*


1
2
3




Hà Nội -Hà Nội

*

*

*


Đường Bờ Hồ và hố tránh bom.
Hình của ký giả Harrison E. Salisbury.
"Có lẽ cũng phải bật mí tí ti, và cho người ta biết chúng ta có một người ở Hanoi".
[I think we ought to advertise a bit and let people know that we have a man in Hanoi]

đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố

Chúng ta có ít trang sách quá về Hà Nội.
Nguyễn Tuân phán, nhân đọc Nguyễn Huy Tưởng.

Trong nước đang ì xèo về Hà Nội.
Anh 'đầu bạc' lôi cả Nguyễn Huy Tưởng ra mà nức nở, nhưng đúng ra, 'cỡ' như anh, phải nhắc tới 1 người viết bảnh nhất về Hà Nội.
Bảnh nhất, theo cả nghĩa hiện đại nhất, đương thời nhất, nghĩa là trong cái nghĩa 'đi hay ở đều là chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa, hoặc cái chết.'
Thanh Tâm Tuyền.
Và tất nhiên, thơ nhất:
Cả hai tập thơ Tôi không còn cô độc, và Liên Đêm, là về Hà Nội. Về Liên

Sau ông anh, tới thằng em. Là GNV.
Gấu nhớ Hà Nội.
Còn TTT không thể quên Hà Nội.
Có khác.

Anh Môn

Hà Nội là cái quái gì!
Tôi còn Mai Thảo yêu vỡ Hà Nội khi về
Thanh Tâm Tuyền 

Le Grand Maulnes (1913), Mặc Đỗ dịch tiếng Việt với nhan đề như trên, là “bản gốc”, cho nhiều tác phẩm, cũng nổi tiếng chẳng kém. Frédéric Beigbeder, tác giả cuốn Bảng Phong Thần Cuối Cùng Trước Khi Cúng Bà Hoả, tự hỏi, liệu nhà văn nổi tiếng Mẽo, Scott Fitzgerald đã từng đọc Anh Môn, trước khi viết Gatsby? “Bạn nào biết, làm ơn viết thư cho tôi hay liền, bởi vì những tương tự giữa hai cuốn làm phiền tôi lắm lắm…”.
Nhưng đâu chỉ Anh Môn, mà tác giả, Alain-Fournier (1886-1914), cũng là bản gốc cho nhiều tác giả - nổi tiếng, lẽ tất nhiên - thí dụ như Fowles, nhà văn Hồng Mao có cả một câu lạc bộ riêng, gồm những độc giả mê ông. Với ông này, Anh Môn có tên là Miền Đã Mất, The Lost Domaine, như một tiểu luận của ông, mở ra bằng một câu trong một lá thư vào năm 1911 của Alain-Fournier:
 "Tôi mê điều huyền diệu chỉ khi nó bị thực tại ôm chặt không sao rứt ra nổi, chứ không phải cái thứ huyền diệu làm thực tại bực mình, hoặc tính chơi cha nó”.
[I like the marvelous only when it is strictly enveloped in reality, not when it usepts or exceeds it].

Fowles viết: Tôi ngờ rằng, Miền Đã Mất (Anh Môn) là một cuốn sách hiếm, lạ, mà một độc giả sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều, nếu chỉ đọc, mà chẳng bao giờ tìm hiểu nó.

Đúng là ao ước về một độc giả lý tưởng, người yêu lý tưởng: Hãy chiêm ngưỡng, nhưng nhớ đừng tra hỏi. Như thể họ sợ rằng, “sờ” vào đó, hoặc quá nữa, mở nó ra, là một việc làm báng bổ, phạm thánh! Một cuốn sách như thế, một nhan sắc như thế, là để thờ phụng chứ không phải để sàm sỡ!

Tuy nhiên, Fowles nói, nếu độc giả Anh ngữ, muốn tìm hiểu, có thể đọc cuốn  “Anh Môn” của Robert Gibson, trong loại sách hướng dẫn đọc những bản văn tiếng Pháp, của nhà xb Grant and Cutler, London, 1986. 

Le Dur Désir De Durer: Ao ước cươnng cường trường thọ

Frédéric Beigbeder truy tìm nguồn gốc từ ao ước: Désir. “Dé”, là từ tiếp đầu ngữ “de”, “de” là từ tiếng Latinh “siderere”: ngôi sao. Như vậy ao uớc có nghĩa là ao ước một ngôi sao đã mất, một ngôi sao mà người ta chạy theo năn nỉ, “chờ tôi với”, nhưng chẳng bao giờ bắt kịp. Và đây chính là thông điệp của cuốn Anh Môn: Tôi không phải một cuốn sách. Tôi là một giấc mộng.

Như tác giả của nó, đã viết cho bạn mình, là Jacques Rivière, vào năm 1910: “Je cherche l’amour” [Tôi tìm tình yêu].

Ở miền nam, Anh Môn có một vị trí giống như Hoàng Tử Nhỏ của Xanh Tếch [Saint-Exupéry]. Ông bạn của Gấu tôi, thi sĩ Joseph Huỳnh Văn mê cuốn này lắm. Nhưng cái ngôi sao thất lạc mà anh chẳng bao giờ bắt gặp, lạ một điều, lại chính là…. Hà Nội! Người tình mà bạn tôi tìm kiếm, là Hà Nội, theo như tôi hiểu được, qua lời kể của bà xã của anh, Chị Văn, qua một lần trò chuyện viễn liên, sau khi Gấu tôi được tin anh mất, và xin được số điện thoại của gia đình. Gia đình không còn ở con hẻm đường Trương Minh Giảng, gần cổng xe lửa số 6 nữa, mà rời về Phú Nhuận. Cô con gái lớn đã lập gia đình, và hiện đang ở Mỹ.

Chị cho biết, thời gian trước khi mất, anh Hiến [Joseph Huỳnh Văn] vui lắm, chứ không như những ngày đó đâu. Bạn nhiều lắm, nhất là mấy anh trẻ, rất mê thơ, và rất quí mến anh Hiến. Họ định ra một tạp chí Thơ, y như hồi các anh làm tờ Tập San Văn Chương, nghĩa là kéo nhau ra quán tối ngày. Anh Hiến mất cũng tại một quán cà phê. Chị bùi ngùi nói, anh có bịnh tim, đang ngồi nói chuyện gục xuống, giá mà mấy người bạn để anh nằm nghỉ thoải mái, và thoa bóp cho anh, thì chắc không sao. Họ cuống lên chở vội tới một tay bác sĩ, tay này sợ trách nhiệm, hối chở ngay tới bệnh viện, dọc đường anh mất… À, mà anh biết không, anh Hiến có một bài thơ về Hà Nội.
Tôi hỏi: Anh Hiến có ra Hà Nội lần nào, chị nói chưa.

Hỏi bài thơ, không có. Không có chứ không phải không còn. Và nói có, thì bài thơ cũng chỉ ở trong đầu anh Hiến…

Chuyện như thế này:
Vào những ngày anh Hiến như sống lại, nghĩa là anh lại có hứng làm thơ, anh cứ lẩm nhẩm ở trong đầu, một bài thơ về Hà Nội. Lâu lâu, hứng lên, giữa đám bạn bè mới quen, anh đọc một, hoặc hai câu. Nghe họ kể lại, hay lắm. Nhưng hỏi xong chưa, anh nói chưa xong, chưa được…
Rồi anh mất, và bài thơ đi luôn cùng với anh. 

Lạ một điều hỏi mấy anh từng nghe anh đọc, một hay hai câu mà họ nói là hay đó, chẳng ai nhớ, dù chỉ một từ, một hình ảnh….
Nghe kể lại, tôi biết, anh nhớ tới thằng bạn Hà Nội đã đi xa, và những ngày đầu hai đứa quen nhau, khi làm tờ Tập San Văn Chương.
Cũng là những ngày hai đứa luôn nói về Thơ,
Và, lẽ tất nhiên, về Huế.
Và Hà Nội. 

Frédéric Beigbeder viết: Có thứ tình kiểu cách, có thứ đam mê lãng mạn. có thứ tình thăng hoa kiểu Stendhal; Alain-Fournier sáng tạo ra cú sét đánh một chiều (coup de foudre unilatéral). Ngay một khi hai chiều, nó trở nên chán ngấy! Yêu thì đẹp, nhưng trường kỳ được yêu, là không thể chịu đựng nổi. Trong một cặp như vậy, một người đau khổ, và một người buồn bực.Tốt nhất, nên làm kẻ đau khổ, nghĩa là kẻ đi tìm tình yêu, chứ đừng làm một kẻ buồn bực.
Và như tất cả những cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn: chúng đòi hỏi một điều thật là ác nghiệt, rằng, những kẻ đẻ ra chúng tôi, phải chết trẻ. Kẻ Xa Lạ của Camus, Ông Hoàng Nhỏ của Xanh-Tếch, Boris Vian, năm 39 tuổi, Raymond Radiguet, 20 tuổi… Alain-Fournier, trung uý, tử trận năm 28 tuổi, tại khu rừng Saint-Rémy, ngày 22 tháng Chín năm 1914.

Fowles đọc Anh Môn hồi còn trẻ, và sau này, ông viết cuốn tiểu thuyết đầu tay của riêng mình, Magus, dưới bùa chú của Anh Môn [“ảnh hưởng rất nhiều bởi Anh Môn”: very much under its influence, như ông viết trong tiểu luận nói trên]. Hơn thế nữa, ông hành hương tới những thánh địa, của cả hai, cuốn sách và tác giả của nó. “Nói gắn gọn, tôi trở thành một cây si, lúc nào cũng cảm thấy mình gần gụi với Alain-Fournier hơn bất kỳ một tiểu thuyết gia nào khác.”
Cũng là thường tình, theo ông, bởi vì đây là một khía cạnh thuộc bùa chú của một cuốn sách mà bạn đọc vào lúc mới lớn, và bị nó hớp hồn. Sau này, cho dù bạn cay đắng khắc nghiệt hơn, trong cách đọc của mình, nhưng chẳng thể nào nặng lời với mối tình đầu tuyệt vời đó. Tôi nhắc lại, đây chỉ là một khía cạnh của bùa chú, bởi vì, trong rất nhiều trường hợp, khi đọc lại một cuốn sách mà hồi nhỏ bạn đã từng say mê, bạn ngạc nhiên về chính mình, một cuốn sách dở như vậy, mà cớ sao…
Con gái thấy chó đái cũng cười: Vấn đề trên thực sự không liên quan tới văn chương mà tới tuổi đầu đời, khi con người [còn] ngạc nhiên vì sự tự nhiên của sự vật: thời đại hoàng kim của nhà văn đếch cần văn chương [écrivain sans littérature]. Nếu ao ước có nghĩa là ao ước một vì sao đã mất, điều mà Fournier chỉ ra, chính là một trong những phát giác cay đắng nhất của tuổi trẻ. Cái cô con gái nhìn chó đái cũng cười, vào một buổi tắm sông, cảm thấy, rồi nhìn thấy một dòng nước nong nóng, hồng hồng chảy từ trong mình xuống hai bên đùi, biết rằng mình đã ra khỏi tuổi thơ, và biết thêm một điều, về sự mất mát do thời gian trôi qua đi và không hề trở lại, rằng không thể tắm hai lần trong một dòng sông… Đó là cái tuổi mà chúng ta biết rằng chúng ta chẳng thể làm mọi điều mà chúng ta mơ mộng, rằng nước mắt là bản chất của mọi chuyện ở trên đời, “buồn hay vui đều cần tới nó” như cô viết trong truyện ngắn Những Dòng Sông [Thảo Trần]…. Nói gắn gọn: đột nhiên, chúng ta nhận ra rằng cái nghịch lý đen thui, khốn khổ khốn nạn nằm ở ngay trái tim của phận người: thoả mãn ao ước là cái chết của nó [… that the satisfaction of the desire is also the death of the desire].

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến… nhé!
Như bài thơ mang theo cùng chuyến đi sau cùng của bạn tôi.
Như Hà Nội chẳng bao giờ tới được…
Merde!
NQT

Góc Hà Nội

Nhưng, phải là... BHD, phán, thì mới hết ý về Hà Nội, về những kẻ không còn Hà Nội:
Mi đâu có yêu thương gì ta.
Mi thương một đứa con nít, 11 tuổi, là ta, từ đời thuở nào, và, Hà Nội của mi ở trong con bé con đó.

*

Anh nhớ em cùng một lúc với thành phố
với những con đường anh đi qua một lần
để đến nhà em anh băng ngang một vườn hoa vắng
(lần trở về anh ngồi xuống ghế dài
nếu là buổi chiều quạnh hiu mây lá mùa thu)
một phố bình dân có chợ và những quán ăn
giản dị như trang nhật kí của anh
ngày bắt đầu yêu em

Nét cong môi hồng mắt tình cờ
ngực hoa yếu đuối
những miền không gian được gọi qua
tình yêu không thẹn thùng
đâu phải một thứ mưa ô-buy vào thành phố
năm cửa ô hồi sinh trên xác năm cửa tù
mưa nắng cùng rủ nhau xuống Sinh từ ngõ Hội vũ
bao nhiêu đường tình tự ga Hàng cỏ
nụ hôn đầu ôm mái tóc lang thang
tà áo bàn tay hương trẻ con
hoàng hôn tỉnh
kim khí khua trong bước trở về nhà cửa
sự vắng mặt không thể lâu hơn nữa
thù nghịch tan vào hơi thở
trong giấc hôn mê thôi khóc tiếng mèo đêm
tình yêu mầu nhiệm hoàn thành
vĩnh viễn

Liên những bài thơ tình thời chia cách
TTT

*

Nguyễn Tuân by VTN
Vang Bóng Một Thời Nay

Note: Trong nước đang viết về Nguyễn Tuân cùng với đề tài cổng chào Hà Nội.
TV post lại bài của Vương Trí Nhàn, nhân đó, đi thêm vài đưòng tưởng niệm ké!

