*






GCC lầm về tay này, khi thấy dịch Kundera, và nghĩ, chắc cũng mê K.

Không phải.
K đếch về, xin vô quốc tịch Tẩy, chọn Tẩy làm chỗ chôn cái xác của ông. Trong khi ông Mít, không chỉ bò về mà còn trách bố mẹ ngày xưa khi ta còn bé, bắt ta di cư vô Nam:

Tôi đứng nhìn sững hai vết hõm sâu hoắm lở lói trên mặt cổng thành. Cổng Bắc thành Hà Nội. Hai vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy cho đến khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm. Con thú đây là thành Hà Nội và hai vết thương là vết đạn đại bác quân Pháp bắn vào trong lần chiếm thành lần thứ hai năm 1882. Quân Pháp, với chừng hai trăm lính thuỷ và vài trăm lính bộ, dưới quyền chỉ huy của Trung tá hạm trưởng Henri Rivière, chiếm thành sau gần ba giờ đồng hồ nã súng. Đọc sử, tôi biết như thế và đấy là trang sử bi thảm, đau buồn của dân tộc, bắt đầu cho nhiều trang sử đau buồn khác tiếp theo sau…. 

Với Hà Nội, tôi là kẻ lạ. Tôi sinh ra ở đấy nhưng tôi chẳng biết gì về nó. Chưa kịp có chút ý thức nào thì tôi đã bị bứng gốc ném giạt về những miền đất xa lạ. Kẻ lạ cũng là kẻ bạc tình. Kẻ bạc tình vồn vã khi đến nhưng lạnh lùng lúc ra đi. Tôi chẳng bao giờ khóc vì nhớ thương Hà Nội như Vũ Bằng, nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”
Nguồn


GCC cũng chưa hề khóc vì/và nhớ thương Hà Nội!
Như Vũ Bằng!

“Hà Nội chứ còn đâu nữa.”

Không chỉ thế, ông về, mang theo “Đời nhẹ khôn kham” [quả thế thực!] tính tái bản ở trong nước, trăm sự nhờ “anh đầu bạc”; anh này bèn chôm 1 bài trên TV, dịch Kundera, với cái tên người dịch là Jennifer Trần, đưa vô bài thổi họ Trịnh [dịch giả]. (1)
Đâu có được.
Bài trên TV tha hồ xài, đồ chùa, nhưng dùng cho cá nhân thì được, for personal use only.

(1)

Hoá ra là cái bài viết về TYT của PXN là bài tựa cho tập truyện ngắn của nhà văn Mít hải ngoại, xb ở trong nước, qua 1 entry của Blog NL cho biết.
Cái phần nặng nhất của bài viết, hóa ra là bệ từ cuộc phỏng vấn Milan Kundera, đã từng được GNV dịch từ đời tám hoánh nào rồi, dưới cái tên Jennifer Tran, mà PXN biết thừa là NQT, nhưng lại không dám chú thích rõ ràng, theo GNV, rất cần thiết, trong 1 văn bản như thế.
Tại sao cần thiết?
Xin thưa:
Cái tên đó, khi Gấu sử dụng, đa phần là muốn rũ bỏ cái bóng vừa lé lại vừa lùn của nhà văn nhớn NQT, dù muốn dù không, thì cũng là 1 nhà văn của Miền Nam trước 1975. Khi phịa ra cái tên như thế, là Gấu muốn viết dưới 1 danh nghĩa khác, 1 đời khác, không còn liên quan tới thằng cha NQT kia nữa. Chính vì thế mà viết, dịch thoải mái, và điều này, 1 số văn hữu nhận ra: JT viết thoải mái hơn nhiều, so với NQT trịnh trọng, muốn làm bố người ta!
Khủng nhất là, khi JT vừa xuất hiện, là gây chấn động giang hồ, ở cả hai diễn đàn, 1, tờ VHNT của PCL, 1, diễn đàn Việt Báo online. Cái sự chấn động này, phần lớn là ở cái tên Jennifer, nghĩa là 1 em Mít, đời thứ nhì! Nhưng đến khi biết JT là NQT, cả đám chán quá!
Cũng vì cái tên ngoại mượn của đứa cháu ngoại đó, mà nữ phê bình gia DCT đã bị lầm, khi hạch hỏi, tại sao lại dám gọi NHT là nhà văn Bắc Kít, theo suy luận, tới đời 1 người viết với cái tên Jennifer, thì chỉ còn nhà văn Việt Nam mà thôi.
Bây giờ, đọc entry của Blog NL, Gấu mới hiểu được tại sao PXN không dám ghi chú JT là NQT.
Đám này, 1 thời Gấu rất thân, ngày nào cũng như ngày nào, lúc nào cũng như lúc nào, viết được tí gì, là mail, theo 1 cái mailing list thật dài, cho tất cả cùng đọc.
Nhưng sau, thấy cả đám dãn ra, GNV bỏ chơi luôn.
Trong đám, có 1 tay GNV rất đội ơn, vì nhờ anh mà GNV thoát những hệ lụy, nếu mò về Việt Nam.
Anh ta đã báo động cho GNV, đừng có về nữa, và điều này khiến anh bị liên lụy. Không có anh, là bỏ mẹ anh cu Gấu rồi.
Nhân đây chúc Tết bạn ta, tất cả các bạn của ta, ở nơi quê nhà, VC hay không VC.
Hà, hà!

Còn cái tít, dịch Vô Tri, thì OK nhất, nhưng chưa bằng GNV dịch, Sự Ngu Dốt. Vô tri, tiếng Tầu, thì cũng nói như thế, sự ngu dốt, không biết! Ngay từ hồi đó, khi dịch bài phỏng vấn, là GNV đã dịch là sự ngu dốt, nghĩa là cũng tiên tri ra được, cái đám ngu bò về, để cho hết ngu dốt!
Thế mới gọi là ‘ngôn sứ’ chứ!
Trong cái từ ‘vô tri’, nó hàm ý ‘non savoir’, của… Thiền. Chắc là các bạn đều biết, về ba giai đoạn Thiền: non savoir, savoir, non savoir, vô tri, tri, vô tri. Khi chưa biết Thiền, thì cây là cây, rừng là rừng, đến khi đang Thiền, thì cây đếch phải cây, rừng đếch phải rừng, đến khi ngộ ra Thiền, thì cây vẫn là cây, rừng vẫn ra rừng.
Trong cái đám ngu bò về, có cái vô tri đầu tiên đó, của… con heo.
Bởi thế mà GNV mới dịch ignorance là sự ngu dốt.



Ở hay Về?

*


*
Khi Gấu về VN năm 2001, thì cầu Việt Trì đang trong giai đoạn thi công, under construction, như trên. Đây là cái bãi sông ngày nào ông cụ Gấu bị đấng học trò làm thịt. Bà cụ Gấu, sau này, có lần nhìn thấy anh học trò làm thịt chồng, chỉ cho Gấu, và nói, tao nhận ra nó, vì cái quần dạ mà nó đang mặc là của bố mày, có 1 lỗ thủng, do chuột cắn, tao vá lại, nhờ vậy mà nhận ra.
Thú thực, lúc đó, Gấu chẳng thấy thù oán, có thể là do quá bất ngờ.
Lạ, là sao còn nhớ mãi kỷ niệm này?
Về lại Bắc, bà chị ruột cũng nhớ, nhưng những chi tiết thì lại khác hẳn.
Tình Yêu như Trái Phá

V/v Hoàng Ngọc Hiến ra đi

*

Hoàng Ngọc Hiến
[NQT chụp tại nhà riêng của ông,
tại Hà Nội,  Tháng Sáu, 2001].

Cái hình ở trên bài viết của BBC về HNH là của Tin Văn đấy nhé!

Câu này được ‘gợi hứng’ từ 1 câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", do HHT kể, trên báo Ngôn Luận, chắc thế, GNV không đọc, nhưng lại nghe một em kể cho nghe, lần đến nhà em trồng cây si, ở ngay phòng khách, dòng dã cả một thời đi học, cùng với cả đám Thất Hiền.
Hai chị em, nghe nói đã từng học CVA, thế mới lạ, quen biết nhạc sĩ CT, rất nổi danh tài sắc. GNV mê cô em, nhưng dưới mắt em, thì Gấu quá cù lần, thành ra cũng chỉ yêu theo cái kiểu "chiêm ngưỡng và kính trọng."!
Cả đám mê hai em, tối nào rảnh là cũng kéo đến nhà. Em nào nhảy đầm cũng giỏi, và rất mê, Gấu nhà văn đành phải nhờ bạn C. đứng đầu Thất Hiền, về cái môn này, dạy cho vài đường, tango thì 4 bước nhé, hay là valse chậm, nhưng Gấu mê nhất là điệu boléro, điệu này thì chẳng học cũng biết, hình như còn có tên là ‘bà già đi chợ’, hay ‘bà già đạp xế đạp’!

Câu chuyện tiếu lâm, "còn cái ô là của chú đấy nhé", hình như Gấu cũng đã từng lèm bèm rồi, nhưng nhân cái vụ BBC chôm hình của TV bèn lôi ra kể lại, cũng là 1 cách cảnh báo mấy đấng Bắc Kít làm cho Đài này, chớ có nghĩ là ăn cướp được Miền Nam, thì cái gì cũng được phép ăn cướp.
Gấu vì quá nhớ Đất Bắc mà mò về, có thể mất mạng với VC, nhờ vậy mà có được tấm hình kỷ niệm với nhà văn hóa số 1 Bắc Kít, ‘cái nước mình nó vốn vậy’, vậy mà mấy anh bồi Hồng Mao cứ làm như đồ chùa, đâu có được!
Trên TV đã ghi rõ: Bản quyền Tin Văn, nhưng tha hồ xài, nếu dùng cho cá nhân, for personal use. BBC ban tiếng Việt, tốt nhất, nên rút tấm hình xuống, như thủ tướng VC ra lệnh dẹp [?] mấy cái bài “bốc thuý” ông, dịch từ báo chí quốc tế, mà anh cớm chính trị khui ra.

Nếu không, thì GNV đành… chịu thua, cái sự lì lợm của… Bắc Kít!
Hà, hà! 

Bài vở trên TV đa số là đồ chôm, "biệt kích văn nghệ" mà, thành thử gặp cái thằng nó ‘bựa’ hơn mình, thì đành "đi hàng đầu"! Hai chị em K/D này, Gấu mê cô em, còn cô chị thì lại thương 1 trong Thất Hiền, và cuộc tình này cũng thê lương lắm lắm. Ông bạn TTT [không phải Thanh Tâm Tuyền nhe], trong Thất Hiền, coi cô là bạn, nhất định như vậy, mà cô thì không nhất định như vậy, thế mới khổ. Khi anh bạn của Gấu đi lính, ra trường Thủ Đức, được đưa đi tiền đồn heo hắt, cô mò đến tận nơi, nhất định ngủ lại, nhưng vẫn không đạt được sở nguyện, Gấu phải công nhận ông bạn của mình thuộc đấng đại quân tử.
Cô em do chỉ mê những đấng đại tài tử đẹp trai như Gregory Peck, thấy anh cu Gấu vừa lùn vừa lé, và mỗi khi chiêm ngưỡng cô, thì mắt càng lé xệch mãi ra, vừa ngố, vừa thảm, vừa thê, không thể nào chịu được, có lần cô phải quay đi, và, bật cười!
*
Note: Nhân tiện, đề nghị BBC sửa từ ‘dành’ dưới đây, trong 1 bản tin.

Viết sai chính tả như thế này, nhột lắm!

Wozniacki nói: "Đôi khi trong các trận đấu hoặc trong quần vợt, một trái bóng có thể thay đổi tất cả. Tôi đã không thắng ở trái bóng quyết định thắng thua của trận đấu. Và từ đó cô ấy đã thi đấu tốt hơn ở các điểm quan trọng nhất. Cô ấy dành được điểm quan trọng nhất, điểm cuối cung, quyết định trận đấu."

Lý Na trở thành cầu thủ Trung Quốc đầu tiên lọt vào chung kết giải Úc mở rộng đơn nữ, Grand [Slam], sau khi thắng cây vợt số một thế giới Caroline Wozniacki tại Melbourne

Cái tít chữ bự, trên, cũng thiếu 1 chữ [‘slam’nghĩa là gì nhỉ?]

**

Bìa 1, bản ở hải ngoại, do lái buôn sách mang qua, cùng một lố những cuốn sách khác, nhờ vậy mà Những Ngày Ở Sài Gòn của GNV sống sót địa ngục VC!
Bìa 2, blog NL
Thử đọc đoạn cuối TD và đoạn cuối Nỗi Buồn Chiến Tranh: y chang!
Cũng những bức thư rời, lả tả, cũng cái giọng văn rã rời, của… cùng 1 nỗi buồn, 1 thân phận tình yêu?

Chưa chắc đã có sự chôm chĩa, hay ảnh hưởng, nhưng, có thể, chúng không thể khác, ở cả hai cuốn?

*

Va, petit livre, et choisis ton monde. Topffer
Hãy lên đường, cuốn sách nhỏ bé, và chọn lựa cái thế giới của mày.

*


Tình Yêu như Trái Phá

Bài phỏng vấn có nhiều phòng trống mời gọi sự tưởng tượng của các độc giả của nhà văn Hoàng Hải Thủy … (lth)
*
“ Anh lấy bút hiệu Công Tử Hà Đông hay đấy.’
Lúc ấy có anh  bạn tôi, nói:
“ Công Tử Hà Nội” mới hay chứ.”
Anh Chu Tử nói:
“ Công Tử Hà Nội thì còn nói gì nữa.”
*
Tôi cũng mê nhạc Trịnh Công Sơn, mê chết đi được.
Lth 

Theo tôi, những người "mê chết đi được", nhạc TCS, phải là…  VC!
Đây là hiện tượng "phản ứng ngược", trong vật lý, contre-réaction, và nó đã xẩy ra với bài thơ Tẩu Khúc của Thần Chết của Paul Celan.

Hay, 1 thứ khôi hài đen, “Người Đức sẽ không bao giờ tha thứ cho người Do Thái, vì vụ Lò Thiêu”!

Chúng ra mê nhạc TCS khác với VC mê nhạc TCS. Ông Chánh Tổng An Nam ở Paris, "hình như" cũng đã ngửi ra được điều này, khi phán, chỉ có ở Miền Nam, mới có thứ nhạc sĩ như TCS.
*

Nhạc TCS  đã giúp đám bỏ chạy bợ đít VC, đám VC chính hiệu nuốt được nỗi đau 3 triệu con người chết vô ích, và nỗi nhục về tình trạng băng hoại như hiện nay ở trong nước.

Bản thân Trịnh cũng đậm nỗi đau đó, chính vì thế mà ông viết ra thứ nhạc đó! 

Tình Yêu như Trái Phá, 1 cách nào đó, còn là nỗi mong mỏi của họ Trịnh. Ông thèm được “chọn bên” [chọn VC trong cuộc chiến, và khi nó chấm dứt, chọn đi cải tạo như bạn bè Miền Nam của ông, chọn đi vượt biển, như cả Miền Nam], và bất cứ 1 chọn lựa nào, thì ông cũng không thể!

Nơi em về trời xanh không em?

TCS hỏi, đau thương như thế, chính là vì ông đếch có một nơi nào để về.
PXA chẳng đã từng than, địa ngục chật cứng, đếch có chỗ cho tớ!

