô
tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy... nó kiếm gần chục triệu.
Vào Sài
Gòn đứng trên khán
đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung
văn hóa
nói với các em non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không... hai triệu
ngon ơ.
Thằng
Tùng cứt nói Tiến Hợi
có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phiện cũng không trúng
như thế
Thằng
Hợi nói mọi người ơn
Bác một, tao ơn Bác một trăm.
Trông
ngoài thế thôi, tập
luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập
trung, hay
quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.
Mình
nhớ hồi mình làm ở nhà
hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không
nhớ tên
vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Thằng
Hợi càng khổ hơn. Anh
Tạo ( Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên đó là thằng Hợi nói chứ không
phải Bác
nói, ngu ơi! Nhiều lần điên lên anh Tạo quát Bác nói đéo gì nói thế hả!
Được
cái thằng Hợi không tự
ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó
cũng
sửa cho kì được.
Khổ
nhất mỗi khi Bác xuất
hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế
Bác, lại
không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm
khi thấy thằng Hợi lúng
ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát : Bác! Mày đứng thế đấy hả?
Mọi
người cười rũ.
Quốc
Toàn góp ý cho anh Tạo
không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo
nghe
liền.
Nhưng
thói quen gọi tên nhân
vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu
lên ôi
chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.
Nói
xong thì giật mình, sợ
bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi,
mày
diễn cái đéo gì đấy.
Chết
cười.
Rồi
cuối cùng mọi việc cũng
êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một
đêm diễn xong, lãnh đạo
thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay.
Hoàng Dũng
nói mày ngu thế. Nó bảo sao. Hoàng Dũng nói mày đang vào vai Bác, bắt
tay kiểu
đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.
Đêm
sau nó nghe lời Hoàng
Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay
âu yếm
lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.
Anh
Tạo mắng mày ngu thế. Nó
bảo sao. Anh Tạo nói người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ
vai
người ta? Nó bảo em đang vào vai Bác mà. Anh Tạo nói vào vào cái gì.
Hết kịch
là hết Bác nghe chưa!
Nó
ra hậu đài thở dài nói
Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế
nào?
Thằng
Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.
Note:
Bạn đọc cái entry này, rồi đọc bài thơ Simic, về 1 Ông Giời vắng mặt,
mới cực khoái:
Bác! Mi
đứng như thế hả?
Bác nói cái đéo gì thế?
Bác Hồ mày diễn cái đéo gì thế?
Tuyệt!
Que
Diêm
8 hrs
· Sydney,
Australia
Bọ Lập
Sáng nay, đọc
được một tin dễ gây sốc vì sự bất ngờ: Nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt!
Anh là
chủ trang blog nổi tiếng "quechoa" và cũng là "friend" fb của
tôi. Thế là thêm một chủ blog điểm tin (sau anh Nguyễn Hữu Vinh và Hồng
Lê Thọ)
bị giam giữ. Sự kiện Bọ Lập bị bắt gây sự chú ý của giới truyền thông
quốc tế
như Reuters và AFP (1). AFP nhận định rằng những bài trên blog Quê Choa
có hàm
ý chống Tàu.
Nhưng nói
như thi sĩ Đỗ Trung Quân, có lẽ nhà văn biết ông sắp bị bắt (2). Tôi
không quen
biết Bọ Lập ngoài đời, nhưng là độc giả trang điểm tin của anh. Nhớ có
lần anh
liên lạc tôi xin đăng lại một bài viết, và vì tôi biết anh có vấn đề
sức khoẻ,
nên có hỏi "nghe nói dạo này anh không được khoẻ", thì anh trả lời rằng
"cám ơn anh, tôi khoẻ, nhưng an toàn thì không". Anh còn cho biết rằng
bài vở trên blog thì không có gì nguy hiểm cho anh, nhưng lượng truy
cập quá
cao nên người ta "cho đây là blog nguy hiểm sau Ba Sàm". Lúc đó, tôi
nghĩ anh quá lo xa, chứ một người hiền như anh thì ai mà chú ý làm gì.