Đọc những bài viết về NT, thực sự, chưa đã. Viết chưa tới, chưa xứng với ông.
Người viết về Nguyễn Tuân bảnh nhất, là…. GNV!
Bởi vì có tới hơn một nhà văn Mít nhận ra điều này.
Người thứ nhất, là NMG.

Khi đọc bài Tạp Ghi, Chữ Người Tử Tù, ông chủ chi địa gật gù khen tên làm công: ông sáng tác bằng ‘cái gọi là’Tạp Ghi.
Ông nói thêm giọng thật là thành thực, tôi không làm được [hay, ‘viết được’, Gấu không còn nhớ đích xác] như vậy.

Cũng bài tạp ghi, một nhà văn ra đi từ Miền Bắc nhận xét:
NQT viết về ai thì cũng là về NQT

Đa tạ. NQT
*
Trong bài viết của VTN có nhắc tới nhà văn Cesare Pavese (1908-1950). Trên TV đã có bài về ông.

Chữ người tử tù

Nhà văn Isaac Bashevis Singer, khi phải lựa chọn một số truyện ngắn, để làm một tuyển tập, ông nói đùa, mình đúng là một đấng "quân vương", với ba ngàn cung tần mỹ nữ, và hàng lô con cháu. Chẳng muốn bỏ đứa nào!
Ông sinh năm 1904, tại Ba Lan, di cư sang Mỹ năm 1935, và một thời gian làm ký giả cho tờ báo cộng đồng Jewish Daily Forward, tại New York City. Chỉ viết văn bằng tiếng Iddish, và được coi như nhà văn cuối cùng, và có lẽ vĩ đại nhất của "trường" văn chương Iddish. Vĩ đại hơn, ông là nhà văn Iddish đầu tiên, sống nhờ viết văn. Chúng được dịch ra tiếng Anh, rồi ông được trao tặng Nobel (1978). Là một trong số những dịch giả truyện của mình, với ông, tiếng Anh còn là ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai, nhưng ông thú nhận, ông viết bằng tiếng Iddhish, vì đây là "tử ngữ', và truyện của ông là để cho những người đã chết, đọc.
Trong Nhà Văn Hiện Đại, khi Nguyễn Tuân mới xuất hiện, Vũ Ngọc Phan đã tiên đoán, văn tài của ông sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lớp sau. Có thể mượn nhận định của Sartre, về chủ nghĩa Mác-xít: tùy bút của Nguyễn Tuân quả đã "không thể vượt được", nhất là chất khinh bạc của nó, đã "di truyền" mãi mãi về sau này. Như nhìn ra "phần số khắc nghiệt", để bù lại, trong truyện ngắn, Nguyễn Tuân thường viết về những người đã chết. Ở đó, chất khinh bạc mất hẳn, hoặc được ngôn ngữ kỳ diệu của ông đẩy tới tột cùng, biến thành lòng nhân hậu.
Cảnh Huấn Cao viết bức tranh chữ cuối cùng của đời mình rồi quay sang nói với viên cai ngục, hãy kiếm một nghề khác mà nuôi thân, (con người như ông, những chữ như thế này phải tìm đất khác để mà tụ lại): chẳng đợi người cai tù nói hết câu: xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực. Khó mà thấy cõi lòng nhân hậu đó, của Nguyễn Tuân, ở trong những trang tùy bút tuyệt vời như Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, Nguyễn... kể cả sau này, trong những bài ký thời chống Mỹ cứu nước, như thể ông càng đi nhiều, càng gặp người (sống) nhiều, tài hoa, lòng nhân hậu của ông càng hao mòn dần...
Chữ người tử tù: lý tưởng một đời người, ý nghĩa của chữ. Trên đỉnh non Tản: hiện thực huyền ảo. Non Tản: Cái nôi, chốn hành hương, cội rễ nhà trời, nơi trời Việt, đất Việt gặp gỡ...
Cá nhân người viết làm quen với Nguyễn Tuân rất sớm, phải nói là quá sớm. Mới biết đọc, biết viết, "thằng bé" đã nghe đọc văn ông, ở những bậc cha chú trong gia đình. Người bác trong lúc tâm đắc với một người bạn về những viên ngọc vương vãi, trên con đường từ giếng trời trở về trần, vô tình để mãi những viên ngọc trong trí tưởng của đứa cháu. Thế đấy, cậu bé đã dùng những viên ngọc như vậy để đánh dấu những trang sách hồng, Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, của Khái Hưng. Đánh dấu những trang sách của một chuyện tình (chúng làm cho những lần chia ly bớt thê thảm đi một chút); của cuộc chiến: như những viên đất ném theo, ném theo mãi, xuống lòng huyệt...
Nhận xét của họ Vũ về thể văn tuỳ bút, ở Nguyễn Tuân, không ngờ đầy chất tiên tri. Những bài viết của ông sau này, là ký, không còn là tuỳ bút.
Với tuỳ bút, cái "tôi" rất quan trọng. Cá nhân người viết, khi đọc "Những essays hay nhất trong năm của Mỹ", The Best American Essays, thấy chúng rất giống thể văn tuỳ bút, ở tính tự thuật, ở chất hồi tưởng, và nhất là ở tấm lòng của người viết, khi chuyện trò với những hồn ma. Tuyển tập Những bài essay hay nhất (hàng năm) của Mỹ, có một đặc biệt: mười hai năm hiện diện cho tới nay, mỗi năm mời một tác giả làm "guest editor", thường là những khuôn mặt "đang lên": Joyce Carol Oates (1991), Susan Sontag... Gần đây nhất là Jamica Kincaid (1995), Geoffrey C. Ward (1996).
Tuyển tập 1997, với Ian Frazier lo việc in ấn và viết lời giới thiệu, có bài viết của Lê Thị Diễm Thúy, The Gangster We Are All Looking For. Qua phần ghi chú tiểu sử, chúng ta được biết, bà là một nhà văn, và nghệ sĩ trình diễn đơn (solo performance artist). Sinh tại Việt Nam, lớn lên tại miền Nam California, hiện cư trú tại phía tây Massachusetts. Đã từng đoạt giải thưởng 1997 Bridge Residency của Headlands Center for the Arts. Văn xuôi và thơ của bà đã xuất hiện trên The Massachusetts Review, Harper's Magazine, và Muae. Tác phẩm trình diễn: "Red Fiery Summer" và "the bodies between us". Hiện đang viết cuốn sách với nhan đề nêu trên, sẽ do Knopf xb.
Đọc Gã Găng-tơ Tất Cả Chúng Ta Tìm, chúng ta sẽ thấy hậu quả của cuộc chiến đè nặng lên những nhân vật trong truyện, và thật khó mà nghĩ rằng, nó đã chấm dứt, không phải với chúng ta, mà với những thế hệ tiếp theo. Câu chuyện bắt đầu bằng một tấm hình đen trắng: Việt Nam là một tấm hình đen trắng, chụp ông bà tôi ngồi trên những chiếc ghế tre... Khi nhìn bức hình ông bà tôi, ở những năm cuối đời của họ, tôi cứ muờng tượng ra một sự khởi đầu. Khởi đầu cho cái gì, và ở đâu, tôi không biết, nhưng luôn luôn là một sự khởi đầu... Ký ức của bà mẹ truyền lại cho người con (nhân vật xưng tôi): Mẹ tôi có nghe một câu chuyện về một cô gái bị chết vì bom na-pan, khi xuống bãi dúng chân vào nước cho mát. Người ta kiếm thấy cô nổi lềnh bềnh trên mặt biển. Chất lân tinh của trái bom trùm lên thân thể cô, khiến nó lập lòe như một ngọn đèn...
Trên nói tiên tri, đối với cả thể văn tùy bút, lẫn con người Nguyễn Tuân. Một cách nào đó, khi ông phải "từ chối" tác phẩm (Những tác phẩm viết trước cách mạng như Tàn Đèn Dầu lạc, Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, hoặc sau đó, như Phở chẳng hạn), tôi nghĩ, có thể ông tin rằng, tuy ông bị ở lại, nhưng thể văn tuỳ bút, và con người Nguyễn Tuân ở trong đó, đã "vượt thoát". Đã sống sót, ở một số nhà văn sau ông. Thí dụ như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo... Có điều, cả Nguyễn Tuân lẫn Vũ Ngọc Phan không thể ngờ, thể văn tuỳ bút lại trở thành một địch thủ lợi hại của thơ ca và giả tưởng, như trong bài Tựa của Robert Atwan, cho Tuyển tập 1997 kể trên: "Sự thay đổi của thể essay ngày hôm nay làm cho thi ca và giả tưởng trở thành tù đọng: essay là một dạng văn chương năng động nhất hiện nay của chúng ta. Nào là essays kể (narrative), như của Lê Thị Diễm Thuý, rất gần gụi với thể truyện ngắn. Essays khảm (mosaic) giống như thơ xuôi. Rồi phê bình văn chương mang dạng tự thuật. Thể văn báo chí mang giọng bi kịch, cộng thêm ẩn dụ, suy tưởng, với một liều lượng rất nặng tay, những thông tin. Một vài nhà essayists viết tranh luận (polemic) "cứ như thơ"!
Trong bài Giới thiệu, Ian Frazier lại coi essay là một hành động (Thì "đi" không phải là một hành động hay sao?, tôi như nghe Nguyễn Tuân, Vũ khắc Khoan, tuyết ngưu "gầm gừ" từ phía bên kia đời sống vang vọng qua). Ông định nghĩa thêm: Một bài essay là một người đang nói. Câu này thật đúng với tuỳ bút Nguyễn Tuân. Đây là sự khác biệt giữa hai Nguyễn Tuân, giữa tùy bút và ký. Có thể nói khinh bạc là tuỳ bút Nguyễn Tuân. Với ký, con người biến mất, chỉ còn "chúng ta", một khối vô danh đáng ghét, đáng sợ.
Có thể có người "bắt bẻ"; trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết, luôn luôn vẫn thấy, vẫn nghe người nói; nhưng người ở đây chỉ là giả tưởng, cái tôi trong tiểu thuyết, truyện ngắn là một tôi đeo mặt nạ. Khác hẳn cái tôi "bắt buộc", như chất khinh bạc, ở trong tuỳ bút Nguyễn Tuân. Khi nào quá chán cái tôi khinh bạc, ông viết về những người đã chết...
NQT
*

Nguyễn Tuân nổi tiếng với tùy bút, và tùy bút Nguyễn Tuân, nổi đình nổi đám vì chất khinh bạc của nó. Những người viết sau này, không thể nào tới được cái chất khinh bạc "ròng" như vậy, đành phải thay bằng giọng thầy đời, giọng uyên bác, giọng có đi Tây, đi Tầu, có ở Paris, có biết khu "dân sinh" Saint-Germain-des-Prés... Ra cái điều đi hơn Nguyễn Tuân! Trúc Chi có thể "hơn" Nguyễn Tuân ở cái khoản đi, nhưng "may thay", chân truyền Nguyễn Tuân ở cái khoản khinh bạc: khinh bạc như là cực điểm của lòng nhân hậu. Lòng nhân hậu, hay hồn nhân hậu này, theo tôi nên "dịch ra tiếng Tây" bằng chữ la nostalgie, vốn thường được hiểu là hoài hương. Nó ngấm vào ông Adam và bà Eva, ngay phút đầu tiên bị văng ra khỏi vườn Địa Đàng. Tôi đã viết về Nguyễn Tuân thứ xịn này: Cảnh Huấn Cao phán, những con người như ông, những chữ như thế này, phải tìm đất khác để mà tụ lại, chẳng thèm nghe viên cai ngục lí nhí, xin bái lĩnh, ông đã nhập vào những chữ chưa khô mực.
Sẽ có người bực mình, đã đọc Chữ Người Tử Tù, đâu có thấy những dòng chữ bịa đặt trên? Thiển nghĩ, đọc là mô phỏng, là tưởng tượng, là thêm thắt... Nếu như bạn muốn trung thành với văn bản, xin thưa đây: Chiếc Lư Đồng Mắt Cua, theo như kể lại, là cuốn họ Nguyễn đắc ý nhất, đắc địa chỉ có mỗi một câu: "Xuyến người bên lương hay người bên giáo?" Ôi chao, phải đốt bao nhiêu nhân sinh hệ luỵ, phải nghe bao nhiêu lần tiếng cười ở nơi cổ họng cái chết (6) phải tàn bao nhiêu ngọn đèn dầu lạc, phải tu tận hoan (7) bao nhiêu lần, bỉnh chúc (8) bao nhiêu phen, phải để cho nhân vật của mình ngã ngửa ra giẫy đành đạch ngay giữa sân đình, rồi cứng đơ người, rồi á khẩu, sau khi "lụy" một nước cờ, mới có thể phán một câu nhẹ nhàng như vậy: "Xuyến người bên lương hay là bên giáo?" 

"Nguyễn Tuân hỏi tôi
:-Có nhớ Két không?
-Tay Két trinh sát tiểu đoàn 54?
-Cứ đến ngồi đây mình lại nhớ nó. Không hiểu sao.
Thì ra cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị chút nào, chính Nguyễn Tuân mới đang hồi tưởng..."
(Cát Bụi Chân Ai, trang 12. Tô Hoài, nhà xb Thanh Văn, Cali, không ghi năm). 