NKTV

*


Cầu Việt Trì, trên sông Hồng, nơi ông cụ Gấu, vào năm 1946, được một đấng học trò làm thịt, xong, thẩy xuống sông, kèm cục đá tổ bố, để cho khỏi nổi lên.

Kurtz des ténèbres [Kurtz của bóng đen]

Bien qu'il n'ait jamais disparu, le courant brun qui coulait rapidement du cœur des ténèbres vers la mer en nous emportant sur le fleuve Congo est de retour. Et avec lui revient le personnage de Kurtz qui, lui non plus, n'a jamais disparu, ou s'il l'a fait, il était « parti très loin, comme dirait Kafka, pour rester ici ».
Thì, tất nhiên, nó chẳng bao giờ biến mất, cái dòng nước đục ngầu, đỏ như máu, của sông Hồng, chảy từ trái tim của bóng đen, là thành phố Hà Nội, ra biển, đưa chúng ta dạt dào lưu vong, sau khi thoát hải tặc Thái Lan, mãi tít tới miệt Công Gô, và, ăn Tết Công Gô xong, lại trở về.
Và cùng về với nó, là nhân vật Kurtz; anh này, tất nhiên, cũng chẳng hề biến mất, hay là, nếu anh ta làm như thế, “anh ta đi rất xa, nói như Kafka, để ở lại đây”.

Ui chao, nghe cảm khái cứ như thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ, và những đấng Yankee mũi tẹt, giang hồ khắp thế giới, đi đến đâu là biến nhà người, đất người thành bãi đánh hàng:
Từ thuở mang gươm đi dựng nước
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

NKTV

*

Cái đồn lúc đó không trơ trụi thùi lụi, chỉ hai cái lô cốt như trên. Chung quanh là trại lính, lính Tây, lính Ta, tức lính Ngụy, tức Việt Gian, tức Bảo Chính Đoàn. Xa chút nữa, là những thửa vườn, ruộng của vợ con lính. Cả 1 khu bề thế.
Chỉ đến khi trở về, hơn  nửa thế kỷ sau đó, nhìn hai cái lô cốt trơ trọi, Gấu mới ngộ ra cái thế yểm bùa của nó. Cái Ác Bắc Kít, bị phù thuỷ Cao Biền, bị danh tướng thiên triều Mã Viện, trấn áp, bao nhiêu đời, [cái này là hiện thực huyền ảo nhe, đừng chửi Gấu, Tây mới cai trị sau này, sao mi dám lần tới thời kỳ lập nước], phải đợi đến ngày 30 Tháng Tư 1975, mới thoát ra được, và gây họa cho giống Mít, đúng như nhà thơ ông anh tiên đoán: Miền Bắc sẽ bị chấn thương nặng nề vì chiến thắng này!

Khủng khiếp thật.

Thảo nào Thảo Trường gật gù, mi về chụp cái hình “cột đồng Mã Viện”, qua Việt Trì đốt nén hương cho ông cụ mi, xong, là đi, chẳng cần phải về nữa!
*

THE LASTING POWER OF "HEART OF DARKNESS"

Joseph Conrad's slim novel may be the single most influential hundred pages of the 20th century, writes Robert Butler in his latest Going Green column ...

From INTELLIGENT LIFE Magazine, Winter 2010

It was a beautiful moment in 1887 when a veterinary surgeon in Northern Ireland invented a new kind of tyre, to smooth out the bumps when his son was on his tricycle. Within ten years John Dunlop’s pneumatic tyre—inflated canvas tubes, bonded with liquid rubber—had become so successful that the American civil-rights leader Susan B. Anthony could claim, “The bicycle has done more for the emancipation of women than anything else in the world.”

The invention didn’t free everyone. The raw material for the pneumatic tubes came from the rubber vines of the Congo, and the demand for rubber only deepened the damage that had been inflicted in that region by the demand for ivory. A century later, the pattern hadn’t entirely changed: the coltan required for mobile phones comes from the same area, where war has claimed millions of lives over the past 12 years.

Our awareness of the shadowy stories of supply and demand also goes back to one man, a contemporary of Dunlop’s. Between June and December 1890, a 32-year-old unmarried Polish sailor called Konrad Korzeniowski made a 1,000-mile trip up the Congo for an ivory-trading company on a paddleboat steamer called Roi des Belges. It took him nine years to find a way to write about what he saw. Joseph Conrad’s “Heart of Darkness” is a story within a story, which starts with five men on a boat moored in the Thames, and one of them, Marlow, a veteran seaman and wanderer, telling of a journey up a serpentine river into the centre of Africa, where he meets another ivory trader, Kurtz. Six pages in, Marlow tells the others, “The conquest of the earth, which mostly means the taking it away from those who have a different complexion or slightly flatter noses than ourselves, is not a pretty thing when you look into it too much.”

Published in 1902, “Heart of Darkness” had an immediate political impact—it was widely cited by the Congo Reform Movement—but it wasn’t an instant classic. Twenty years later, T.S. Eliot wanted to choose a quotation from it for “The Waste Land”, but his colleague Ezra Pound dissuaded him: “I doubt if Conrad is weighty enough to stand the citation.” Three years after that, Eliot chose another line from the novella as one of the epigraphs for “The Hollow Men”. (“Mistah Kurtz—he dead.”) “Heart of Darkness” had become part of the cultural landscape. In 1938 Orson Welles adapted it for a Mercury Theatre live radio production. He went on to write a screenplay in which he planned—with Wellesian gusto—to play both Marlow and Kurtz. He couldn’t get the movie made and was forced to move on to a project about a media mogul called Charles Foster Kane.

In the late 1970s, Francis Ford Coppola took “Heart of Darkness” and transplanted it to Vietnam as “Apocalypse Now”, with Martin Sheen as Captain Willard, the Marlow character, a special-operations officer, sent on a mission to “terminate…with extreme prejudice” the life of the deranged Captain Kurtz, played by Marlon Brando. In this version the Mekong River becomes the Congo. The irony was hard to miss: just as Britain, once colonised by the Romans (“1,900 years ago—the other day”, writes Conrad), had become an imperial power, so had the United States, once colonised by the British, now become one too. With the success of the movie, the novella’s place on the campus syllabus was assured. “Apocalypse Now” launched a thousand sophomore essays comparing and contrasting the book and the movie.

And now “Heart of Darkness” is a graphic novel by Catherine Anyango, with the ivory domino pieces—lightly touched on by Conrad in the opening pages—looming in the foreground of the opening drawings. The theme of traceability, where things come from and the journey that they take, is vividly dramatised. It’s a story for today. One day in June last year, Jeff Swartz, CEO of the leisurewear company Timberland, woke up to find the first of 65,000 angry e-mails in his inbox. These were responses to a Greenpeace campaign that said Brazilian cattle farmers were clear-cutting forests for cattle and the leather from the cattle was going into Timberland shoes. Swartz has written up his experience for the Harvard Business Review. His first action, he says, was to admit that he didn’t know where the leather came from. It wasn’t a question he had asked.

As “Heart of Darkness” has moved from one medium to another, it has made a good claim to be the single most influential hundred pages of the 20th century. If you consider its central theme—how one half of the world consumes resources at the expense of the other half—it’s easy to see its relevance becoming even greater. Only the resources will no longer be ivory for piano keys, or rubber for bicycle tyres.

Conrad’s artistic challenge was to make the world he saw visible to others. It’s a political challenge too. Sometimes writers reveal a hidden situation, sometimes campaigners do, and sometimes it’s just an accident. Few of us had much idea about the conditions in which copper is mined—everyday copper for plumbing, electrics, saucepans and coins—before 33 Chilean miners found themselves trapped 2,000 feet underground. 
  

Robert Butler is a former theatre critic. He blogs on the arts and the environment at the Ashden Directory, which he edits. Picture Credit: Gastev (via Flickr).

Ideas  GOING GREEN  Intelligence  winter 2010
*

how one half of the world consumes resources at the expense of the other half:

Câu trên chôm và áp dụng vào xứ Mít, được: Bằng cách nào anh Yankee mũi tẹt, tức nửa nước Mít phía Bắc, 'tiêu thụ', thằng em Nam Bộ, tức nửa nước Mít phía Nam.
Đọc bài điểm sách trên, thì ngộ ra 1 điều, lịch sử nhân loại, và cùng với nó, là lịch sử văn học thế giới, hoá ra chỉ qui về… hai cuốn truyện: Trái Tim của Bóng Đen, một nửa thế giới tiêu thụ tài nguyên của 1 nửa thế giới còn lại; Bóng Đêm giữa Ban Ngày, 1 nửa nhân loại và sau đó, toàn thể nhân loại, thoát họa Quỉ Đỏ.
Khi viết Bếp Lửa, TTT không hề nghĩ rằng, cuốn sách của ông là cũng nằm trong truyền thống trên.

Bởi vì nó cũng thuật câu chuyện một nửa nước Mít làm thịt một nửa nước Mít.

“The conquest of the earth, which mostly means the taking it away from those who have a different complexion or slightly flatter noses than ourselves, is not a pretty thing when you look into it too much.”
Published in 1902, “Heart of Darkness” had an immediate political impact…

Cuộc chinh phục Miền Nam, nghĩa là cuộc làm thịt đám Ngụy, thì không bị được đẹp cho lắm, nếu nhìn thật gần, và nhìn thật ‘nâu’ [‘lâu’, đọc giọng Bắc ], và thật nhiều…
Xb vào năm 1954, BL lập tức trở thành một cú chính trị ‘đéo phải đạo’ [dám gọi cái chuyện đi lên chiến khu, vô rừng, theo Chiến Kháng, "cũng là 1 thứ đánh đĩ"!]….


*

“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác. Vô tri được dùng để chỉ tất cả những vật chất ở trong tình trạng không có khả năng tri giác, như sỏi đá… hay là những đồ vật không có linh hồn, không có khả năng nhận biết, tri giác: bàn, ghế… Vì thế ‘vô tri’ còn có từ đồng nghĩa là “vô tri vô giác”. Và vô tri được dùng như là tính từ, thường phải nói là ‘vật vô tri’, thông thường bản thân từ ‘vô tri’ không đứng một mình. Trong tiếng Pháp cũng vậy, chỉ có tính từ “inanimé”, không có danh từ tương ứng, người Pháp cũng nói ‘objet inanimé’ [vật vô tri]. Cuốn tiểu thuyết của Kundera không đề cập tới tình trạng vô tri này, mà đề cập đến tình trạng không biết của con người. Các nhân vật có đầy đủ tri giác, tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, nhưng họ, hoặc là không biết đến quá khứ, hoặc là không biết đến hiện tại, hoặc là không biết tương lai, do vậy cũng có thể không biết cả ba thứ này. Nếu dịch từ l’ignorance của Kundera tôi sẽ chọn từ ‘sự không biết’”, TS Nguyễn Thị Từ Huy giải thích. Ngoài ra, theo chị, nếu muốn dùng cấu trúc hán ngữ để dịch từ l’ignorance thì phải dùng chữ “bất tri”.
Tiến Sĩ Từ Huy.

“Vì nghĩa của từ ‘vô tri’ trong tiếng Việt đã được xác định rất rõ: không có năng lực tri giác.

Từ điển nào định nghĩa? Phải cho biết rõ mới được.
Bây giờ, cứ giả thử như có 1 cuốn từ điển của ông A, định nghĩa như trên, thì cũng có từ điển của ông B, “định nghĩa rất rõ”, khác, trên. Chúng ta thường gặp chuyện này, và nó là bình thường. Vì thế mới cần đến từ điển, để tra cứu, để tìm đúng chữ, cho nội dung bản văn cần dịch. “Ignorance” mà dịch là “bất tri” thì thật là bỏ mẹ, vì bất tri, nó có nghĩa là “bất tri giác”, hết còn biết cái chó gì nữa, nghĩa là mê man, nghĩa là sắp đi tầu suốt! (1)

Vô tri, thường được hiểu theo nghĩa “non savoir”, không [có] tri thức, chứ không phải là "không có năng lực tri giác", như TS Từ Huy viết.

Bởi vì ‘không có năng lực tri giác”, thì lại có nghĩa là chậm hiểu biết, trì độn, hoặc quá nữa, điên.

Thú thực, GNV không thể hiểu nổi, tại làm sao mà cả đám xúm vào chơi nhau, chỉ vì một từ dịch từ 1 từ tiếng Pháp. Trong những nghĩa của từ “ignorance” còn có nghĩa thất học, do không biết, vì không được đi học. Không lẽ tất cả chúng ta đều là 1 lũ vô tri, bất tri, vô học, thất học?

cấu trúc hán ngữ: Đúng ra phải gọi là danh từ Hán Việt. Làm gì có ‘cấu trúc hán ngữ’ ở đây!

Có vẻ như bạn NL có hơi bị nhiều kẻ thù!
Thấy Hậu Vệ cũng nhảy vô ăn có, ăn ké, đánh ké!

Hà, hà!

(1)

Đây là kiểu suy luận ‘mô phỏng’ Từ Huy, ‘vô tri’ là ‘vô tri vô giác’!
Thực sự, bất tri là ‘làm sao biết’, như trong, “bất tri tam bách”, làm sao biết ba trăm năm sau, có đứa khóc GNV?
Ý này lại mô phỏng 1 độc giả TV, khi ra lệnh dẹp mục Dọn: không lẽ ba trăm năm sau, đọc GNV chỉ thấy đếch, đéo, kít… ư? 


Hoá ra là cái bài viết về TYT của PXN là bài tựa cho tập truyện ngắn của nhà văn Mít hải ngoại, xb ở trong nước, qua 1 entry của Blog NL cho biết.

Cái phần nặng nhất của bài viết, hóa ra là bệ từ cuộc phỏng vấn Milan Kundera, đã từng được GNV dịch từ đời tám hoánh nào rồi, dưới cái tên Jennifer Tran, mà PXN biết thừa là NQT, nhưng lại không dám chú thích rõ ràng, theo GNV, rất cần thiết, trong 1 văn bản như thế.
Tại sao cần thiết?

Xin thưa:

Cái tên đó, khi Gấu sử dụng, đa phần là muốn rũ bỏ cái bóng vừa lé lại vừa lùn của nhà văn nhớn NQT, dù muốn dù không, thì cũng là 1 nhà văn của Miền Nam trước 1975. Khi phịa ra cái tên như thế, là Gấu muốn viết dưới 1 danh nghĩa khác, 1 đời khác, không còn liên quan tới thằng cha NQT kia nữa. Chính vì thế mà viết, dịch thoải mái, và điều này, 1 số văn hữu nhận ra: JT viết thoải mái hơn nhiều, so với NQT trịnh trọng, muốn làm bố người ta!

Khủng nhất là, khi JT vừa xuất hiện, là gây chấn động giang hồ, ở cả hai diễn đàn, 1, tờ VHNT của PCL, 1, diễn đàn Việt Báo online. Cái sự chấn động này, phần lớn là ở cái tên Jennifer, nghĩa là 1 em Mít, đời thứ nhì! Nhưng đến khi biết JT là NQT, cả đám chán quá!