Tôi cũng
không rõ số lượng truy cập là bao nhiêu, nhưng đọc bài dưới đây của nhà
báo Huỳnh
Ngọc Chênh (3), tôi mới biết con số là 250,000 lượt/ngày. Hèn gì anh
rất nổi tiếng.
Mà, như có bạn từng nói, ở VN nổi tiếng quá cũng không nên, thậm chí
không được.
Cầu mong cho
người hiền Bọ Lập tai qua nạn khỏi.
Note: Tác giả
mẩu viết này, quá rành rẽ xứ Mít: Ngay cả Bọ Lập bị bắt như thế, người
viết cũng
không nghĩ BL làm "bản cáo trạng".
Chính BL cũng không nghĩ, mình làm cái việc
lớn lao đó. NQT
Muller, Nobel văn chương,
phán:
Ngôn ngữ khác hẳn đời sống. Làm sao tôi có thể nhét cái nọ vô cái kia
vừa khít,
và trình ra chỉ 1 thứ. Language si so different from life. How am I
supposed to
fit the one into the other? How can I bring them together?
Đây cũng là vấn đề mà
Zizek nói tới, về "căn nhà tra tấn ngôn ngữ".
Bọ Lập cố tránh đưa ra thứ ngôn
ngữ của ông, thứ ngôn ngữ ngày nào ông viết bằng nó, tin vào nó, tức là
khi còn
tin vào… Cách Mạng.
Một khi ông hết tin,
ông không viết nữa, mà post những bài viết của người khác, nhưng cũng
đâu có
thoát được căn nhà tra tấn ngôn ngữ?
INTERVIEWER
Do you allow the sentences to lead you once you have
begun them?
MÜLLER
They know on their own what has to happen. The language
knows where it has to wind up. I know what I want, but the sentence
knows how I’ll get there. Even so, the language always has to be kept
on a tight rein. And I work very slowly. I need a whole lot of time
because I have to make many approaches. I write each book twenty times
or so. At first, I need all these crutches, and I write a lot that’s
superfluous. Later, when I’m far enough along—inside me, while I’m
still searching—I cut out about a third of what I’ve written, because I
don’t need it anymore. But then often I go back to the very first
version, because evidently that’s the most authentic one and everything
else proved unsatisfactory. And frequently I feel I won’t be able to
pull it off. Language is so
different from life. How am I supposed to fit the one into the other?
How can I bring them together? There’s no such thing as one-to-one
correspondence. First, I have to take everything apart. I start with a
reality, but I have to completely demolish this reality. And then I use
language to create something completely different. And if I’m lucky, it
comes back together and the new language comes close again to the
reality. But it’s a completely artificial process.
INTERVIEWER
Like Leo’s Christmas tree. And what you said in
Stockholm, that, in writing, it is not a matter of trusting but rather
of the honesty of the deceit—and one charged with enormous energy.
MÜLLER
Yes, and that can make you obsessed. And when people
talk about the beauty of the text, that’s where it comes from—the fact
that the language draws me in, so that I want to do it. But it also hurts, and that’s why
I’m so afraid of writing. And I often wonder if I’ll be up to
the task, if I can meet the responsibility of creating this language.
But it’s also what you mentioned before—half of it is the silence. What
gets said is one thing, but what isn’t said has to be there as well, it
has to float along with what you’re writing. And you have to feel that,
too.
Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều, hơn chục con, mừng
lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đ. đi từ nhà chị Th. ra. Mình hỏi
anh đi đâu, anh nói không.
Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (anh lùn mà). Nghi
nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả, hoá ra anh không mặc
quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại không mặc quần, anh
cười phì một tiếng rồi bỏ đi.
Nhà chị Th. một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng cu con chị mới hơn 4
tuổi. Mình nghi lắm.
Mình lẻn theo anh Đ.
Anh Đ. lại vào nhà chị H. Chị H. có chồng hy sinh, vừa báo tử năm
ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương thành hành động
cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua,
quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v. Bà con làng xóm khen lắm, vẫn nói với
con gái con dâu: đó, sang nhà con H. mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị H. Tối quá không thấy gì, chỉ nghe chị kêu hệt
như mèo kêu.