 Mắt xanh hay mắt trắng (To be or not to be?). Văn là người, nhưng văn cũng để giấu người: chất khinh bạc vốn lồ lộ trong Nguyễn Tuân, là để giấu con người thực của ông. Người đọc sướng điên lên, vỗ đùi bành bạch, vì nét tài hoa, vì con mắt trắng dã của Nguyễn Tuân, nhưng để lọt mắt xanh của ông, phải là độc giả của những câu văn nhẹ khôn kham: "cứ đến ngồi đây là mình lại nhớ đến nó. Không hiểu sao."
Tiện đây, tôi xin chép lại cả một đoạn phố, (cái đầu đường đêm hôm chẳng thú vị gì), với những người ngợm của nó: cái đống rác của cả một miền đất, sau "Mùa Thu", một thứ Xóm Cầu Mới (9):
"Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở hốt (10) chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể" (11).
Primo Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó, nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông ban cho một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan sát, rồi miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ tuổi, rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài vật nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid off'). Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta mất đi được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...
Tôi đọc Trúc Chi, và tưởng tượng, mình cũng đang ngấm chất văn chương của ông, theo kiểu nhân vật cái bang ngấm chất trà của một thời vang bóng, theo kiểu Trúc Chi ngấm chất rượu bữa gặp mặt, hay như... nhân vật xưng tôi ngấm tiếng đàn của một người đẹp không thể đàn được nữa. Tôi cứ hồi hộp, cái ông này, làm thế nào bây giờ, làm sao lại làm khó người yêu xưa, ở xứ người, bằng tiếng Cầm Dương Xanh (12) ngày nào, ngày nào...
Nghe Đàn (13) mở ra bằng một lời nhạc: Dạo ấy đời đẹp thiệt, đẹp hơn bây giờ...
Tôi nghiệm ra một điều, trí nhớ của ông bạn là một nhạc viện, hơn là một thư viện. Hình như cái tật của ông, mỗi lần hồi tưởng, là phải bắt đầu bằng một lời nhạc. Tôi đã từng "nhờ ông nhớ giùm" một câu hát, để choàng lên ý thơ cổ mà ông vua mê gái Tự Đức đã mô phỏng, tất cả chỉ để "choàng hoa" cho một cô bạn "của mình":
Đâu con phố đơn côi,
Như tên thường gọi
Nơi bóng cũ,
Gương xưa,
Gặp gỡ?
(Where is that street,
called lonely street,
where broken dreams
and memories
meet?


GNV đọc Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Đọc những bài viết về NT, thực sự, chưa đã. Viết chưa tới, chưa xứng với ông.
Người viết về Nguyễn Tuân bảnh nhất, là…. GNV!
Bởi vì có tới hơn một nhà văn Mít nhận ra điều này.
Người thứ nhất, là NMG.

Khi đọc bài Tạp Ghi, Chữ Người Tử Tù, ông chủ chi địa gật gù khen tên làm công: ông sáng tác bằng ‘cái gọi là’ Tạp Ghi.
Ông nói thêm giọng thật là thành thực, tôi không làm được [hay, ‘viết được’, Gấu không còn nhớ đích xác] như vậy.

Cũng bài tạp ghi, một nhà văn ra đi từ Miền Bắc nhận xét:
NQT viết về ai thì cũng là về NQT

Đa tạ. NQT
*

Người viết về Hà Nội bảnh nhất, 'cũng là' ... GNV! (1)

(1) Đùa thôi mà. NQT

V/v NT, Gấu sẽ viết thêm, để chứng tỏ, ông không được đọc như đúng ra phải như vậy. Thí dụ, khi ông viết Vang Bóng Một Thời, thì không chỉ viết về quá khứ vàng son của Mít ngày xưa, mà có thể ông còn tiên tri ra được, có một nước Mít, người Mít đã mất đi, bị huỷ diệt, tuyệt  tích giang hồ, sau cú 30 Tháng Tư.
Bạn đọc những lời báo động ở trong nước, của, thí dụ, bà Võ Thị Hảo, trên BBC, là thấy cũng có những người cùng một ý nghĩ như Gấu.
Cái cuốn Quê Hương của ông, có chữ "Thiếu" ở đầu, nhưng bị kiểm duyệt bỏ đi, chẳng đã tiên đoán số phận Khúc Ruột Ngàn Dặm?

Còn v/v Hà Nội, GNV viết thật bảnh, với chỉ riêng Gấu, cho riêng Gấu.
Bạn đọc có thể tha thứ cho cái sự bốc phét này.
Còn cái sự chê bai người khác, trên TV, ‘những người khác’ này đều có vấn đề về mặt đạo đức văn học, theo nghĩa câu của Brodsky, mỹ là mẹ của đạo hạnh.
GNV không thù hận một ai, (2) ngay cả khi chê bai! 
Còn điều này, cũng rất quan trọng: TV là trang nhà, không phải một diễn đàn. Vì là nhà, nên Gấu có quyền bốc phét, viết quá về mình, về cái tôi đáng ghét. Một độc giả trên Blog NL nhận xét, khi còn viết cho talawas, ông ta rất là khiêm cung…
Đúng! TV là như thế. Nếu bạn không thích đọc nó, thì xin kiếm trang khác đọc đỡ!
Sorry abt that.

Trân trọng. NQT
*
(2) Tôi không ghét ai, anh đừng có tự đoán!
Tks. NQT
*

Co ai "noi nang" chi may bai ve Weil khg vay?
Khg biet co ai kien nhan doc?

Phúc đáp: Cần gì ai đọc!
Tks. Take care. NQT
*
Date: Tuesday, March 31, 2009, 5:05 PM
Bac viet phach loi nhu the nay - ky qua...
*
Thi phai phach loi nhu vay, gia roi
*
Gia roi phai hien ma chet!

Đa tạ. Nhưng, phách lối, còn thua xa thầy S: Ta là bọ chét!
Phỏng Vấn Steiner
*

-Anh yêu em bởi vì anh yêu Hà Nội.
-Mi đâu có thương ta. Mi thương một con bé con mười một tuổi,
là ta, từ đời thuở nào.
Và Hà Nội của mi, ở trong con bé đó!

 Những ngày ở Sài Gòn (1965)

Mai, Mai… để anh kể cho em nghe về một thành phố thỉnh thoảng buổi sáng có sương mù…

*

Ông ta đúng ra là không nên đứng kế bên lãnh tụ.

Đang loay hoay viết về Nguyễn Tuân, được tin Tố Hữu mất, tôi cứ lẩn thẩn tự hỏi, không hiểu có bức hình nào chụp tác giả Tàn Đèn Dầu Lạc, tức Nguyễn Tuân, đứng kế bên Mặt Trời Chân Lý Chói Qua Tim, tức Tố Hữu, trong một dịp đại lễ nào đó?

Hay "tệ" hơn nữa, đứng kế bên ông Hồ? 

Note: "Ý kiến ngắn", trên, Gấu viết cho ta là gì nhân nghe tin Tố Hữu ngỏm.
Ta là gì cho biết, sẽ đăng.
Khi đăng, Gấu đọc, thấy bị thiến mấy chữ "tệ" hơn nữa.

Cáu quá, ‘meo’ hỏi. Bà chủ quán xin lỗi, nói, đệ tử tự ý thiến.
Ta La Tai
*

V/v NT. Có hai cách đọc ông; một, của chúng ta, những độc giả thực tình yêu văn chương, yêu tiếng mẹ đẻ, và một, của VC, khi họ nâng bi ông, điếu đóm ông, vì nhờ có ông mà chúng chịu được Cái Ác của Lò Cải Tạo do chúng gây ra!
Một cách nào đó, khi NT giữ được thân nhiệt (1), để tự cứu ông, thì, cùng lúc, rửa mặt cho chế độ.

Hãy thử tưởng tượng, một chế độ VC, một Cái Ác Bắc Kít không có NT?

Bởi vậy mà VC rất cần NT!
Tếu thế đấy.

GNV đã từng được nghe kể về chuyện học tập cải tạo của đám nhà văn nhà thơ Ngụy, sau 30 Tháng Tư, qua những khóa bồi dưỡng, và một bữa, NT đến thăm, ban huấn từ. Đám cán bộ giảng dậy sướng điên lên, câm như hến, lớp học im lặng như tờ, chỉ có tiếng ba toong của "Nguyễn" !
Người không ban huấn từ, mà chỉ đi vòng vòng trong lớp học gõ ba toong lên nền gạch nghe cứ như tiếng 'than' "Phở, Phở"! của đám Ngụy! (2).
Đói quá mà!
Tiếng ba toong mà nghe ra tiếng mời chào "Phở, Phở!"

Đó là điều GNV tính viết về NT, trong những kỳ tới.
VC làm sao nhận ra NT này?
Chúng bợ NT cho đỡ nhục, sao 'bảnh' như GNV được? 

(1) "Ở cái ngã sáu đường đời ấy vẫn leo lắt ngọn đèn con của lão cà phê 81, ánh đèn chai và bếp lửa thùng cháo bác Chữ. Mấy bác xích lô tã chốc lại lạch xạch lượn lờ qua. Trông mặt người đạp xe cũng đoán được tung tích, mỗi người đều hằn nét bộ mặt thời gian và tờ lịch hàng ngày của thành phố. Có lão râu xồm khuya về uống rượu húp cháo rồi nằm vắt người trên đệm xe, sàn xe ngủ bên gốc cây. Đấy là các ông chánh, ông lý tề vừa chạy tây càn, vừa sợ Việt Minh trả thù đã bỏ các vùng trắng ven nội vào đây. Đám cơ sở hốt chết bỏ vào thành, trẻ hơn, đỡ lầm lỳ, có thể lại công tác bí mật, không ác ôn như mấy lão xích lô râu rậm kia...
-Lão xế lô, lão lục tào xá này nhất định cũng tề ngụy cũ. Cả lão cà phê bít tất, lão cháo gà cứ dấm dớ thế nhưng trông tay thoăn thoắt nhặt tiền, xếp tiền thế kia đủ biết.
Nguyễn Tuân hỏi tôi:
-Có nhớ Két không?..."
Tôi trích một đoạn, trong Cát Bụi Chân Ai, chỉ để chứng minh: nhà văn - ở đây là Tô Hoài - quan sát giống hệt một điệp viên, và Nguyễn Tuân đã giải tỏa cả một đoạn văn đầy những chi tiết chết người như vậy, bằng một hồi tưởng về người đã chết. Nghe nói Tô Hoài viết Cát Bụi Chân Ai, là để "tạ lỗi" với vong hồn bạn, nhưng nhờ vậy, chúng ta thấy một Nguyễn Tuân "không chính thức", và bằng cách nào ông sống sót...
Trong hai nhà văn tiền bối kể trên, Tô Hoài mới là người thân cận với tuổi thơ của tôi, của "chúng tôi". Làm sao quên được cảnh tượng chú dế mèn võ sĩ được thiền sư xén tóc "cải hóa". (Hãy mường tượng ra, nghi lễ xuống tóc cho một tín đồ nào đó!). Làm sao quên hương ngọc lan của một buổi hẹn hò. Ôi nỗi đắng cay phải từ giã "quê người" đi tìm một "quê mình", đâu đó giữa đồn điền cao su bạt ngàn của một nước Nam-kỳ xa lắc, nơi chỉ có hai mùa mưa nắng, không còn những cơn gió buốt lạnh căm, không phải từ thiên nhiên ác nghiệt, mà từ lòng người thổi ra, không cần giờ giấc, không đợi mùa màng, ngày tháng... Làm sao mà hiểu nổi, một nhà văn với một thiên lương như vậy, với những quan sát tinh vi về loài vật, về một con người như Cu Lặc, lại có thể cay nghiệt như thế về một cõi tề, nguỵ? Đành phải giải thích bằng kinh nghiệm đọc Primo Levi, một nạn nhân của Lò Thiêu, qua bài viết: "Những cuốn tiểu thuyết do dế kể".
Primo Levi nhắc tới một bài essay của Aldous Huxley, qua đó, nhà văn người Anh này, khi phải trả lời một người trẻ tuổi muốn nhờ ông ban cho một lời khuyên, bắt đầu viết như thế nào: hãy mua một đôi mèo, quan sát, rồi miêu tả chúng. "Nếu tôi (Levi) nhớ không nhầm, ông nói với người trẻ tuổi, rằng loài vật, và đặc biệt động vật có vú, đặc biệt hơn nữa, những loài vật nuôi trong nhà, chúng như chúng ta, nhưng 'bỏ cái nắp đí ('with the lid off'). Cư sử hành động của chúng giống như của chúng ta, một khi mà chúng ta mất đi được (thiếu, lack) sự kiềm chế."
Thế giới con người trong Cát Bụi Chân Ai, lạ thay, là đảo ngược thế giới loài vật Tô Hoài mô tả, những ngày trước Mùa Thu. Những con vật của ông "người" hơn, so với những con người sau này (so với cách ông miêu tả con người sau này). Vẫn theo bài viết của Levi, từ tiếng nhạc dế có thể suy ra khí hậu của môi trường sống. Người ta còn nhận ra một điều: dưới những điều kiện thiên nhiên bình thường, dế đực và dế cái cùng một nhiệt độ, nhưng nếu thân nhiệt của dế đực (thí dụ vậy) tăng lên chỉ một hay hai độ, tiếng nhạc của nó tăng lên bán-cung, và bạn lòng của nó sẽ không trả lời: con cái không còn nhận ra dục tính ở con đực. Môi trường thay đổi chút xíu, thế là có một "thảm họa", một bất toàn, một khiếm khuyết, một bất xứng đôi, nẩy sinh: phải chăng chúng ta có một mầm (germ) tiểu thuyết ở đây? Levi tự hỏi.
Nguyễn Tuân buông một câu: Không hiểu sao, tôi cứ loay hoay tìm cách giải thích "vấn nạn này", và đành phải mượn Levi, mượn Kim Dung. Bằng một cách nào đó, Nguyễn Tuân đã giữ thân nhiệt của mình không bị môi trường Mùa Thu làm thay đổi. Và nếu ông nghĩ đến Két, thực ra là (còn) nghĩ đến bạn mình. Ở đây, ta lại thấy vị thiền sư xén tóc, và anh chàng võ sĩ dế mèn hăm hở với giấc mơ trừ hết ác ôn tề nguỵ. Và cái câu "Cứ đến ngồi đây..." đâu có khác gì hành động của vị sư già chuyên việc quét dọn Tàng Kinh Các, khi thấy hai ông sư giả cầy Mộ Dung Bác, Tiêu Viễn Sơn xào xáo lung tung kinh kệ tìm cho đủ 72 tuyệt kỹ võ công Thiếu Lâm, đã cố nhét những kinh Phật xen vô, để hy vọng cải hóa...