Cũng vì cái tên ngoại mượn của đứa cháu ngoại đó, mà nữ phê bình gia DCT đã bị lầm, khi hạch hỏi, tại sao lại dám gọi NHT là nhà văn Bắc Kít, theo suy luận, tới đời 1 người viết với cái tên Jennifer, thì chỉ còn nhà văn Việt Nam mà thôi.

Bây giờ, đọc entry của Blog NL, Gấu mới hiểu được tại sao PXN không dám ghi chú JT là NQT.

Đám này, 1 thời Gấu rất thân, ngày nào cũng như ngày nào, lúc nào cũng như lúc nào, viết được tí gì, là mail, theo 1 cái mailing list thật dài, cho tất cả cùng đọc.
Nhưng sau, thấy cả đám dãn ra, GNV bỏ chơi luôn.

Trong đám, có 1 tay GNV rất đội ơn, vì nhờ anh mà GNV thoát những hệ lụy, nếu mò về Việt Nam.
Anh ta đã báo động cho GNV, đừng có về nữa, và điều này khiến anh bị liên lụy. Không có anh, là bỏ mẹ anh cu Gấu rồi.
Nhân đây chúc Tết bạn ta, tất cả các bạn của ta, ở nơi quê nhà, VC hay không VC.

Hà, hà!

Còn cái tít, dịch Vô Tri, thì OK nhất, nhưng chưa bằng GNV dịch, Sự Ngu Dốt. Vô tri, tiếng Tầu, thì cũng nói như thế, sự ngu dốt, không biết! Ngay từ hồi đó, khi dịch bài phỏng vấn, là GNV đã dịch là sự ngu dốt, nghĩa là cũng tiên tri ra được, cái đám ngu bò về, để cho hết ngu dốt!
Thế mới gọi là ‘ngôn sứ’ chứ!

Trong cái từ ‘vô tri’, nó hàm ý ‘non savoir’, của… Thiền. Chắc là các bạn đều biết, về ba giai đoạn Thiền: non savoir, savoir, non savoir, vô tri, tri, vô tri. Khi chưa biết Thiền, thì cây là cây, rừng là rừng, đến khi đang Thiền, thì cây đếch phải cây, rừng đếch phải rừng, đến khi ngộ ra Thiền, thì cây vẫn là cây, rừng vẫn ra rừng.

Trong cái đám ngu bò về, có cái vô tri đầu tiên đó, của… con heo.

Bởi thế mà GNV mới dịch ignorance là sự ngu dốt.


*

"Bức Tường Lòng" của Mít, "chỉ" bắt đầu được dựng lên, vào ngày 30 Tháng Tư 1975.

*

Ngày mà Gorbatchev phán:
"Đừng có trông mong vào chiến xa của chúng ta".
Tại làm sao mà mấy chục năm trước đó, chiến xa Liên Xô dẫm nát cuộc cách mạng Prague, 1968, mà 1989, không?
Bí mật này đang được lịch sử khui ra, cũng như bí mật về một cuộc giải phóng biến thành một cuộc ăn cướp!

*

Bùi Tín ôm hôn thắm thiết Big Minh [Hình trên].

Xong, quay lại, kêu Đại Uý VC Phạm Xuân Thệ, tay lăm lăm khẩu súng:

-Đưa nó đi khuất mắt ta!
*
Gorbatchev vĩ đại vì đã ngửi ra hướng đi của lịch sử.
Bùi Tín vĩ đại, vì đã "nói thật" về cuộc chiến:
Chúng mày còn cái đéo gì mà đòi bàn giao?

Ở hay về?
Trịnh Y Thư

Đọc bài viết của ông nhà văn này, thì mới hỡi ơi. Hóa ra ông chẳng hiểu một tí gì về lưu vong, và về những nhà văn lưu vong được ông nhắc tới, để biện minh cho cái chuyện về của ông.
Solz lưu vong, vì bị nhà nước Liên Xô trục xuất, và ngay khi ra nước người, ông đã báo trước, sẽ về, và về là Liên Xô sụp, và vì sụp, thì ông mới về. Thời gian ở Mẽo, ông dùng để sáng tác, cả nhà ông cùng giúp ông lo chuyện sáng tác, đâu có thì giờ rảnh mà để ý đến chuyện cực tả cực hữu ghét ông, cũng chẳng có thì giờ mà chán ghét Tây Phương nữa.
Những hiểu biết của ông này, toàn chuyện bá láp, đọc nhảm nhí trên báo chí, trên net, chắc chắn chưa từng đọc Solz. Hay bất cứ ai! Hay có đọc, mhưng không tiêu hoá được?
Hình như ông ta, ngoài việc dịch một cuốn của Kundera, là… chấm hết?
Yevgeny Yevtushenko, ông này là nhà thơ nhà nước, giống như Tố Hữu nhà ta, mà cũng nhét vô bài viết lưu vong, đại nhảm nữa!
Nếu ông ta có qua Mẽo dạy học, thì cũng để kiếm chút đô, có mắc mớ gì đến lưu vong?
Kundera, muốn biết ông ta nghĩ gì về lưu vong, thì hãy đọc thẳng tác phẩm, nhất là những cuốn mới xb sau này của ông, thí dụ, Une Rencontre, thì biết.
Cao Hành Kiện, thì khỏi nói, ông ta chẳng những lưu vong mà còn không thèm đọc nhà văn TQ đương thời nữa.

Ông này chưa từng sáng tác, hẳn thế, thành ra không thể nào hiểu được bản chất của văn chương, là lưu vong, dù người viết ở trong hay ngoài nước, hay ở bất cứ đâu.
Giả như ông ta có về, thì cũng chẳng để viết.
Thử hỏi, mấy ông nhà văn lưu vong Mít, bò về, có ai viết được cái gì chưa?
Giả như về, viết, đọc được, ngửi được, thì đi tù!
Brodsky chẳng đã từng phán, được tự do rồi, mà thất bại thì đừng có trách móc, đổ tội cho bất cứ ai.
Một nhà văn như ông, thì ở đâu cũng chẳng viết được.
Sao mà tệ hại như thế, vậy mà cũng dám viết! NQT

A freeman, when he fails, blames nobody. Một người tự do, như TYT, khi thất bại, không đổ vạ cho bất cứ ai.
Brodsky kết luận bài viết của ông, Phận Lưu Vong, The Condition We Call Exile.
Đây là bài đọc của ông trước Wheetland Conference, Vienna, Tháng 11, 1987.

Đoạn mở ra bài nói chuyện của ông mới ấm lòng Mít làm sao:
Chúng ta tụ tập nơi đây, trong phòng ốc sáng trưng, quyến rũ như thế này, để bàn về số phận nhà văn lưu vong, the plight of the writer in exile, chúng ta hãy im lặng một phút, để nghĩ tới một vài người không có mặt ở phòng này. Hãy tưởng tượng, thí dụ, những người di dân Thổ nhĩ kỳ đang lang thang trong những con phố ở Tây Đức, thật xa lạ những thật thèm muốn đối với họ, là thực tại quanh họ. Hay hãy tưởng tượng những thuyền nhân Việt Nam đang chới với ở trên đầu những ngọn sóng dữ, nơi biển cao, hay đã được ổn định nơi trại tạm cư….

[Cho dù bạn dùng bất cứ một thứ tiếng nào để gọi hiện tượng này, di dân hay gì gì đó], có điều này, là tuyệt đối hiển nhiên: thật rất khó khăn đối với họ, khi nhìn thẳng mặt vào người đối diện để nói về số phận nhà văn lưu vong [one thing is absolutely clear: they make it very difficult to talk with a straight face about the plight of the writer in exile.]

Tuy nhiên, không thể không nói về số phận lưu vong của nhà văn, bởi vì không chỉ vì văn chương, và, văn chương, thì cũng giống như sự nghèo đói, nó có thói quen tự lo cho nó; nhưng còn là bởi vì, từ ngàn xưa, chúng ta có niềm tin, chẳng có cơ sở nào để mà kiểm chứng, rằng, nếu những sư phụ của thế gian này được truyền tụng rộng rãi, thì nỗi khổ đau giáng xuống những kẻ cơ cực được dịu đi…
[Yet talk we must, and not only because literature, like poverty, is known for taking care of its own kind, but mainly because the ancient and perhaps as yet unfounded belief that, were the masters of this world better read, the mismanagement and grief that make the millions hit the road could be somewhat reduced.]

Ghi chú trong ngày

Ghi chú trong ngày

Ở hay về?
Trịnh Y Thư

Brodsky kết luận bài viết của ông, Phận Lưu Vong, The Condition We Call Exile:
A freeman, when he fails, blames nobody.
Một người tự do, khi thất bại, không đổ vạ cho bất cứ ai.
Đây là bài đọc của ông trước Wheetland Conference, Vienna, Tháng 11, 1987.

Đoạn mở ra bài nói chuyện của ông mới ấm lòng Mít làm sao:
Chúng ta tụ tập nơi đây, trong phòng ốc sáng trưng, quyến rũ như thế này, để bàn về số phận nhà văn lưu vong, the plight of the writer in exile, chúng ta hãy im lặng một phút, để nghĩ tới một vài người không có mặt ở phòng này. Hãy tưởng tượng, thí dụ, những người di dân Thổ nhĩ kỳ đang lang thang trong những con phố ở Tây Đức; thật xa lạ nhưng cũng thật thèm muốn đối với họ, là thực tại chung quanh. Hay hãy tưởng tượng những thuyền nhân Việt Nam đang chới với ở đầu sóng dữ, nơi biển cao, hay đã được ổn định nơi trại tạm cư….

[Cho dù bạn dùng bất cứ một thứ tiếng nào để gọi hiện tượng này, di dân hay gì gì đó], có điều này, là tuyệt đối hiển nhiên: thật rất khó khăn đối với họ, khi nhìn thẳng mặt vào người đối diện để nói về số phận nhà văn lưu vong [one thing is absolutely clear: they make it very difficult to talk with a straight face about the plight of the writer in exile.]

Tuy nhiên, không thể không nói về số phận lưu vong của nhà văn, bởi vì không chỉ vì văn chương, và, văn chương, thì cũng giống như sự nghèo đói, nó có thói quen tự lo cho nó; nhưng còn là bởi vì, từ ngàn xưa, chúng ta có niềm tin, chẳng có cơ sở nào để mà kiểm chứng, rằng, nếu những sư phụ của thế gian này được truyền tụng rộng rãi, thì nỗi khổ đau giáng xuống những kẻ cơ cực được dịu đi…
[Yet talk we must, and not only because literature, like poverty, is known for taking care of its own kind, but mainly because the ancient and perhaps as yet unfounded belief that, were the masters of this world better read, the mismanagement and grief that make the millions hit the road could be somewhat reduced.]

BATTLING FOR CHINA'S SOUL

Who can best hold off the hard-liners: the country's most eminent writer or its Nobel Peace Prize-winning dissident?
Jianying Zha reports from Beijing

Servant of the State

Is Chinas most eminent writer a reformer or an apologist?
BY JIANYING ZHA

Note: Nhân vụ ‘dọn mình để về’ của nhà văn nhớn lưu vong Mít, TV giới thiệu bài viết trên The New Yorker: Văn Nô
*
 

V/v Solz ‘chán ghét Tây Phương’ như ông nhà văn nhớn Mít TYT viết. Quả có chuyện này, nhưng trên thực tế, nó không đơn giản như tay này nói, và những người ăn mừng, khoái chí vì cái sự chán ghét Tây Phương, và Tây Phương không chịu nổi Solz, là đám Trùm Liên Xô ở Điện Cẩm Linh. Remnick, trong bài viết Lưu Vong: Solz ở Vermont, được in trong Reporting, gồm những bài viết đăng trên The New Yorker, có trích dẫn 1 memo của Andropov, Trùm KGB, gửi Hội Đồng Bộ Trưởng, đề ngày 4, Tháng Giêng, 1976, báo cáo, rất mừng vì chuyện Solz hết còn được Tây Phương quan tâm, và cho biết thêm, có công lao của KGB ở trong đó, [that KGB had helped promote, through its agents and contacts, ‘matetrial useful to us’ condemning Solz and his ‘class-based hatred of the Soviet power’…].
Trong cuốn Reporting, David Remnick dành hai bài cho Solz; một, Lưu vong: Solz ở Vermont, và một, Deep in the wood: Solz in Moscow, về Solz khi trở về.

Trong bài viết về Brodsky, GNV này cũng đã nhắc tới sự kiện này: Sự không trở về Nga của Brodsky tương phản với Solzhenitsyn. Nhưng có một thời cả một chế độ và bộ phận đầu não của nó là Bộ Chính Trị đã run sợ trước một cá nhân Solzhenitsyn. Tầm vóc anh hùng và sự ám ảnh ông gây ra cho họ, những con người bên trong Điện Cẩm Linh, có lẽ không một nhà văn nào sánh nổi, nhất là ảnh hưởng của nó trong lịch sử hiện đại. Cả nhân dân Nga-xô và Tây-phương đều không chịu nổi Solzhenitsyn, về bộ râu của ông, còn dị hợm hơn cả của Dostoevsky, về sự quan trọng và luôn cả tự coi mình là quan trọng, nhưng trên hết vẫn là thái độ không khoan nhượng với cả chủ nghĩa Cộng-sản lẫn Dân chủ hiện đại. Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Liên-xô chẳng những không chịu nổi mà còn tỏ ra khiếp sợ. Ngày 23 tháng 6 năm 1992, khi B. Yeltsin ký sắc lệnh huỷ bỏ tất cả những điều luật vẫn được dựa vào đó để bách hại đám đông và vi phạm nhân quyền, sắc lệnh này đã đem hồ sơ mật của Solzhenitsyn ra trước ánh sáng. Và người ta mới thấy được sự xuẩn ngốc, nỗi khiếp sợ của Bộ Chính Trị trước một con người dám chống lại cả một chế độ. Trong bao nhiêu năm trời, họ loay hoay với câu hỏi phải làm gì với ông: Dụ dỗ, làm câm nín? Liệu sẽ thắng qua tuyên truyền, phỉ báng, hay là phải bắt bỏ tù? Lạ một điều ông không bao giờ thất vọng. Thái độ bất cần, bất cẩn của ông thật đáng nể. Ngay từ năm 1965, ông đã từng gọi Lênin là con rắn độc. Hơn nữa ông đã tiên đoán được ngày tàn của chế độ đó: "Đây là một chính quyền bị liệt, hết còn trông mong gì được nữa." Và đây là Solzhenitsyn vào năm 1971, sau khi nhà ông bị lục soát, ông viết cho trùm mật vụ KGB, Yuri Andropov: "Trong bao nhiêu năm tôi đã im lặng trước luật rừng của đám côn đồ dưới quyền ông, trước sự kiểm tra, tước đoạt thư từ giao dịch, dọ thám, làm tình làm tội những người quen biết, nghe lén điện thoại, khoét lỗ tường, đặt máy nghe lén... Nhưng sau cuộc lục soát vừa rồi tôi không im lặng nữa".
Không phải lỗi ở ông nếu những tác phẩm quan trọng nhất, những năm tháng đẹp đẽ nhất đều ở sau ông. Thế kỷ này, câu chuyện về phẩm giá, về tư cách con người, không cá nhân nào vươn tới tầm vóc của Solzhenitsyn.
*

Remnick cũng kể lại cuộc nói chuyện giữa Sontag và Brodsky về Solz: Đó là vào Tháng Giêng 1976, tôi có tán gẫu khá lâu với Brodsky, và cả hai chúng tôi đều cười lớn về cái chuyện Solz chẳng biết tí chó nào về Mẽo, những quan điểm của ông ta về Mẽo, về báo chí, và tất cả những thứ khác, thì đều sai lầm, wrong.
Nhưng rồi Brodsky phán:
“Nhưng Sontag, bạn biết đấy, tất cả những cái gì mà Solz nói về Liên Xô, thì đều thực cả!
Đúng là như thế đấy. Về những con số, thí dụ, sáu chục triệu nạn nhân, đúng đấy.”