Người ở Đông Dương
Trang NQL trên Tin Văn
Blog NQL
Me-xừ tác giả , NQL, đang bị CA đánh tơi bời trên net. Sợ mất mấy bài
viết, thuộc loại hiếm quí, thí dụ như những dòng trên, Gấu bèn noi
gương mấy ông bà thành lập trang net, vì tương lai của văn học VN, bệ
về Tin Văn, và sẽ nhẩn nha đi vài đường lèo nhèo, khi nào có hứng!
Đọc, về anh Đ. [Tên đầy đủ: Đụ ?], trên, lạ làm sao, làm Gấu lại nhớ
đến Rasputin, Đại Ác Tăng làm sập chế độ Nga Hoàng.
Đại Ác Tăng chắc cũng một thứ Lao Ái, hay anh Đ.
Anh Đ thì làm thịt [nựng] vợ liệt sĩ, bộ đội làng Đông Dương, Rasputin
làm thịt hầu như tất cả các bà mệnh phụ phu nhân, bà hoàng, bà chúa, kể
cả Hoàng Hậu nước Nga, sau bị nhân dân giết chết. Cái chết của ông mở
ra Cuộc Cách Mạng Tháng Mười, theo một KGB, qua D.M. Thomas, người viết
tiểu sử Solzhenitsyn.
Người từng gặp 3
Những năm 1965- 1975 nhà mình sơ tán ở làng Đông
Dương, cách Thị Trấn Ba Đồn có chục cây. Một cái làng rất hay, y như
một mảnh đất Nam Bộ rơi xuống vậy, có hoa mai vàng, có rặng trâm bầu
sau làng, còn tôm cá thì ê hề, vẫn có câu: Cơm Tô Xá, cá Đông Dương.
Chuyện làng Đông Dương thì nhỉều lắm, sau này từ từ
sẽ kể.
Bây giờ kể chuyện anh Đ. thôi, vì anh này hay nhất
trong kí ức của mình về cái làng này.
Anh Đ. lùn, đen, xấu. Anh Diệu nói cái mặt thằng Đ.
chành bành giống cái l. trâu.
Anh Đ. sống với mẹ già, sau mẹ chết anh ở một mình.
Nhà nghèo quá, 24, 25 tuổi rồi hỏi cô nào cũng bị chê.
Anh con liệt sĩ, lại con một, khỏi đi bộ đội. Con
trai trong làng ai lớn đều đi bộ đội hết, còn lại dăm ba anh tuổi như
anh thôi, chỉ có anh là chưa vợ.
Mẹ anh khóc lên khóc xuống , anh vẫn chẳng quan tâm
đến chuyện vợ con. Cho đến khi mẹ anh chết anh vẫn độc thân.
Mình hỏi anh sao anh không lấy vợ. Anh nói tao để
vậy để đàn bà nó thèm.
Anh nơm cá cực tài, cầm nơm úp nhoay nhoáy, hễ dừng
lại mò là y như có một con cá to. Nghe tiếng đóng thành nơm, anh biết
chắc cá nhỏ hay to, ngon hay dở để dừng lại bắt hay không. Chẳng bù cho
mình, úp úp mò mò, tóm lại chỉ vài con cá diếc, cá rô.
Một lần úp nơm, bao giờ xâu cá của anh cũng dài
nhất, đầy những con cá ngon, đắt tiền.
Mình dân Thị Trấn lên, thấy thế thì thích lắm, bám
theo anh suốt ngày.
Anh chỉ làm hai việc: đi đập lúa thuê và nơm cá bán
lấy tiền.
Cứ mùa lúa là anh đi đập lúa cho các gia đình có
chồng con đi bộ đội, một đêm đập lúa được trả vài lon gạo. Thế cũng đủ
sống, lại được tiếng giúp đỡ gia đình bộ đội.
Anh không đoàn đội. Hồi này ai không đoàn đội bị coi
như thanh niên chậm tiến, con gái vì thế bụng thì chê nghèo nhưng miệng
lại có cớ chê anh chậm tiến.