Một chuyến đi

(2) NT đã từng viết về nỗi nhớ phở, khi ngồi bên bờ hồ Giơ Ne Vơ (?). PLP, ký giả Lô Răng cũng đã từng kể, khi đi du học Mẽo, phòng trọ ở nơi bờ biển, ông nghe tiếng sóng vỗ vô bờ mà thành ra tiếng rao "Phở, Phở"!

*

Cái sự viết nhảm, viết quá nhiều, quá thừa về Cervantes, và cái sự thờ phụng, nâng bi chính thức, the official worship, mà ông nhận được, đã hóa thạch [fossilize] ông, tới một mức nào đó, và biến ông thành một thứ biểu tượng ngôn ngữ và văn hóa, như đã xẩy ra với Homer, Dante, và Shakespeare. Thật dễ dàng quên đi, giữa những mớ lùng bùng của những nâng bi, điếu đóm như thế, rằng Cervantes còn là một con người như tất cả chúng ta, đối diện với những cạm bẫy của một cái số mệnh rất ư là bất thường, thất thường, và còn bất tường nữa!
Một con người mà tác phẩm của người đó không phải đã được thế nhân chờ đón như chờ đón phép lạ, hay cơ may, mà là được hoàn tất, thành tựu qua kiên định, cần cù, mầy mò, và kiên nhẫn.
Những dòng trên là của Llosa, khi ông mở ra bài viết Bốn thế kỷ, [Four centuries of] Don Quixote, có thể áp dụng cho “Nguyễn” của Mít chúng ta!
Hà, hà!
*
Trong cuốn trên, có bài viết "Tản Đà, một kiếm khách", coi, khác bài sau đây, thấy trên net: 

Tản..Đà..!..Múa....Kiếm
Ngày 10/11/2009 04:17
Karma: 0 

Nhà thơ Tản Đà có lần nói với Nguyễn Tuân :"con người ta ở đời, có 2 điều đáng quý 1 là làm thánh hiền, 2 là làm hào kiệt, nhưng đem so sánh thì làm hào kiệt vẫn sướng hơn. Cái cuộc đời ấy mới là ồ ạt".
Chính vì nuôi mộng hào kiệt để chờ thời cơ đuổi pháp, cứu nước nên Tản Đà đã từng học múa kiếm với Đỗ Đình Đạt. Con thứ 4 của 1 đô thống Cần Vương- Đỗ Đình Thuật, nên thường gọi là Tư Đạt. Ông Tư Đạt đón nhận nhà thơ & cả gia đình về ở ấp của mình - ấp Đồng Sành, huyện Cầu Rào, Hải Phòng. Sau khi đã học thành thục,Tản Đà thường cùng Tư Đạt múa kiếm vào những đêm trăng, cả 2 đều mặc áo gấm.Tư Đạt có cặp song kiếm, tặng nhà thơ thanh thư kiếm, còn giữ lại thanh hùng kiếm.
Một ngày đầu thu, Nguyễn Tuân cùng Nguyễn Xuân Huy,Vũ Trọng Can, Lê Tràng Kiều vào Hà Trì ( Hà Đông ) thăm Tản Đà.
Hôm ấy nhà thơ đãi khách 1 bữa rượu thật độc đáo:cá nướng Chuyên Chư. Nguyễn Tuân kể: "Tớp xong 1 hớp rượu có mùi khê khê, tay tôi gỡ cá ra từng manh nhỏ và nói với anh em:
- Trước khi Tần Thủy Hoàng để hành khích, có lẽ ở đất Ngũ Hồ cùng chỉ khéo đến thế này là cùng.
Cả bàn tiệc cười xòa,Tản Đà cùng cười & giục mọc người cầm đũa:
- Anh em mình ăn ngay cho nóng, kệ lão ấy gỡ cá. Hắn có tài thì hắn phải làm đầy tớ cho bọn ta. Sự thường vẫn thế. Lúc tiệc gần tàn, tôi nằn nì với chủ nhân:
- Người ta đồn cụ múa kiếm có nhiều đường đẹp mắt. Anh em hôm nay muốn được xem."
Tửu hứng đương nồng,Tản Đà chiều ý các bạn trẻ. Ông rút thanh kiếm từ ống tre dắt trên mái nhà cho các bạn trẻ xem & bảo người nhà lấy mấy tấm liếp bằng cót che kín mặt nhà trước lại, đóng kín cả 2 tấm của sổ phía sau nhà trông ra vườn nữa.
"Trong gian nhà tối lờ mờ,mọi người nhận thấy 1 cái bóng trắng lượn múa trên 2 bộ ngựa ghép sát lại. Ông Tản Đà mặc áo trắng dài. Cũng tiến lên, lùi xuống, bước đi gò theo 1 luật phép rất khắc khổ. Cũng múa trên, đỡ dưới...Tôi thấy ông Tản Đà hôm ấy múa tròn lắm, đường kiếm lúc nào cũng che kín người. Và trong những đoạn loạn đả ông Tản Đà có những miếng xả & tuốt cũng lợi hại lắm. Chả biết lúc sự thực phải cho đổ máu thì kiếm thuật sẽ như thế nào nhưng ở phút múa kiếm sau cơn rượu,tôi thấy thi nhân đẹp lắm".
*
Gấu coi lại, bài viết trên, là lắp ghép, cắt xén hai bài viết về Tản Đà, của Nguyễn Tuân, trong cuốn trên, do Nguyễn Đăng Mạnh biên tập, Chén rượu vĩnh biệtTản Đà, một kiếm khách, nhưng không có đoạn viết về Tản Đà học kiếm.
Nhân đọc lại cuốn trên, mua lần về Hà Nội năm 2002, mới thấy mấy câu thơ sau đây, của Tản Đà, Gấu lầm là ca dao:

Người đi, ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú, cái cà thì thâm

Trong cuốn trên, còn có bài Tự Kiểm của Nguyễn Tuân, viết năm 1953, từ bỏ gần như toàn bộ tác phẩm của ông.
TV sẽ post, như là một tài liệu, tuỳ bạn, đọc, và nhận định về ý nghĩa đích thực của nó.

Nguyễn Tuân [net]
NT Tin Văn


 

Hà Nội

 Buổi sáng mùa đông ngây ngất, trưa còn xa.
Tôi nhớ vừa rồi đi cạnh tôi trên vỉa hè nhiều lá vàng lăn chạy, Thanh rất đẹp.
Bếp Lửa
 

It is a mistake to think of Oliver Twist as a realistic story: only late in his career did Dickens learn how to write realistically of human beings; at the beginning he invented life... these characters in Oliver Twist are simply parts of one huge invented scene, what Dickens in his own preface called "the cold wet shelterless midnight streets of London."
Graham Greene: The Young Dickens
Thật lầm lẫn khi coi Oilver Twist là một câu chuyện hiện thực. Chỉ muộn màng trong nghề Dickens mới đành phải học, làm thế nào viết về những con người một cách hiện thực; lúc thoạt vào nghề, ông phịa ra cuộc đời... những nhân vật trong Oliver Twist  giản dị chỉ là những phần của một khung cảnh lớn được bịa đặt ra, mà, trong lời mở đầu của chính tác giả, ông gọi là "những con phố nửa đêm không nơi trú ẩn, ướt, lạnh của London".
G. Greene: Dickens trẻ
Tôi tin rằng, những người Hà Nội bây giờ, đọc Bếp Lửa, sẽ nghĩ, đây là một chuyện phịa, theo nghĩa, không hiện thực!
Tôi tự hỏi, đoạn văn trên có ảnh hưỏng tôi không, bởi vì chắc chắn tôi đã đọc Bếp Lửa, trước khi viết Những Ngày Ở Sài Gòn.

"Hà Nội... tiếng khóc nức nở của một cô gái đi chợ bán rau muống sớm, bị Tây hiếp ở một ngõ hẻm, buổi sáng đi học nhìn thấy một thân hình rũ rượi, một dòng nước nhờn lẫn máu chảy dọc theo ống quần, hai tay quờ quạng tìm cách che bộ ngực, chiếc áo nâu bị xé toạc. Tiếng rên rỉ của một người đàn ông ăn mặc khác thường bị trúng đạn ở bụng, nằm quằn quại giữa đường phố, đứa bé bật khóc nức nở, không phải sợ hãi, không phải…"
Những ngày ở Sài Gòn
Những ngày thì ở Sài Gòn, nhưng những kỷ niệm, thì là của Hà Nội. Chính vì vậy, mà một ông bạn mới quen sau này, ở hải ngoại, khi đọc xong tập truyện đầu tay của Gấu, đã lắc đầu: Treo đầu dê bán thịt chó!
Về cái vụ cô gái bán rau muống bị Tây hiếp, Gấu nghe ông cậu, cậu Hồng, cùng tuổi Gấu, con Bà Trẻ, lúc đó cũng trọ họ ở Hà Nội, nơi nhà chị Giậu, vợ ông Hiếu Chân, tại Bạch Mai, kể lại. Thực sự Gấu không tận mắt chứng kiến.
Người đàn ông bị giết nằm ngay bên đường xe điện cũng nghe kể lại.
Cộng, kỷ niệm thực với hồi ức đọc, ra đoạn văn của Gấu, chắc thế.
Nhưng bị thằng bé đánh giầy chơi mất chiếc mũ dạ, là có thật. Đến bây giờ, về già, lâu lâu trong giấc mơ, vẫn còn trở lại:
Nhà tôi ở Bạch Mai, gần ngay bên đường xe điện... Một lần trốn vé xe, tôi cùng một thằng bé đánh giầy ngồi ở cuối tầu, nơi dùng để nối hai toa xe lại với nhau. Thằng bé đánh giầy nói, nó thường ngồi như vậy, ngay cả khi có tiền mua vé. Hôm đó trời lạnh, tôi đội một chiếc béret dạ đen, một tay nắm vào thanh sắt, một tay cầm cặp sách vở. Thằng bé đánh giầy đầu tóc bù xù, tay cầm hộp đồ nghề, tay cầm khúc bánh mì nhai ngồm ngoàm. Những người đi đường nhìn chúng tôi với vẻ buồn cười, ngạc nhiên. Lúc đầu tôi rất sợ, nhưng dần dần cảm thấy thích thú. Bỗng nhiên, không hiểu sao, tôi nhớ lại được một đoạn nhạc tôi đã quên từ lâu, và tôi hát nho nhỏ, đầu lắc lư theo điệu nhạc. Thằng bé đánh giầy nhìn tôi cười ngặt nghẽo. Tôi tức giận, hát thật lớn, vừa hát vừa đập vào thành xe ầm ầm. Bỗng tôi cảm thấy đầu lành lạnh. Tôi ngửng lên, và thấy người soát vé đang giận dữ nhìn tôi, tay cầm chiếc mũ dạ. Thằng bé đánh giầy vẫn tiếp tục cười, tôi ngưng hát, và ngưng đập vào thành xe. Cuối cùng không biết nghĩ sao, người soát vé vứt chiếc dạ xuống đường. Xe lúc đó đang chạy nhanh. Tôi cúi nhìn xuống con đường nhựa chạy vùn vụt, tôi sợ hãi không dám nhảy xuống. Tôi chợt nghĩ tới đến cha tôi. Tôi nhìn thằng bé đánh giầy ra vẻ cầu cứu. Nó nhẩy xuống, nhặt chiếc mũ dạ, đội lên đầu, rồi nhìn tôi nhe răng cười, tỏ vẻ chế nhạo. Sau đó, tôi thỉnh thoảng gặp thằng bé đánh giầy quanh quẩn tại khu tôi ở, đầu đội chiếc mũ dạ của tôi. Mỗi lần thoáng thấy nó, là tôi vội vã lẩn tránh, chỉ sợ nó nhận ra tôi.
Những con dã tràng
*

Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất  phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.

Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương là như vậy.
Bạn nào đã từng xem phim OK Corral, chắc là còn nhớ, trước khi xẩy ra trận thanh toán, nhân vật chính ra thăm thú nơi mình có thể chết. Như tình cờ, anh ta châm ngọn đèn dầu trên chiếc xe. Khi trận đấu súng xẩy ra, anh ta bắn vô cây đèn, chiếc xe bốc cháy, đám người ẩn sau nó phải chạy ra.
Trong phim Shane, hình ảnh con chó từ từ rời khỏi chỗ, nhường sàn gỗ cho hai tay đấu súng.
Mưa trong Giã Từ Vũ Khí của Hemingway.
Bùn trong Bẩy Hiệp Sĩ, Seven Samourai...