Bernard Pivot, Tây mũi lõ, làm chương trình văn học trên TV Pháp. D'Apostrophe, kể về lần phỏng vấn Solz mới thú.

Nghề Đọc

Bernard Pivot, em-xi [MC] chương trình văn học D' Apostrophes trên TV Tây, trong cuốn Métier de Lire, đã kể lại với nhà báo Pierre Nora, về những cuộc gặp gỡ giới viết văn thế giới qua chương trình trên.
 - Chương trình nào tới bi giờ vẫn còn gây ấn tượng ở nơi ông?
Hai tay nhà văn, đều là Nga cả, một, Nabokov, một Soljenitsyne, là hai độc chiêu [scoop] đẹp nhất của tôi. Trước ông khổng lồ, một kẻ sống sót ba trận "đại" hồng thuỷ của thế kỷ 20: chiến tranh, ung thư và những trại tù cải tạo, tôi thấy mình nhỏ bé như một chú lùn. Đây là lần đầu tiên tại Pháp, người ta có thể tiếp cận, sờ mó, nhìn, và nghe người chứng tố cáo số một chủ nghĩa cộng sản Stalin, chủ nghĩa cộng sản ngắn gọn.
Cuộc gặp gỡ trên là vào tháng Tư, 1975. Mười lăm năm sau, những người hiện diện trong chương trình còn nhớ, Soljenitsyne đã chống lại việc người Mỹ bỏ của chạy lấy người tại Việt Nam, và ông đã tiên đoán, miền bắc sẽ "nắm lấy" [mainmise] miền nam.
Người ta đã chê trách tôi, là tại sao không mời thêm một tay trí thức cộng sản, nhưng chẳng lẽ lại để một con rệp bên cạnh một người khổng lồ, trước ống kính của Lịch sử?
Thú vị nhất, theo Pivot, là người khổng lồ Soljenitsyne đã tiên đoán, [trong lần gặp sau đó], là ông ta sẽ sống sót, và chứng kiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, và ông sẽ trở về quê hương:
Trong thâm tâm, tôi cảm thấy, tôi tin tưởng, tôi sẽ trở về quê hương, và còn sống nhăn." [J'ai en moi le sentiment, la conviction, que je reviendrai, vivant, dans ma patrie".]

Tôi [Pivot] còn nhớ phản ứng của mình: ngưỡng nể, và không thể nào tin nổi!

NKTV

TV, trong những kỳ tới, sẽ giới thiệu bài viết “Phát Ngôn Nhân và  Bộ Lạc”, của nhà văn TQ, Ha Jin, được in trong cuốn “Nhà văn như là một Di dân”, trong bài viết, ông nghiên cứu trường hợp Solzhenitsyn, sự trở về của ông, và so sánh Solz với nhà văn Lâm Ngữ Đường của TQ. Cách nhìn Solz của Ha Jin chắc là soi sáng nhiều cho độc giả Mít hơn, so với đám mũi lõ, và hơn nữa, Ha Jin cũng Mẽo mũi tẹt, như văn nhà nhớn Mít TYT

10 Questions for Stephen Hawking

If God doesn't exist, why did the concept of his existence become almost universal?Basanta Borah, BASEL, SWITZERLAND
I don't claim that God doesn't exist. God is the name people give to the reason we are here. But I think that reason is the laws of physics rather than someone with whom one can have a personal relationship. An impersonal God.

Does the universe end? If so, what is beyond it?Paul Pearson, HULL, ENGLAND
Observations indicate that the universe is expanding at an ever increasing rate. It will expand forever, getting emptier and darker. Although the universe doesn't have an end, it had a beginning in the Big Bang. One might ask what is before that, but the answer is that there is nowhere before the Big Bang, just as there is nowhere south of the South Pole.

Do you think our civilization will survive long enough to make the leap to deeper space?Harvey Bethea, STONE MOUNTAIN, GA.
I think we have a good chance of surviving long enough to colonize the solar system. However, there is nowhere else in the solar system as suitable as the Earth, so it is not clear if we would survive if the Earth was made unfit for habitation. To ensure our long-term survival, we need to reach the stars. That will take much longer. Let's hope we can last until then.

If you could talk to Albert Einstein, what would you say?Ju Huang, STAMFORD, CONN.
I would ask him why he didn't believe in black holes. The field equations of his theory of relativity imply that a large star or cloud of gas would collapse in on itself and form a black hole. Einstein was aware of this but somehow managed to convince himself that something like an explosion would always occur to throw off mass and prevent the formation of a black hole. What if there was no explosion?

Which scientific discovery or advance would you like to see in your lifetime?Luca Zanzi, ALLSTON, MASS.
I would like nuclear fusion to become a practical power source. It would provide an inexhaustible supply of energy, without pollution or global warming.

What do you believe happens to our consciousness after death?Elliot Giberson, SEATTLE
I think the brain is essentially a computer and consciousness is like a computer program. It will cease to run when the computer is turned off. Theoretically, it could be re-created on a neural network, but that would be very difficult, as it would require all one's memories.

Given your reputation as a brilliant physicist, what ordinary interests do you have that might surprise people?Carol Gilmore, JEFFERSON CITY, MO.
I enjoy all forms of music--pop, classical and opera. I also share an interest in Formula One racing with my son Tim.

Do you feel that your physical limitations have helped or hindered your study?Marianne Vikkula, ESPOO, FINLAND
Although I was unfortunate enough to get motor neuron disease, I have been very fortunate in almost everything else. I was lucky to be working in theoretical physics, one of the few areas in which disability was not a serious handicap, and to hit the jackpot with my popular books.

Does it feel like a huge responsibility to have people expecting you to have all the answers to life's mysteries?Susan Leslie, BOSTON
I certainly don't have the answers to all life's problems. While physics and mathematics may tell us how the universe began, they are not much use in predicting human behavior because there are far too many equations to solve. I'm no better than anyone else at understanding what makes people tick, particularly women.

Do you think there will ever come a time when mankind understands all there is to understand about physics?Karsten Kurze, BAD HONNEF, GERMANY
I hope not. I would be out of a job.
*

Nếu Thượng Đế không có, sao nhiều người hò tên Người như thế?
Tôi không nói TD không có. TD là cái tên mà chúng ta gán cho lý do chúng ta có mặt tại đây. Và lý do này, theo tôi là những định luật vật lý hơn là một người nào đó mà chúng ta có liên hệ. Một TD vô ngã.
Liệu vũ trụ có điểm tận? Nếu có, quá điểm tận đó, là cái gì?
Những quan sát chỉ ra rằng vũ trụ không ngừng nở mãi ra, và nếu cứ nở mãi ra đến thiên thu bất tận như thế, thì nó ngày một trỗng rỗng hơn, u tối hơn. Mặc dù không có điểm tận, nhưng nó có điểm khởi đầu là Big Bang. Có người sẽ thắc mắc, vậy thì trước Big Bang, có cái gì, và câu trả lời, là chả là gì, chả là đâu, trước Big Bang; y như chả có cái gọi là ‘là gì, là đâu’ ở phía nam của Nam Cực.
Ông có nghĩ văn minh sẽ sống sót đủ dai đủ dài đủ rộng để tiến sâu thêm vào không gian?
Tôi tin rằng nền văn minh của chúng ta sẽ còn dài, còn dai, đủ để chúng ta có cơ may thực dân hóa hệ thống mặt trời. Tuy nhiên, chẳng có chỗ chó nào ở trong đó thích hợp với con người như là Trái Đất, thành thử thật khó mà trả lời cho câu hỏi, liệu chúng ta sẽ sống sót, một khi làm thịt xong trái đất, nghĩa là, làm cho nó đếch còn ở được nữa!
Và để giải quyết vấn nạn này, thì chúng ta cần chinh phục những vì sao. Hy vọng loài người chưa ngỏm, khi có được ngày đó!

Nếu gặp Einstein, ông sẽ 'chát chiếc' ra sao?
Tôi sẽ hỏi tại sao ông ta lại không tin về những hố đen. Những phương trình về trường của lý thuyết tương đối của ông ta hàm ngụ trong đó, rằng, một ngôi sao lớn hay một đám mây khí sẽ sụp đổ vào chính nó, và tạo thành hố đen…
*

Câu trả lời của ông Hóc Kim này về Thượng Đế, thì đúng quá, thành ra chẳng cần phải trả lời!
Chúng ta cần Thượng Đế, quá cả câu trả lời của ông ta, đúng theo cái nghĩa, ‘sau phía Nam của Nam Cực thì chẳng có cái chó gì’của chính ông ta!

Hà, hà!

Trên TV hình như có lần trích dẫn 1 tay mũi lõ nào đó, Einstein là nhà khoa học của nửa đầu thế kỷ, 1 phần là do ông tin vào định mệnh thuyết, nghĩa là tin có Thượng Đế, và câu trả lời câu hỏi về Einstein của Hóc Kinh cho thấy điều này, nghĩa là, Einstein, có thể biết, rằng, có thể không có TD, nhưng vẫn phải có niềm tin về một Đấng như thế, không thì bỏ mẹ tất cả!

GNV ngày nhỏ đọc Tam Quốc, cứ thắc mắc hoài về thạch trận của Khổng Minh, được ông kiến tạo, như TD kiến tạo ra loài người, để nhốt tướng Đông Ngô, nhưng lại biểu ông bố vợ, người canh giữ thạch trận, sau này, nếu tướng DN lạc vô thạch trận, thì đừng có thả đấy nhé!
Ông biết trước, ông bố vợ sẽ thả!
Thế mới quái!
Chỉ đến già, GNV mới hiểu nổi, KM vẫn mong, chuyện ngược lại, biết đâu đấy, ông bố vợ sẽ không thả, và thiên hạ sẽ đổi khác, ít ra, không mất Đất Thục.

Ấy đấy, biết đâu, có TD, và nhân loại sẽ khác!
GNV thì tin có TD. Thực tình tin, nhưng biết đâu đấy, không có ông ta!

Đây cũng là ý thơ của nhà thơ Ba Lan, SZYMBORSKA, dưới đây: Con người sống, dài hơn thế giới, vì, thật may cho nó, nó không biết đến tận nguồn cơn, cái thế giới mà nó đang sống (1)

Ui chao, GNV biết Gấu Cái bầy 'thạch trận' để nhốt Gấu, vậy mà cũng cứ tự động chui vô, nữa là!

(1)

WE'RE EXTREMELY FORTUNATE

We're extremely fortunate
not to know precisely
the kind of world we live in.

One would have
to live a long, long time,
unquestionably longer
than the world itself

Get to know other worlds,
if only for comparison.

Rise above the flesh,
which only really knows
how to obstruct
and make trouble.

For the sake of research,
the big picture
and definitive conclusions,
one would have to transcend time,
in which everything scurries and whirls.

From that perspective,
one might as well bid farewell
to incidents and details.

The counting of weekdays
would inevitably seem to be
a senseless activity;

dropping letters in the mailbox
a whim of foolish youth;
the sign "No Walking on the Grass"
a symptom of lunacy.

WISLAWA SZYMBORSKA

*

Pessoa trong 1 đoạn thơ, cũng có ý như vậy, khi ông  khuyên chúng ta,
 chớ có nghĩ đến Thượng Đế, vì như thế là không vâng lời Người.

VI

To think about God is to disobey God,
Since God wanted us not to know him,

Which is why he didn't reveal himself to us ...

Let's be simple and calm,
Like the trees and streams,

And God will love us, making us
Us even as the trees are trees
 And the streams are streams,

And will give us greenness in the spring, which is its season,
And a river to go to when we end ...

And he'll give us nothing more,
since to give us more would
make us less us.
*
VERMEER

So long as that woman from the Rijksmuseum
in painted quiet and concentration

keeps pouring milk day after day
from the pitcher to the bowl
the World hasn't earned
the world's end.

-Wislawa Szymborska

(Translated from the Polish
by Clare Cavanagh and Stanislaw BaraJiczak)


Note: Bài thơ ngắn, thấy trên NYRB, số mới nhất, 11.11.2010 cũng cùng đề tài "người sống dai, hay thế giới sống dai"?
Không biết chưa từng in ấn, inédit, hay đã có trong mấy tuyển tập của bà.

Tạm dịch:

Một khi mà cái người đàn bà ở trong bức tranh ở viện bảo tàng Rijksmuseum
vẫn trầm lắng và chú tâm
rót sữa mỗi ngày từ cái bình ra cái bát,
thì Thế Giới vưỡn chưa có được cái sự tận cùng của thế giới.

Tuyệt cú mèo!
Thần sầu!
GNV sợ... đi bất cứ lúc nào, nên không thèm mua mấy tờ báo văn học như NYRB nữa, đâu ngờ, mua từng số hóa ra lại đau khổ hơn nhiều.
Số báo trên, Gấu, kỳ ghé tiệm lần trước, đã cầm lên đọc sơ sơ, rồi lại bỏ xuống, lầm lũi đi ra, thế mà chiều nay, đành bệ về, vì có tới mấy bài hấp dẫn!
Chán thật!

*

Tập tiểu luận, nhà xb University of Chicago Press, 2008

The Writer as Migrant
Nhà văn như một kẻ thiên di

Preface 

Sometimes it is difficult to differentiate an exile from an immigrant. Nabokov was both an immigrant and an exile. But to the great novelist himself, such a distinction was unnecessary, as he often maintained that the writer's nationality was "of secondary importance" and the writer's art was "his real passport." In the following chapters, my choice of the word "migrant" is meant to be as inclusive as possible - it encompasses all kinds of people who move, or are forced to move, from one country to another, such as exiles, emigrants, immigrants, and refugees. By placing the writer in the context of human migrations, we can investigate some of the metaphysical aspects of a "migrant writer's" life and work.
I make references to many works of literature because I believe the usefulness and beauty of literature lies in its capacity to illuminate life. In addition, I focus on certain important works-texts that may provide familiar ground for discussion. I will speak at length about some exiled writers, not because I view myself only as an exile - I am also an immigrant- but mainly because the most significant literature dealing with human migration has been written on the experience of exile. By contrast, immigration is a minor theme, primarily American. Therefore, a major challenge for writers of the immigrant experience is how to treat this subject in response to the greater literary traditions.
My observations are merely that-my observations. Every individual has his particular circumstances, and every writer has his own way of surviving and practicing his art. Yet I hope my work here can shed some light on the existence of the writer as migrant. That is the purpose of this book.

