*

1

2






*

Nổ lớn mừng 1 ngàn năm Thăng Long

Theo truyền thuyết, Lý Công Uẩn dời đô, rồng bay lên chào mừng, bèn đổi tên kinh đô nước Mít là Thăng Long, Rồng Lên.
Liệu một ngàn năm sau, kỳ tích trên được lập lại?

Quái làm sao, đây là nội dung Chương 2 của cuốn tiểu sử Solz, “Savior biến thành Demon”, Thiên Sứ, Ông anh ruột thịt Bắc Kít biến thành Quỉ Đỏ, “Christ và Devil, Chúa và Quỉ Sứ, đổi chỗ cho nhau", D.M. Thomas, tác giả cuốn tiểu sử Solz, sử dụng ẩn dụ trên, để giải thích Cách Mạng Tháng 10 Nga, và GNV bèn chôm, áp dụng vào thực tế nước Mít, “Vương Đạo biến thành Bá Đạo", ông anh ruột thịt, hay 'ăn cắp vặt', [từ này của viên đại sứ Nhật ở Hà Nội], biến thành tên ăn cướp!
Khi còn Thảo Trường, anh mê lắm cái kiểu giải thích cà chớn của Gấu, mail, khen, được, được!

Akhmatova giải thích ẩn dụ trên, về năm 1913, bằng những dòng thơ:

Liệu những ngày sau cùng đang phủ lên chúng ta…?
Những tên văn sĩ chuyên môn viết khẩu hiệu, những tiên tri dởm…
Như người ta nói, chính là trong quá khứ mà tương lai trưởng thành
Và nếu như thế, thì quá khứ đang rữa nát, thối hoăng ra ở tương lai
Một cuộc đại hội khủng khiếp của những chiếc lá chết

Bài thơ không có Nhân vật, Poem without a Hero

Trong lời mở ra cuốn tiểu sử Solzhenitsyn, D.M. Thomas nhớ lại cảnh tượng, ngồi uống vodka với một tay mật vụ, cựu đại tá KGB, đã về hưu, và được nhà nước ban cho nhiệm vụ 'đánh bóng' hình ảnh đất mẹ, ở hải ngoại.
Cả hai ngồi tại khách sạn Helsinki, nhìn ra biển đóng băng phía bên ngoài. Khi được hỏi, ông nghĩ sao về một hình ảnh mở ra cuộc cách mạng Nga.
"Hình ảnh nào ư?", ông ta gật gù, nhìn ra Vịnh Phần Lan.
Vài tuần trước đó, con tầu phà Estonia đã chìm ở ngoài đó, đem theo cùng với nó hàng ngàn người. "Crắc" một cách, rồi cứ thế chìm xuống, nhẹ nhàng, êm ru bà rù. Cả hai cùng đồng ý, đó là hình ảnh tuyệt vời, để diễn tả sự tận cùng của Chủ Nghĩa Cộng Sản.

Nhưng hình ảnh khởi đầu?

Sự cứu rỗi cuối cùng

Hình ảnh mở ra Cách Mạng Nga là cái chết của Rasputin, qua bình chọn của tay cựu mật vụ KGB. (1)

Hình ảnh mở ra Cuộc Cách Mạng Mùa Thu, của dân Mít, có lần Gấu đề nghị, là cái chết của Đỗ Đức Phin, dưới tay nhà thơ, nhạc sĩ, kiêm đao phủ thủ Văn Cao.
Và Thiên Thai bặt tiếng kể từ sau đó.

Liệu hình ảnh 'đám mây khói' bay lên kia, tiên tri cái chết của… VC?

Hà Nội
Note: Bài viết bên lề cuốn Bếp Lửa của TTT

(1)

PROLOGUE 

I ASKED A RETIRED KGB COLONEL, NOW GIVEN THE JOB OF IM-proving Russia's image abroad, what image he would choose to represent the beginning of the Bolshevik era. We were at a Helsinki hotel, overlooking the frozen sea. Some mutual friends had said he knew something about KGB attempts on Solzhenitsyn's life; he was disappointingly vague on that subject, but enjoyed talking with me about Russian history and art over a bottle of vodka.
"What image?" he mused, gazing out through the icy window at the Gulf of Finland. A few weeks before, a car ferry, the Estonia, had sunk in heavy seas, with a thousand deaths. It had seemed, we had agreed, an apt image for the end of Communism: a tiny crack, widening swiftly through a weight of water, capsizing the unbalanced boat. "I would choose," he replied at last, "a moment described in Nathan Milstein's autobiography. As a symbolic beginning, you understand. Milstein was a music student in Petersburg during the First World War. And he writes that, in 1916, in the winter, he was walking along the Moika Canal. In front of the Yousoupov Palace he heard agitated voices, and saw people craning to look over the parapet into the frozen river. So Milstein looked down too, and saw some of the ice was broken, and there, the water had pink swirls in it. People around him were shouting, 'Rasputin! Bastard! Serve him right!' Milstein realized the pinkish swirls were the blood of Rasputin-one of the most powerful men in the empire. Imagine it: hurrying along a frozen canal-a day in December like this one, perhaps late for a violin lesson-and you see Rasputin's blood! ... Well, I've seen lots of blood, even shed quite a lot of it. ... But anyway, if I were a writer, or maybe a filmmaker, that's how I'd start: looking down at broken ice and seeing swirls of blood. Like a dream ... "

Bắt đầu cuốn tiểu sử này [của Solz, D.M Thomas viết tiếp], tôi nhìn thấy tay cựu KGB và xoáy máu Rasputin trên con kênh…
*

-Tại sao kháng chiến chống Pháp anh vẫn vẽ vẫn làm thơ nhưng người ta không nghe anh hát nữa?
-Hồi nhận viết Tiến Quân Ca tôi không hề chuẩn bị trước để làm một bài hát mà một đặc nhiệm nguy hiểm của đội biệt động. Tôi là đội viên biệt động vũ trang. Nhiệm vụ của tôi là trong một đêm, cầm một khẩu súng vào một thành phố để giết một người. Tôi đã làm xong việc ấy. Đó là chiến tranh và căm thù, đơn giản thôi. Những ngày đầu sau chiến tranh, tôi đã trở lại căn nhà ấy. Thấy còn lại một gia đình mẹ góa con côi. Làm sao tôi có thể nói điều cần thiết nhất đối với tôi trong những bài hát sau đó? Nói về chiến công hay phải nói một điều gì khác? Nên tôi im lặng và chỉ viết nhạc không lời.
Khi Văn Cao mất, tuần báo Thời Báo, Time, của Mỹ, có loan tin, và trích dẫn một câu trong bài Tiến Quân Ca.