Với bậc thầy, cái sự sửa soạn mới là cần thiết, mới là quan trọng.
Trong Kim Dung, Lãnh Nguyệt Bảo Đao, cuộc gặp gỡ thứ nhất giữa Miêu Nhược Lan và Hồ Phỉ, xẩy ra, khi ông bố Miêu Nhân Phượng bế con gái chạy theo vợ, bỏ đi theo trai, đuổi kịp tại Thương Gia Bảo khi tất cả mọi người bị cơn mưa cầm chân. Cô bé khát sữa mẹ, khóc ngất, bà mẹ rời tình nhân, đi vài bước tới  tính cho con bú, nhưng tàn nhẫn quay ngược lại, ngồi xuống kế bên đống lửa, kế bên anh bồ đẹp trai. Thằng oắt Hồ Phỉ cáu quá, chạy ra mắng, tại sao lại có người đàn bà tàn nhẫn như thế, Miêu Nhân Phượng nhìn, nản quá, bèn bế con trở về, tha cho cả hai.
Sau đó, trong lần gặp sau cùng, cô nói với anh: Tôi sẽ không như mẹ tôi đâu.
Như thể, cô nhìn thấy và còn nhớ hoài, cảnh tượng lần đầu gặp nhau tại TGB.
Cuộc gặp gỡ giữa cô bé còn nằm trong nôi, với người yêu còn là thằng nhóc tì làm Hai Lúa nhớ đến bài ca dao sau đây.
Sao Vua chín cái nằm kề,
Thương Em từ thuở Mẹ về với Cha.
Sao Cày ba cái nằm ngang,
Thương Em từ thuở Mẹ mang trong lòng.
Sao Vua chín cái nằm chồng,
Thương Em từ thuở Mẹ bồng trên tay.
Sao Cày ba cái nằm xoay,
Thương Em từ thuở Em hay khóc nhè.
Và nhớ luôn cả vẻ mặt của ông bạn thân, và còn là người đưa thư, khi thấy thằng bạn mình mê BHĐ:
-Làm sao mà mày có thể mê nó? Tao đã từng thấy nó ỉa đùn, từ trên đầu cầu thang chảy xuống tới mãi mấy bực bên dưới hồi nhà nó còn ở đường PĐP.

Trong Chuyện Nghề, Nguyễn Tuân sau khi ca ngợi những trang viết của Nguyễn Huy Tưởng, trong Sống Mãi Với Thủ Đô, ông đã phàn nàn "chúng ta có quá ít những trang sách viết về Hà-nội". Chúng ta ở đây phải được hiểu, những nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cuộc chiến đấu của thành phố trong thời gian chiến tranh, trong một trận đánh được coi như "Điện Biên Phủ trên không" có thể là niềm tự hào, không phải của riêng những người Hà-nội, nhưng cái cảnh "tôi nhét điếu thuốc lá vào mồm tên giặc lái" mà Nguyễn Tuân tả trong Hà-nội ta đánh Mỹ giỏi chỉ có thể được "giải trừ" bằng những tâm trạng, thí dụ như của một người dân bên hồ Trúc Bạch, bao nhiêu năm sau, khi ôm hôn tên giặc lái mà ông đã từng nhào xuống hồ để cứu thoát: "Tôi không hiểu tại sao tôi làm vậy, lúc đó, và bây giờ, khi gặp lại ông, tôi đã hiểu ra rồi".

Giả như ông đọc Bếp Lửa?
Tôi không tin ông đọc được Bếp Lửa. Có gặp thì cũng trơ mắt ếch ra mà thôi.
Bởi vì cả sách lẫn người đọc, đều không nhận ra nhau.

"... Bếp Lửa "miêu tả không khí Hà-nội trước 1954; đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết." Lập tức có phản ứng của những nhà văn cách mạng. Trong một bài điểm sách trên Văn Nghệ, một nhà phê bình hỏi tôi: "Trong khi nhân dân miền Bắc đất nước ra công xây dựng xã hội chủ nghĩa, nhân vật trong Bếp Lửa đi đâu?". Tôi trả lời: "Anh ta đi đến sự huỷ diệt của lịch sử," mỗi nhà văn là một kẻ sống sót."

"Trong nhiều năm sau khi quyển sách này được xuất bản, dường như tôi đã hì hục viết một BẾP LỬA khác. Mỗi lần sửa lỗi ấn loát để cho tái bản, tôi đều muốn viết lại nó. Kể cả bây giờ, sau mười bẩy năm.
Đây không phải là quyển tiểu thuyết đầu tay của tôi.
Quyển đầu tay tuy được một nhà xuất bản nhận in năm 1955, vào phút chót tôi đổi ý, rút lại sách, quyết định không xuất bản.
Quyển Bếp Lửa rất có thể đã chịu chung số phận của quyển đầu tay, nếu không may mắn gặp ông Nguyễn Đình Vượng [chủ báo Văn, chủ nhà in, nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng].
Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Trên trang đầu bản thảo có đề câu của Rimbaud: Je est un autre [Tôi là kẻ khác], nhưng khi đưa in tôi đã xóa bỏ."
Thanh Tâm Tuyền: Thơ giữa chiến tranh và trại tù
*

Những thành phố như thế đó, tạo thành những mê cung tâm thần, mental mazes.
Mental mazes. Chữ của Elisabeth Lowry, khi điểm cuốn Những thành phố tưởng tượng: Kinh nghiệm phố phái và ngôn ngữ tiểu thuyết, Imagined Cities: Urban experience and the language of the novel, của Robert Alter, [nhà xb Yale University Press], trên TLS số 24 Tháng Hai, 2006.
Những thành phố lớn trên thế giới, Lowry viết, chúng được tưởng tượng đi, rồi tưởng tượng lại, ở trong văn chương. Chỉ nội một cục gạch trên đường phố Paris, là đã có không biết bao nhiêu là "phần hùn", bao nhiêu là "đối tác" từ văn chương, từ ký sự... Và những đối tác như thế đó, chính chúng, hiển nhiên là cũng được nhập vào thành phố, có hộ khẩu thành phố!
Goethe, dân tỉnh lẻ Weimar, bị quyến rũ bởi một viễn ảnh về La Mã, kinh đô của những ông Hoàng bà Chúa. Charlotte và Anne Bronte du lịch London, tưởng tượng thành phố với đủ các thứ người từ bốn phương tụ lại, chắc cũng giống như thủ đô Angeria, một xứ sở mà họ bịa đặt ra cho những trò chơi hồi còn nhỏ dại. Proust, trong Đi tìm thời gian đã mất, tin rằng, không như những thành phố thực khác, Florence và Venice là do trí tưởng tượng của con người thêu dệt ra.

Nhưng, thành phố hiện đại, đối với con người hiện đại như chúng ta, là một cái gì vượt quá những tòa nhà chọc trời, đại lộ siêu tốc: nó là biểu tượng đầy quyền uy về những nỗi sợ, và những ước mong thèm muốn của chúng ta. Hơn thế nữa, nó còn là cái hàn thử biểu cho biết sự đáp ứng của chúng ta, về những đổi thay.

Hàn thử biểu chỉ ra sự đáp ứng của con người, về đổi thay: Đây chính là khởi điểm của Alter, trong cuốn sách viết về cảnh tượng phố phái văn chương hiện đại, the modern literary urban landscape.

Hà Nội, 1954, đi và ở đều là những chọn lựa miễn cưỡng, chia lìa hoặc cái chết.
Hà Nội, 2006: Con sói cô đơn giữa bầy chó thủ đô.
*

Ngắn, gọn, chính xác, thật duyên dáng, rất dễ đọc, Elisabeth Lowry khen cuốn Những Thành Phố Tưởng Tượng của Robert Alter. Lộ trình chọn lọc, chỉ nhắm những cây đa cây đề, only the major landmarks: Flaubert, Dickens, Woolf, Joyce và Kafka, và vòng lại, với Andrei Bely (1).

(1) Petersburg, by Andrei Bely, 1916-1922. A symbolist novel of terrorism. Một cuốn tiểu thuyết mang tính biểu tượng về khủng bố.
[Nhật ký Tin Văn nk_06/47]

Trong cuốn tiểu thuyết siêu thực của Andrei Bely,
Petersburg, tiếng tích tắc của trái bom khủng bố bao trùm lên mọi động tác của cuốn truyện, và thành phố là một "chiều thứ tư" không hiện diện trên bất cứ một bản đồ nào.

Xuyên qua lịch sử văn hóa Tây-phương, thành phố đứng sừng sững, như để chứng thực nỗi hoang mang của con người, về mối liên hệ giữa nó và cái thế giới do nó tạo dựng nên: Babylon, Babel, Rome, Sodom, New Jerusalem đã đem đến cho trí tưởng tượng của những người Thiên chúa giáo, những hình ảnh về quyền lực và sự ung thối, sa đọa, thiên đàng và địa ngục. Sự hủy diệt của những thành phố thường làm cho con người khiếp đảm.

Theo một nghĩa nào đó, Hà-nội và Petersburg có chung một (hay nhiều?) kẻ thù: Xuyên qua lịch sử của Hà-nội, kẻ thù của nó là những cơn lũ lụt khủng khiếp của sông Hồng.
Nơi người chết mỉm cười

"Những thành phố tưởng tượng" là câu chuyện của sự ra đời của chủ nghĩa hiện đại, giản dị được định nghĩa ở trong cuốn sách của Alter, như là sự phát triển của "trọn một bộ những hành xử riêng biệt, trong sự triển khai mang tính tiểu thuyết của ngôn ngữ", và nhờ vậy mà có thể bầy ra "một dạng thức mới của thực tại".
Alter's story is really that of the birth of the modernism, simply defined here as the development of 'a whole set of distintive pratices in the novelistic deployment of language' that enabled the representation of 'a new kind of reality.'

Nếu như thế, thì Nguyễn Khải mới chính là người chỉ cho thấy mặt sau của Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi. Người viết đã từng nhắc tới những trang này của Nguyễn Khải, viết về một cô Hiền nào đó, của Hà Nội. Mới đây thôi, hình như Vương Văn Quang thì phải, cũng có một ký sự về một lần tới thủ đô, và cũng đã góp một phần vào cái việc trình bầy cho độc giả một Hà Nội khác.

Những đoạn miêu tả khung cảnh bên trong một trường nhà dòng, không khí của nó, làm người viết bỗng nhớ đến cuốn sách gây chấn động một thời của Sài Gòn, trước 1975.
Hồi Chuông Tắt Lửa, của Thế Nguyên.
Cuốn này, vừa mới ra lò, có một bài điểm sách, của NVT thì phải. Bây giờ nhớ lại, không hiểu có phải bài giới thiệu đó khiến Lúa tìm đọc, hay đọc rồi thì mới đọc bài của NVT.
Nhưng quả là một cuốn sách gây chấn động, không chỉ với Lúa tôi và còn với rất nhiều người.
Đọc đã lâu, chỉ còn nhớ đại khái, đây là một câu chuyện tình ở bên trong nhà dòng. Hay nhà tù, đối với một mối tình như thế.. Hồi Chuông Tắt Lửa, như cái tít của nó khêu gợi, làm nhớ đến Tắt Lửa Lòng, hay chuyện tình Lan và Điệp của Nguyễn Công Hoan. Có điều Điệp không ở ngoài mà ở trong nhà thờ, trong lòng Chúa.
Một thứ Những Con Chim Ẩn Mình Chờ Chết chăng? Cũng không phải, vì cô gái ở đây, hình như cũng ở trong nhà thờ, trong lòng Chúa luôn.
Cuốn truyện của Thế Nguyên còn gây những chấn động sau đó. Những hậu chấn động.
Ấy là bởi vì người ta nghi ngờ, không hiểu có đúng ông là tác giả đích thực hay là một người khác, do không thể nhận đứa con tinh thần của mình, vì một lý do nào đó, nên nhờ bạn mình cho mượn đỡ cái tên.
Sự nghi ngờ đó, có rất nhiều cơ sở, bởi vì so với nhhững gì Thế Nguyên viết ra cho thấy, ông thật khó mà là tác giả một câu chuyện tình lồng trong một câu chuyện tình dữ dằn như thế.
Tình mà cứ như là hấp hối, không phải chỉ đôi ta không thôi, mà luôn cả nhân loại!
Lúa bỗng dưng nhớ tới một câu của Greene, trong Kết thúc một Chuyện Tình, The End of the Affair:
"O God, You've done enough, You've robbed me enough. I'm too tired and old to learn to love. Leave me alone for ever".
[Ôi Chúa ơi. Ngài làm như vậy đủ rồi. Ngài trấn lột con như thế đủ rồi. Con quá mệt mỏi và già nua để học yêu thương. Hãy mặc xác con, để cho con yên thân mãi mãi"]

Có một thời dân viết lách tụ tập Quán Chùa nói nho nhỏ với nhau, tác giả của nó là nhà thơ, nhà chuyên dịch thơ nổi tiếng lúc đó, và ngay cả bi giờ.
Có hồi Lúa cũng "nửa tin nửa ngờ". Nhưng chắc không phải. Vì ông này, suy từ những gì ông đã viết ra từ đó cho đến bây giờ, không thể nào làm cho người ta nghĩ, ông là tác giả HCTL.
Cái truyện HCTL của Thế Nguyên còn làm người đọc ở Sài Gòn lúc đó liên tưởng đến truyện ngắn Kể Trong Đêm Khuya của Võ Phiến. Chỉ có mỗi một câu như thế này, làm cho chúng khác hẳn nhau:
Tiếng chuông nhà thờ chụp xuống.



Tôi về thăm nơi đã sống những năm mồ côi đầu tiên thuở nhỏ. Mẹ tôi buôn bán xa và tôi ở với bà ngoại. Những đồng trinh để mua những bát bánh đúc nóng, kê, sôi lúa, bánh khúc, quà sáng, đều do bà tôi chu cấp. Ở đây có nghĩa địa, ao, chuôm, bến sông, đường lên núi, giếng nước, cánh đồng, kè đá… để bắt dế câu cá, đi đồng, leo trèo, vùng vẫy.
Tôi bảo Long:
“Tôi nhìn những con đường hẹp hơn ngày trước.”
Long chỉ tay, giải thích:
“Nhà cửa đổ xuống không ai cất dọn. Cỏ hoang mọc lan tràn với lại mắt mình lớn lên chứ.”
Bếp Lửa


Tất cả những chất liệu thô ròng, mà người ta gọi bằng cái tên thiên tài của nơi chốn đó, đã bầy ra trước con mắt của một thằng bé tí sau này sẽ trở thành nhà văn.
Trong những món ăn Bắc Kỳ của thằng bé con đó, thiếu một món, với Hai Lúa: những cục kẹo bột.
Đó là thứ bột tẩm đường, mầu nâu. Người ta rắc bột trắng lên chúng, cho đường đừng chẩy, và cho khỏi dính tay.
Bạn cứ thử tưởng tượng, từ vượn thành người, như thế nào, bằng sự phân biệt cái cảm giác giữa một cục kẹo bột, [nhiều khi đắng nghét, do đường bị cô quá lửa], và một cục sô cô la, thí dụ vậy, đối với thằng bé Hai Lúa mắt lác thuở nào!