Lời nói đầu

Đôi khi thật khó mà phân biệt giữa lưu vong, và nhập cư. Nabokov là cả hai, nhập cư và lưu vong. Nhưng nhà văn lớn lao này coi một sự phân biệt như thế là không cần thiết, quốc tịch là thứ yếu, nghệ thuật mới là căn cước thực sự của nhà văn. Trong những chương sau đây, khi chọn từ thiên di, tôi muốn ôm lấy đủ kiểu dời đổi, hay bắt buộc phải dời đổi từ một xứ sở này qua một xứ sở khác, nào là lưu vong, nào là di cư, nào là nhập cư nào là tị nạn. Bằng cách đặt nhà văn vào cái thế thiên di như thế chúng ta có thể điều tra, nghiên cứu một vài khiá cạnh siêu hình của cuộc sống của một nhà văn thiên di, và tác phẩm của người đó….
Tôi viện dẫn nhiều tác phẩm văn học, bởi vì tôi tin tưởng, sự hữu ích và vẻ đẹp của văn chương nằm ở trong khả năng làm sáng lên cuộc sống của nó. Tôi xoáy vào một số tác phẩm quan trọng - những bản văn có thể cung cấp một mảnh đất chung để bàn luận. Tôi sẽ nói nhiều về một số nhà văn lưu vong, không phải vì tôi tự coi mình là một trong số đó – nhưng chủ yếu là vì thứ văn chương có ý nghĩa nhất bàn về sự thiên di của con người thì được viết về kinh nghiệm lưu vong. Ngược lại, nhập cư chỉ là một đề tài thứ yếu, và là của Mỹ. Từ đó, thách đố lớn lao đối với những nhà văn viết về kinh nghiệm nhập cư, là, làm sao từ một kinh nghiệm thứ yếu như vậy mà có thể đáp ứng với những truyền thống văn chương lớn lao hơn.
Những nhận xét của tôi thì chỉ là của tôi. Với mỗi một cá thể nhà văn là những hoàn cảnh cá biệt của người đó, và mỗi nhà văn có một cách riêng của mình để sống sót và hành xử nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, tôi hy vọng tác phẩm của tôi sẽ soi sáng được phần nào về sự hiện diện của nhà văn như là một kẻ thiên di. Đó là mục tiêu của cuốn sách này.

Phát ngôn viên và Bộ lạc

We know the force of gravity, but not its origins; and to explain why we become attached to our birthplaces we pretend that we are trees and speak of roots. Look under your feet. You will not find gnarled growths sprouting through the soles. Roots, I sometimes think, are a conservative myth, designed to keep us in places.
Salman Rushdie: Shame

Chúng ta biết về trọng lực, tức sức hút của trái đất, nhưng không biết nguồn của nó; và để giải thích tại sao chúng ta quyến luyến với nơi chốn ra đời của mình, chúng ta giả đò như mình là cây và nói về rễ! Nhìn dưới chân mi coi, có cái rễ ‘rau muống’ nào chui ra khỏi đôi vớ ‘made in USA’ hay không?
Gốc rễ, đôi khi tôi nghĩ, là một huyền thoại mang tính bảo thủ, được phịa ra để buộc chúng ta vào với những nơi chốn, và những nơi chốn này không phải chỉ có nơi chúng ta ra đời.


Vấn đề ở & về của Mít, như ông nhà văn nhớn này đặt ra, đại nhảm, nhất là vào thời điểm này.
Vả chăng, không hề có sự "ở & về" đối với nhà văn Mít, theo cái nghĩa như ông ta muốn nhắm tới.

Cái ý chót của bài viết, (1) theo Gấu, là của người khác, ông ta đọc rồi tưởng là của ông ta, không phải có ý muốn chôm, nhưng đọc của người, rồi thấm vào mình, rồi tưởng là mình cũng thuộc 1 ca như thế!
Bởi vì cái ý chót của bài viết [tớ như phi hành gia bị đứt giây thần kinh liên lạc với phi thuyền mẹ], chửi bố toàn bài viết, chọc quê tâm nguyện ‘dọn mình để về’ của ông nhà văn nhớn Mít này!

Brodsky là người viết ra ý đó, trong bài viết "Phận Lưu Vong", nhưng thấm hơn, sâu rộng hơn, và ông chấp nhận, đi là đi luôn, nhất quyết không về!

(1)…. Hắn bị ném ra ngoài thế gian này mà không hề biết tại sao. Hắn như nhà phi hành đi bộ ngoài không gian bị đứt dây buộc với phi thuyền mẹ và cứ thế dật dờ trôi giạt mãi về khoảng không gian huyền tẫn [?] mịt mù.

Joseph Brodsky: Đi để đừng bao giờ trở về.

I don't know anymore what earth will nurse my carcass.
Scratch on, my pen: let's mark the white the way it marks us.
Brodsky: "The Fifth Anniversary", 1977

Tôi không còn biết nữa, mảnh đất nào sẽ bú mớm cho cái thân xác này.
Cây viết của tôi ơi: Hãy tiếp tục vạch lên nền trắng, cách mà mi vạch nên chúng ta.
“Kỷ niệm năm thứ năm xa quê hương”, 1977 

 … Nếu có gì tốt về lưu vong, thì đó là, nó dậy cho một con người sự khiêm tốn. Và một con người như thế, có thể dấn thêm một bước nữa, và giả dụ, rằng, bài học tối hậu của lưu vong, là bài học về đạo hạnh. Và bài học này thì vô giá, nhất là đối với một nhà văn, bởi vì, nó đem đến cho nhà văn một viễn tượng dài rộng nhất có thể có được [the longest possible perpective]. “And thou art far in humanity”, như Keats nói. (1). Bị mất tăm mất tích trong nhân loại, trong đám đông, – đám đông ư? ở giữa hàng triệu triệu con người: trở thành cây kim trong đống cỏ, như cách ngôn đã từng nói – nhưng là cây kim mà mọi người tìm kiếm – đó là điều mà lưu vong là.
Thì cũng vưỡn ‘vô thường’ thôi, như 'cô bạn' của Gấu đã từng làm thơ [2], mi là chi đâu, chỉ là 1 hạt cát ở trong sa mạc. Hãy so đo, kèn cựa, phách lối, kiêu ngạo, chính Gấu mi, không phải với mấy đấng bạn văn quí hoá, mà là với nhân loại vô cùng kia cơ: Đó là cái điều tệ hại phi nhân ở nơi một thằng cu Gấu như mi!
Hãy so đo, vì & với cái điều mi muốn & sẽ nói ra, không phải vì & với ham muốn, hay tham vọng.
[Mô phỏng 1 đoạn trong "Phận Lưu Vong" của Brodsky]

(1) Câu này, gõ Google, nó ra như thế này:
“And thou art distant in Humanity.
Tạm dịch: Và bạn thì đi xa trong Nhân Loại

(2) Hồn Đông Phương thất lạc Buồn Tây Phương...
Dấy lên từ bụi vô thường,
Ngày qua tháng lại tà dương kiếp người…

Thơ TKKA


Có 1 thứ lưu vong tốt, theo Brodsky, tức tự nguyện, không thích ở ‘nhà’ thì đi ở một nơi nào đó mà mình thích, thứ này không còn, di dân, lưu vong, thiên di… sau này là chỉ có 1 chiều, đi từ xấu đến chỗ nào tốt hơn. Trước khi viết bài “Ở hay Về”, ông nhà văn Mít này đã viết 1 bài "Kẻ lạ trên phố phường Hà Nội", kể về chuyến về Hà Nội, và trong chuyến đó, ông nhìn thấy vết hai viên đạn, từ thời tiền sử, khi Pháp đánh thành Hà Nội, và tuy chỉ là 1 người khách lạ viếng thăm Hà Nội, khi có người hỏi, tính chọn đâu để về, ông phán: Hà Nội chứ còn đâu nữa! 

Trích đoạn, từ bài viết:

Tôi đứng nhìn sững hai vết hõm sâu hoắm lở lói trên mặt cổng thành. Cổng Bắc thành Hà Nội. Hai vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy cho đến khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm. Con thú đây là thành Hà Nội và hai vết thương là vết đạn đại bác quân Pháp bắn vào trong lần chiếm thành lần thứ hai năm 1882. Quân Pháp, với chừng hai trăm lính thuỷ và vài trăm lính bộ, dưới quyền chỉ huy của Trung tá hạm trưởng Henri Rivière, chiếm thành sau gần ba giờ đồng hồ nã súng. Đọc sử, tôi biết như thế và đấy là trang sử bi thảm, đau buồn của dân tộc, bắt đầu cho nhiều trang sử đau buồn khác tiếp theo sau…. 

Với Hà Nội, tôi là kẻ lạ. Tôi sinh ra ở đấy nhưng tôi chẳng biết gì về nó. Chưa kịp có chút ý thức nào thì tôi đã bị bứng gốc ném giạt về những miền đất xa lạ. Kẻ lạ cũng là kẻ bạc tình. Kẻ bạc tình vồn vã khi đến nhưng lạnh lùng lúc ra đi. Tôi chẳng bao giờ khóc vì nhớ thương Hà Nội như Vũ Bằng, nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”
Nguồn 

“Tôi đã bị bứng gốc ném giạt…”, đây chắc là ông nhà văn nói về cái vụ ông bị gia đình bắt di cư vào Nam vào năm 1954?
Miền đất xa lạ? Chắc là Miền Nam đã từng nuôi ông ta đến ngày 30 Tháng Tư 1975?

Khó hiểu thật!

Gấu, tuy không phải sinh đẻ ở Hà Nội, nhưng quả nó là thành phố tuổi thơ của Gấu. Cũng là nhờ bà cô làm Me Tây mà thằng bé nhà quê được về Hà Nội, rồi nhờ vậy mà được bứng gốc, ném giạt về miền đất xa lạ, và có được quê hương thứ nhì, bảnh hơn quê hương thứ nhất rất nhiều, nhưng không làm sao quên nổi nó, và có dịp là về!

Ông TYT này đến bây giờ mới về là quá muộn so với Gấu, kể như là nhà văn Việt Kiều đầu tiên ‘về’!

Khác với TYT, Gấu về là để cố tìm lại 1 lỗ hổng, không phải 2 vết đạn. Một cái lỗ hổng ở trên cái cánh cửa gỗ nhà cầu, hay nhà xí, ở cái villa hình như là số 60 đường Nguyễn Du, tức là con đường kế bên hồ Thuyền Quang, một đầu đụng phố Huế.

Lưu vong, hay chuồn đi từ nơi khó sống qua nơi dễ thở hơn, tưởng khó, vậy mà hình dung ra được, vì nó là hiện tượng phổ cập của thế kỷ. Nhà, mò về lại nhà, tưởng dễ, hoá ra lại khó. Cái ông nhà văn Mít, bao nhiêu năm chịu đựng cuộc chiến chẳng nhớ gì, vậy mà mò về tận Hà Nội để khóc hai lỗ đạn tụi Tây mũi lõ để lại từ đời tám hoánh nào!

Cách ông tả mới ghê khiếp làm sao:
"Hai vết hõm như vết thương con thú bị đâm rồi kẻ đâm cứ thế chọc ngoáy cho đến khi con thú gầm thét rũ ra chết thảm".

Khủng khiếp thay là cái nhớ, cái khóc quái đản của ông ta!
Không lẽ đó mới là nhà của ông, là vết thương dậy thì của ông, theo nghĩa, “nhà là cái nơi mà chúng ta bắt đầu”?

Lại khó hiểu thật!

“Home is where one starts from”, “nhà là cái nơi mà chúng ta bắt đầu”, Coetzee trích dẫn Eliot trong bài viết “Một [nhà văn] cổ điển là gì”, “What is a Classic?”

Đây là bài mở ra tập tiểu luận Những bến bờ xa lạ hơn, Stranger Shores. Một bài viết thật khó đọc, tưởng là viết về cổ điển, nhưng theo Gấu, viết quê nhà, cội rễ, lưu đầy, và sự sống còn, survival.
Coetzee trích dẫn Eliot, tiếp, “Ở nơi tôi bắt đầu là nơi tôi tận cùng” “In my beginning is my end”, “What you own is what you do not own”, Điều anh sở hữu là điều anh không sở hữu, hay nói ngược lại, điều anh không sở hữu là điều anh sở hữu. Một bài viết về Eliot, về căn cước cá nhân của nhà thơ, như là 1 người Âu Châu, để đi đến kết luận: cái đối nghịch với cổ điển thì không phải là Lãng mạn, mà là dã man, và giữa cổ điển và dã man không phải là đối nghịch, opposition, mà là đối đầu, confrontation: điều gì sống sót cái tệ hại nhất của dã man, sống sót là bởi vì thế hệ này qua thế hệ khác, con người không chịu buông xuôi, và cố bấu víu, bằng mọi giá, thì cái đó gọi là cổ điển.

Khi đọc những dòng trên, là Gấu lại nhớ đến cái xứ Bắc Kít của Gấu. Có 1 cái gì đó gọi là Cổ Điển Bắc Kít. Con người ở đó đã từng như thế, đã từng không chịu buông xuôi, cố bám víu, bằng đủ mọi giá, chỉ để mong sao có được ngày 30 Tháng Tư 1975.
Tới ngày đó, họ mất tất cả.

Cái lỗ hổng trên cánh cửa nhà cầu, quả là 1 kỷ niệm khó quên. Nhất là ở vào cái tuổi mới lớn, trí tò mò đang phát triển cùng với cái giống cũng đang phát triển.
Về già, Gấu mới hiểu ra, cả cuộc đời của Gấu, kể từ trước 1975, là từ phía bên trong cái lỗ hổng nhìn ra thế giới, và khi trở về, Gấu muốn, từ bên ngoài thế giới, tìm lại Hà Nội và tuổi thơ ngày nào của Gấu, cùng với cái xứ Bắc Kít khốn khổ khốn nạn, cũng của Gấu, qua cái lỗ hổng ngày nào!

Về nhà, cũng thật là ngẫu nhiên, thiên hạ đang om xòm về cái chuyện nhà Nobel Toán về nhà mới, mà ông nói, ông xứng đáng.

Cái vụ nhà công, nhà nhà nước cấp này, trước 1975, đối với đám Ngụy là chuyện quá thường, đâu cần phải được Nobel. GNV này, có công trạng chó gì đâu, vậy mà cũng được Bưu Điện phát cho 1 căn nhà, ngay từ khi còn độc thân, và Gấu đã sử dụng nó làm tổ quỷ, và chính vì thế mà bị sập bẫy. Giá mà không có nhà chắc là còn khuya mới lấy vợ, và có thể, cũng chuồn từ đời nào rồi, vậy mà cứ ngoạc mồm ra chửi mấy tên bỏ chạy bợ đít VC!

Hà, hà!