Hồi này ai bị chê chậm tiến thì sốt ruột lắm, phấn
đấu như điên, anh tỉnh bơ, không quan tâm.
Hội họp cuộc nào anh cũng đến nhưng chỉ đứng sau
nghe. Thanh niên làng tranh nhau lên nói toàn từ sáo rỗng- lý tưởng,
hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v.. Anh
cười hậc, é he một tiếng to rồi phủi đít quần ra về.
Hôm sau họp anh lại đến, lại đứng sau, lại nghe lý
tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v..
Anh lại cười hậc, é he một tiếng, phủi đít quần ra về.
Luôn luôn như thế.
Anh Cư gặp mình nói Lập ngoan, học giỏi, cháu ngoan
Bác Hồ, đừng quan hệ với thanh niên chậm tiến.
Mình dạ dạ nhưng vẫn chơi với anh Đ. như thường.
Đêm nào cũng vậy, con trai lớn chút trong làng đều
đi đặt túm bẫy lươn, câu cá cặm. Đặt đầu hôm, bá bốn giờ sáng thì đi
thăm.
Một đêm mình đi thăm túm lươn, hôm đó được nhiều,
hơn chục con, mừng lắm hí hửng xách oi về thì gặp anh Đ. đi từ nhà chị
Th. ra. Mình hỏi anh đi đâu, anh nói không.
Minh thấy anh mặc cái áo bộ đội dài gần đến gối (
anh lùn mà). Nghi nghi, mình kéo vạt áo anh lên, chim cò phơi ra cả,
hoá ra anh không mặc quần. Mình ngạc nhiên nói sao vào nhà người ta lại
không mặc quần, anh cười phì một tiếng rồi bỏ đi.
Nhà chị Th. một mẹ một con, chồng đi bộ đội, thằng
cu con chị mới hơn 4 tuổi. Mình nghi lắm.
Mình lẻn theo anh Đ.
Anh Đ. lại vào nhà chị H. Chị H. có chồng hy sinh,
vừa báo tử năm ngoái. Chị vẫn say sưa sinh hoạt đoàn, biến đau thương
thành hành động cách mạng, hăng hái phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên
tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù, phấn đấu.v.v. Bà con làng xóm khen
lắm, vẫn nói với con gái con dâu: đó, sang nhà con H. mà coi.
Mình vào sau hồi nhà chị H. Tối quá không thấy gì,
chỉ nghe chị kêu hệt như mèo kêu.
Mình chặn anh Đ. ở cổng nhà chị H. nói em biết rồi
nha. Anh Đ. túm cổ áo mình nói mày nói tao giết.
Về sau, lần nào đi nơm anh vừa nơm suất của anh, vừa
nơm suất của mình. Mạ mình toàn khen thằng Lập dạo này nơm cá giỏi. Hi
hi.
Làng Đông Dương có chừng 4-5 trăm nóc nhà, hơn 1
trăm nóc là nhà hoặc là vợ bộ đội hoặc là vợ liệt sĩ. Không biết anh Đ.
chui vào bao nhiêu nhà trong số 100 nóc nhà ấy, chỉ biết suốt cuộc
chiến tranh 1965-1975, tối nào cứ đến 3-4 giờ sáng anh Đ. lại mặc cái
áo bộ đội dài đến đầu gối, không thèm mặc quần, đi hết nhà này đến nhà
kia, 5 giờ sáng thì về.
Mình hỏi sao anh không mặc quần. Anh nói mặc mần
chi, cởi vô cởi ra mệt.
Hoà bình, anh Đ. hơn ba chục tuôỉ vẫn chưa vợ.
Một hôm làng tổ chức tuyên dương các mẹ các chị là
vợ con bộ đội chung thuỷ đảm đang. Các mẹ các chị sắp hàng dài nhận
phần thưởng, nhận giấy khen, mặt ai nấy hớn hở.
Anh Đ. cũng đến, đứng sau cùng, nghe chị H. đại diện
phát biểu lý tưởng, hoài bão, tiên tiến, thi đua, quyết tâm, căm thù,
phấn đấu.v.v Anh Đ. cười hậc, é he một tiếng to rồi phủi đít quần ra về
|