*
Trở về mái nhà. Xưa.
Đây là bản nhạc của Bếp Lửa.
Một Chủ Nhật Khác. Mỗi một em là một bản nhạc. Ly, Hòa Tấu Khúc Số 5, lần đầu tiên gióng lên, khi Kiệt mò đến Nghiêm.
"Như đứng lạc giữa tòa nhà bí ẩn, ma quái, Kiệt lóng tai nghe Hoà Tấu Khúc số 5. Những hòa tấu khúc của...."
[Chương Ba]
Chúng ta lại nghe Duy, nhái lại những tiếng gằn khai mở của nó, bắt chước Kiệt, "mỗi lần hối thúc bạn bè phát biểu hoặc quyết định một chuyện gì, Kiệt thường hát dóng mấy âm... Chàng giải thích: Những bước trầm hùng của Định Mệnh".
Sự thực, như độc giả khám phá ra sau đó, đây là bản nhạc Kiệt đã hát cho Ly nghe, lần hai người đi dưới trời lạnh dưới 10 độ.
Lạ một điều, Kiệt chẳng hề nhớ về Ly, chẳng hề nhớ lần du Ly đi như thế hát như thế. Cho đến khi gặp lại, tại Đà Lạt, bao nhiêu năm sau đó.
Như vậy có nghĩa, chàng không hề bao giờ tìm hiểu, tại sao chúng lại là những bước trầm hùng của...  Định Mệnh?
Duyên cớ nào nó đến và gắn chặt vào chàng?
Đó mới là tội lỗi của Kiệt.
Tội lỗi của mọi người đàn ông.
"Chàng đã choàng vai Ly đi trong đêm. Chàng đã hát những đề nhạc của hoà tấu khúc ấy cho đỡ lạnh, bước lâng lâng, Ly thỉnh thoảng hát theo, lắm lúc run lập cập phải núp vào người chàng. Kiệt không thấy gì khác lạ trong đêm ấy và cả những ngày sau. Nhưng lúc này, chàng vụt rõ sự ngu muội vô tâm của chàng."
[Chương Bẩy].
Thánh Thán gọi kỹ thuật này là "phục bút". Hay Rắn nằm trong cỏ. Đừng đụng tới nó. Đụng tới, là nó mổ cho một cái. Là Nọc Đọc chạy vô tim. Là chết đứ đừ.
Thế mới gọi là Những Bước Trầm Hùng Của Định Mệnh được chứ!
Ở đây, đúng ra phải gọi là "phục bút của phục bút."
Bởi vì, bình thường ra, chúng ta cứ nghĩ rằng thì là, Kiệt nhớ bản nhạc, là vì nhớ Ly. Họăc Ly là nguồn cơn của bản nhạc ở Kiệt.
Hoá ra không phải.
Cho đến khi gặp lại Ly, thì Kiệt mới ngã ngửa ra, bằng cách nào bản nhạc cắm sâu vào trí nhớ của chàng.
Và chàng "thù hận" sự vô tâm khốn nạn của mình.
Đà Lạt 1
Với Oanh, Câu Chuyện Tình: Cuộc tình của chúng ta thì cũng thiên thu và làm xàm như bất cứ cuộc tình nào.

Buồn Nôn, hay những trang nhật ký của Roquentin, chỉ là một đoạn nhạc, cứ thế lập đi lập lại, tại một thành phố biển.
Some of these days,
You'll miss me, honey

Đêm xuống. Tầng một khách sạn Printania, ánh đèn sáng lên ở hai khung cửa sổ. Công trường Ga Mới sực lên mùi gỗ ẩm: ngày mai trời sẽ mưa trên thành phố Bouville.

 


“Tôi nhắc lại với anh tôi không suy nghĩ về vấn đề ấy. Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng Đế không nên có mặt ở lúc ấy. Có mặt khi không cần thiết, Thượng Đế sẽ bị nhơ nhuốc lây và có thể bị mất ngôi. Mà ngôi Thượng Đế có lẽ cần thiết lúc khác.”
“Thượng Đế sẽ giải quyết được những vấn đề của loài người nếu loài người biết tìm về Người.”
“Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”

Anh cho là có Thượng Đế hay không?”
Tôi suy nghĩ rồi trả lời:
“Câu hỏi ấy chưa bao giờ làm tôi thắc mắc cả.”
Tôi không nghĩ đến nó.
Bếp Lửa

Đoạn văn trên đây, đã có một thời làm chấn động tất cả đám bạn bè của Gấu, thời đang còn đi học.
Và chỉ thoát ra với sự thất bại!
Khủng khiếp thật.

Thanh Tâm Tuyền chưa từng được đưa vào sách giáo khoa, nhưng không phải không có những ông thầy trường trung học tư thục đưa những đoạn văn, bài viết của ông vào trong những giờ giảng dậy. Một người bạn của Gấu đã từng nghe một ông thầy Pháp văn của anh dịch đoạn trên ra tiếng Tây, rồi dậy cho học trò.
*

Trong Bếp Lửa, Thanh Tâm Tuyền đã để cho một nhân vật nói lên nhận định về tôn giáo: một khi nhập thế trong xác phàm, thần thánh cũng phải chịu đựng, như bất cứ một con người nào, mọi thảm kịch của nhân gian, triết hiện sinh gọi là những hoàn cảnh hữu hạn, và chỉ thoát ra bằng sự thất bại. Tư tưởng này có thể coi như chung cho các đa số các nhà văn hiện sinh tuy cách phát biểu mỗi người một khác. Sartre: Con người bị kết án phải tự do. Camus: Phải tưởng tượng Sisyphe hạnh phúc. (Sisyphe là nhân vật trong thần thoại Hy Lạp, bị tội vần đá lên núi. Gần tới đỉnh núi, hòn đá lăn xuống, và Sisyphe lại vần đá tiếp.)
Như lính giữa rừng
*

Tôi tin tưởng rằng có một số chiều nào đó, trong văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, và cả trong triết học: chúng sẽ không thể nắm bắt được, nếu câu hỏi, có hay không một đấng Thượng Đế, bị coi là vô nghĩa.
Steiner
*
-Nó đòi hỏi niềm tin, ở nơi Thượng Đế?
 -Vâng, hay – nguy hiểm hơn nữa – niềm tin vào địa ngục. Một lần, vào lúc sáng tinh mơ, Đức Giáo Hoàng Pius XII tiếp Paul Claudel, để vinh danh nhà viết kịch nổi tiếng và nhà thơ Ca-tô giáo.
"Con của ta," ngài nói, với nụ cười mỉm, "con quá tin vào địa ngục, thế mới khổ cho con; [còn ta], ta không quá chắc mẩm, về thiên đường, đến như thế đâu!".
Steiner

Nếu Thượng Đế không có tất cả đều được phép.
Câu trên [từ Dostoevsky], mở ra cuốn "Triết hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản", của Sartre.
Một trong những hệ luận của nó, là phát biểu của nhân vật Tâm, trong Bếp Lửa:
"Không, tôi không tin như thế, Thượng Đế không sống cái sống xác thịt của nhân loại. Khi Thượng Đế nhập thể thành người như Chúa Jésus hay Phật Tổ thì chính ở những người ấy Thượng Đế đã bị lôi kéo vào tấn thảm kịch riêng tư của loài người, và chỉ có thể thoát ra với sự thất bại…”
So với câu của Steiner, ở trên, chúng ta thấy sự tương phản giữa hiện sinh và mác xít.
Dos. chẳng đã từng nói, không phải con người phải vươn lên cao, cho tới khi tới được với Thượng Đế, mà phải lôi cổ ông ta xuống trần gian này?

Độc giả có thể nhận ra, sự liện hệ giữa những tên nhân vật: Tâm, Trí, Kiệt. Tâm là của Bếp Lửa, của thành phố Hà Nội những ngày 1954. Trí là của miền nam, của Cát Lầy. Trong một lần trò chuyện với người viết, khi được hỏi, tác giả xác nhận, khi đặt tên cho nhân vật Trí, ông có liên tưởng tới kẻ giết hụt ông Diệm trên cao nguyên Ban Mê Thuật năm nào. Trong Một Chủ Nhật Khác, nhân vật chính đã từng giải thích tên cúng cơm của mình, cho một nhân viên bưu điện tại thành phố cao nguyên Đà Lạt: "Đúng buổi sáng ngày Kiệt bị quật ngã, chàng mới có quyết định đánh bức điện tín cho Oanh. Chàng dội mưa chạy đến Bưu Điện. Cơn sốt đã bập bùng bên lỗ tai như tiếng sấm. Chàng viết bức điện tín, tay run như đuôi con thằn lằn đứt. Chàng viết, chàng nhớ đúng như in chàng đã nói: S.O.S. Au secours. Bớ người ta, cứu tôi với. Kiệt. Kiệt có nghĩa là hết sạch, chẳng còn gì...". Kiệt sau bị lính tuẫn tiễu bắn chết, vì lầm là Cộng Quân..].
"Bữa nay mẹ tôi mất"
*

Nói chuyện Thượng Đế, Lò Thiêu, Lò Cải Tạo mãi có thể làm độc giả... ớn.
Xin kể câu chuyện vui vui, để thay đổi không khí.
Chuyện này, nhân đọc tin về mấy ông Việt Kiều "order" đầu lâu từ Việt Nam qua để làm thiên linh cái, do Norman Sherry kể, mở ra chương Prelude in Blood, viết về xứ sở Haiti của Francois Duvalier, nhà độc tài tự coi mình là thần thánh [divine], trong Tiểu Sử Greene, cuốn ba, tức cuốn chót.

John F. Kennedy bị ám sát tháng 11 năm 1963. Đầu năm 1964, một nhân viên đặc nhiệm của Tổng thống Haiti, Francois Duvalier được phái tới nghĩa trang Arlington, bí mật đào mồ Kennedy, đẽo một mẩu gỗ quan tài của ông, mang về làm phép. Duvalier muốn cầm giữ linh hồn vị tổng thống Mỹ, như một thứ ma trành, và từ đó, nắm quyền điều khiển chính sách ngoại giao Mẽo đối với Haiti.

Trước khi rời chạy trốn quê hương, lần chót, và thành công, vào năm 1988-89, Gấu chỉ còn một mối bận tâm là mộ của thằng em ở nghĩa trang quân đội Gò Vấp. Biết chắc chắn, nghĩa địa sẽ chẳng thể nào còn, trước khi đi, thôi đành lôi xác thằng em lên vậy, rồi hỏa thiêu, đem vô chùa, để kế bên tro than của bà cụ thân sinh của Gấu.
Đọc đoạn trên, về nhà độc tài Duvalier và quyền năng phù thuỷ của ông, Gấu mơ hồ nhận ra, cái chuyện hoả thiêu hài cốt thằng em đã tử trận có thể còn một nguyên do huyền bí nào khác nữa. Có thể thằng em không muốn thằng anh còn phải lo lắng gì hết nữa.
Khó nói lắm, nhưng rõ ràng là, trước khi đi, đó là mối bận tâm sau cùng của Gấu

Chi tiết là Thượng Đế ở trong văn chương.
Đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh, cũng đã lâu rồi, Gấu vẫn nhớ, đoạn, nhân vật Kiên [?] bị một ông ăn mày chìa tay xin, chắc cũng đểu lắm, khiến anh bực, chửi: Mày có được Đảng dậy ăn xin như thế nào không?
Sau này, nghĩ đến họa con bọ VC đang làm cả nước khiếp vía, Gấu mới hiểu ra rằng thì là, Đảng không dậy ăn xin nhưng mà dậy... ăn cướp!
*
Khi Thượng Đế nhập thể thành người..
Bếp Lửa

Về cái vụ Chúa nhập thể này, và me-xừ Đại, trong Bếp Lửa, lúc nào cũng cặp kè Tội Ác và Hình Phạt của Dostoevsky làm Gấu nhớ đến ông Đại Phán Quan.
Trong Anh em nhà Karamazov, Ivan nói với Alexei về một bài thơ mà anh mơ tưởng nhưng chưa từng viết ra, về Chúa Ky Tô trở lại trần thế, và bị Trùm Mật Vụ Nhà Thờ [The Holy Office of the Spanish Inquisitor], tóm. Ông Trùm Công An của Chúa bèn báo cáo cho Chúa biết, là, chính cái đám đông đã từng chứng kiến Chúa làm phép lạ chữa lành vết thương, cứu tử người chết, chính chúng đã reo hò, sướng như điên khi nhìn Chúa bị đóng đinh. Ông Trùm báo cáo thêm, Đạo Ky Tô trong vòng 15 thế kỷ sau đó, có tiến triển, nhưng không được mau lẹ cho lắm, "Chúng con đã sửa sai việc làm của Chúa, và thành lập Đạo trên [ba dòng thác cách mạng là] phép lạ, bí nhiệm, và quyền uy [miracle, mystery, and authority], nhưng chủ yếu là quyền uy. Ông Trùm trách móc Chúa, là quá tin tưởng, quá kính trọng con người....
"Coi thường chúng, là Chúa sẽ bớt đòi hỏi ở chúng...".