*

Of course, it's one hell of a way to get from Petersburg to Stockholm; but then for a man of my occupation the notion of a straight line being the shortest distance between two points has lost its attraction a long time ago.
Joseph Brodsky: Acceptance speech for the Nobel Prize in Literature
'Lẽ dĩ nhiên, một cách nào đó, con đường từ St. Petersburg tới Stockholm đi qua địa ngục, nhưng một con người với nghề nghiệp như tôi, ý niệm đường thẳng - con đường ngắn nhất nối hai điểm - đã mất hết sự quyến rũ của nó từ lâu rồi.' (Joseph Brodsky, Diễn văn nhận Nobel văn chương)
In order to rebuild one's life one has to be strong and an optimist. So we are very optimistic. Our optimism, indeed, is admirable, even if we say so ourselves.
Hannah Arendt, "We Refugees"
Để xây dựng lại đời mình, bạn phải mạnh mẽ và lạc quan. Như vậy, chúng ta đều rất lạc quan. Lạc quan của chúng ta thì thật đáng mến, ngay cả khi chúng ta lèm bèm giữa chúng ta, về lạc quan.
*

THE WORD nostalgia comes from two Greek roots-nostos (home) and algia (longing) - yet this composite word did not originate in ancient Greece. It is only pseudo-Greek, or nostalgically Greek. The nostalgic disorder was first diagnosed by seventeenth-century Swiss doctors and detected in mercenary soldiers (Lowenthal 1985: 11).1 This contagious modern disease of homesickness -La maladie du pays - was treated in a seventeenth-century scientific manner with leeches, hypnotic emulsions, opium, and a trip to the Alps. Nostalgia was not regarded as destiny, nor as part of the human condition, but only as a passing malaise. In the nineteenth century, the geographic longing was superseded by the historical one; maladie du pays turned into mal du siècle, but the two ailments shared many symptoms.
SVETLANA BOYM. ESTRANGEMENT AS A LIFESTYLE: SHKLOVSKY AND BRODSKY

In What Are Masterpieces? Gertrude Stein said about herself: "I am an American and I have lived half my life in Paris, not the half that made me but the half that made what I made"
*
The word "nostalgia" was invented on 22 June, 1688, by Johannes Hofer, an Alsatian medical student, by combining the word nostos ("return") with the word algas ("pain") in his medical thesis Dissertatio medica de nostalgia, to describe the sickness of Swiss soldiers kept far away from their mountains
Cái từ ‘hoài hương’, nostalgia, được phịa ra vào ngày 22 Tháng Sáu, 1688, bởi Johannes Hofer, một sinh viên y khoa người Alsatian, bằng cách kết hợp hai từ nostos [return: về] với từ algos [pain; đau], trong luận án y khoa của anh, Dissertatio medica de nostalgia, để miêu tả căn bịnh, sickness, của những người lính Thụy Sĩ, bị cách xa những vùng núi non của họ.
Alberto Maguel: A Reading Diary.
*

Exile is strangely compelling to think about but terrible to experience”
Lưu vong, nghĩ thì sướng mê tơi, nhưng thử sống nó coi, mới biết khủng khiếp là dường nào. E. Said

*

"He is a pessimistic poet made melancholy by an intolerable political exile"

Ông ta là 1 nhà thơ bi quan trở thành buồn ơi là buồn, do cái vụ lưu vong chính trị không làm sao chịu đựng nổi

NKTV

Phận lưu vong

Ở hay Về?

Khi Gấu qua được trại tị nạn Thái Lan, thấy được cái tên của 1 nữ văn sĩ lừng danh trước 1975 của Miền Nam, trên “măng sét” của tờ báo Kháng Chiến sau biến thành Khiến Chán, mừng quá, bèn đi một đường cầu cứu. Và nhận được hồi đáp, úi chà chà, tiếc quá, anh qua trễ quá, hết mùa biển động rồi, hết mùa vượt biển, vượt biên rồi, qua làm cái chó gì nữa!

Ui chao, chưa "ở đã về" thế này thì...  nản quá, chỉ muốn viết đơn hồi chánh, gửi phái đoàn VC ở trong Trại!

Gấu đã từng gửi rồi, trước khi vượt biên, nhưng VC đếch nhận đơn!

Vụ này, có mấy chứng nhân.
Một, là me-xừ Butor Mít, và, một, thi sĩ Mít, gốc…  Hàn, Do Chung Kwuan, tác giả câu thơ thần sầu, “quê hương mỗi người chỉ có một”, nếu có hai, thì đó đếch phải quê hương!
[Dzui thôi mà!]

Rồi qua được cửa ải thanh lọc, được Cao Uỷ coi là tị nạn chính trị, rồi được phái đoàn Canada nhận, rồi hân hạnh được đọc VP người cứu tử một nền văn học Miền Nam, rồi, rồi, rồi.... và chỉ đến khi đọc Brodsky, nghe ông phán, làm gì có thứ thi sĩ nạn nhân, của bất cứ 1 chế độ…  thì mới thấy đỡ tủi, và đến khi đọc ông viết về nữ thần thi ca Nga, Anna Akhmatova, về đề tài mà GNV tạm gọi là “văn chương ai điếu”, đến lúc đó, mới ngộ [độc] ra rằng, ông gọi đúng cái tên của nền văn học Mít hải ngoại: văn chương ai điếu!

Không phải “cứu tử” mà là “ai điếu”!
*

Trong 1 bài viết trên The New Yoker về Murakami, Gấu đọc hồi mới ra ngoài này, [bài báo] cho biết, người Nhật không tin vào mặc khải, nhưng với Murakami, ông đã ‘hai lần’ mặc khải.
Lần đầu, tại một sân vận động ở Tokyo, khi đang có trận đấu baseball giữa hai đội Mỹ và Nhật. Ông đang theo dõi một đường banh, và đột nhiên nhận ra, ông có thể viết một cuốn tiểu thuyết. Tuy không biết tại sao, nhưng ông hiểu như vậy. Đó là tháng Tư, 1978, ông 29 tuổi. Mười lăm năm sau, ở Nomonhan, Mông Cổ. Và, kết quả của nó, là cuốn “Ký sự chim lên dây cót.”
Giữa hai lần mặc khải là câu chuyện lạ thường của một nhà văn mơ tưởng chuyện hải hồ, "lưu vong", nhờ vậy lại khám phá ra quê hương của mình.
Tác giả tuyên bố: Nếu ông không sống ở Mỹ, tức là ở nước ngoài, ông không làm sao có thể viết nổi tác phẩm đó. Như thể ông bắt buộc phải rời bỏ quê hương, rồi mới tìm thấy con đường trở về.

Kinh nghiệm, quê hương tìm thấy lại của ông thật là quí báu đối với chúng ta. Nên nhớ, Murakami mặc khải là nhà văn vào tháng tư, 1978. Vài năm trước đó, như một số sinh viên Nhật, ông tin rằng người Nhật có thể đem lại một giải pháp hòa bình cho Việt Nam.

Murakami nổi tiếng nhất, trong số những nhà văn cuối thập niên 70, và là người quan trong nhất. Tuy nhiên, có một điều kỳ cục ở trong những tác phẩm của ông: sự thiếu vắng hoàn toàn truyền thống văn hoá Nhật bản. Nhân vật của ông ăn pizza, steaks hay pasta. Nghe Ella Fitzgerald hay Rossini. Mặc những bộ sharp suits, áo sơ mi đúng style. Khi kẹt trong thang máy, họ huýt sáo theo điệu Danny Boy. Một trong những cuốn sách ăn khách nhất của ông (trên hai triệu ấn bản), Norwegian Wood, Rừng Na Uy, nhan đề là từ Beatles. Ở Nhật, họ gọi những người như ông là batasukai, sặc mùi bơ, một từ để chỉ những người nước ngoài, hoặc bị Âu hóa. Những nhà văn cuối thế kỷ của Nhật, ăn bận như những tay lang thang ở Paris, mơ tưởng Baudelaire, kể những cuộc tình của họ ở trong những ổ nhện tại Tokyo, họ đều có mùi bơ. Murakami cũng vậy, và đây là một trong những thói chơi ngông của ông. Thanh niên Nhật mê phong thái tự chủ, coolness, bất cần đời, cùng vẻ diễu cợt của ông.
"Vâng thật kỳ lạ. Baseball là môn thể thao của Mỹ. Cái tay đánh cú banh bữa đó là cầu thủ Mỹ. Mặc khải của tôi cũng không có vẻ Nhật một chút nào. Dân Nhật không có quan niệm về mặc khải."

Nhân chuyện người, nói chuyện…. Gấu.

Cái tay VC nằm vùng LP, trước 1975, khi nhóm tiểu thuyết mới, "trong có Gấu", bắt đầu gây om xòm nơi Quán Chùa, bèn đi 1 đường cảnh báo, văn chương viễn mơ.

Quả có thế, văn chương viễn mơ, chẳng có tí đau khổ, mồ hôi, nước mắt, và máu thì lại càng không có, ở trong đó.

Với riêng Gấu, suốt cuộc chiến, vẫn tự nhủ với chính mình, mi hãy "dấn thân", chỉ như bất cứ 1 cá nhân nào của Miền Nam, ừ đi lính, ừ nhập ngũ, ừ chết, ừ thoát chết, ừ sống sót, nhưng cấm có nói đến văn chương ở trong những thứ đó!

Văn chương, "với riêng Gấu", như thế, là 1 Đất Thiêng, với những "thánh nữ", cõi thường ngày ở huyện, đi chỗ khác chơi!

Phải đến khi, vào một buổi tối, ở một thư viện Toronto, cầm lên cuốn của Steiner, thì Gấu mới thực sự đặt chân lên phần đất của quê hương, mới hết… viễn mơ!
Hình như NMG cũng đã có lần nói, qua 1 bạn văn thuộc loại đàn em của Gấu, thân với cả hai, ông T. lúc này, chân mới chạm đất, thời gian Gấu giữ mục Tạp Ghi cho báo Văn Học.

Lịch Sử Của Chiến Tranh

Tác phẩm mới nhất của nhà văn người Nhật Haruki Murakami, The Wind-Up Bird Chronicle [Ký sự về chim lên dây thiều] (nhà xb Knopf, 1997), mở ra bằng giọng văn quen thuộc của ông:
Tôi đang làm món spaghetti ở trong bếp, chuông điện thoại reo. Spaghetti gần xong. Radio là một đài FM. Tôi huýt sáo theo La Gaza Ladra của Rossini. Nấu món pasta mà có nhạc này đi kèm thì thật tuyệt.
Nhưng liền theo đó, người đọc bị cuốn hút vào cơn ác mộng của nước Nhật: cuộc tàn sát binh sĩ Thiên Hoàng, bởi chiến xa Xô-viết, vào năm 1939, tại một vùng sa mạc Nomonhan, Mông Cổ.
Khác hẳn những cuốn trước, sặc mùi bơ, cuốn này sặc mùi máu. Độc giả cảm thấy mùi máu nóng bỏng trên những trang sách. Cảnh tàn sát những con thú vườn Zoo, trước khi chiến xa Xô-viết tiến vào thành phố: trước hết là những con báo, rồi tới chó sói, sau cùng là những con gấu. Chúng lâu chết nhất, dù đã hứng hàng chục viên đạn; đám thú điên cuồng gầm thét, rẫy rụa như muốn giật tung những chấn song chuồng giam, trước sự khiếp đảm của đám binh sĩ: đối với họ, giết người ở mặt trận dễ dàng hơn nhiều, so với việc giết thú ở trong chuồng.
Rồi những cảnh tượng phát ớn lạnh: lột da nạn nhân, từ đỉnh đầu trở xuống, một cách tỉ mỉ, từ tốn, thật "dễ thương", hoặc cảnh binh sĩ Nhật thọc mạnh lưỡi lê vào bụng tù nhân Trung Hoa, rồi ngoáy...
Theo ông, chiến tranh là chuyện nghiêm trọng: nó đẩy sự xung đột cá nhân với nhà nước, tới mức tột cùng. Vào năm 1994, ông viếng thăm vùng sa mạc kể trên, và đột nhiên, ông "mặc khải". Cuộc đời ông thay đổi hoàn toàn: Tôi có cảm tưởng tôi đã tham gia trận đánh. Giữa vùng biên giới, sa mạc khô cằn, ông nhận ra, ông hết còn trông mong, một sự trốn chạy nỗi khiếp sợ: Xã hội Nhật bản, con bạo động phi lý của nó. Cuộc chống trả vô ích, vô vọng của binh sĩ Nhật bản trước chiến xa Xô-viết làm ông nhận ra tính cực kỳ phi lý của quân đội Nhật: sự tin tưởng mù quáng vào chiến thắng, chỉ với tinh thần cuồng nhiệt và ân sủng của Thiên Hoàng.
 


Ở hay Về?

.... nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”

Một kẻ lạ trên phố phường Hà Nội

“Hãy coi chừng điều mà anh chiến đấu, vì có thể, anh sẽ có được điều đó”,
Be careful what you struggle for – you will probably get it.
Russian proverb.

D.M. Thomas trích dẫn, làm đề từ cho 1 trong những chương cuối của cuốn tiểu sử Solz của ông.

GNV bỗng nhớ tới nó, khi nhớ tới ước nguyện - cuộc chiến đấu - của đám Bắc Kít, nhằm thống nhất đất nước. Có được thực, "có thể" cái con khỉ gì nữa, và thế mới khốn khổ khốn nạn!

Y chang ước muốn của anh nhà văn Mít, khi trở về Hà Nội, khóc ròng, trước hai lỗ đạn Tây Mũi Lõ để lại trên da thịt Hà Nội!

Ước muốn của anh ta dễ quá mà, đâu có làm chết 3 triệu người? Chỉ việc ị một bãi vào cái nơi chốn, xứ sở đã cưu mang anh ta trong bao nhiêu năm trời, rồi về thôi.

GNV đã từng được đám bạn văn VC thành thực xúi, về đi, mua một miếng đất, cất 1 cái nhà, ở kế bên ông Tướng Về Hưu mà chẳng thú vị sao?
Còn bà chị con ông bác, thì nói miếng đất dành cho mày [để cất nhà, không phải để chôn] còn đó.
Trong bài viết của anh ta trên VOA có nhắc đến chuyến về của Solz.
Nhân tiện, TV sẽ giới thiệu 1 chương, Chương 51, trong cuốn sách của D.M. Thomas, thuật chuyến trở về lại Nga, của Solz: Ga Siberia. The Siberian Station.
Cái tít là muốn nói đến Ga Phần Lan, nơi Lenin về lại Nga.
Nơi Solz về, là trại tù tàn khốc nhất trong những trại tù của Gulag: Kolyma. The most hellish circle.
*

Được tự do rồi, nếu thất bại thì đừng có ăn vạ ai.
Brodsky, có vẻ như đã tiên tri ra được cái thái độ ăn cháo đái bát, của đám nhà văn nhà thơ Mít, nên mới phán, như trên

Phận lưu vong

“Hãy coi chừng điều mà anh chiến đấu, vì có thể, anh sẽ có được điều đó”
Be careful what you struggle for – you will probably get it.
Russian proverb.

Chỉ đến khi đọc câu châm ngôn trên, khi đọc đến những chương chót cuốn tiểu sử Solz, của D.M. Thomas, thì GNV mới ngộ ra 1 ẩn dụ rất ư là khó hiểu, của Kafka, và, khi áp dụng vào thực tế xứ Mít, thì lại càng hiểu ra ẩn dụ đó, nó là 1 thứ sấm, như sấm Trạng Trình.
Câu sấm Trạng Trình mở ra sinh lộ cho Nguyễn Hoàng, khi bị Trịnh Kiểm truy lùng, tận diệt, là Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân. Một giải Trường Sơn kia là 1 nơi dung thân đời đời.
Không biết khi ông Trạng Trình cho Nguyễn Hoàng câu sấm đó, ông đã biết, 2 cuộc chiến sẽ phát sinh từ nó?

Câu sấm của Kafka mới đích thực vận vào cuộc chiến thứ nhì, và cùng với nó, là 1 truy nguyên về cội nguồn của giống Mít, với giấc mơ thống nhất, nhằm phá giải lời nguyền, “BHD là thuộc giống Rồng, GNV thuộc giống Tiên, không thể ăn đời ở kiếp với nhau được”!

Hà, hà!

Câu sấm Kafka như vầy:
Có thể xây được tháp Babel, nếu đừng leo lên nó! 

Nếu không có câu châm ngôn của Nga, không thể nào giải ra được câu sấm của Kafka, và phải áp dụng vào xứ Mít, thì mới hết nghĩa của nó:
Có thể thống nhất nước Mít, dân Mít, với điều kiện, “ĐỪNG” làm chuyện đó!

Tây mũi lõ hiểu câu sấm này, ngay khi tới xứ Mít, qua tính tình của người dân mỗi vùng, và bèn chia nước Mít ra làm ba.
Để chúng đừng ăn thịt lẫn nhau!

Ở hay Về?

Một giai thoại về nhà văn Erich Maria Remarque (1)
Ông khi đó 'tạm trú' ở Tessin, và bị đám cán bộ nhà nước Nazi liên tục quấy rầy. Chúng khẩn khoản mời ông, một trong những nhà văn di dân dòng dõi Đức thứ thiệt trở về với Đất Mẹ.
Trước thái độ rửng rưng của ông, đám cán bộ nhà nước cuối cùng hỏi:
Chẳng lẽ ông không có nỗi sầu của người viễn xứ [le mal du pays]?
-Sầu nhớ nhà? Cái gì vậy? Tụi mày tưởng tao là một tên Do Thái, hử?

Trích Jean Améry: Vượt Quá Tội Ác Và Hình Phạt - Khảo luận để vượt lên cái không thể vượt được - Par-delà le crime et le châtiment. Essai pour surmonter l'insurmontable, Actes Sud, 1995

(1) Tên thật của ông Erich Paul Remark. Đổi Remark thành Remarque, theo bên nội, đổi Paul thành Maria, để tưởng nhớ bà mẹ. Vì cái tên Maria này mà một nhà thơ Việt Nam đã gọi ông là nữ văn sĩ. Nhưng tệ hơn thế, sách của ông bị Nazi cấm, bản thân ông bị  tố cáo, không phải người Đức, mà Tây gốc Do Thái, tên thực Kramer, viết ngược lại thành Remark. Vẫn còn nhiều người tin điều này, không cần chứng cớ.
[Theo Wikipedia]


Phận lưu vong

Ở hay Về?

.... nhưng một hôm có người bạn hỏi đùa, “Nếu có ngày về lại Việt Nam sinh sống thì cậu sẽ chọn ở nơi đâu.” Không kịp suy nghĩ, bất giác tôi buột miệng trả lời anh, “Hà Nội chứ còn đâu nữa.”

Một kẻ lạ trên phố phường Hà Nội

Đọc bài này, GNV bất chợt lại nhớ tới bài này:

Un étranger dans une ville étrangère
Amos Oz
Một kẻ lạ trong 1 thành phố lạ.

Thành phố lạ của Oz, chán thật, chính là thành phố quê hương của ông, như Hà Nội của nhà văn Mít của chúng ta!

Không phải HN của VC.

Đọc 1 phát, là phải ngửa cổ lên trời mà than:
Chưa từng có nhà văn nào viết về thành phố tuổi thơ thê lương như thế này
*

Je ne sais pas écrire sur le feu et le sang. Si j'écris jamais quelque chose sur cette guerre, je ne parlerai pas du feu et du sang, mais de la sueur et de la vomissure, du pus et de la pisse.
Oz

Tớ đếch biết thứ văn chương viết bằng máu và lửa. Cứ giả như, có khi nào viết một cái gì đó, về cuộc chiến này, thì cũng không phải là những dòng "đường ra trận mùa này đẹp lắm", mà sẽ là một thứ văn chương viết bằng mồ hôi, bằng ói mửa, bằng mủ lậu tim la hột xoài, bằng cứt đái.

Phận lưu vong

Ở hay Về?

L'INTOUCHABLE SOLITUDE D'UN ÉTRANGER (Oscar Milosz)

Năm 1949, André Gide làm một quyển hợp tuyển thơ Pháp cho nhà xuất bản Gallimard. Ông viết trong lời mở đầu: «X. trách tôi đã không dành một chỗ nào cho Milosz. [ ... ] Quên sao? Không. Là vì tôi không thấy một cái gì đặc biệt để đáng đưa ra. Tôi lặp lại: lựa chọn của tôi không có tính cách lịch sử gì hết, chỉ có phẩm chất mới làm tôi quyết định.» Câu nói phách lối của Gide có lý một phần: Oscar Milosz chẳng dính gì trong hợp tuyển này ; thơ của ông không phải là thơ tiếng Pháp; vì ông giữ tất cả nguồn cội gốc rễ Ba Lan-Li-tu-a-ni, ông núp trong ngôn ngữ Pháp như trốn trong tu viện. Chúng ta hãy xem lời từ chối của Gide như một cách quý phái để gìn giữ cái cô đơn không chạm tới được của một người lạ ; một Người Xa Lạ.
TV sẽ giới thiệu bài viết về Oscar Milosz của Czeslaw Milosz, trong To Begin Where I  Am

Về hai mùa xuân lớn và về anh/chị em nhà Skvorecky

1

Khi, vào tháng Chín 1968, bị chấn thương nặng nề do cú Liên Xô xâm lăng Tchécoslovaquie, tôi tới Paris dưỡng thương vài ngày. Josef và Zdena Skvorecky cũng có ở đó. Hình ảnh 1 chàng thanh niên trở lại với tôi, và 1 giọng điệu thật hung hăng: “Đám Tchèques như các người, thực sự muốn gì? Bộ tụi mi quá chán chủ nghĩa xã hội rồi ư?”
Cũng trong những ngày đó, chúng tôi lèm bèm đã đời với một nhóm bạn Tẩy, và họ, mắt sáng ngời khi nói đến nổi dậy, vùng lên, đến hai mùa Xuân, một của Tây và một của Tchèque. Nghe thì sướng thật, nhưng có sự khác biệt.
Cú vùng lên Mai 1968, bất ngờ, không ai đợi chờ, trong khi Mùa Xuân Prague, là một thành tựu của một chặng đường dài, cắm rễ trong  Khủng Bố Stalin vào những năm đầu sau 1948.
Mai 1968, khởi động do những người trẻ tuổi, mang dấu ấn của một thứ cách mạng trữ tình, đẹp như thơ [như mơ thì cũng được, lyrisme révolutionaire]. Mùa Xuân Prague, hứng khởi của nó, là từ chủ nghĩa bi quan hậu cách mạng của đám người lớn.
Mai 1968 phản đối lại - bằng 1 cuộc nổi dậy do ham vui mà ra - văn hóa Âu Châu, mà đám trẻ này coi là bực bội, công chức, cứng ngắc. Mùa Xuân Prague, phản đối, cùng thứ văn hóa đó, nhưng trong bao năm bị nghẹt thở dưới sự ngu dốt đần độn ý thức hệ, và nhằm bảo vệ tính Ky Tô nhiều hơn là vô tín ngưỡng phóng đãng, l’incroyance libertine, của nghệ thuật hiện đại (tôi nói hiện đại, không phải hậu hiện đại).
Mai 1960 dán cho nó tấm biển, chủ nghĩa quốc tế.
Mùa Xuân Prague muốn, lại đem đến cho 1 quốc gia nhỏ bé nguồn gốc và sự độc lập của nó.

2

Cái sự khởi đầu của Mùa Xuân Prague được ghi dấu ở trong tôi bằng cuốn tiểu thuyết đầu tay của Sk., Những kẻ hèn nhát, xb năm 1956, và được đón nhận bằng những đợt pháo bông lớn lao của lòng thù hằn của những VC cầm quyền Tchèque, [VC thì ở đâu cũng mắm xốt, Bắc Kít, Chếch Kít, Mao Ít….]. Cuốn tiểu thuyết đánh dấu bước đi đầu tiên của văn chương thì nói về bước đi đầu tiên của lịch sử: một tuần lễ của Tháng Năm 1945, trong thời gian đó, sau 6 năm bị Đức đô hộ, nở ra cái gọi là Cộng Hòa tchécoslavique.
Nhưng, tại sao thù hằn như thế?
Cuốn tiểu thuyết cực chống VC?
Không phải. Tuyệt không, cực không.

Sk kể câu chuyện 1 chàng thanh niên 20 tuổi, yêu đến phát khùng nhạc jazz (cũng như Sk), và phát khùng lên vì thành quả cách mạng, về một vài ngày chấm dứt cuộc chiến, quân đội Đức quỳ gối, lực lượng kháng chiến tchèque vụng về xoay sở, nhận ra họ, và, sau cùng là sự xuất hiện của quân đội Nga.
Chẳng có tí chống cộng điên cuồng ở đây, nhưng thay vì vậy, thì là một không khí, một thái độ không chính trị: nhẹ như mây, thoáng như khí trời, “không-ý thức hệ một cách cực kỳ vô lễ” [impoliment non-idéologique]!
Kundera: Une Rencontre

Không ý thức hệ cực kỳ vô lễ: Tuyệt!
Chắc cũng giống như ị một bãi cực bự, ở nơi ta đã từng ở, rồi.. về.
Về đâu?
Hà Nội chứ còn đâu nữa!

Và rồi thì là chỗ nào cũng tưng tửng, têu tếu, một thứ khôi hài không đúng lúc. Điều này làm tôi [Kundera] nghĩ, tất cả những nơi khác trên thế giới, người ta không cười như thế. Làm sao mà chê được cảm quan về cái cười, ý nghĩa của sự khôi hài ở Bertolt Brecht? Nhưng sự chuyển thành kịch tác phẩm “Anh bộ đội can đảm Chveik” [Brave Soldat Chveik] cho thấy, ông chẳng hiểu tí chó nào về chất tếu của Hasek. Tính tếu của Sk (như của Hasek hay của Hrabal), là thứ tưng tửng bất cần đời [giống của GNV?] của những kẻ ở cách xa quyền lực hàng ngàn cây số, và giả như có vời họ tới để mà dâng hiến quyền lực thì họ cũng đếch thèm, và còn điều này, họ coi lịch sử là 1 con mụ phù thuỷ già, mù, và những lời phán đạo đức của nó làm họ bật cười, thí dụ,"lước Việt Lam nà một"! Và tôi nhận thấy 1 điều thật ý nghĩa, đúng là cái tinh thần không nghiêm trọng, chống lại đạo đức, chống lại ý thức hệ, chính nó đã bắt đầu vào lúc rạng đông của những năm 1960, một thập niên lớn của văn hóa tchèque (vả chăng, có thể nói, đó là lần cuối cùng, nó được coi là ‘lớn’)

3

Ui chao, thập niên 1960 mới đẹp, mới đáng yêu làm sao [Câu này thì Kundera nói giùm GNV]. Tôi có thể nói, có tí đểu giả trong đó: một chế độ chính trị, thứ lý tưởng, là 1 chế độ độc tài đang rã ra, c’est une dictature en décomposition, cái bộ máy kìm kẹp của nó, tuy ngày càng rệu rạo, nhưng vẫn còn có đó để mà tạo những cú hích cái tinh thần phê phán và nhạo báng của nhân dân! Vào mùa hè 1967, bị quê bởi đại hội táo bạo của Hội Nhà Văn, và có thể nghĩ, sự trâng tráo đã đi quá xa, Bắc Bộ Phủ bèn ra lệnh bóp chặt chim và cu và bướm của chúng lại, đi 1 đường chính trị cứng rắn, durcir leur politique. Nhưng tinh thần phê phán đã nhiễm tới cả Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng, và vào Tháng Giêng, họ đưa ra 1 ông VC vô danh ra làm Chủ Tịt: Alexander Dubcek. Mùa Xuân Praque bắt đầu: Thú vị nhất, xứ sở bèn từ chối cách sống được Cẩm Linh đặt để: Những biên cương, cửa ải, hải quan.. đều mở toang, và những cơ quan tổ chức xã hội (nghiệp đoàn, hội đoàn, tổ chức, cơ sở), vốn được thành lập để thông báo, và tuân theo đường lối của nhà nước, trở thành độc lập, biến thành những dụng cụ, cơ cấu không chờ đợi của một thứ dân chủ không ngờ. Một hệ thống ra đời (chẳng hề có 1 phương án dự trù có trước, sans aucun projet préalable), và có lẽ phải nói, trước đây chưa hề có: một nền kinh tế nhà nước hoá, nationalisée, 100%, một nền nông nghiệp ở trong tay tiểu điền chủ, không phải những người quá giầu, cũng không quá nghèo, trường học, và y tế, free, khỏi phải trả tiền, và còn điều này: chấm dứt quyền lực thuộc về cớm, chìm cũng như không chìm, chấm dứt đàn áp, bách hại chính trị, tự do, tha hồ viết, bãi bỏ kiểm duyệt, khởi đi như thế, làm sao mà không có trăm hoa nở rộ: văn chương, nghệ thuật, tư tưởng, tạp chí. Tôi không biết những viễn ảnh trong tương lai của 1 hệ thống như thế; trong một vùng địa lý-chính trị như ở đó, làm gì có, nhưng ở một khu vực địa lý chính trị khác?, ai mà biết được, nhưng trong bất cứ trường hợp, chỉ nội nghĩ đến nó, vào cái giây phút đầu tiên 1 hệ thống như thế hiện hữu, cái giây phút đó mới tuyệt vời làm sao.
Trong Phép Lạ ở [Miracle en] Bôhême, (hoàn tất năm 1970), Sk kể về cả một thời kỳ này, từ 1948 đến 1968. Điều ngạc nhiên, là ông đưa ra 1 cái nhìn bi quan không chỉ về tính ngu si nhảm nhí, la bêtise, của quyền lực, mà còn về những kẻ nghi kỵ, tranh cãi, sự múa may bông phèng nhố nhăng của họ, leur gesticulation vaniteuse, trên sàn diễn Mùa Xuân Prague. Chính vì điều này mà ở Tchécoslavique, sau thảm họa xâm lăng của Nga xô, cuốn sách không chỉ bị cấm, như tất cả những tác phẩm của Sk, nhưng mà còn chẳng được yêu thích ở cả những kẻ chống đối, đám này bị nhiễm trùng, virus, của chủ nghĩa đạo đức, không làm sao chịu nổi sự tự do phóng đãng, l’inopportune liberté, của cái nhìn, tự do phóng đãng của cái cười, tiếu lâm, hài hước, [l’ironie].