Lạ thật, đây chính là nguyên lý của mấy ông VC: Đếch bao giờ kính trọng nhân dân. Nhân dân ngu lắm, không thể cho chúng tự do, dân chủ. Phải có Đảng dậy dỗ chúng nó....
*

Ông Chính tôi bảo:
“Sao anh ít về nhà?”
Tôi cho là ông quá tàn nhẫn khi đặt câu hỏi. Mà có lẽ ông đã qụy lụy chăng?
Bếp Lửa

Để hiểu thái độ, phản ứng của Tâm, trong câu trên, chúng ta phải trở về với đoạn viết về ông Chính.
Chúng ta cũng có thể hiểu thái độ, phản ứng của Tâm, qua của Phạm Thị Hoài, khi viết về vị thủ lĩnh trong bóng tối [Trần Dần], về nhóm Nhân Văn, về văn học tiền chiến...
Đại khái, bà cho rằng, hai thế hệ gần nhau nhất cũng chẳng thể nào hiểu nổi nhau. Và bà không hề nhận được một chút ảnh hưởng nào từ thế hệ trước.
Câu nói của Tâm, về ông Chính, lạ thay, có gì tương tự ý kiến của PTH.

Tôi không trả lời mà nhìn thẳng vào ông. Tôi muốn bảo: “Ông không thể hiểu được chúng tôi”.
Ông Chính đã già xuống nhiều, bàn tay ông úp xấp nổi gân và run. Năm 45, ông là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và có dự vào cuộc tương tàn lịch sử. Tuy thế tôi cho là hai thế hệ gần nhau nhất vẫn khó đồng ý với nhau.
Bếp Lửa chương 1

"Mà có lẽ ông đã quỵ lụy chăng?".
Chính nhân vật Tâm, cuối cùng đã chấp nhận sự quỵ luỵ này, có thể nói như vậy, khi viết:
Anh yêu em, yêu quê hương vô cùng.
*

Được viết một hơi – khoảng đâu hai ba tháng – được in ngay sau khi viết – không có một quãng cách nào để kịp lùi, nhìn lại – quyển Bếp Lửa là quyển duy nhất của tôi chỉ có một lần bản thảo.
Bếp Lửa, Tựa
Lần in thứ  tư  [1973]

Những câu - như ở trên - rải rác trong Bếp Lửa, cho thấy, thật khó mà "được viết một hơi".
Chúng là những câu thơ về một miền đất.
Chúng có cái tên, như Milosz gọi, là 'Native Realm' [Cõi Quê].
Chỉ có thể có một cách giải thích duy nhất, nếu chúng ta nhìn lại thời gian, địa điểm cuốn Bếp Lửa được viết ra.
Thời gian 1954. Viết tại Sài Gòn liền sau đó.
[Tôi nhớ, hình như có lần tác giả cho biết, ông chấm dứt những dòng chót của Bếp Lửa khi ngoài đường hừng hực khí thế đấu tranh, biểu tình, đòi truất phế Bảo Đại].
Nói rõ hơn, đây là những câu thơ được viết ra, và được lưu giữ, ở trong đầu của tác giả, từ trong lòng một miền đất, Miền Bắc, một thành phố, Hà Nội, trước những ngày di cư, và sau đó, chúng ồ ra trang giấy, ở Sài Gòn.
Đó là điều khác biệt giữa Cõi Quê của Milosz và Bếp Lửa.

Trong lời tựa, nhà thơ Ba Lan cho biết, ý nghĩ về cuốn sách Cõi Quê, ông nghi là, nó đã đến, vào một ngày Tháng Tám, cách đó mấy năm, khi ông ngồi ở nhà Bà Helen Naef bên Hồ Geneva. Ông nghi, bởi vì thật khó mà nhớ thật rõ ràng, chính xác, ba cái cú hích như vậy đối với cái đầu của một con người.

Mưa giờ giới nghiêm tăm tối
Trên hè đường hất hủi
Hànội Hànội
Thành phố

Nhưng mà này, liệu có cái gọi là văn học Việt Nam hải ngoại không đấy, Hai Lúa nhớ, ông nhà văn ra đi từ miền bắc VTH đã  có lần nham nhở hỏi lại cái tay phỏng vấn ông.
"Nhưng mà này, có còn cái gọi là Hà Nội.... "
Có thể nói, cũng là cảm giác ấy, của tay nhà văn ra đi từ miền Bắc kia, khi nham nhở như thế đấy, tuy nhiên, bàng hoàng hơn, sửng sốt hơn, sung sướng, hạnh phúc hơn nhiều, khi Hai Lúa gặp một nhà văn ra đi từ Hà Nội, cùng với gia đình của bà, lần "ghé thăm" cựu lục địa.
-Ôi chao, những con người Hà Nội, thứ thượng hảo hạng của nó, sau 1954 cho đến mãi ngày này, mà vưỡn còn, hử?
Thế mình về được rồi!
Phải về rồi!
BVVC
*

Bài bạt, Mấy ghi nhận về Bếp Lửa, của HPA, là do Thanh Tâm Tuyền đề nghị, bên ly cà phê nơi Quán Chùa.
HPA người miền nam, giáo sư Thủ Dầu Một, quê Thủ Dầu Một.
Dòng cuối BL: Viết xong tại Thủ Dầu Một vào tháng 10-1956.
Có lần, trong chuyện gẫu, hoặc trong một bài viết, hình như TTT có cho biết, ông kết thúc Bếp Lửa khi ngoài đường ì xèo cái chuyện đồng bào biểu tình đả đảo, truất phế Bảo Đại, hoan hô Ngô Tổng Thống.
1956: Hai năm sau Genève, hiệp thương, thống nhất đất nước.
Kiếm được một tay như vậy, làm cái cử chỉ đóng lại Bếp Lửa, thật tuyệt!

Trước 1975, Gấu có viết phê bình, điểm sách, nhưng chưa bao giờ vỗ ngực xưng tên là nhà phê bình. Và cũng chẳng hề có ý định thu gom những bài viết đó, in thành sách. Tuy nhiên, trong số đó, nếu có thể giữ lại một bài, thì đó là bài viết về cuốn Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền.
Lần đầu đăng trên Tập San Văn Chương. Cũng còn giữ được một số kỷ niệm về nó.
Joseph Huỳnh Văn là người đầu tiên tự hào về bài viết. Bởi là vì anh là tổng thư ký.
Anh nói:
-Nếu không phải tao lo tờ báo, chắc mi đâu chịu viết bài này?

Joseph tự hào, không chỉ một bài đó.
Bài kia, là của Đỗ Long Vân: Truyện Kiều ABC. Lần đó, cũng phải đích thân ngài tổng thư ký đi thỉnh, Kiều mới chịu về ở với Tập San Văn Chương.
Người thứ hai khoái bài viết chính là Thanh Tâm Tuyền.
Khi Văn ra số đặc biệt về ông, với cái hình hai thi sĩ, Bùi Giáng và ông, đứng ở hè đường Phạm Ngũ Lão, trước tòa soạn báo Văn, ông nói, cậu cho tờ Văn bài đó đi. Tôi hung hăng con bọ xít, nói, để em viết bài khác, về.... thơ Thanh Tâm Tuyền!
Ông thực sự ngạc nhiên, nhưng bỗng bật cười, nói, ừ, thì viết đi!
Bài đăng trên Văn, có một mẩu nhỏ, viết về thơ Thanh Tâm Tuyền. Nhưng chỉ được một mẩu. Còn lại, là bài cũ.
Đăng ở Văn, nó gây được sự chú ý. Lê Huy Oanh quá mê bài này.
Đó là một bài viết thật đặc biệt. Chưa ai từng viết như thế. Ấy là bởi vì, nó chính là kết quả của cái sự đọc cuốn "Xã hội học về tiểu thuyết" của Lucien Goldmann. (1) Nói rõ hơn, Gấu áp dụng phương pháp của Lucien Goldmann, khi đọc "ông thầy" của Thanh Tâm Tuyền, là Malraux, vào cuốn Bếp Lửa.

Thanh Tâm Tuyền rất mê Malraux. Ông chẳng giấu gì điều này. Như trong bài tựa cuốn Bếp Lửa, ông có nhắc đến. Hay như bài này, trong Thơ Ở Đâu Xa.

đọc lại chương la tentation de l'occident
trong antimémoires của andré malraux
đêm 31.12.1985

(1) Pour une sociologie du roman. Bản tiếng Anh, Towards a Sociology of the Novel, Alan Sheridan dịch, nhà xb Tavistock Publications, London and New York

 

 
Cái tít bài viết này, như ghi lại trong file, là souvenir/hanoi_hanoi, nhân đọc VTN viết về Nguyễn Tuân.
Post thêm bài này, từ Blog NL, về một hậu kỳ của 'Hà Nội ta đánh Mẽo giỏi.'

Hà Nội, Hà Nội
“Hà Nội của ta” sắp sửa đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Điều ấy không có gì phải bàn cãi, và cũng không thể đảo ngược được. Những chuyện tôi miêu tả ở đây rồi ra cũng có thể nay mai đã trở thành ký ức, giống như ký ức của thời “Hà Nội trong mắt ai” vậy thôi. 

Có lần đi lòng vòng ngoài phố, tôi chứng kiến ở một ngã tư đèn đỏ cảnh một anh lái xe ôtô cá mập nhô đúng một phần ba người qua cửa kính hét rất oai phong mắng một anh xe máy: “Thằng Thái Nguyên kia mày đi đứng kiểu đ. gì đấy?”. Khổ thân anh đi xe Win đeo khẩu trang, khổ thân cả cái biển số 20 tiết lộ tung tích rõ ràng quá đến nỗi một nơi phong cảnh hữu tình như là Thái Nguyên mà cũng bị đem ra mắng mỏ. Thật ra thì chuyện này bình thường, vì thật ra thì trên đường phố Hà Nội ai cũng có quyền và cũng thể hiện được biệt tài điều khiển giao thông cùng hướng dẫn cách đi lại cho tất cả những người khác (có lẽ những người duy nhất hơi yếu khoản đó là cảnh sát giao thông). 

Cảm giác của tôi khi đi trên đường phố Hà Nội là… cảm giác gợi tình bàng bạc trôi nổi khắp nơi. Nghe có vẻ lạ và không ăn nhập gì, nhưng xin thề là cũng có lý một chút khi bạn suy nghĩ kỹ hơn. Có cảm giác đó là do tính chất thiếu khoảng cách giữa những người đi trên phố. Đi xe máy khiến cho cặp đùi của bạn (thường để trần vào mùa hè và thường thò ra khỏi áo chụp khi trời mưa) rất hay cận kề với đùi của người khác. Như thể chỉ cần chìa tay ra là đã có thể phạm tội vô ý (hoặc cố ý) vuốt đùi người khác. Dĩ nhiên đó là một hành vi rất khiếm nhã và dĩ nhiên chuyện này cũng hiếm khi xảy ra, nhưng cảm giác chóng mặt vì gần gũi với đủ hạng người là rất thật.

Phong trào mua ôtô riêng (thường là xe đít vuông, mặc dù đường thường nhỏ tí hin và môi trường đã quá nhiều các bon rồi, và mặc dù phong trào này có phần bị cơn hoạn nạn lâm thời của thị trường chứng khoán chặn đứng lại) cũng không tạo ra nhiều khoảng cách không gian cho lắm. Sở dĩ như vậy là vì loại xe phổ biến nhất là Matiz thì về cơ bản là bốn bánh xe lồng cái khung tôn lên trên, ngồi bên trong nghe thấy đầy đủ âm thanh phố phường. Mà những người ngồi trên đó đặc biệt thích hạ cửa kính thò tay thò mặt ra ngoài. Căn bản là phụ nữ Việt Nam có cái đức tính đáng quý vô cùng là chị nào chị nấy cứ gọi là say xe bí tỉ. Bệnh này là bệnh đồng loạt và rất đặc trưng Việt Nam, lên cái xe nào đông đông người là y như rằng thấy bao nhiêu cái mặt mũi xanh mướt tay bịt lấy bịt để miệng với mũi, không những thế lại còn có mùi vỏ quýt thảng thốt đây đó, rất gợi không khí nhà chờ phòng đợi. Thành ra các chị các cô đi xe ôtô toàn bắt mở toang cửa kính, với châm ngôn thà chết rét hay bị nướng chín chứ không chịu làm bẩn xe nhà hoặc xe bạn.

Rồi thì còn có cái sự nhổ. Tất nhiên còn có rất nhiều thứ đáng ghét như là đang yên đang lành tự dưng rẽ đánh vèo một cái không thể lường trước, hoặc vừa đi xe đạp xe máy vừa cầm một số loại thanh sắt thép nhựa rất dài, giống hệt như hiệp sĩ thời Trung cổ trong bộ phim “Ivanhoe”. Và đặc biệt phải chú ý mấy chị đèo mẹt cam đi trước mặt, lúc nào cũng có khả năng cam lăn đầy đường làm chướng ngại vật. Giờ quay lại với cái sự nhổ. Cái này thì kỳ bí lắm. Có lần tôi chứng kiến cảnh một người com lê cà vạt nghiêm chỉnh đi một đoạn khoảng 50 mét mà quay sang nhổ ba lần liền, mà mỗi lần lại về một hướng (trừ hướng phía trước) mới gọi là oái oăm. Kinh nghiệm là cần phải luôn chăm chú đề phòng những biểu hiện khả nghi, thấy có dấu hiệu triệu chứng (đầu hơi rụt lại sau một chút để lấy hơi, mặt đột nhiên quay sang một bên) là đánh tay lái sang hướng khác ngay. Mà cũng khó chịu thật, đi lại trên phố đã phải lo trẻ con với cả chó chạy qua đường, rồi thì xe bus xe taxi xe thồ chạy lung tung, lại còn phải lo bị dính mấy cú nhổ vô tội vạ.

Liên quan nữa đến cái sự vệ sinh trên đường phố là mấy cái sau đây: buổi đêm đi qua trước mấy cửa hàng ăn đang dọn dẹp nhớ áp dụng vận trù học, vì một xô nước (tất nhiên là rất bẩn, tập hợp của những hình thù và mùi vị rất khó tả của bao nhiêu thứ thải ra trên đời trong ngày) rất có khả năng sắp phóng ào ra. Mùa hè đi trên đường đã bị ve trên cây nó đái vào đầu suốt ngày rồi, thế mà vẫn cứ phải lo thêm những sự vụ đến từ mặt đất. Đi qua mấy cái ngõ nhiều ban công thò ra cần hết sức cảnh giác với những người tưới cây ở phía trên, hoặc là những người vừa ngồi ban công vừa ăn chuối, hoặc còn tệ hơn nữa là ăn mít.

Sau các lưu ý về vệ sinh trên đường phố, bạn vẫn chưa được thực sự yên ổn đâu. Còn lâu nhé! Còn phải chịu trận dài dài với các loại hình và phong cách còi xe nữa cơ. Nạn còi xe chơi nguyên bản nhạc “Lambada” mấy năm trước đây đã được dẹp tạm ổn, nhưng giờ đây vẫn không thiếu những tâm hồn nhạc sĩ bấm còi pim pim theo một giai điệu tùy hứng. Cũng còn may vì đa phần đều là các giai điệu vui, nhưng quá nhiều sự vui tươi ép buộc cũng có khả năng khiến con người ta trầm uất lắm. Rồi khi dừng xe ở tuyến đầu trước một đèn đỏ, bạn sẽ cảm thấy mình là một kẻ ngu ngốc hoặc mù màu chính hiệu khi hàng chục hàng trăm xe phía sau đồng loạt chĩa còi tố cáo bạn không chịu tăng ga vọt đi trước khi đèn kịp chuyển sang màu xanh.
Ngồi kể lể thì không biết cơ man nào là chuyện. Mà người Hà Nội thì vốn hay chuyện. Giờ đây Hà Nội của ta sắp sửa đàng hoàng hơn, to đẹp hơn… Biết đâu mọi chuyện sẽ khác nhiều khi Hà Tây không còn là “cửa ngõ thủ đô” mà “chính nó thủ đô”. Biết đâu toàn dân thủ đô (mở rộng) sẽ quay trở lại với thói quen thanh bình giơ tay vẫy khi sang đường, đỡ đi cái khoản còi xi nhan bíp bíp rất nhức đầu!

Note: Bài viết này, khi còn là bản nháp, có đưa cho ‘cái  tay’ đầu bạc; tay này đọc, phán, chỉ thấy chính trị ở trong đó.
Về lại Canada, có chỉnh sửa, tút tít lại. NQT

Nhưng viết về Hà Nội, làm sao bỏ qua ông anh nhà thơ TTT? Bếp Lửa, Liên Đêm, Ung Thư.. có thể nói, toàn bộ tác phẩm của ông, là về Hà Nội!

Đọc Cô Bé Nhìn Mưa mà bỏ qua cơn mưa trong BL, sao được?

Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất  phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.

Cảm giác của tôi khi đi trên đường phố Hà Nội là… cảm giác gợi tình bàng bạc trôi nổi khắp nơi.
Blog NL

Ui chao, lại nhớ những ngày mới lớn, tại Sài Gòn, đi những chuyến xe chật chội, đứng kế bên một em, bất cứ một em, bất cứ tuổi tác, bất cứ nhan sắc, và cái cảm giác gợi bàng bạc trôi nổi khắp người!
Hồi đó, con nít, mới lớn, nhà nghèo, lấy đâu ra nội y ngoài cái quần xà lỏn, bên trong, và cái quần dài, bên ngoài, và thế là đành thò tay vô túi ấn cổ thằng nhỏ, mày đừng quậy, khổ thân tao! Khổ nhất là những bữa, chỉ mặc độc có cái quần xà lỏn, cứ khum khum người như thằng gù, nhiều khi tới bến xuống, cũng đành chịu trận, chờ thằng nhỏ nguôi ngoai.

Không hiểu bây giờ đám trẻ ở Sài Gòn còn gặp cảnh đó không, nhỉ?

 
Cái tít bài viết này, như ghi lại trong file, là souvenir/hanoi_hanoi, nhân đọc VTN viết về Nguyễn Tuân.
Post thêm bài này, từ Blog NL, về một hậu kỳ của 'Hà Nội ta đánh Mẽo giỏi.'

Note: Bài viết này, khi còn là bản nháp, có đưa cho ‘cái  tay’ đầu bạc; tay này đọc, phán, chỉ thấy chính trị ở trong đó.
Về lại Canada, có chỉnh sửa, tút tít lại. NQT

Nhưng viết về Hà Nội, làm sao bỏ qua ông anh nhà thơ TTT? Bếp Lửa, Liên Đêm, Ung Thư.. có thể nói, toàn bộ tác phẩm của ông, là về Hà Nội!

Đọc Cô Bé Nhìn Mưa mà bỏ qua cơn mưa trong BL, sao được?

Đoạn văn tả cuộc nói chuyện giữa ông Chính và Tâm, và nói rộng ra, toàn thể chương I của Bếp Lửa, đã tiên đoán, sửa soạn cho mọi biến động diễn ra sau đó. Tất cả những nhân vật quan trọng đều xuất hiện, và nhất là, hồn ma của một bà mẹ, cũng xuất hiện. Nhưng không thể thiếu nhân vật, tuy thứ yếu, nhưng đóng vai xúc tác, không có là phản ứng hóa học không thể xẩy ra. Nhân vật xuất hiện chỉ một lần rồi bỏ đi vĩnh viễn, bởi đã hoàn tất  phần số của nó: Mưa.
Mưa Hà Nội.
Tác giả, miêu tả những xúc động của hai nhân vật, hai thế hệ "gần nhau nhất cũng không thể hiểu nhau", bằng âm thanh, cường độ của trận mưa.
*
Cảm giác của tôi khi đi trên đường phố Hà Nội là… cảm giác gợi tình bàng bạc trôi nổi khắp nơi.
Blog NL

Ui chao, lại nhớ những ngày mới lớn, tại Sài Gòn, đi những chuyến xe chật chội, đứng kế bên một em, bất cứ một em, bất cứ tuổi tác, bất cứ nhan sắc, và cái cảm giác gợi tình bàng bạc trôi nổi khắp người!
Hồi đó, con nít, mới lớn, nhà nghèo, lấy đâu ra nội y ngoài cái quần xà lỏn, bên trong, và cái quần dài, bên ngoài, và thế là đành thò tay vô túi ấn cổ thằng nhỏ, mày đừng quậy, khổ thân tao! Khổ nhất là những bữa, chỉ mặc độc có cái quần xà lỏn, cứ khum khum người như thằng gù, nhiều khi tới bến xuống, cũng đành chịu trận, chờ thằng nhỏ nguôi ngoai.

Không hiểu bây giờ đám trẻ ở Sài Gòn còn gặp cảnh đó không, nhỉ?
*

V/v "Cô bé nhìn mưa" & Proust. G nhớ tới Makine của Liên Xô. Cũng là 1 trong số ‘happy few’, nhưng chắc là ‘happier’ hơn, so với tác giả CBNM. Makine sử dụng Proust ‘đọc’ cuộc ‘nội chiến’ Trắng vs Đỏ của Nga.

Chuyện Tình

Tatyana Tolstaya, trong bài điểm sách trên NYRB Nov 20, 1997 - "Những Giấc Mơ Mùa Hè Nga-xô của tôi" (tác giả Andrei Makine - Geoffrey Strachan dịch từ nguyên bản tiếng Pháp: Di chúc Pháp, Le Testament francais - nhà xb Arcade, 241 trang) - coi đây là một chuyện tình, có tới hai người đàn bà. Hai bà mẹ: bà mẹ Nga, và bà mẹ Pháp.

Thật sự chỉ có một, bà mẹ Nga. Một tình yêu kỳ lạ, sâu thẳm, hơn hẳn thứ tình yêu một người đàn bà. Không thể cắt nghĩa, không thể chia sẻ, nhức nhối, là tình yêu dành cho xứ sở vốn được coi là mẹ, "người nữ" Nga" (Russiás "feminine" being).

Khác với Pasternak với một Lara, ở đây, những người như A. Makine, "họ trốn chạy, thứ tình yêu như vậy. Họ cố tự cứu mình. Thất bại, họ trù ẻo, viết lách, và hát hỏng về nó, họ nhận được giải thưởng, bằng khen, ở nơi quê người, hay là quê hương lưu đầy, vương quốc hải ngoại bịa đặt của họ." Tác giả Zhivago cuối cùng phải "tôi chọn mẹ tôi" và từ chối giải Nobel. Với "Giấc Mơ Hè", lòng tự ái, tự hào Nga chắc chắn là rất thỏa mãn. Bởi vì trường hợp đoạt giải văn chương Pháp của "Giấc Mơ" thật đáng gọi là một scandale văn học (T. Tolstaya).

Anrdei Makine, một người Nga có một gốc gác Pháp thật mù mờ, đã đoạt hai giải thưởng văn chương thuộc loại hách xì xằng nhất, dành cho một cuốn sách viết bằng tiếng Pháp, tại Pháp, viết về nước Pháp: giải Goncourt, và Médicis, chưa kể "Lycée Goncourt", do sinh viên trao tặng.

Tuy nhiên, bà mẹ Pháp chỉ là mặt nổi của tác phẩm. Phần chìm của nó mới khủng khiếp. "Vào thời đại của chúng ta, hình như bạn phải sinh ra tại Nga, phải trải qua 30 năm ở đó, nơi mà sự độc ác và mơ mộng tạo thành một khối ngược ngạo (điều này, lẽ dĩ nhiên, đã cũ mòn, chỉ là một trò làm dáng, nhưng vẫn thực), nhờ vậy mới có đủ đam mê, có đủ quyền năng để mà hoang tưởng ra một xứ sở kỳ diệu như thế: một nước Pháp chẳng hề hiện hữu. Nếu có chăng, chỉ bằng ngôn từ, và những giấc mơ."


Hà Nội-Hà Nội

*
Source

Hà Nội-Hà Nội

Một cựu quan chức nhà nước nói vị đại sứ Nhật khi hết nhiệm kỳ ở Việt Nam mới đây đã đưa ra mấy lời khuyên đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Ông bảo để phát triển người Việt phải bỏ thói háo danh, ăn cắp vặt và hủy hoại môi trường.
Còn người Hà Nội nếu muốn xứng đáng là công dân thủ đô và để Hà Nội xứng đáng là thủ đô của cảnước thì cần những thay đổi gì?!

Nguyễn Hùng BBC

Note: Nhiều khi, chửi 'ăn cắp vặt', độc hơn là chửi ‘ăn cướp’!
NQT

Tất cả những cuộc tình thánh thiện với những thánh nữ của Gấu, về già, ngẫm lại, Gấu hiểu ra được rằng, sở dĩ, thánh thiện, thánh nữ, ấy là vì, chúng đều chỉ có phần hồn, không có phần thịt, chúng giống như một thứ thuốc giảm đau. Với Bông Hồng Đen là nỗi đau Bắc Kít, nỗi đau Hà Nội. Cô bạn, nỗi đau mất thằng em, nỗi sợ cuộc chiến.
Mỗi khi quá đau, quá sợ, Gấu chạy đến cầu cứu họ.
Theo nghĩa đó, Gấu Cái chính là mối dây liên lạc khiến Gấu nhập vào với cuộc đời thực.
Có thể như vậy chăng?
*
Bông Hồng Đen cực kỳ thông minh. Em nhận ra liền, bỏ đi, và cay đắng nói, mi đâu có thương ta, mi thương một đứa con nít, là ta từ đời thuở nào, và Hà Nội của mi, ở trong đứa bé đó.
Nhưng phải đến già, và sau khi em đã từ giã cõi đời này, thì Gấu mới hiểu sự thực, tại sao em bỏ Gấu.
*
Còn cái kỷ niệm, nhờ nó, gặp BHD mà chẳng xứng đáng ghi vô gia phả dòng họ Nguyễn sao?
Hồi đó, ở hẻm Đội Có, Phú Nhuận. Bữa đó, ông anh vợ hụt vô thăm bạn Uyển. Ông này, chắc là đã nghe giang hồ đồn đại, thằng cha Gấu giỏi Toán lắm, và ngay lần đầu gặp, bèn đưa ra một bài toán, nhờ giải giùm. Không biết ông ta lấy ở đâu ra, chắc bài toán đang làm ông đau đầu.
Bài toán thuộc chương trình Đệ Tam, mà Gấu lại không học Đệ Tam.
Đậu Trung Học, khóa hai, theo đám bạn bè cùng học như NKL xúi bẩy, bỏ luôn năm Đệ Tam, lên Đệ Nhị, cuối năm thi Tú Tài I, đậu liền khoá đầu.
Đám bạn, do đậu Trung Học khoá đầu, ba tháng hè học Đệ Tam, theo kiểu học rút [gọn].
Gấu bèn tự biên tự diễn, mượn cours, mượn sách tự học.
Gặp bài toán hắc búa, Gấu mầy mò coi lại cours Đệ Tam, giải được, đến nhà đưa cho ông anh vợ hụt, không gặp, đưa cho bà mẹ vợ hụt.
Bà ngạc nhiên lắm, Gấu còn nhớ rõ, bà không thể tin, có thằng lại giỏi hơn con trai của bà!
Đúng lúc đó, một cô bé đen thui, ốm nhom ốm nhách, có chiếc răng khểnh, có đôi mắt cực kỳ thông minh, cực kỳ buồn, từ đâu chạy về, Gấu vừa nhìn thấy, là nghĩ ngay đến Hà Nội!
Ui chao Hà Nội đây rồi! Đúng là Hà Nội của Gấu!
Quái đản thật.
Quá nhớ Hà Nội, vừa thấy cô bé con, là "ơ ra kià" liền!
Vừa nhìn thấy cô bé một cái, là Gấu hiểu ra liền, mất mấy ngày cực nhọc giải cho ra bài toán, nhờ vậy mà được thưởng!
NKTV