4

Khi, vào tháng Chín 1968, ở Paris, đám Sk và tôi đã bàn cãi, tranh luận với những người bạn Pháp, về hai mùa Xuân của chúng tôi, chúng tôi không thoát khỏi những lo lắng: Tôi, về cái ngày trở lại Prague, còn họ, chuyện di trú khó khăn tới Toronto. Đam mê văn chương Mỹ và nhạc Jazz của Josef đã khiến anh chọn lựa thành phố này. (Như thể, ngay từ khi còn trẻ măng, mỗi một trong chúng ta đã chọn lựa cho mình một nơi chốn lưu vong, tôi, thì là xứ Tẩy, họ, Bắc Mỹ). Nhưng, dù là những tha phương tứ xứ, cosmopolites, anh em nhà Sk là những kẻ "yêu nước". Nhưng, tôi biết, bây giờ, dưới những cuộc khiêu vũ được dẫn dắt bởi những kẻ đồng phục, uniformisateurs, thay vì yêu nước [patriote], thì phải nói, (1 cách khinh bỉ, avec dédain), những kẻ quốc gia (nationaliste). Nhưng xin lỗi các bạn, vào cái thời thê luơng này, en ces temps sinistres, làm sao mà có thể nói, "không" yêu nước? Anh em nhà Sk có 1 căn nhà nhỏ ở Toronto, và họ dành 1 phòng lo in ấn, xb những nhà văn tchèques, [y chang nhà văn THT của chúng ta, nhưng ông THT này chỉ in ấn những nhà văn phe của ông mà thôi!], bị cấm tại xứ sở của họ.
Chẳng có gì quan trọng hơn 1 việc làm như thế. Quốc gia tchèque không sinh ra (nhiều lần sinh ra), nhờ những chiến thắng quân sự, mà luôn luôn là nhờ văn học. Và tôi không nói văn học, như là một võ khí chính trị. Tôi nói văn học như là văn học. Vả chăng, chẳng thể có 1 thế lực chính trị, hay một cơ sở, tổ chức chính trị nào lật đổ một nhà xb theo cái kiểu của… THT, ấy xin lỗi, của anh em nhà Sk! Họ là những nhà xb chỉ trông cậy vào sức lực, hoàn cảnh, điều kiện của riêng họ. Và tất nhiên, sự hy sinh, cũng của riêng họ. Tôi chẳng hề quên điều này. Tôi không hề quên họ. Tôi ở Paris, và trái tim quê nhà của tôi, le cœur de mon pays natal, đối với tôi, thì ở Toronto [Kundera lại nói giùm GNV!].
Sự xâm lăng và đô hộ của Nga xô chấm dứt, chẳng có lý do gì để in ấn, xb ở nước ngoài những tác phẩm tchèque. Kể từ đó, Zdena và Josef thỉnh thoảng về thăm Prague, nhưng luôn luôn trở về sống ở trong tổ quốc của họ [là cái xó Toronto. NQT]. Trong tổ quốc của xứ sở lưu vong cũ của họ.
Dans la patrie de leur vieil exil. 

Ui chao, sao không về luôn… Hà Nội ?

Ở hay Về?

“Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan…”
Câu thơ Quang Dũng đã nói lên một điều: Đá cũng biết đau, biết khóc trước những đoạn trường của con người. Thành ra lời Bà Huyện Thanh Quan viết khi đứng trước nỗi hoang phế tịch liêu của Thăng Long Thành, theo Nguyễn tôi nghĩ, chưa được mãn ý lắm: “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt / Nước còn cau mặt với tang thương”….
NXT

Theo GNV, hai câu thơ của QD không so sánh được với của Bà Huyện Thanh Quan, ấy là vì, QD chỉ hỏi 1 em nào đó, của thi sĩ, ở xứ Đoài. Ở Bà Huyện Thanh Quan, là cảm khái của nữ thi sĩ ‘trước nỗi hoang phế…’ như NXT diễn tả.

Xứ Đoài, Sơn Tây, sở dĩ nhiều lô cốt nhất trên toàn cõi Bắc Kít, là do đất ở đây, đa phần là có đá ong, khó phá huỷ lắm. Đá ong mà trộn mật ong, rồi xây lô cốt ở ngay mặt đê, là chịu thua, đành để cho nó biến thành.. cột đồng Mã Viện!
Hà, hà!

Gấu có nhớ xứ Đoài không?

Thư tín,

Đừng lèm bèm chuyện về Hà Nội không còn nhà.
Tôi đâu có nhớ Hà Nội, mà Sài Gòn.

Tôi thì Sài Gòn không, mà Huế cũng không.
Không hiểu sao chẳng thấy nhớ gì về Việt Nam hết.

Brodsky cũng nói thế:
Cám ơn Trời cho tôi sống không quê nhà.
Thank God I was left on this earth without a homeland.

Kỷ Niệm Lô Cốt

Có câu phán, An Nam ta cái gì cũng cười.
Sau cú 30 Tháng Tư, thì GNV hiểu ra, ngầm chứa trong câu đó, là câu, An Nam ta cái đéo gì cũng... khóc, đến nỗi đá An Nam cũng bắt chước, và cũng khóc!
Khác đá xứ người, nó đếch thèm khóc, và nếu có khóc, thì cũng nuốt sạch vào trong đá, đủ thứ lệ của nhân gian, để đến lúc nào đó, nổ tung ra, thành lỗ đen, thế là cả người lẫn đá đều thoát.
Xứ Afghanistan có thứ đá này, họ gọi là "Hòn đá kiên nhẫn".
Do Thái cũng có thứ đá đó, và mỗi tên Do Thái là 1 hòn ‘lệ đá xanh, tim rũ rượi’, đến khi về Trời, tim Do Thái lạnh quá, Thượng Đế phải ủ trong lòng bàn tay của Người, cho ấm lại, và vì vậy, Người bèn vặn nhanh cái đồng hồ báo giờ tận thế, lên 1 tí!

*

Hai câu thơ của Quang Dũng, như thế, chỉ để diễn tả nỗi lòng của ông gửi về những người em gái hậu phương xứ Đoài mây trắng lắm, và phải là những người dân Sơn Tây mới cảm nhận hết cái đau, cái hay, cái đẹp của nó, đúng như PLP đã từng cảm khái.

*

Bài viết "Người Sơn Tây", trong Tuyển Tập Tạp Ghi của Lô Răng mở ra bằng một cú phôn, của một ông bạn, rằng cái "câu hát ‘Con gái Sơn Tây yếm thủng tầy giần, rốn lồi quả quýt...’, là do kẻ viết bài [ký giả LR] bịa ra. Không, tôi đâu dám thế. Khả năng hạn hẹp của tôi không đủ sức sáng tác ra một bài hát ly kỳ như vậy..."
LR

Bài hát ly kỳ đó quả có thiệt, như cá nhân người viết bài này, NQT, đã từng nghe, hồi còn nhỏ, và trong lần về lại xứ Đoài mây trắng, mới đây, sau nửa thế kỷ xa cách, tôi đã được một người bà con đọc cho nghe toàn bài, khá dài, với khá nhiều chi tiết ly kỳ, tiếc không nhớ trọn để chép lại hầu độc giả. Trong có chi tiết về đôi mắt người Sơn Tây, không "xoáy vào" vẻ đẹp dìu dịu buồn, nhưng mà là "toét nhèm, đo đỏ, mọng nước" của nó.

Lô Răng tự hỏi, "Lý do nào mà người Sơn Tây lại tự trào, tự biếm mình như thế thì cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu nổi." Tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng những chi tiết về cửa sổ [đôi mắt] mở ra linh hồn của những cô gái Sơn Tây, có thể đã có một thời đúng như trên miêu tả, và là do hậu quả của "thổ ngơi" (đất đỏ) tại vùng này.

"Còn nhớ dạo ‘nín thở qua sông’ ở miền nam, tôi sống như cỏ cây trong một khu vườn ngoại thành. Thỉnh thoảng một vài người bạn đi xe đò lên thăm. Một hôm có hai ông bạn làm thơ, ông Thanh Tâm Tuyền và ông Cung Trầm Tưởng lên chơi. Chúng tôi ngồi dưới gốc chôm chôm, chuyện phiếm. Ông Cung Trầm Tưởng lai rai đọc thơ Quang Dũng, bài ‘Đôi Mắt Người Sơn Tây’: ‘Vừng trán em vương trời quê hương, Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương’. Nhà thơ tác giả ‘Tiễn Em’ vốn ngày xưa học ở bên Pháp, chợt nghiêng đầu mà hỏi; ‘Sao lại buồn Tây Phương, sao lại có beauté grecque [vẻ đẹp Hy Lạp] ở đây kìa’....
LR

Tản Mạn xung quanh Tạp Ghi của ký giả Lô Răng

Cái Dở của Tạp Ghi của ký giả Lô Răng

Khi điểm cuốn Hermit in Paris (nhà xb Jonathan Cape £16.99, pp276) của nhà văn Ý, Italo Calvino, người điểm sách của tờ Người Quan Sát (số đề ngày 9 tháng Hai, 2003, trên lưới toàn cầu), Philip Hensher đã cho rằng, cuốn sách giầu có những hồi ức này chỉ có một cái dở là tác giả của nó ít quan tâm tới chính mình.

Liệu chúng ta có thể áp dụng nhận xét này, với Tạp Ghi của Lô Răng. Tôi nghĩ là được.

Lô Răng viết bằng giọng mộc mạc pha chút lãng mạn về bạn bè, về thiên nhiên.... Người ta nói, chọn bạn mà chơi. Thành thử nói về bạn cũng là một cách nói về mình, nhưng giả dụ như có một người nào đó, đưa ra một vài chi tiết về con người của ông, ắt là cũng thú vị lắm chứ!

Nhà tôi ở dưới cầu Thị Nghè, gần Sở Thú, gần Đài Truyền Hình, Đài Mẹ Việt Nam, Đài Phát Thanh Sài Gòn, những ngày Mậu Thân trở thành "mục tiêu" của hoả tiễn vi xi. Cũng là thời gian bà xã mang bầu cháu gái lớn. Tuy những ngày quá gay cấn phải "sơ tán" tới nhà một người bà con ở Trương Minh Giảng, nhưng cái thai đã bị ảnh hưởng, cháu sinh ra tưởng bị liệt, cứ nằm hoài trong nôi, chỉ tới khi ông bố đi làm về mới mỉm cười và chịu cho bế. Đi bác sĩ Trần Xuân Ninh ở Tân Định, ông khám thật kỹ lưỡng xuơng, gân, thần kinh... Sau khi kê thuốc, ông mắng vốn: gia đình phải biết yêu thương nó! Ông đâu biết, khi nằm trong bụng mẹ, cái thai đã "nghe ra" những tiếng hoả tiễn réo xèo xèo khi bay ngang nhà. Nhờ thuốc insulin do ông Ninh kê đơn, cháu đỡ dần, nhưng phải tới 5 tuổi mới biết đi. Và cho tới khi lấy chồng, có con, vẫn còn mắc tật đái dầm!

Gần ngay chân cầu, là khu vực thuộc Tâm Lý Chiến, trong có toà soạn báo Tiền Tuyến, nằm chung một lô đất với Cục An Ninh Quân Đội, số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía sau nó là một trại gia binh. Khu này ngày trước có tên là Kho Đạn. Từ nhà tôi ghé Tiền Tuyến quá gần. Thời gian phụ trách trang Văn Học Nghệ Thuật cho Tiền Tuyến, tôi thường xuyên ghé chơi, ngoài chuyện đưa bài. Có lần vô, thấy một ông nằm ngay tòa soạn "ngơi" trên một cái ghế bố. Hỏi, có người trả lời, Lý Phật Sơn đó.

Chắc còn nhiều người nhớ tên Lý Phật Sơn, người bình Kim Dung trên tờ Tiền Tuyến ngày nào. Những lời bình nhuốm mùi "thiền", cộng thêm kiến thức sâu rộng của anh, làm say mê người đọc. Tuy là báo quân đội, nhưng thật khác hẳn tờ Quân Đội Nhân Dân của miền bắc, Tiền Tuyến là một tờ báo bán chạy, thuộc loại "top ten" trong số rất nhiều nhật báo của Sài Gòn lúc đó. Không chỉ có lời bình của Lý Phật Sơn, còn tạp ghi của Lô Răng, còn truyện fơi ơ tông của Thanh Tâm Tuyền, truyện trinh thám phóng tác của Hoàng Hải Thủy, và nhứt là, còn truyện dài Bà Phi gây sôi nổi trong giới văn nhân, cả dân sự lẫn "quân quyền", của Thảo Trường... Trong Tạp Ghi, Lô Răng cũng đã thổ lộ, sức ép ở trên xuống tờ Tiền Tuyến, và cá nhân ông, vì truyện Bà Phi, nhưng không vì thế mà ông yêu cầu tác giả tự kiểm duyệt, hay chính mình ra lệnh đục bỏ những đoạn gây rắc rối. Thảo Trường chắc chắn phải cảm được cái sự tri âm tri kỷ đó.

Nhưng Lý Phật Sơn là một tay trốn lính. Đó mới là cái sự lạ, phân biệt hai cách đối xử thật cách biệt giữa "tình người", giữa "thổ ngơi" của hai miền đất, giữa cái gọi là lý tưởng = đời sống, và lý tưởng = ý thức hệ, hay nói gọn lỏn là như thế này: lòng yêu những người có tài, của những người đã chọn nghề binh như Lô Răng, hay như Lưu Kim Cương, chẳng hạn.

Chúng ta tự hỏi, cái kho tàng, hay di sản âm nhạc của Việt Nam, sẽ mất đi, hoặc thiếu đi bao nhiêu bản nhạc của Trịnh Công Sơn, nếu anh chàng cận thị này phải cầm cây súng, thay vì cây đàn?
Với những người lính nhà nghề như Lưu Kim Cương, hay như Lô Răng, một tên lính lóng cóng như Trịnh Công Sơn, hay Lý Phật Sơn, chỉ làm bận tay, và có khi còn làm cho họ chết oan!

Nhìn rộng ra, chúng ta tự hỏi, bao nhiêu "nhân tài" đã thoát khỏi cuộc chiến, qua những chính sách như hoãn dịch vì lý do học vấn, cho đi du học những người đậu cao, cho về ngành chuyên môn những người có tay nghề. Do thổ ngơi của một miền đất, từ đó đẻ ra lòng yêu, trọng nhân tài, không phải chỉ như một chính sách, mà còn như tình người. Đó là điều mà Lô Răng không nói ra, ở trong những bài tạp ghi của ông, khi chọn ngay toà soạn Tiền Tuyến làm nơi trú ngụ cho một Lý Phật Sơn.

Bản thân tôi cũng đã được hưởng một chút "ân tình" đó. Là dân sự, nhưng lúc nào trong người cũng có một cái thẻ nhà báo, của một tờ báo nhà binh, tức tờ Tiền Tuyến, do chính chủ bút Lô Răng ký. Nhờ nó, tôi tha hồ đi quá giờ giới nghiêm.

Nhưng đi quá giờ giới nghiêm làm cái khỉ gì cơ chứ?

Số là "cô bạn" của tôi thì ở mãi bên Chợ Lớn. Tôi thường là chọn ca trực đêm, để dễ bề nói dối bà xã. Khi bớt việc, trao Đài cho một nhân viên phụ, thế là "chàng", trong túi thủ thẻ nhà báo quân đội, giấy chứng nhận hợp lệ tình trạng quân dịch, người và xe cứ thế phóng thẳng một mạch qua Chợ Lớn, ngồi cho tới khuya, ỷ y nếu có quá giờ giới nghiêm, đã có lá bùa hộ mạng, chứng nhận đây là phóng viên tiền tuyến của báo quân đội, đang đi công tác!

Ôi, làm sao quên được cảm giác, khi về, vắng tanh, phóng xe như điên trên đường phố Sài Gòn, mà hồn của mình thì vẫn luẩn quẩn ở một con hẻm ở đường Nguyễn Trãi, Chợ Lớn, nơi có căn nhà, có "giàn thiên lý, có người tôi thương"!...